Đọc "Đêm khát" của
Thu Hà
Tháng trước, tôi có ông
bạn bác sỹ, Chef của một bệnh viện ở Hà Nội, sang München dự hội
nghị tim mạch thế giới. Quen hắn, từ cái thuở hàn vi, chung nhau một
bộ vía, cuối tuần thay nhau mặc, để đi tán gái. Nên rành tánh hắn,
ngoài sách chuyên ngành, tôi chưa thấy hắn đọc sách văn học bao giờ,
nhất là thơ. Thế mà hôm xuống thăm, thấy đầu giường hắn để tập thơ
mở, có lẽ đang đọc dở. Thấy tôi ngạc nhiên nhìn, hắn cười: Tôi mua,
mang sang cho ông đấy, nằm khách sạn buồn, lấy ra đọc chơi. Khi mua,
không hiểu thế quái nào, nhặt đại, lại trúng tác giả cũng đang sống
ở Đức, nhưng đọc, thấy hay ra phết.
Vâng! Đó là tập thơ Đêm Khát của nữ sĩ thi Thu Hà, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội in ấn, phát hành năm 2010. Thật ra, tôi đã đọc thơ của chị, tuy chưa nhiều, nhưng có một số bài hay. Như bài Lá Đêm của chị, trước đây, tôi đã cảm nhận, bằng bài viết: Thu Hà, Như Giọt Sương Ẩn Mình Trong Kẽ Lá.
Thơ Thu Hà là nỗi khát vọng của tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, đất nước và những vấn đề nhức nhối xã hội, con người. Và có lẽ, nếu ai đã một lần đọc, đều không tránh khỏi cái ám ảnh, bởi thơ của chị rặt một nỗi buồn, sự nuối tiếc chia ly, từ trong tiềm thức, bước ra trang viết của mình. Thật vậy, sự chia ly và mất mát ấy, không chỉ xuyên suốt tập Đêm Khát, mà còn như những nhát dao cứa vào trái tim cũng như hồn thơ của chị. Để rồi, cả đời chị phải đi tìm, và gắn lại những cây cầu đã gẫy nhịp đó.
Nhà thơ Thu Hà sinh năm 1966 tại Hà Nội. Hiện chị đang sống và làm việc tại CHLB Đức. Công việc cũng như nghề nghiệp của chị không hề liên quan gì đến thơ ca thi phú. Nếu không có cuộc thiên di gần ba mươi năm trường, thì chưa chắc chị đã dính vào cái nghiệp viết lách này. Cũng như bao nhà thơ, nhà văn ly hương khác, chính những năm tháng cách xa, lăn lộn ấy, là nguồn thực phẩm vô tận, nuôi dưỡng tâm hồn, thấm đẫm tình yêu và nỗi nhớ của chị. Để từ đó, chị đã dồn nén cả vào trang viết của mình.
Mưa, tuy không phải là bài thơ hay của Thu Hà, nhưng nó đã lột tả được khá rõ nét chân dung cuộc sống của nữ thi sĩ. Niềm hy vọng trên chuyến xe đời của thi nhân, đã chìm trong cơn bão của dối lừa, chỉ còn rớt lại nụ cười đắng cay:
“Em dát mỏng những ước mơ hoài bão
Đặt vào lòng năm tháng
Chuyến xe đời chở tím màu hy vọng
Thời gian bào mòn tuổi xuân
Ngẩng mặt nhìn lên thấy hoàng hôn xế bóng
Ngoảnh lại sau lưng mặt trời lấp nửa tầng mây
Nụ cười hồn nhiên em đã mất
Bánh xe đời in lại vết lằn sâu
Bên bậu cửa ngôi nhà gian khó
Phai nhạt dần trong cơn giông gian dối…“
Tuy viết về những bức xúc, đề tài xã hội, giọng thơ của Thu Hà cũng không thể nặng nề, đao to búa lớn, mà dường nó vẫn ẩn mình vào đằng sau câu chữ vậy. Bâng Quơ, là bài thơ hay của chị về đề tài này. Nó không chỉ hay về nội dung, tư tưởng, mà còn mới về hình thức, biểu cảm. Thông qua (động) từ vấp, giẫm, nhà thơ đã hình tượng hóa cái bóng bao trùm lên toàn xã hội, của sự đểu giả, dối trá, lưu manh đó. Cửa không then cài, hay sự tha hóa của chế độ xã hội, đã đẻ ra, nuôi dưỡng cho điêu ngoa dối trá nảy mầm, đơm trái? Buộc nhà thơ phải đi vào giấc mơ, ru bể khổ của con người, nhân gian. Làm cho người lầm tưởng, nữ thi sĩ sợ hãi, trốn chạy vào giấc mơ chăng? Nhưng đâu phải vậy, nhà thơ đang đi gieo mầm sống, để nở hoa Con Người đấy. Vâng! Đã có một lối thoát, một con đường, nữ thi sĩ đã mở ra: “tình người mọc/ nụ nhân ái nở hoa/ mầm thật thà vươn vai khẽ cựa“:
“Ngày vấp phải bóng của dư thừa đểu giả
đêm giẫm lên mầm của dối trá
những tế bào điêu ngoa sấp ngửa sau bóng đêm
dựa vào đêm
trốn bên thềm hạnh nhân của thật thà
nhân ái vội về
cửa không then
điêu ngoa, dối trá vội len chân.
Ngày trôi
đêm hấp hối
mộng mị bâng quơ. Tự dỗ
bể nhân gian hồi sinh
tình người mọc
nụ nhân ái nở hoa
mầm thật thà vươn vai khẽ cựa.
Đêm tàn...
bình minh sang
gọi ngày về ủ lại giấc mơ
bâng
quơ
vụn
vỡ! „
Giọt tuyết tan, hay giọt buồn tan chảy trong em? Mà chiều nay hồn em đầy ắp đớn đau và nỗi nhớ “nỗi nhớ chen chân/ chiều chật chội”. Để dòng chảy đi đến tận cùng của nỗi buồn và sự nhớ mong đó, trong bài Chiều Đông, Thu Hà đã đưa nghệ thuật bắc cầu vào trong câu thơ. Thủ thuật này, chúng ta bắt gặp nhiều trong thơ của chị. Tuy nó không mới, nhưng không phải ai cũng dám sử dụng, nhất là những nhà thơ trẻ, hoặc người mới cầm viết: “… Chiều đông vắng hoàng hôn cũng vội
em. Một mình
hứng giọt tuyết tan
rơi
rơi
chảy
ướt mi gầy
nỗi nhớ chen chân
chiều chật chội
em. Nhúng nỗi buồn xuống đáy hoàng hôn…“
Cũng có thể, là người khá chăm, đọc tất, đọc tuốt tuồn tuột và của bất kỳ tác giả nào, nên tôi nhiều khi tích tụ lại, rồi có những cảm nhận của riêng mình. Cũng từ ngày, nhận được lời đề nghị viết phê bình cho tập Thơ Người Việt Ở Đức, của nhà xuất bản Vipen, tôi biết thêm khá nhiều tác giả, nhà thơ ở Đức. Nhưng quả thật, hai nữ thi sĩ, Kiều Thị An Giang (Berlin) và Thu Hà (Cottbus), tôi thíchđọc hơn cả, bởi nói như các bác lý luận phê bình là có cá tính riêng. Khi đọc và viết phê bình cho tập Thơ Việt Ở Đức, tôi biết đến Hoàng Yến Anh (Berlin) với bài Rơi. Bài thơ này khá hay, có ý tưởng và hai câu kết gần như bài Rơi của Thu Hà, nên tôi đưa hai bài thơ ra, so sánh phân tích. Để bài viết về tập thơ Đêm Khát này, cho hoàn chỉnh, tôi tìm đọc thêm về Kiều Thị An Giang và Hoàng Yến Anh, nhằm lấy dẫn chứng. Nhưng khi đọc thơ Hoàng Yến Anh, tôi chợt thấy có một số bài, câu, ý tưởng trùng với thơ Thu Hà. Đây là điều rất tối kị trong văn chương, gây bất lợi cho những người viết trẻ như Hoàng Yến Anh. Nói như nhà văn Y Ban, làm công việc biên tập, gặp những bài viết bắt chước nhau, là loại bỏ ngay tức thì.
Như có lần tôi đã viết, những bài thơ phảng phất triết lý của cuộc sống, con người, khi đọc thường đọng lại trong ký ức lâu. Chứ thơ viết theo những cảm xúc bất chợt, vụn vặt, đôi khi có bài vụt lên rất hay, còn lại, thường trôi tuột mất.
Viết đến đây, chợt Sợi Tóc Cuối Mùa, của nữ thi sĩ Kiều Thị An Giang hiện về trong tôi. Bài thơ này, có cùng tâm trạng, tứ thơ, như trong bài Có Một Đêm của Thu Hà. Nhưng sự thể hiện cảm xúc, câu từ có sự riêng biệt khá rõ. Thơ tình Kiều Thị An Giang, đọc ta cảm thấy, nặng phần trí và mang tính triết, bố cục khá chặt chẽ. Tư tưởng, tâm trạng thường được ẩn giấu trong hình tượng hành động cụ thể, hay cảnh vật hiển thị, bằng những câu từ nghiêng, sắc, nhưng lại chìm lặng, trong khoảng sâu thẳm. Đọc xong rồi, sao cứ thấy thơ vẫn còn đèngay trước ngực:
“Người về đi phía ấy chắc sẽ vui
Mưa tháng chín đất nằm hong kẽ nứt
Gió lùa rát mảng trời phơi trắng ngực
Biển không nguôi doi cát vắng thưa người...
Có những chiều người về phía không tôi
Tay quen tóc lần theo tay từng ngón
Vạt áo đựng những lời tình chín rụng
Mùa yêu đương oằn trĩu cả vai rồi...
Có những ngày bạc phếch khóe môi cười
Không gian đọng một vùng như khất thực
Lá cứ rụng đường chiều theo gió cuốn
Mây cứ trôi lạc nắng phía không tôi...
Trăng cuối mùa gác một vạt ngang trời
Như tình lỡ vụng về lần sau cuối
Lời nói dối thảnh thơi trên đầu lưỡi
Trao nhau rồi còn đắng lịm sau môi!
Thì nợ nhau một kiếp nữa mà thôi
Cho nhau hết sau lấy gì để trả
Sợi tóc rụng bay giữa ngày tàn hạ
Trĩu vòng tay ai nhặt lúc sang mùa...”
(Sợi tóc cuối mùa - Kiều An Giang) Tuy không nghiêng sắc, như thơ Kiều Thị An Giang, khi cùng đi về phía ấy, trong bài Có Một Đêm, lời thơ Thu Hà nhẹ nhàng, đằm thắm hơn. Nhưng bố cục chặt chẽ, cũng như thủ pháp hình tượng hóa sự vật để biểu lộ cảm xúc, tâm trạng, thì hai nữ thi sĩ này đạt tới mức nhuần nhuyễn rồi.
Với mười sáu câu thơ, đi từ hiện hữu đến hư vô, Thu Hà dẫn người đọc vào từng bức tranh đêm. Anh vẫn đi về nơi quen thuộc ấy, nhưng phía ấy không em, thì tiếng nhạc xưa cũng chẳng còn nữa, dù tiếng nhạc, ánh đèn vẫn hiện hữu nơi đây. Không gian cũng như tâm trạng hoàn toàn đổi thay. Để gió trăng sao, hóa vào anh, hay anh đã hóa thân vào chúng, phải lạc lối đi về:
“Có một đêm anh đi về phía ấy
phía ấy không em không đèn màu lấp loáng
nơi tiếng nhạc hoang mê
trăng quên cả lối về.
Có một đêm anh đi về phía ấy
phía ấy không em góc phố buồn yên ả
mây thôi vương tóc thả
sao lạc hướng đi hoang.
Có một đêm anh đi về phía ấy
phía ấy không em màn đêm màu u tịch
hoa thôi ngát mùi hương
gió lầm đường sa bước.
Bàn chân mách bảo đừng đi nữa
phía ấy không em, phía ấy xa lạ lắm
vắng tiếng em cười
phía ấy hóa hư vô!“
Thu Hà, luôn là người tìm tòi làm mới hình thức, cũng như cách biểu đạt trong thơ. Lời thơ đầy ăm ắp hình ảnh, hình tượng của chị, thủ thỉ, vỗ về như ru người, ru tình vậy. “Chỉ có gió cong người khô khan thổi” Một câu thơ đọc lên, tôi cũng thấy cong rợn cả người, dù đó là thơ tình. Vâng! Cái khô cong người đó, đang được nữ thi sĩ cần mẫn làm mát trở lại, dù nó có đến muộn màng. Nhưng tình yêu chẳng có bao giờ muộn cả, khi nhà thơ vẫn còn đang gieo những đám mạ non, chờ một mùa gặt mới. Có thể nói, Muộn là một trong những bài thơ tình hay nhất của Thu Hà:
“Anh….
Mình gặp nhau khi mùa sắp ngủ đông
không có nắng hồng, chẳng có mưa ngâu
chỉ có gió cong người khô khan thổi
tiếng gió khàn lang thang tựa cành khô mệt mỏi
Anh….
Em gặp anh khi hoàng hôn đang giận dỗi
trút hờn ghen vào đám mây bạc mệnh
em cố vạt hạt nắng cuối mùa sót lại
vá cho lành mảnh trời thương rạn nứt
Anh….
Em gặp anh khi cánh đồng hết vụ
ngổn ngang cỏ dại cùng những gốc rạ trơ
em tập làm thôn nữ dọn lại cánh đồng hoang
gom từng hạt lúa mầm ngủ nhờ trong kẽ đất cằn khô,
cấy đám mạ non cho
mùa gặt mới!” Ngoài những bài về xã hội, về tình yêu đôi lứa, Đêm Khát còn có một số bài hay về tình yêu thiên nhiên đất nước. Biển Buồn là một bài thơ như vậy. Lời thơ đẹp, nhẹ nhàng. Không phải là nhạc sỹ, nhưng đọc lên ta đã cảm được giai điệu, hồn nhạc ở trong đó. Dường như, Thu Hà viết bài này, dành riêng cho nhạc sỹ Thu Minh phổ nhạc chăng?
“Biển vắng chiều nay buồn tha thẩn
lặng lẽ ngẩn ngơ, tìm vết nhớ
biển buồn, ôm bờ vai cát trắng
hát du dương bằng nhịp sóng vỗ bờ.
Mơ màng trong niềm thương nhớ
như vẫn đợi chờ một vết chân quen
đã từ lâu in trong lòng cát trắng
nên chiều nay biển buồn yên lặng.
Để kịp nghe tiếng chân ai bước nhẹ
đang trở về trở về trên bờ cát bơ vơ
để kịp nghe hơi thở khẽ vọng về
để lại đam mê như biển xanh vờn sóng
Để lại tròng trành như con thuyền lướt ra khơi
để lại chơi vơi như biển với cát buồn”
Thường, tác phẩm văn học nào cũng vậy, có hay thì sẽ có dở, khó có tập sách nào được hoàn hảo. Đêm Khát cũng không nằm ngoài cái lẽ thường đó. Trong tập thơ, còn một số bài và những câu thơ chưa hay, chưa đủ độ chín. Bài Thuở Ấy là một ví dụ:
“Thuở ấy hồn như trang giấy trắng
Rất ngây thơ và thật mộng mơ
Nhìn cuộc sống như những vần thơ
Giản dị quá mà cảm xúc dâng đầy…”
Đọc bài thơ này, tôi không nghĩ là của Thu Hà, nếu không in trong Đêm Khát. Bởi, bài thơ thiếu hình tượng cũng như cảm xúc. Nếu như bài này, không có ba câu kết:“Khi qua đường sỏi đá/ đã có ai nhìn thấy/ nửa còn lại bên kia của biển” làm nên tứ của bài, thì sẽ là bài thơ rất dở. Thơ hay, dứt khoát phải, ý tại ngôn ngoại, như những bài đã phân tích ở trên.
Vâng! Âu đó cũng là điều mừng cho Thu Hà, bởi một tập thơ nào đó, đọc bài nào cũng thấy làng nhàng (trung bình), khen cũng không được, mà chê cũng chẳng nổi, ấy mới là điều đáng sợ.
Có thể nói, Đêm Khát là khoảnh khắc mang mang hoài niệm đi đến khôn cùng của tình yêu. Chính sự chia ly, nuối tiếc ấy, đã bật lên lời khát vọng, để tình yêu vẫn hừng hực, cháy trong lòng người thi sĩ. Và tôi xin mượn hai câu, đã tóm gọn được hồn cốt thơ Thu Hà của thi sĩ Trần Mạnh Hảo, để kết thúc bài viết này.
Vâng! Đó là tập thơ Đêm Khát của nữ sĩ thi Thu Hà, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội in ấn, phát hành năm 2010. Thật ra, tôi đã đọc thơ của chị, tuy chưa nhiều, nhưng có một số bài hay. Như bài Lá Đêm của chị, trước đây, tôi đã cảm nhận, bằng bài viết: Thu Hà, Như Giọt Sương Ẩn Mình Trong Kẽ Lá.
Thơ Thu Hà là nỗi khát vọng của tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, đất nước và những vấn đề nhức nhối xã hội, con người. Và có lẽ, nếu ai đã một lần đọc, đều không tránh khỏi cái ám ảnh, bởi thơ của chị rặt một nỗi buồn, sự nuối tiếc chia ly, từ trong tiềm thức, bước ra trang viết của mình. Thật vậy, sự chia ly và mất mát ấy, không chỉ xuyên suốt tập Đêm Khát, mà còn như những nhát dao cứa vào trái tim cũng như hồn thơ của chị. Để rồi, cả đời chị phải đi tìm, và gắn lại những cây cầu đã gẫy nhịp đó.
Nhà thơ Thu Hà sinh năm 1966 tại Hà Nội. Hiện chị đang sống và làm việc tại CHLB Đức. Công việc cũng như nghề nghiệp của chị không hề liên quan gì đến thơ ca thi phú. Nếu không có cuộc thiên di gần ba mươi năm trường, thì chưa chắc chị đã dính vào cái nghiệp viết lách này. Cũng như bao nhà thơ, nhà văn ly hương khác, chính những năm tháng cách xa, lăn lộn ấy, là nguồn thực phẩm vô tận, nuôi dưỡng tâm hồn, thấm đẫm tình yêu và nỗi nhớ của chị. Để từ đó, chị đã dồn nén cả vào trang viết của mình.
Mưa, tuy không phải là bài thơ hay của Thu Hà, nhưng nó đã lột tả được khá rõ nét chân dung cuộc sống của nữ thi sĩ. Niềm hy vọng trên chuyến xe đời của thi nhân, đã chìm trong cơn bão của dối lừa, chỉ còn rớt lại nụ cười đắng cay:
“Em dát mỏng những ước mơ hoài bão
Đặt vào lòng năm tháng
Chuyến xe đời chở tím màu hy vọng
Thời gian bào mòn tuổi xuân
Ngẩng mặt nhìn lên thấy hoàng hôn xế bóng
Ngoảnh lại sau lưng mặt trời lấp nửa tầng mây
Nụ cười hồn nhiên em đã mất
Bánh xe đời in lại vết lằn sâu
Bên bậu cửa ngôi nhà gian khó
Phai nhạt dần trong cơn giông gian dối…“
Tuy viết về những bức xúc, đề tài xã hội, giọng thơ của Thu Hà cũng không thể nặng nề, đao to búa lớn, mà dường nó vẫn ẩn mình vào đằng sau câu chữ vậy. Bâng Quơ, là bài thơ hay của chị về đề tài này. Nó không chỉ hay về nội dung, tư tưởng, mà còn mới về hình thức, biểu cảm. Thông qua (động) từ vấp, giẫm, nhà thơ đã hình tượng hóa cái bóng bao trùm lên toàn xã hội, của sự đểu giả, dối trá, lưu manh đó. Cửa không then cài, hay sự tha hóa của chế độ xã hội, đã đẻ ra, nuôi dưỡng cho điêu ngoa dối trá nảy mầm, đơm trái? Buộc nhà thơ phải đi vào giấc mơ, ru bể khổ của con người, nhân gian. Làm cho người lầm tưởng, nữ thi sĩ sợ hãi, trốn chạy vào giấc mơ chăng? Nhưng đâu phải vậy, nhà thơ đang đi gieo mầm sống, để nở hoa Con Người đấy. Vâng! Đã có một lối thoát, một con đường, nữ thi sĩ đã mở ra: “tình người mọc/ nụ nhân ái nở hoa/ mầm thật thà vươn vai khẽ cựa“:
“Ngày vấp phải bóng của dư thừa đểu giả
đêm giẫm lên mầm của dối trá
những tế bào điêu ngoa sấp ngửa sau bóng đêm
dựa vào đêm
trốn bên thềm hạnh nhân của thật thà
nhân ái vội về
cửa không then
điêu ngoa, dối trá vội len chân.
Ngày trôi
đêm hấp hối
mộng mị bâng quơ. Tự dỗ
bể nhân gian hồi sinh
tình người mọc
nụ nhân ái nở hoa
mầm thật thà vươn vai khẽ cựa.
Đêm tàn...
bình minh sang
gọi ngày về ủ lại giấc mơ
bâng
quơ
vụn
vỡ! „
Giọt tuyết tan, hay giọt buồn tan chảy trong em? Mà chiều nay hồn em đầy ắp đớn đau và nỗi nhớ “nỗi nhớ chen chân/ chiều chật chội”. Để dòng chảy đi đến tận cùng của nỗi buồn và sự nhớ mong đó, trong bài Chiều Đông, Thu Hà đã đưa nghệ thuật bắc cầu vào trong câu thơ. Thủ thuật này, chúng ta bắt gặp nhiều trong thơ của chị. Tuy nó không mới, nhưng không phải ai cũng dám sử dụng, nhất là những nhà thơ trẻ, hoặc người mới cầm viết: “… Chiều đông vắng hoàng hôn cũng vội
em. Một mình
hứng giọt tuyết tan
rơi
rơi
chảy
ướt mi gầy
nỗi nhớ chen chân
chiều chật chội
em. Nhúng nỗi buồn xuống đáy hoàng hôn…“
Cũng có thể, là người khá chăm, đọc tất, đọc tuốt tuồn tuột và của bất kỳ tác giả nào, nên tôi nhiều khi tích tụ lại, rồi có những cảm nhận của riêng mình. Cũng từ ngày, nhận được lời đề nghị viết phê bình cho tập Thơ Người Việt Ở Đức, của nhà xuất bản Vipen, tôi biết thêm khá nhiều tác giả, nhà thơ ở Đức. Nhưng quả thật, hai nữ thi sĩ, Kiều Thị An Giang (Berlin) và Thu Hà (Cottbus), tôi thíchđọc hơn cả, bởi nói như các bác lý luận phê bình là có cá tính riêng. Khi đọc và viết phê bình cho tập Thơ Việt Ở Đức, tôi biết đến Hoàng Yến Anh (Berlin) với bài Rơi. Bài thơ này khá hay, có ý tưởng và hai câu kết gần như bài Rơi của Thu Hà, nên tôi đưa hai bài thơ ra, so sánh phân tích. Để bài viết về tập thơ Đêm Khát này, cho hoàn chỉnh, tôi tìm đọc thêm về Kiều Thị An Giang và Hoàng Yến Anh, nhằm lấy dẫn chứng. Nhưng khi đọc thơ Hoàng Yến Anh, tôi chợt thấy có một số bài, câu, ý tưởng trùng với thơ Thu Hà. Đây là điều rất tối kị trong văn chương, gây bất lợi cho những người viết trẻ như Hoàng Yến Anh. Nói như nhà văn Y Ban, làm công việc biên tập, gặp những bài viết bắt chước nhau, là loại bỏ ngay tức thì.
Như có lần tôi đã viết, những bài thơ phảng phất triết lý của cuộc sống, con người, khi đọc thường đọng lại trong ký ức lâu. Chứ thơ viết theo những cảm xúc bất chợt, vụn vặt, đôi khi có bài vụt lên rất hay, còn lại, thường trôi tuột mất.
Viết đến đây, chợt Sợi Tóc Cuối Mùa, của nữ thi sĩ Kiều Thị An Giang hiện về trong tôi. Bài thơ này, có cùng tâm trạng, tứ thơ, như trong bài Có Một Đêm của Thu Hà. Nhưng sự thể hiện cảm xúc, câu từ có sự riêng biệt khá rõ. Thơ tình Kiều Thị An Giang, đọc ta cảm thấy, nặng phần trí và mang tính triết, bố cục khá chặt chẽ. Tư tưởng, tâm trạng thường được ẩn giấu trong hình tượng hành động cụ thể, hay cảnh vật hiển thị, bằng những câu từ nghiêng, sắc, nhưng lại chìm lặng, trong khoảng sâu thẳm. Đọc xong rồi, sao cứ thấy thơ vẫn còn đèngay trước ngực:
“Người về đi phía ấy chắc sẽ vui
Mưa tháng chín đất nằm hong kẽ nứt
Gió lùa rát mảng trời phơi trắng ngực
Biển không nguôi doi cát vắng thưa người...
Có những chiều người về phía không tôi
Tay quen tóc lần theo tay từng ngón
Vạt áo đựng những lời tình chín rụng
Mùa yêu đương oằn trĩu cả vai rồi...
Có những ngày bạc phếch khóe môi cười
Không gian đọng một vùng như khất thực
Lá cứ rụng đường chiều theo gió cuốn
Mây cứ trôi lạc nắng phía không tôi...
Trăng cuối mùa gác một vạt ngang trời
Như tình lỡ vụng về lần sau cuối
Lời nói dối thảnh thơi trên đầu lưỡi
Trao nhau rồi còn đắng lịm sau môi!
Thì nợ nhau một kiếp nữa mà thôi
Cho nhau hết sau lấy gì để trả
Sợi tóc rụng bay giữa ngày tàn hạ
Trĩu vòng tay ai nhặt lúc sang mùa...”
(Sợi tóc cuối mùa - Kiều An Giang) Tuy không nghiêng sắc, như thơ Kiều Thị An Giang, khi cùng đi về phía ấy, trong bài Có Một Đêm, lời thơ Thu Hà nhẹ nhàng, đằm thắm hơn. Nhưng bố cục chặt chẽ, cũng như thủ pháp hình tượng hóa sự vật để biểu lộ cảm xúc, tâm trạng, thì hai nữ thi sĩ này đạt tới mức nhuần nhuyễn rồi.
Với mười sáu câu thơ, đi từ hiện hữu đến hư vô, Thu Hà dẫn người đọc vào từng bức tranh đêm. Anh vẫn đi về nơi quen thuộc ấy, nhưng phía ấy không em, thì tiếng nhạc xưa cũng chẳng còn nữa, dù tiếng nhạc, ánh đèn vẫn hiện hữu nơi đây. Không gian cũng như tâm trạng hoàn toàn đổi thay. Để gió trăng sao, hóa vào anh, hay anh đã hóa thân vào chúng, phải lạc lối đi về:
“Có một đêm anh đi về phía ấy
phía ấy không em không đèn màu lấp loáng
nơi tiếng nhạc hoang mê
trăng quên cả lối về.
Có một đêm anh đi về phía ấy
phía ấy không em góc phố buồn yên ả
mây thôi vương tóc thả
sao lạc hướng đi hoang.
Có một đêm anh đi về phía ấy
phía ấy không em màn đêm màu u tịch
hoa thôi ngát mùi hương
gió lầm đường sa bước.
Bàn chân mách bảo đừng đi nữa
phía ấy không em, phía ấy xa lạ lắm
vắng tiếng em cười
phía ấy hóa hư vô!“
Thu Hà, luôn là người tìm tòi làm mới hình thức, cũng như cách biểu đạt trong thơ. Lời thơ đầy ăm ắp hình ảnh, hình tượng của chị, thủ thỉ, vỗ về như ru người, ru tình vậy. “Chỉ có gió cong người khô khan thổi” Một câu thơ đọc lên, tôi cũng thấy cong rợn cả người, dù đó là thơ tình. Vâng! Cái khô cong người đó, đang được nữ thi sĩ cần mẫn làm mát trở lại, dù nó có đến muộn màng. Nhưng tình yêu chẳng có bao giờ muộn cả, khi nhà thơ vẫn còn đang gieo những đám mạ non, chờ một mùa gặt mới. Có thể nói, Muộn là một trong những bài thơ tình hay nhất của Thu Hà:
“Anh….
Mình gặp nhau khi mùa sắp ngủ đông
không có nắng hồng, chẳng có mưa ngâu
chỉ có gió cong người khô khan thổi
tiếng gió khàn lang thang tựa cành khô mệt mỏi
Anh….
Em gặp anh khi hoàng hôn đang giận dỗi
trút hờn ghen vào đám mây bạc mệnh
em cố vạt hạt nắng cuối mùa sót lại
vá cho lành mảnh trời thương rạn nứt
Anh….
Em gặp anh khi cánh đồng hết vụ
ngổn ngang cỏ dại cùng những gốc rạ trơ
em tập làm thôn nữ dọn lại cánh đồng hoang
gom từng hạt lúa mầm ngủ nhờ trong kẽ đất cằn khô,
cấy đám mạ non cho
mùa gặt mới!” Ngoài những bài về xã hội, về tình yêu đôi lứa, Đêm Khát còn có một số bài hay về tình yêu thiên nhiên đất nước. Biển Buồn là một bài thơ như vậy. Lời thơ đẹp, nhẹ nhàng. Không phải là nhạc sỹ, nhưng đọc lên ta đã cảm được giai điệu, hồn nhạc ở trong đó. Dường như, Thu Hà viết bài này, dành riêng cho nhạc sỹ Thu Minh phổ nhạc chăng?
“Biển vắng chiều nay buồn tha thẩn
lặng lẽ ngẩn ngơ, tìm vết nhớ
biển buồn, ôm bờ vai cát trắng
hát du dương bằng nhịp sóng vỗ bờ.
Mơ màng trong niềm thương nhớ
như vẫn đợi chờ một vết chân quen
đã từ lâu in trong lòng cát trắng
nên chiều nay biển buồn yên lặng.
Để kịp nghe tiếng chân ai bước nhẹ
đang trở về trở về trên bờ cát bơ vơ
để kịp nghe hơi thở khẽ vọng về
để lại đam mê như biển xanh vờn sóng
Để lại tròng trành như con thuyền lướt ra khơi
để lại chơi vơi như biển với cát buồn”
Thường, tác phẩm văn học nào cũng vậy, có hay thì sẽ có dở, khó có tập sách nào được hoàn hảo. Đêm Khát cũng không nằm ngoài cái lẽ thường đó. Trong tập thơ, còn một số bài và những câu thơ chưa hay, chưa đủ độ chín. Bài Thuở Ấy là một ví dụ:
“Thuở ấy hồn như trang giấy trắng
Rất ngây thơ và thật mộng mơ
Nhìn cuộc sống như những vần thơ
Giản dị quá mà cảm xúc dâng đầy…”
Đọc bài thơ này, tôi không nghĩ là của Thu Hà, nếu không in trong Đêm Khát. Bởi, bài thơ thiếu hình tượng cũng như cảm xúc. Nếu như bài này, không có ba câu kết:“Khi qua đường sỏi đá/ đã có ai nhìn thấy/ nửa còn lại bên kia của biển” làm nên tứ của bài, thì sẽ là bài thơ rất dở. Thơ hay, dứt khoát phải, ý tại ngôn ngoại, như những bài đã phân tích ở trên.
Vâng! Âu đó cũng là điều mừng cho Thu Hà, bởi một tập thơ nào đó, đọc bài nào cũng thấy làng nhàng (trung bình), khen cũng không được, mà chê cũng chẳng nổi, ấy mới là điều đáng sợ.
Có thể nói, Đêm Khát là khoảnh khắc mang mang hoài niệm đi đến khôn cùng của tình yêu. Chính sự chia ly, nuối tiếc ấy, đã bật lên lời khát vọng, để tình yêu vẫn hừng hực, cháy trong lòng người thi sĩ. Và tôi xin mượn hai câu, đã tóm gọn được hồn cốt thơ Thu Hà của thi sĩ Trần Mạnh Hảo, để kết thúc bài viết này.
“…Con như thanh củi lăn vào
bếp
Yêu đến thành than rét vẫn hàn
Yêu đến thành than rét vẫn hàn
Đỗ Trường
Trả lờiXóađặt vé eva airline
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
phòng vé korean air
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich