Tình yêu biển đảo qua sáng tác
"Tổ quốc nơi nào mà không máu thịt
Không vang vọng lời thề gìn giữ thuở cha ông?
Tổ quốc được gọi tên trên môi người dân Việt
Ngọn sóng biển Đông cứ trào cuộn trong lòng"
Đó là những câu thơ hào hùng và đầy khí thế của nhà thơ Lê Ái
Siêm trong bài thơ "Tổ quốc nơi biển đảo" đã đăng
trên Tạp chí Văn nghệ Tiền Giang cách đây không lâu. Những năm qua, UBND tỉnh
có Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và
phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam", tình yêu biển đảo quê
hương đã được đánh thức trong nhiều sáng tác của các văn nghệ sĩ Tiền Giang.
Không ít tác giả chọn đề tài từ Hoàng Sa - Trường Sa để làm mạch nguồn chủ đạo
trong các sáng tác của mình.
Nước ta có bờ biển
dài hơn 3.200km bao lấy lãnh thổ ở cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung
bình cứ khoảng 100km2 đất liền thì có 1km bờ biển. Vì vậy, biển
đã gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều cư dân trên mọi miền
của đất nước. Từ xa xưa, đã có truyền thuyết Lạc Long Quân dẫn theo 50 người
con ra biển, còn Mai An Tiêm đã trồng được giống dưa hấu ở tận đảo xa. Có thể
thấy, biển đảo đã gắn bó lâu đời với nhân dân ta và cũng là tình cảm ăn sâu
trong tâm thức của nhiều người.
Riêng đối với các
văn nghệ sĩ, tình cảm đối với mỗi vùng biển, vùng trời của Tổ quốc càng biểu
hiện rõ nét qua mỗi trang văn, bài thơ của họ. Đó chính là động lực thôi thúc
mỗi người phải nói lên tiếng nói của mình về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Mỗi
tấc đất quê hương đều rất đỗi thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bảo vệ chủ
quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt đối với văn nghệ sĩ, trong khả
năng và vị trí xã hội của mình phải là những người đi tiên phong trong việc
tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Xuất phát từ thực
tế đó, thời gian qua, Hội Văn học - Nghệ thuật Tiền Giang đã liên tục tổ chức
phát động nhiều đợt sáng tác về biển đảo và được đông đảo văn nghệ sĩ hưởng
ứng. Song song đó, Hội tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác tại huyện đảo
Lý Sơn (Quảng Ngãi) và huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) để cho anh chị em văn
nghệ sĩ có cơ hội được tiếp xúc, cảm nhận về thực tế cuộc sống của người dân và
chiến sĩ đang sinh sống, ngày đêm canh giữ chủ quyền lãnh thổ. Từ đó, âm vang
biển đảo đã lắng đọng lại trong những vần thơ đầy tự hào và dạt dào cảm xúc:
Biển rộng trùng
trùng xanh đất nước
Trời cao lồng lộng
đẹp câu hò
Một dãy non sông
quyền tự chủ
Giữ vững kết đoàn
xây ước mơ.
(Biển đảo quê
hương - Nguyễn Kim)
Ở Ngày thơ Việt Nam
lần thứ 11 / 2013 với chủ đề "Tuổi trẻ và Tổ quốc", một
lần nữa ngọn lửa tình yêu Tổ quốc lại được thổi bùng lên với những bài thơ ngợi
ca đất nước, biển đảo quê hương. Đêm thơ được mở màn bằng những tiếng trống
giục giã cùng nghi thức thượng cờ thơ và bài "thơ thần" Nam
quốc sơn hà vang lên qua giọng ngâm hào sảng của nghệ sĩ Hoàng Hạnh,
khơi gợi truyền thống hào hùng từ ngàn đời nay của dân tộc. Bằng việc chọn chủ
đề "Tuổi trẻ và Tổ quốc", Ban tổ chức đã gửi đến các bạn
trẻ thông điệp về tình yêu, trách nhiệm của lớp trẻ đối với quê hương, đất
nước, bởi họ chính là lực lượng sẽ tiếp nối trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Chương trình đã khơi dậy tinh hoa, khí phách, làm sống dậy không khí
yêu nước của dân tộc qua những áng thơ hào hùng, đề cao trách nhiệm của lớp trẻ
đối với Tổ quốc, thu hút được đông đảo những người yêu thơ.
Hội còn tổ chức
cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề "Vì màu xanh rừng ngập mặn
ven biển"dành cho học sinh tiểu học trong tỉnh. Cuộc thi góp phần nâng
cao nhận thức của các em thiếu nhi về tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát
triển rừng ngập mặn ven biển. Chỉ sau hơn 3 tháng phát động, cuộc thi đã nhận
được trên 1.000 tác phẩm dự thi của 64 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Ban
Giám khảo chọn ra 40 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải thưởng từ 100 tác phẩm
lọt vào vòng chung khảo và tổ chức lễ tổng kết phát giải vào đầu năm 2013, tại
Trường Tiểu học Phú Đông (huyện Tân Phú Đông).
Đến nay, đã có hàng
trăm tác phẩm văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Tiền Giang viết về biển đảo
quê hương, được ra mắt công chúng dưới nhiều hình thức trực quan sinh động từ
xuất bản, biểu diễn cho đến trưng bày triển lãm. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Duy Anh đã
vượt biển đến Trường Sa để thực hiện bộ ảnh thời sự nghệ thuật gây được tiếng
vang cả nước. Nhà thơ Trần Đỗ Liêm ra ăn tết cùng các chiến sĩ Trường Sa để
sáng tác về biển đảo. Đối với nhiều văn nghệ sĩ Tiền Giang, mặc dù chưa được
đặt chân đến Trường Sa, nhưng họ dành cho nơi đây những tình cảm thật thân
thương, trìu mến. Trong bài thơ "Gửi Trường Sa" tác giả trẻ Trúc Mai
viết:
"Trên bản đồ
Trường Sa thật gần
Trường Sa thức giữ
biển trời Tổ quốc
Em muốn làm cánh
hải âu bay ra ngoài ấy
Cùng các anh chia
nắng gió đêm ngày".
Học tập và làm theo
lời dạy của Bác: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có
ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy
nó", bằng ngòi bút của mình, các văn nghệ sĩ Tiền Giang đã và đang
tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm hay về biển đảo quê hương. Nhiều tác phẩm
của các tác giả như: Lê Ái Siêm, Trần Đỗ Liêm, Huỳnh Anh, Duy Anh, Lê Ngân, Võ
Tấn Cường, Phương Nam, Nguyễn Ngọc Phan, Nguyễn Tri Nha, Nguyễn Kim, Kha Tiệm Ly,
Vương Huy,... đã ít nhiều để lại dấu ấn đối với những người yêu thích văn học
nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Các văn nghệ sĩ đang hướng cảm hứng về vẻ đẹp
con người, biển đảo quê hương trong các tác phẩm của mình và thông qua đó đã
thể hiện ý thức về chủ quyền lãnh thổ, đóng góp một phần công sức để giữ gìn
vùng biển, vùng trời nơi tuyến đầu Tổ quốc.
Soạn giả Huỳnh Anh
- Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang cho biết: "Trong thời gian
tới, Hội xác định việc thông tin, tuyên truyền và phát động sáng tác về tình
hình biển, đảo giai đoạn hiện nay đến các hội viên và bạn đọc của Tạp chí Văn
nghệ Tiền Giang là một trong những hoạt động trọng tâm, nhằm mang lại hiệu quả
cao và sức lan tỏa lớn hơn nữa. Trước mắt, Hội cần tăng cường công tác tuyên
truyền và phát động sáng tác biển, đảo đến các văn nghệ sĩ là hội viên, cộng
tác viên - bởi đây chính là lực lượng sẽ tham gia tuyên truyền bảo vệ chủ quyền
biển đảo đến với rộng rãi quần chúng nhân dân thông qua các tác phẩm văn học
nghệ thuật của mình".
Việc tuyên truyền
bằng hình thức này mang lại hiệu quả cao bởi nó đánh động vào tư tưởng, tâm tư,
tình cảm của con người thông qua những bài văn thơ, những ca khúc, những vở
diễn, những bức tranh hay ảnh chụp rất trực quan sinh động và dễ đi vào lòng
người.
Soạn giả Huỳnh Anh
cũng khẳng định: Nội dung tuyên truyền cần tập trung sâu rộng về vị trí, vai
trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc cũng như những kiến thức cơ bản, các văn bản pháp luật về biển,
đảo của Nhà nước ta; Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố
về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông. Đặc biệt, thông tin về những diễn biến
mới trên biển, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo
trong giai đoạn hiện nay cần được chuyển tải tới những người cầm bút một cách
nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất để các văn nghệ sĩ hiểu rõ và tái hiện
lại thông qua tác phẩm của mình.
Bên cạnh đó, nội
dung tuyên truyền về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh
trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên tuyến biển đảo theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng. Thông qua Tạp chí Văn nghệ Tiền Giang để tuyên
truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh
tế, an sinh xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng
biển, đảo của Tổ quốc bằng các phẩm báo chí và văn học nghệ thuật phù hợp với
tôn chỉ, mục đích hoạt động của tạp chí.
Qua hoạt động thực
tiễn cho thấy, các hoạt động như mở trại sáng tác, mở các cuộc thi sáng tác, tổ
chức đi thực tế rất hiệu quả trong việc khơi gợi nguồn cảm hứng, phát huy tính
sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Lê Văn
hãng eva airline
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
phòng vé korean air tại tphcm
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch