Hát Bội, loại hình nghệ thuật cần gìn giữ
Nghệ sỹ Ba Hưng - Thanh Thủy trên sân khấu.
Hát Bội, một hình thức bình dân của hát Tuồng
cung đình đã gắn bó với đời sống văn hóa người dân Nam Bộ trong suốt lịch sử
hình thành vùng đất này. Tuy nhiên, những nghệ sĩ hát Bội thực thụ ngày nay hầu
như không thể sống bằng tài năng và sức sáng tạo của mình. Sau ánh đèn sân khấu,
những mảng đời sáng tối hiện ra, vật vã cùng cuộc mưu sinh đầy gian khó…
Đâu rồi thời vàng son?
Nếu phải chọn một loại hình nghệ thuật đặc sắc gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, đó chỉ có thể là hát Bội. Từ các bậc vua chúa, quân thần cho tới những nông dân, kẻ chợ, ai cũng đam mê, thích thú những vở diễn kèm theo hát, nói và tiếng trống chầu thân thuộc.
Được khai sáng và phát triển bởi Đào Duy Từ, một nhân sỹ tài danh thời chúa Nguyễn, đến nay, hát Bội đã sản sinh ra những nghệ sỹ tài năng như Đào Tấn, Trần Hữu Trang… với những vở diễn nổi tiếng như Nguyệt Cô hóa cáo, Phụng Nghi Đình, Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém ta, Quan Công Tử Bình…, làm mê đắm bao thế hệ người Việt. Cũng như Nhã nhạc cung đình Huế, hát Bội cũng là một nhánh của nghệ thuật Tuồng nhưng bình dân hơn. Theo đó, hát Bội thường được các gánh hát, ghe hát hay các đoàn tập hợp nghệ sĩ nay đây mai đó biểu diễn trong các khu dân cư, làng xóm. Có một thời, những đoàn hát này từng là niềm ao ước, mong mỏi của người dân bởi khi đó, các kênh truyền hình chưa phong phú như bây giờ.
Tuy đã đạt tới đỉnh cao nhưng có một nghịch lý là các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật hát Bội không còn đất sống. Điều đáng báo động là sau những nghệ sĩ tên tuổi, nghệ thuật hát Bội hiện nay hầu như không có lớp kế cận. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chung quy cũng tại lớp trẻ không còn hứng thú với loại hình nghệ thuật này. Thêm nữa, khán giả ít nhiều quay lưng với hát Bội.
Theo nghệ sĩ Thanh Phước, đoàn hát Long Phụng (TP. Hồ Chí Minh), vẫn còn nhiều nghệ sĩ trẻ đam mê biểu diễn hát Bội nhưng không biết biểu diễn ở đâu và cũng chẳng có khán giả. Nhiều nghệ sĩ phải lo toan cơm áo đời thường nên không có thời gian luyện tập, để cho các kỹ năng múa, hát dần mai một theo ngày tháng…
Đâu rồi thời vàng son?
Nếu phải chọn một loại hình nghệ thuật đặc sắc gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, đó chỉ có thể là hát Bội. Từ các bậc vua chúa, quân thần cho tới những nông dân, kẻ chợ, ai cũng đam mê, thích thú những vở diễn kèm theo hát, nói và tiếng trống chầu thân thuộc.
Được khai sáng và phát triển bởi Đào Duy Từ, một nhân sỹ tài danh thời chúa Nguyễn, đến nay, hát Bội đã sản sinh ra những nghệ sỹ tài năng như Đào Tấn, Trần Hữu Trang… với những vở diễn nổi tiếng như Nguyệt Cô hóa cáo, Phụng Nghi Đình, Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém ta, Quan Công Tử Bình…, làm mê đắm bao thế hệ người Việt. Cũng như Nhã nhạc cung đình Huế, hát Bội cũng là một nhánh của nghệ thuật Tuồng nhưng bình dân hơn. Theo đó, hát Bội thường được các gánh hát, ghe hát hay các đoàn tập hợp nghệ sĩ nay đây mai đó biểu diễn trong các khu dân cư, làng xóm. Có một thời, những đoàn hát này từng là niềm ao ước, mong mỏi của người dân bởi khi đó, các kênh truyền hình chưa phong phú như bây giờ.
Tuy đã đạt tới đỉnh cao nhưng có một nghịch lý là các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật hát Bội không còn đất sống. Điều đáng báo động là sau những nghệ sĩ tên tuổi, nghệ thuật hát Bội hiện nay hầu như không có lớp kế cận. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chung quy cũng tại lớp trẻ không còn hứng thú với loại hình nghệ thuật này. Thêm nữa, khán giả ít nhiều quay lưng với hát Bội.
Theo nghệ sĩ Thanh Phước, đoàn hát Long Phụng (TP. Hồ Chí Minh), vẫn còn nhiều nghệ sĩ trẻ đam mê biểu diễn hát Bội nhưng không biết biểu diễn ở đâu và cũng chẳng có khán giả. Nhiều nghệ sĩ phải lo toan cơm áo đời thường nên không có thời gian luyện tập, để cho các kỹ năng múa, hát dần mai một theo ngày tháng…
Khán giả xem hát Bội
Làm “vua sàn diễn, xe ôm sàn đời”…
Ngồi cùng chúng tôi trong căn gác phía sau đình An Sơn (thị xã Thuận An, Bình Dương), ông Nguyễn Văn Hưng (Nghệ sĩ Ba Hưng), một diễn viên hát Bội của đoàn Long Phụng bùi ngùi cho biết: “Nghề hát Bội coi như tới hồi mạt vận, cả năm chẳng có diễn với hát gì. Chỉ trông mong vào mấy lễ kỳ yên ở các đình, miếu mà thôi. Tuy nhiên, lễ thì mỗi năm chỉ một vài lần, làm sao đủ sống khi lương, trợ cấp không có. Mỗi lần diễn, thù lao khoảng 12 - 15 triệu đồng, trừ chi phí đạo cụ, mỗi người còn khoảng 1 triệu đồng. Vì thế, các anh chị em nghệ sỹ phải kiếm đường mưu sinh. Người thì đóng kịch, đóng phim, kẻ buôn thúng, bán bưng, còn tôi, thường ngày ra đứng ở ngã ba cầu Phú Long chạy xe ôm, mỗi ngày cũng kiếm được vài ba “cuốc”, đủ sống qua ngày”.
Nhìn ra dòng sông Sài Gòn, nhớ lại thời “làm vương, làm tướng” của mình, ông Hưng cười buồn: “Do trời sinh được cái tướng khôi ngô, gương mặt chữ điền và dáng đi nghiêm chỉnh, từ lúc hơn 20 tuổi, tôi đã được ông bầu của đoàn cho đóng các vai vua, vai tướng. Mang danh thiên tử, đi đâu cũng có trống lọng, cờ buông, quân hầu hai bên hai hàng, giáo gươm tề chỉnh, thét một tiếng ai ai cũng run sợ, vậy mà khi trút bỏ xiêm y, về với đời thường, mình chỉ là anh xe ôm đầu đường cuối chợ, ngay cả một căn nhà cũng không có…”.
Kể về những kỷ niệm của mình, nghệ sỹ Thanh Thủy (đoàn Long Phụng) cười giản dị: “Có lẽ, trong các vai diễn, vai Hồ Nguyệt Cô của tôi đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Một lần đi lưu diễn ở vùng Tam Nông (Đồng Tháp), đến đoạn cuối, khi Nguyệt Cô mất hết phép thuật, sắp trở lại nguyên hình là cáo vì bị chính người đàn ông mình yêu thương lừa lấy mất ngọc quý, tôi nhập vai quá tốt nên hàng trăm khán giả đều khóc òa vì thương tiếc cho oan tình của Nguyệt Cô. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng tình cảm chân thành và nồng hậu vô tư ấy tôi vẫn không thể nào quên được”.
Nán lại đình An Sơn xem các nghệ sỹ đoàn Long Phụng biểu diễn vở “Trảm Trịnh Ân” cho bà con xem, nhìn hàng trăm người dân ngồi ngay ngắn nhìn lên sân khấu, chúng tôi không khỏi bùi ngùi, chỉ mong các nghệ sĩ hát Bội sẽ qua khỏi khúc sông hiu quạnh này, một tương lai tươi sáng hơn sẽ sớm đến với họ…
Ngồi cùng chúng tôi trong căn gác phía sau đình An Sơn (thị xã Thuận An, Bình Dương), ông Nguyễn Văn Hưng (Nghệ sĩ Ba Hưng), một diễn viên hát Bội của đoàn Long Phụng bùi ngùi cho biết: “Nghề hát Bội coi như tới hồi mạt vận, cả năm chẳng có diễn với hát gì. Chỉ trông mong vào mấy lễ kỳ yên ở các đình, miếu mà thôi. Tuy nhiên, lễ thì mỗi năm chỉ một vài lần, làm sao đủ sống khi lương, trợ cấp không có. Mỗi lần diễn, thù lao khoảng 12 - 15 triệu đồng, trừ chi phí đạo cụ, mỗi người còn khoảng 1 triệu đồng. Vì thế, các anh chị em nghệ sỹ phải kiếm đường mưu sinh. Người thì đóng kịch, đóng phim, kẻ buôn thúng, bán bưng, còn tôi, thường ngày ra đứng ở ngã ba cầu Phú Long chạy xe ôm, mỗi ngày cũng kiếm được vài ba “cuốc”, đủ sống qua ngày”.
Nhìn ra dòng sông Sài Gòn, nhớ lại thời “làm vương, làm tướng” của mình, ông Hưng cười buồn: “Do trời sinh được cái tướng khôi ngô, gương mặt chữ điền và dáng đi nghiêm chỉnh, từ lúc hơn 20 tuổi, tôi đã được ông bầu của đoàn cho đóng các vai vua, vai tướng. Mang danh thiên tử, đi đâu cũng có trống lọng, cờ buông, quân hầu hai bên hai hàng, giáo gươm tề chỉnh, thét một tiếng ai ai cũng run sợ, vậy mà khi trút bỏ xiêm y, về với đời thường, mình chỉ là anh xe ôm đầu đường cuối chợ, ngay cả một căn nhà cũng không có…”.
Kể về những kỷ niệm của mình, nghệ sỹ Thanh Thủy (đoàn Long Phụng) cười giản dị: “Có lẽ, trong các vai diễn, vai Hồ Nguyệt Cô của tôi đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Một lần đi lưu diễn ở vùng Tam Nông (Đồng Tháp), đến đoạn cuối, khi Nguyệt Cô mất hết phép thuật, sắp trở lại nguyên hình là cáo vì bị chính người đàn ông mình yêu thương lừa lấy mất ngọc quý, tôi nhập vai quá tốt nên hàng trăm khán giả đều khóc òa vì thương tiếc cho oan tình của Nguyệt Cô. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng tình cảm chân thành và nồng hậu vô tư ấy tôi vẫn không thể nào quên được”.
Nán lại đình An Sơn xem các nghệ sỹ đoàn Long Phụng biểu diễn vở “Trảm Trịnh Ân” cho bà con xem, nhìn hàng trăm người dân ngồi ngay ngắn nhìn lên sân khấu, chúng tôi không khỏi bùi ngùi, chỉ mong các nghệ sĩ hát Bội sẽ qua khỏi khúc sông hiu quạnh này, một tương lai tươi sáng hơn sẽ sớm đến với họ…
Trí Đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét