Nguyễn Duy - Chữ nghĩa hồn rơm rạ
Đi chơi
gặp vịt cũng lùa
gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng
tu
(Ca dao)
Tự
nhiên gần đến Tết tôi lại nhớ quê, ưa về với quê hương, với mảnh ruộng cằn,
nương cát trắng một miền cửa biển đầy sóng và gió, với những người bà con đồng
hương cật ruột lam lũ một nắng hai sương choàng mảnh nilông lội bùn suốt ngày
giữa mưa và gió rét. Nỗi niềm day dứt đó khiến tôi nhớ Nguyễn Duy - đúng hơn là
nhớ thơ Nguyễn Duy - người thổi hồn của rơm rạ, gạch ngói, tre nứa, bờ ao, gốc
rạ, con vịt con trâu, con đom đóm... của làng quê vào thơ hiện đại Việt Nam. Và
tôi cũng lấy hai câu ca dao mà Nguyễn Duy lấy để ở trang đầu tập thơ hiện đại: Thơ
Nguyễn Duy - Sáu & Tám, NXB Văn học 1994 làm đề tựa cho bài viết của mình.
Thật tình mà nói chúng tôi thuộc lứa sau, biết đến Nguyễn Duy hơi chậm, khoảng năm 1993, khi tôi nghe chồng tôi nói chuyện về Nguyễn Duy. Có lần tôi đã đọc một đoạn của Nguyễn Thụy Kha khi nói về ba người "hơi bị" tài hoa trong làng văn nghệ sàn sàn trạc tuổi: "Tôi chẳng là cái đinh gì cả... nhưng là cái Đinh Hợi" mới biết rõ tuổi Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha đều cùng sinh năm 1947, Nguyễn Duy sinh năm 1948. Năm 1993 khi chưa là cô giáo dạy Văn, lúc chồng tôi ở Nga về có nói chuyện Nguyễn Duy làm thơ ở Nga mà anh đọc được trên tạp chí Đất Việt của Đại sứ quán Việt Nam ở Matxcơva khi sang Liên Xô thời tan rã Liên Bang, những dòng thơ đau đớn của một cựu binh "vixi" Việt Nam. Lúc vào Đại học ngành Ngữ văn, Sư phạm, học tu từ, cú pháp, đọc Nguyễn Duy tôi mới thấy cái tài tình của anh: làm thơ, gieo vần, dùng từ, lựa chữ cứ như chơi mà gợi cảm, chua chát mà sâu lắng, trữ tình mà hay đến thế. Nguyễn Khuyến được gọi là nhà thơ của làng cảnh Bắc Bộ thì theo tôi Nguyễn Duy cũng được như thế. Nhưng thôi, chuyện đó để hậu thế phán và xét.
Nhìn chân dung đen trắng của Nguyễn Duy, kính cận, ngửa mặt lên trời phả khói thuốc lào như đầu tàu hoả hơi nước hồi đầu thế kỷ mới cảm cái ý vị của người trang trí bìa sách, mới thấy cái anh chàng Đôn-ki-hô-tê xứ Thanh dân dã tếu táo ngồ ngộ với một triết lý sống rất chân quê:
"Ngẩng đầu đưa khói vào mây
ngênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên"
Nguyễn Duy bước vào làng Thơ Việt Nam và để lại dấu ấn của mình trong hai thập kỷ 70 - 80 thế kỷ trước bằng thứ đặc sản quê nhà mang theo: thơ lục bát, thứ đặc sản đậm đà phong vị dân tộc nhiều người làm được nhưng vị ngon của mỗi vùng, mỗi người chế biến lại khác nhau. Có thể nói thể tài lục bát hóc hiểm được Nguyễn Duy dùng rơm rạ cảnh sắc đồng quê và chữ nghĩa bình dân tạo ra dáng mới, một kiểu... Nguyễn Duy.
Những nơi mà Nguyễn Duy đến rồi đi có thể nói rất nhiều. Với trên nửa thế kỷ cuộc đời, quê hương, Trường Sơn lửa đạn một thời, miền Bắc, miền Nam, châu Âu, châu Mỹ, may mà chưa nghe nói Nguyễn Duy đi châu Phi đọc thơ cho mấy bộ tộc thổ dân da đen ở rừng già Công Gô biết thế nào là thơ lục bát Việt Nam mà thôi. Thời chiến tranh giải phóng Tổ quốc Nguyễn Duy có mặt ở Quảng Trị, tham gia trận đánh ác liệt nhất chiến tranh ở Cổ thành Quảng Trị năm 1972. Hồn thơ anh lúc đó đã cọ quậy nhưng không nhiều vì không có yên tĩnh ở chiến trường và tay lại bận cầm súng. Cọ quậy chỉ một chút thôi trong những giờ phút yên bình sau trận đánh nhưng vẫn khuyên nên những nét trữ tình giữa một thời binh lửa:
"Thắng rồi - trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng - bầu trời vuông...
Vuông vuông chỉ một chút này
mà che tròn vẹn ngàn ngày quân đi"
(Bầu trời vuông - Quảng Trị 1971)
"Cong cong võng bạt anh nằm
Khuyên lên nền lá vành trăng lưỡi liềm"
(Võng trăng - tháng 5/1971)
Anh nhớ vơ vẩn mơ hồ một cô Thanh niên xung phong hay một em quân y nào đó, nỗi nhớ của người lính trẻ giữa đường vào trận:
"Nhớ em khi áp vách hầm
Nghe em là tiếng thì thầm đất rung"
Bom đạn giặc đào đất đá lên đỏ au, mạch ngầm tuôn nước tạo thành giếng cho quân ta dùng sinh hoạt. Chỉ một chi tiết này cũng đủ cho ta thấy mạch nguồn sự sống của dân tộc, của sự phục sinh đang trỗi dậy mạnh mẽ:
"Phễu bom sâu hoá giếng hồng
đất tuôn lặng lẽ một dòng nước xanh...
Đau thương mấy vẫn ngọt lành bên trong"(Đất đỏ - nước xanh, Quảng Bình 1971)
Nguyễn Duy viết những câu thơ về những người lính già "nửa đời Việt Bắc, nửa đời Trường Sơn", những người con gái, con trai mang cả một thời thanh xuân phơi phới gửi lại nơi đất rừng, dốc núi, túi bom để làm nên một kỳ tích có một không hai trên hành tinh này, một thời võ công oanh liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc:
"Vài ba năm, bốn năm năm
Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già
sốt nhiều mai mái nước da
cái thời con gái đi qua cánh rừng"(Những người con gái)
Cái thời chiến tranh giải phóng Tổ Quốc đi qua tuổi trẻ Nguyễn Duy với những lắng đọng suy tư sau lửa đạn, trong từng cơn sốt rừng, khi nhìn trăng, sao, khi nghe đàn bầu qua chương trình Tiếng Thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam:
"Ai buông lững một cái tình
để ngân nga đến rung rinh lòng người...
Lẩy lên đi hỡi đàn bầu
những tâm tình ở đằng sau tâm tình"(Đàn bầu)
Và rồi chiến thắng, Nguyễn Duy lại say lắng khúc nhạc lòng của tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở qua những vần thơ lục bát, lại day dứt với thời bình và thế sự. Anh tặng đứa con trai đầu lòng bằng "Lời ru trong bão" tháng 5 năm 1975 với niềm vui ca hát yêu đời nhưng vẫn tiên cảm những gập ghềnh sắp tới: "Cha đang leo những cây cầu rủi may".
Cái rủi của anh là cuộc đời, cuộc sống đầy khó khăn trong hơn 10 năm sau chiến tranh mà cả dân tộc đã trải qua, nhưng anh may cũng nhanh và rất nhiều bằng chính tâm trí và sáng tạo của mình. Người ta đọc thơ anh, thuộc và nhớ nhờ những cái may mà trời phú cho anh khá nhiều. Đó là một phong cách thơ riêng: trữ tình, sâu lắng và rất thật, rất dân dã. Bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của anh có thể nói là nột bài thơ kinh điển về lòng hiếu thảo của người con lớn lên từ bầu sữa, câu hò của mẹ:
"Chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa"(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - TP.HCM 1986)
Nguyễn Duy về làng thăm cha, nhìn cảnh cũ người xưa và thực tế hiện tại, anh viết những câu tưng tửng nhưng đầy ý nghĩa và đau đớn:
"Gốc cây hòn đá cũ càng
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay...
Gian ngoài thông thống gian trong
Suốt đời làm lụng sao không có gì...
Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa...
nhà bên xay lúa ù ù
vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào"(Về làng)
Chắc Nguyễn Duy viết những dòng này vào thời điểm mà sau này Phùng Gia Lộc đã viết lại trong cái ghi chép trứ danh "Cái đêm hôm ấy hôm gì" ở Thanh Hoá một dạo.
Quê hương trong thơ Nguyễn Duy hiện lên rõ ràng từng tên đất tên làng: cầu Bố, đò Lèn, cầu Giát, Cống Na, Bình Lâm, Chùa Trần, Đền cây Thị, đền Sòng, Đồng Quan, quán Cháo, Đồng Giao, cây tre, cái cuốc, cái cày, cọng rơm, cối giã gạo.... Tất cả kỷ niệm tuổi thơ, tất cả chất liệu làng quê nghèo xứ Thanh được anh tung, anh đặt vào các vị trí trang trọng trong thơ và trở nên sinh động điển hình, làm nên chính thần thái thơ của anh. Nguyễn Duy viết về nông dân bằng những từ ngữ chỉ có nông dân mới hiểu và thấm và cũng chỉ có anh mới viết như thế:
Giọt sương muối co ro đầu nhánh mạ
Lầm lụi bàn chân phì phọp thở trong bùn
Các nhà thơ khác thường cách điệu hơn, có vẻ "văn vẻ" hơn nhưng Nguyễn Duy thì:
"đồng hí hoáy cố nhân đi cấy
Mông nứt đôi nhẫn nại chổng lên trời"(Về đồng)
Viết như thế về nông dân thì tài lắm, chỉ riêng mình Nguyễn Duy mới viết vậy mà thôi. Anh cúi lạy đồng quê, làng mạc, tổ tiên, nơi hạt lúa củ khoai nuôi anh khôn lớn, nơi quá khứ hiển hiện hàng ngày:
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Xin cúi lạy vong linh làng mạc
Bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc
Ông và cha man mác kiếp trâu cày
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Ngôi chùa cũ mái đình xưa khuất bóng
Cỏ áy vàng bãi tha ma vắng
Lòng ngổn ngang gò đống tổ tiên nhà"(Về đồng)
Rời làng quê ra lính và đi khắp bốn phương trời, sống với xã hội, tao ngộ với cuộc đời, nhìn anh và cách làm thơ, chơi thơ của anh ngồ ngộ thế nhưng đọc thơ anh, thấy anh tả cái gì, nói cái gì cũng có chiều sâu trí tuệ và sự mẫn cảm đau đời. Nói về gió, anh nói không phải chỉ gió mà là bản chất gió cuộc đời, gió xã hội:
"Em ơi gió - gió tuầy huầy
phường ong bướm õng ẹo bay lòng thòng
Em ơi gió - gió rối đồng
hình nhân rơm cỏ tồng ngồng tả tơi"(Em ơi gió...)
Nói về thời gian, Nguyễn Duy nói tới cái "lấp lá chồi", cái "loang lổ" thời trung niên, thời "hồi xuân" mà thời gian là quan toà sẽ bóc mặt nạ thời "là vàng" cho trắng án cả khi về với đất.
Nói về cơm bụi cũng không ai nói hay như Nguyễn Duy:
"Cực kỳ gốc sấu bóng me
cực ngon cực nhẹ cực nhoè em ơi
đừng chê anh khoái bụi đời
bụi nhân sinh ấy bụi người đó em"(Cơm bụi ca - 1994)
Cách dùng từ láy, điệp âm, điệp ngữ, những từ khó đọc nhưng dễ nhớ, dễ lay động nhất của Nguyễn Duy là phong cách thơ riêng của anh. Thấy con mắt của người đời nhìn người xẩm ngọng hát rong, anh viết:
"Ngứa nghề hát ngọng nghẹo thôi
người yêu nhau xúc phạm người ghét nhau" (Xẩm ngọng)
Nguyễn Duy suy ngẫm về sự lấn lướt của quy luật thương trường với những giá trị nhân văn của dân tộc, của con người:
"Vọng chi ở phía chân mây
người xưa hoá đá người nay hoá gì"
(Vọng Tô Thị - tháng 8/1991 sau khi nàng Tô Thị xứ Lạng Sơn bị hạ sát tại quê nhà đêm rằm, rạng ngày 16 tháng 6 âm lịch năm Tân Mùi, 1991 để lấy đá nung vôi...)
"Ta dán làm sao hết lỗ thủng định mệnh
em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường
Hậu hoa hậu còn gập ghềnh lắm
thua cũng thương và thắng cũng thương
Hồng nhan ạ giá ta làm giám khảo
để em thi với cỏ nội hoa vườn..."(Hoa hậu vườn nhà ta - 9/1992)
Suy ngẫm về cái bé nhỏ, cái giản dị, cái tầm thường và cái cao cả của Nguyễn Duy đầy triết lý khi nằm lăn mình trên cỏ mềm trong đêm sương sao:
"Bao nhiêu là bóng siêu nhân
khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi"(Cỏ dại - 1975)
Cái sâu xa, vô tận anh chỉ nói đôi dòng như không mà sâu sắc đến độ thâm trầm:
"yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé
dòng nước trôi đi hạt nước lại rơi về"(Sông Thao)
Nhiều nhà thơ viết về vợ rất hay, rất cao cả nhưng Nguyễn Duy viết về vợ sao mà gần gũi, thân thương, dễ nhớ và cũng tung tếu những dòng lục bát "bẩm sinh" của anh:
"Vợ cười chưa uống đã say
ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm
gót chân ăn vẹt bậc thềm
quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân"
(Mời vợ uống rượu - 1993)
"Nghìn ta nghìn việc không tên
mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng
Thình lình em ngã bệnh ngang
phanh anh xấc bấc xang bang sao đành"(Vợ ốm - 1994)
Chút nữa tôi quên một miền bình yên nhưng day dứt trong tâm khảm Nguyễn Duy, một miền ký ức pha chút ánh vàng và đỏ lấp lánh trong con tim của một cựu binh khi sang đó và chứng kiến một nước Nga trong những ngày Liên Bang Xô Viết tan rã. Đến Đơnhiép, nhìn khúc sông nơi Sư trưởng Sapaép - anh hùng Hồng quân thời nội chiến hy sinh, anh đã viết những dòng đau đớn:
"Máu ông từng đổ khúc sông này...
Em bé nựng hôn con chó Nhật
mắt dửng dừng dưng ngó khói sông"(Đến Đơnhiép nhớ Sapaép - 1992)
Hoài niệm về một chút thu vàng nước Nga, một miền tuyết trắng, một quá khứ hào hùng của một cường quốc của những con người nhân hậu tuyệt vời: "Rừng phong đã chớm thu rồi
Vàng rơi trên mái tóc người đi qua: (Chút thu vàng - Mátxcơva)
Nguyễn Duy có cách nhìn hơi khác khi nói về chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979:
"Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A Qui túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua"(Lạng Sơn - 1989)
Có thể nói Nguyễn Duy là nhà thơ "quốc tế" được rồi, vì anh lang thang các diễn đàn, các trường Đại học ở Mỹ hàng tháng trời đọc thơ Việt Nam cho người Mỹ nghe, nhất là thơ lục bát. Anh tự làm triển lãm thơ cho mình ở khắp nơi với đủ các chất liệu dân gian từ bình gốm, chén bát, thìa, dĩa, ấm, tách, rá, rổ, nong, nia... đến cả "xu chiêng" cũng có câu thơ, bài thơ. Những hình tượng dân gian như chú Tễu, ông kẹ, hình nhân đều mang thơ anh và tâm hồn dân dã của anh sang tận Mỹ bày bán. Vài năm gần đây anh làm lịch thơ để biếu tặng và bán kiếm lãi nuôi thơ. Các chất liệu, vật dụng có thơ của anh đã có mặt ở cả nước và thế giới mới là chuyện lạ. Sau ông Tản Đà người đầu tiên làm kinh tế trong văn nghệ, cuối thế kỷ này lại có Nguyễn Duy ngồ ngộ, đầy chất thôn quê dân dã trong thơ đem ra giữa thương trường trao đổi:
"Thơ ơi ta bảo thơ này
để ta đi cấy đi cày nuôi em"
Anh đi cấy đi cày trong thời hiện đại để nuôi nàng thơ của mình. Thế mà có lúc như nhàm chán nàng, như hục hặc với nhau "vu vơ động cỡn tâm thần tâm linh" anh tuyên bố tỉnh queo trên báo như anh Bờm: "li dị với thơ", khi nào có cách tân mới mẻ, có hứng thú sẽ "tái hôn lại" làm thơ tiếp. Mùa xuân này, anh lại làm lịch và in thơ trên giấy dó dân gian Việt - một kiểu rất vui và... rất Nguyễn Duy. Chúc anh thành công trong những tìm tòi thể nghiệm mới của mình để ngoài những bài thơ nổi tiếng trích tuyển trong sách giáo khoa các cấp có thể có thêm nàng thơ mới nào nữa được đưa vào để chúng tôi có dịp đọc và bình. Xin lấy mấy câu ru con của anh làm lời kết tếu táo cho bài viết:
"Con ơi cha mắc bệnh thơ
u ơ ú ớ ù ờ thâm niên
dở khôn dở dại dở điên
động kinh lè lưỡi thánh hiền làm oai"
(Tập ru con)
Thật tình mà nói chúng tôi thuộc lứa sau, biết đến Nguyễn Duy hơi chậm, khoảng năm 1993, khi tôi nghe chồng tôi nói chuyện về Nguyễn Duy. Có lần tôi đã đọc một đoạn của Nguyễn Thụy Kha khi nói về ba người "hơi bị" tài hoa trong làng văn nghệ sàn sàn trạc tuổi: "Tôi chẳng là cái đinh gì cả... nhưng là cái Đinh Hợi" mới biết rõ tuổi Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha đều cùng sinh năm 1947, Nguyễn Duy sinh năm 1948. Năm 1993 khi chưa là cô giáo dạy Văn, lúc chồng tôi ở Nga về có nói chuyện Nguyễn Duy làm thơ ở Nga mà anh đọc được trên tạp chí Đất Việt của Đại sứ quán Việt Nam ở Matxcơva khi sang Liên Xô thời tan rã Liên Bang, những dòng thơ đau đớn của một cựu binh "vixi" Việt Nam. Lúc vào Đại học ngành Ngữ văn, Sư phạm, học tu từ, cú pháp, đọc Nguyễn Duy tôi mới thấy cái tài tình của anh: làm thơ, gieo vần, dùng từ, lựa chữ cứ như chơi mà gợi cảm, chua chát mà sâu lắng, trữ tình mà hay đến thế. Nguyễn Khuyến được gọi là nhà thơ của làng cảnh Bắc Bộ thì theo tôi Nguyễn Duy cũng được như thế. Nhưng thôi, chuyện đó để hậu thế phán và xét.
Nhìn chân dung đen trắng của Nguyễn Duy, kính cận, ngửa mặt lên trời phả khói thuốc lào như đầu tàu hoả hơi nước hồi đầu thế kỷ mới cảm cái ý vị của người trang trí bìa sách, mới thấy cái anh chàng Đôn-ki-hô-tê xứ Thanh dân dã tếu táo ngồ ngộ với một triết lý sống rất chân quê:
"Ngẩng đầu đưa khói vào mây
ngênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên"
Nguyễn Duy bước vào làng Thơ Việt Nam và để lại dấu ấn của mình trong hai thập kỷ 70 - 80 thế kỷ trước bằng thứ đặc sản quê nhà mang theo: thơ lục bát, thứ đặc sản đậm đà phong vị dân tộc nhiều người làm được nhưng vị ngon của mỗi vùng, mỗi người chế biến lại khác nhau. Có thể nói thể tài lục bát hóc hiểm được Nguyễn Duy dùng rơm rạ cảnh sắc đồng quê và chữ nghĩa bình dân tạo ra dáng mới, một kiểu... Nguyễn Duy.
Những nơi mà Nguyễn Duy đến rồi đi có thể nói rất nhiều. Với trên nửa thế kỷ cuộc đời, quê hương, Trường Sơn lửa đạn một thời, miền Bắc, miền Nam, châu Âu, châu Mỹ, may mà chưa nghe nói Nguyễn Duy đi châu Phi đọc thơ cho mấy bộ tộc thổ dân da đen ở rừng già Công Gô biết thế nào là thơ lục bát Việt Nam mà thôi. Thời chiến tranh giải phóng Tổ quốc Nguyễn Duy có mặt ở Quảng Trị, tham gia trận đánh ác liệt nhất chiến tranh ở Cổ thành Quảng Trị năm 1972. Hồn thơ anh lúc đó đã cọ quậy nhưng không nhiều vì không có yên tĩnh ở chiến trường và tay lại bận cầm súng. Cọ quậy chỉ một chút thôi trong những giờ phút yên bình sau trận đánh nhưng vẫn khuyên nên những nét trữ tình giữa một thời binh lửa:
"Thắng rồi - trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng - bầu trời vuông...
Vuông vuông chỉ một chút này
mà che tròn vẹn ngàn ngày quân đi"
(Bầu trời vuông - Quảng Trị 1971)
"Cong cong võng bạt anh nằm
Khuyên lên nền lá vành trăng lưỡi liềm"
(Võng trăng - tháng 5/1971)
Anh nhớ vơ vẩn mơ hồ một cô Thanh niên xung phong hay một em quân y nào đó, nỗi nhớ của người lính trẻ giữa đường vào trận:
"Nhớ em khi áp vách hầm
Nghe em là tiếng thì thầm đất rung"
Bom đạn giặc đào đất đá lên đỏ au, mạch ngầm tuôn nước tạo thành giếng cho quân ta dùng sinh hoạt. Chỉ một chi tiết này cũng đủ cho ta thấy mạch nguồn sự sống của dân tộc, của sự phục sinh đang trỗi dậy mạnh mẽ:
"Phễu bom sâu hoá giếng hồng
đất tuôn lặng lẽ một dòng nước xanh...
Đau thương mấy vẫn ngọt lành bên trong"(Đất đỏ - nước xanh, Quảng Bình 1971)
Nguyễn Duy viết những câu thơ về những người lính già "nửa đời Việt Bắc, nửa đời Trường Sơn", những người con gái, con trai mang cả một thời thanh xuân phơi phới gửi lại nơi đất rừng, dốc núi, túi bom để làm nên một kỳ tích có một không hai trên hành tinh này, một thời võ công oanh liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc:
"Vài ba năm, bốn năm năm
Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già
sốt nhiều mai mái nước da
cái thời con gái đi qua cánh rừng"(Những người con gái)
Cái thời chiến tranh giải phóng Tổ Quốc đi qua tuổi trẻ Nguyễn Duy với những lắng đọng suy tư sau lửa đạn, trong từng cơn sốt rừng, khi nhìn trăng, sao, khi nghe đàn bầu qua chương trình Tiếng Thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam:
"Ai buông lững một cái tình
để ngân nga đến rung rinh lòng người...
Lẩy lên đi hỡi đàn bầu
những tâm tình ở đằng sau tâm tình"(Đàn bầu)
Và rồi chiến thắng, Nguyễn Duy lại say lắng khúc nhạc lòng của tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở qua những vần thơ lục bát, lại day dứt với thời bình và thế sự. Anh tặng đứa con trai đầu lòng bằng "Lời ru trong bão" tháng 5 năm 1975 với niềm vui ca hát yêu đời nhưng vẫn tiên cảm những gập ghềnh sắp tới: "Cha đang leo những cây cầu rủi may".
Cái rủi của anh là cuộc đời, cuộc sống đầy khó khăn trong hơn 10 năm sau chiến tranh mà cả dân tộc đã trải qua, nhưng anh may cũng nhanh và rất nhiều bằng chính tâm trí và sáng tạo của mình. Người ta đọc thơ anh, thuộc và nhớ nhờ những cái may mà trời phú cho anh khá nhiều. Đó là một phong cách thơ riêng: trữ tình, sâu lắng và rất thật, rất dân dã. Bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của anh có thể nói là nột bài thơ kinh điển về lòng hiếu thảo của người con lớn lên từ bầu sữa, câu hò của mẹ:
"Chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa"(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - TP.HCM 1986)
Nguyễn Duy về làng thăm cha, nhìn cảnh cũ người xưa và thực tế hiện tại, anh viết những câu tưng tửng nhưng đầy ý nghĩa và đau đớn:
"Gốc cây hòn đá cũ càng
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay...
Gian ngoài thông thống gian trong
Suốt đời làm lụng sao không có gì...
Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa...
nhà bên xay lúa ù ù
vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào"(Về làng)
Chắc Nguyễn Duy viết những dòng này vào thời điểm mà sau này Phùng Gia Lộc đã viết lại trong cái ghi chép trứ danh "Cái đêm hôm ấy hôm gì" ở Thanh Hoá một dạo.
Quê hương trong thơ Nguyễn Duy hiện lên rõ ràng từng tên đất tên làng: cầu Bố, đò Lèn, cầu Giát, Cống Na, Bình Lâm, Chùa Trần, Đền cây Thị, đền Sòng, Đồng Quan, quán Cháo, Đồng Giao, cây tre, cái cuốc, cái cày, cọng rơm, cối giã gạo.... Tất cả kỷ niệm tuổi thơ, tất cả chất liệu làng quê nghèo xứ Thanh được anh tung, anh đặt vào các vị trí trang trọng trong thơ và trở nên sinh động điển hình, làm nên chính thần thái thơ của anh. Nguyễn Duy viết về nông dân bằng những từ ngữ chỉ có nông dân mới hiểu và thấm và cũng chỉ có anh mới viết như thế:
Giọt sương muối co ro đầu nhánh mạ
Lầm lụi bàn chân phì phọp thở trong bùn
Các nhà thơ khác thường cách điệu hơn, có vẻ "văn vẻ" hơn nhưng Nguyễn Duy thì:
"đồng hí hoáy cố nhân đi cấy
Mông nứt đôi nhẫn nại chổng lên trời"(Về đồng)
Viết như thế về nông dân thì tài lắm, chỉ riêng mình Nguyễn Duy mới viết vậy mà thôi. Anh cúi lạy đồng quê, làng mạc, tổ tiên, nơi hạt lúa củ khoai nuôi anh khôn lớn, nơi quá khứ hiển hiện hàng ngày:
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Xin cúi lạy vong linh làng mạc
Bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc
Ông và cha man mác kiếp trâu cày
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Ngôi chùa cũ mái đình xưa khuất bóng
Cỏ áy vàng bãi tha ma vắng
Lòng ngổn ngang gò đống tổ tiên nhà"(Về đồng)
Rời làng quê ra lính và đi khắp bốn phương trời, sống với xã hội, tao ngộ với cuộc đời, nhìn anh và cách làm thơ, chơi thơ của anh ngồ ngộ thế nhưng đọc thơ anh, thấy anh tả cái gì, nói cái gì cũng có chiều sâu trí tuệ và sự mẫn cảm đau đời. Nói về gió, anh nói không phải chỉ gió mà là bản chất gió cuộc đời, gió xã hội:
"Em ơi gió - gió tuầy huầy
phường ong bướm õng ẹo bay lòng thòng
Em ơi gió - gió rối đồng
hình nhân rơm cỏ tồng ngồng tả tơi"(Em ơi gió...)
Nói về thời gian, Nguyễn Duy nói tới cái "lấp lá chồi", cái "loang lổ" thời trung niên, thời "hồi xuân" mà thời gian là quan toà sẽ bóc mặt nạ thời "là vàng" cho trắng án cả khi về với đất.
Nói về cơm bụi cũng không ai nói hay như Nguyễn Duy:
"Cực kỳ gốc sấu bóng me
cực ngon cực nhẹ cực nhoè em ơi
đừng chê anh khoái bụi đời
bụi nhân sinh ấy bụi người đó em"(Cơm bụi ca - 1994)
Cách dùng từ láy, điệp âm, điệp ngữ, những từ khó đọc nhưng dễ nhớ, dễ lay động nhất của Nguyễn Duy là phong cách thơ riêng của anh. Thấy con mắt của người đời nhìn người xẩm ngọng hát rong, anh viết:
"Ngứa nghề hát ngọng nghẹo thôi
người yêu nhau xúc phạm người ghét nhau" (Xẩm ngọng)
Nguyễn Duy suy ngẫm về sự lấn lướt của quy luật thương trường với những giá trị nhân văn của dân tộc, của con người:
"Vọng chi ở phía chân mây
người xưa hoá đá người nay hoá gì"
(Vọng Tô Thị - tháng 8/1991 sau khi nàng Tô Thị xứ Lạng Sơn bị hạ sát tại quê nhà đêm rằm, rạng ngày 16 tháng 6 âm lịch năm Tân Mùi, 1991 để lấy đá nung vôi...)
"Ta dán làm sao hết lỗ thủng định mệnh
em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường
Hậu hoa hậu còn gập ghềnh lắm
thua cũng thương và thắng cũng thương
Hồng nhan ạ giá ta làm giám khảo
để em thi với cỏ nội hoa vườn..."(Hoa hậu vườn nhà ta - 9/1992)
Suy ngẫm về cái bé nhỏ, cái giản dị, cái tầm thường và cái cao cả của Nguyễn Duy đầy triết lý khi nằm lăn mình trên cỏ mềm trong đêm sương sao:
"Bao nhiêu là bóng siêu nhân
khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi"(Cỏ dại - 1975)
Cái sâu xa, vô tận anh chỉ nói đôi dòng như không mà sâu sắc đến độ thâm trầm:
"yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé
dòng nước trôi đi hạt nước lại rơi về"(Sông Thao)
Nhiều nhà thơ viết về vợ rất hay, rất cao cả nhưng Nguyễn Duy viết về vợ sao mà gần gũi, thân thương, dễ nhớ và cũng tung tếu những dòng lục bát "bẩm sinh" của anh:
"Vợ cười chưa uống đã say
ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm
gót chân ăn vẹt bậc thềm
quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân"
(Mời vợ uống rượu - 1993)
"Nghìn ta nghìn việc không tên
mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng
Thình lình em ngã bệnh ngang
phanh anh xấc bấc xang bang sao đành"(Vợ ốm - 1994)
Chút nữa tôi quên một miền bình yên nhưng day dứt trong tâm khảm Nguyễn Duy, một miền ký ức pha chút ánh vàng và đỏ lấp lánh trong con tim của một cựu binh khi sang đó và chứng kiến một nước Nga trong những ngày Liên Bang Xô Viết tan rã. Đến Đơnhiép, nhìn khúc sông nơi Sư trưởng Sapaép - anh hùng Hồng quân thời nội chiến hy sinh, anh đã viết những dòng đau đớn:
"Máu ông từng đổ khúc sông này...
Em bé nựng hôn con chó Nhật
mắt dửng dừng dưng ngó khói sông"(Đến Đơnhiép nhớ Sapaép - 1992)
Hoài niệm về một chút thu vàng nước Nga, một miền tuyết trắng, một quá khứ hào hùng của một cường quốc của những con người nhân hậu tuyệt vời: "Rừng phong đã chớm thu rồi
Vàng rơi trên mái tóc người đi qua: (Chút thu vàng - Mátxcơva)
Nguyễn Duy có cách nhìn hơi khác khi nói về chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979:
"Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A Qui túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua"(Lạng Sơn - 1989)
Có thể nói Nguyễn Duy là nhà thơ "quốc tế" được rồi, vì anh lang thang các diễn đàn, các trường Đại học ở Mỹ hàng tháng trời đọc thơ Việt Nam cho người Mỹ nghe, nhất là thơ lục bát. Anh tự làm triển lãm thơ cho mình ở khắp nơi với đủ các chất liệu dân gian từ bình gốm, chén bát, thìa, dĩa, ấm, tách, rá, rổ, nong, nia... đến cả "xu chiêng" cũng có câu thơ, bài thơ. Những hình tượng dân gian như chú Tễu, ông kẹ, hình nhân đều mang thơ anh và tâm hồn dân dã của anh sang tận Mỹ bày bán. Vài năm gần đây anh làm lịch thơ để biếu tặng và bán kiếm lãi nuôi thơ. Các chất liệu, vật dụng có thơ của anh đã có mặt ở cả nước và thế giới mới là chuyện lạ. Sau ông Tản Đà người đầu tiên làm kinh tế trong văn nghệ, cuối thế kỷ này lại có Nguyễn Duy ngồ ngộ, đầy chất thôn quê dân dã trong thơ đem ra giữa thương trường trao đổi:
"Thơ ơi ta bảo thơ này
để ta đi cấy đi cày nuôi em"
Anh đi cấy đi cày trong thời hiện đại để nuôi nàng thơ của mình. Thế mà có lúc như nhàm chán nàng, như hục hặc với nhau "vu vơ động cỡn tâm thần tâm linh" anh tuyên bố tỉnh queo trên báo như anh Bờm: "li dị với thơ", khi nào có cách tân mới mẻ, có hứng thú sẽ "tái hôn lại" làm thơ tiếp. Mùa xuân này, anh lại làm lịch và in thơ trên giấy dó dân gian Việt - một kiểu rất vui và... rất Nguyễn Duy. Chúc anh thành công trong những tìm tòi thể nghiệm mới của mình để ngoài những bài thơ nổi tiếng trích tuyển trong sách giáo khoa các cấp có thể có thêm nàng thơ mới nào nữa được đưa vào để chúng tôi có dịp đọc và bình. Xin lấy mấy câu ru con của anh làm lời kết tếu táo cho bài viết:
"Con ơi cha mắc bệnh thơ
u ơ ú ớ ù ờ thâm niên
dở khôn dở dại dở điên
động kinh lè lưỡi thánh hiền làm oai"
(Tập ru con)
Huế, xuân Quý Mùi
TRẦN ANH PHƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét