Buồn vui cuộc đời
“... Đời buồn tênh sao người không đi ngựa?
cho tôi nghe lóc cóc trên đường...”
Trên đường xuống núi Thiếu Thất, trong người mất hết võ công,
thanh danh tàn tạ, Lệnh Hồ Xung biết rằng mỗi bước đi là đưa mình tới cõi chết. Các
bên Hắc, Bạch, Chính, Tà, đều coi Lệnh Hồ Xung là kẻ tử thù. Y đứng giữa lưng
chừng núi, nốc hết bầu rượu, lòng dâng lên bao niềm cảm khái: Ở đời
có chi là quan trọng? đến cái chết cũng chẳng có gì là quan trọng. Ta là Lệnh Hồ
Xung đây!,
Trước khi rời chùa Thiếu Lâm, Lệnh Hồ Xung đến gặp Phương Chứng
Đại sư Phương Trượng chùa Thiếu Lâm để tạ ơn đã hao phí nội lực dùng Dịch Cân
Kinh là phương pháp bí truyền của bổn tự để chữa bệnh cho mình. Phương Chứng Đại
sư nhìn Lệnh Hồ Xung:
Thiếu hiệp nhất định rời tệ thất xuống núi hay chăng?
Xin Đại sư nhận một lễ này. Tại hạ mong một ngày sẽ đền
đáp được công ơn to lớn mà Đại sư đã dành cho.
Phương Chứng nhìn Lệnh Hồ Xung, lắc đầu:
“Nói làm chi đến chuyện ân cao đức cả, thù sâu hận
lớn. Ân đức là cơ duyên còn cừu hận không nên để vào lòng. Mọi viêc trong trần
tục đều như khói tỏa mây bay. Sau cuộc trăm năm còn đâu ân đức cừu thù”.
Vừa xuống khỏi núi Thiếu thất, khi chứng kiến cảnh
một lão phu to lớn, râu tóc xồm xòm ngồi uống rượu một mình trong ngôi đình đổ
nát mà chung quanh hàng ngàn người của các môn phái võ lâm siết chặt vòng vây
trùng trùng điệp điêp hò hét vang trời đòi lấy mạng lão ta, Lệnh Hồ Xung nổi lên lòng cảm phục bèn dùng khinh công nhảy vào trong ngôi đình
xin rượu uống rồi cùng chết với lảo ta
Với một tâm hồn phóng khoáng Lệnh Hồ
Xung đã thi triển Độc Cô cửu kiếm cùng với vị anh hung kia tử chiến thoát khỏi
vòng vây của các bang phái rồi kết nghĩa kim bằng dù không hề biết người đàn
ông đó là ai…
Cũng như Lệnh Hồ Xung, Kiều Phong một
trang anh tài kiệt xuất đã dùng thần công vô địch ngăn cho hai bên Liêu - Tống
không tàn sát lẫn nhau và, cuối cùng Kiều Phong đã dùng cái chết của mình để
hai bên bãi chiến.
Hình ảnh người anh hùng lãng tử Kiều Phong tự
đâm vào tim mình tuẩn tiết trong một buổi chiều âm u, tuyết phủ trắng xóa cửa ải
Nhạn Môn Quan với núi non hiểm trở, nơi chỉ có chim nhạn mới bay qua được cửa ải
cao chót vót đó mà Quang Dũng đã cảm thán:
“... Đây
Nhạn Môn Quan đường ải vắng.
Trường thành xa lắm Hán Vương ơi!...”
Từ hình ảnh bi hùng đó Nguyễn Bắc Sơn đã dùng ngòi bútcủa
mình để nói lên niềm tiếc thương khôn cùng một tài năng xuất chúng có một không
hai trong võ lâm:
“... Tháng
giêng ngồi quán, quán thu phong
Gió Nhạn
Môn Quan thổi chạnh lòng
Chuyện
cũ nghe đau hồn tứ xứ
Thương
Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong...”
Nguyễn Bắc Sơn (1944-2015) quê Phan Thiết, Bình
Thuận. Trước năm 1975 ông bị động viên đi lính trong quân đội VNCH. Ông
là thi sĩ nổi tiếng với một tâm hồn lãng tử và khoáng đạt:
“... Có khi nghĩ trời sinh mỗi
mình ta là đủ
Vì đám đông quậy bẩn nước hồ đời
Nhưng lại nghĩ trời sinh thêm bè bạn
Để quàng vai ấm áp cuộc rong chơi…”
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ông có một cái nhìn khác hẳn
với cái nhìn của mọi người, cái nhìn của ông nhẹ nhàng như bỡn cợt:
“... Lòng suối cạn
phơi một bầy đá cuội
Rừng giáp rừng gió
thổi cỏ lông măng
Đoàn quân đi như
những bóng cọp vằn
Gân mắt đỏ lạnh
như tiền sắc mặt
Bốn chuyền di hành
một ngày mệt ngất
Dừng quân đây nói
chuyện tiếu lâm chơi…
Đi hành quân rượu
đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những
ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai
trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì
ngươi bạc phước.
Vì căn phần ngươi
xui khiến đó thôi…”
Mặc dầu biết rằng:
“... Chiến
tranh này cũng chỉ một trò chơi.,.”
Nhưng với trò chơi “bom đạn” đâu có biết chuyện
gì sẽ đến và cuối cùng cái chết dù có đến thì cũng chẳng quan trọng gì:
«... Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi...»
Với một tâm hồn phóng khoáng, ông đã xem
trần gian này như một nơi ghé lại, dừng chân trong phút chốc nên năm 15 tuổi
ông vào nghĩa trang cất gân và mạch máu nhưng được người ta phát hiện rồi cứu sống
và 3 lần nhảy lầu sau đó cũng không thành công.
Tôi tự hỏi không
biết thế giới ta bà có điều gì... «không phải» với những người
tài hoa như Nguyễn Bắc Sơn hay Nguyễn Tất Nhiên để họ tìm cách «lánh mặt» cõi trần gian này, nơi có quá nhiều bất trắc, đau thương
và sầu muộn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét