Biệt ly qua thi ca
Việt Nam
Nói đến biệt-ly là nói
đến xa cách không gặp nhau nữa, là nói đến chia-ly mỗi người một ngã. Nhiều khi
sau một thời -gian sẽ gặp nhau lại, nhưng cũng có-thể xa nhau nghìn năm hay
vĩnh-biệt nghìn đời.
Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, chưa bao-giờ
ta nghe nói đến cuộc biệt-ly nào vui cả. Đã nói đến biệt-ly là nói đến xa nhau,
xa nhau thường hay nhớ nhau mà nhớ nhau thì lòng luôn-luôn buồn vời-vợi. Khi
thì khắc-khoải sầu-thương giữa đêm khuya thanh vắng, khi thì nức-nở lệ sầu lúc
tiễn nhau đi.
Chính sự biệt-ly thường đem đến khổ đau cho
con người nên các thi-nhân Việt-nam đã từng than mây khóc gió mỗi khi gặp sự
ly-biệt. Biết rằng khỗ đau là điều cay đắng ,đau thương là những quằn-quại
trong tâm-hồn. Thế mà nhiều thi- nhân lại thích đắng cay và quằn-quại để dệt
nên những dòng thơ ly-biệt bất-hủ ngàn năm.
Chính những quằn-quại và cay đắng đó đã làm
cho nhiều thi-nhân thích-thú nên mới có bài “Thú đau thương .” xuất-hiện trong
thi-ca Việt-nam.
Nếu ngày xưa ở bên xứ
sương mù Anh-Quốc, thi- sĩ Lord Byron đã rên-rỉ về sự biệt-ly qua bài “When
we two parted”
“When we two parted
In silence and tears
Half broken-hearted
To sever for years.”
mà một thi-sĩ nào đó
đã dịch là :
“Giờ phút chia-ly đã
điểm rồi
Nghẹn-ngào lặng nuốt
lệ thầm rơi
Mang-mang nửa cõi lòng
tan-tác
Ly-biệt xui chi tủi
trọn đời.”
thì tại Việt-nam, các
thi-nhân cũng rên-rỉ về sự ly-biệt còn ai-oán lâm-ly hơn nhiều. Sự biệt-ly ta
thấy nghẹn-ngào nhất là sự ly-biệt của người vợ tiễn chồng ra ngoài mặt trận
vào ” thưở trời đất nổi cơn gió bụi, khách má hồng nhiều nỗi truân-chuyên”.
trong tác-phẩm Chinh-phụ ngâm của Đặng trần Côn. Không ai mà không rơi lệ trước
cảnh người vợ đưa tiễn chồng ra ngoài mặt trận vì biết rằng ngày về của chồng
“chỉ độ đào bông”và lắm lúc “cổ lai chinh-chiến kỷ nhân hồi.” Chính vì xưa nay
mấy khi đi đánh giặc mà trở lại nhà,nên người vợ cảm thấy quá khổ đau như có
linh-tính là sẽ vĩnh-biệt chồng ngàn năm.
Thảo nào mỗi bước đi
là một bước sầu tê-tái,tâm-hồn như choáng-váng,lý-trí không điều-khiển được con
tim khiến người vợ quá xúc-động nên sắp xỉu phải vin vào áo chàng :
“Ngoài đầu cầu nước
trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc
còn non
Đưa chàng lòng dặc-dặc
buồn
Bộ khôn bằng ngựa thuỷ
khôn bằng thuyền
Nước trong chảy lòng
phiền chẳng rửa
Cỏ xanh thơm dạ nhớ
khó quên
Nhủ rồi tay lại trao
liền
Bước đi một bước lại
vin áo chàng.”
( Đặng trần Côn)
Thật đúng là ” Ôi!
cảnh biệt-ly sao mà buồn vậy.” Chàng ra đi không hẹn ngày về khiến nàng đêm
đêm trằn-trọc bên chiếc gối,nhìn trăng không tài nào ngủ được vì cứ miên-man
suy-nghĩ hoài về “Kẻ đi muôn dặm một mình xa-xôi” :
“Người lên ngựa ,kẻ
chia bào
Rừng phong ,thu đã
nhuốm màu quan-san
Dặm hồng bụi cuốn
chinh an
Trông người đã khuất
mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng
năm canh
Kẻ đi muôn dặm một
mình xa-xôi
Vừng trăng ai xẻ làm
đôi
Nửa in gối chiếc,nửa
soi dặm trường.”
(Nguyễn-Du)
Sự biệt-ly giữa người
vợ và người chồng khi tiễn chồng ra ngoài mặt trận là sự biệt-ly khổ đau nhất
trong thi-ca Việt-nam vì người về chiếc bóng năm canh,vo ùcâu muôn dặm sơn-khê
mịt-mù. Để rồi từng đêm,từng đêm , người vợ hiền thao-thức nghĩ về người chồng
và biết đâu một ngàn năm,một vạn năm không bao giờ thấy chồng trở lại quê nhà
nữa.
Sau sự biệt-ly của
người vợ tiễn chồng ra mặt trận là sự ly-biệt khổ đau của đôi tình nhân vừa mới
yêu nhau đành phải tạm thời xa nhau vì hoàn cảnh.
Ở đất khách quê người
bên dòng sông Sein tuyệt đẹp, chàng mới yêu nàng chưa được bao lâu thì nàng lại
muốn về thăm quê mẹ, khiến chàng cảm thấy lòng buồn vời-vợi đến nỗi mùa đông ở
Paris suốt đời là cả một cuộc biệt-ly, khi chàng tiễn người yêu về thăm quê mẹ:
“Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách
Ga Lyon đèn vàng
Tuyết buông cuồng
mênh-mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng
muộn-màng.”
(Cung trầm Tưởng)
Đây là sự biệt-ly của
đôi tình nhân tại ga xe lửa. Nhưng nhiều người cũng tại ga xe lửa , không phải
họ đến để tiễn-biệt người yêu, mà để xem sự biệt-ly của kẻ đi người ở. Ở đây
không phải nơi đất khách quê người màngay tại nơi quê nhà yêu-dấu, chàng thường
đón những chuyến tàu đi đến những ga xe lửa để đứng bơ-vơ xem tiễn biệt, rồi
tâm-hồn cảm thấy ngẩn-ngơ và nhớ thương lan xa mấy dặm trường:
“Những ngày nghỉ học
tôi thường tới
Đón chuyến tàu đi đến
những ga
Tôi đứng bơ-vơ xem
tiễn-biệt
Lòng buồn đau xót nỗi
chia xa
Kẻ về không nói bước
vương vương
Thương nhớ lan xa mấy
dặm trường
Lẽo-đẽo tôi về theo
bước họ
Tâm-hồn ngơ-ngẩn nhớ
muôn phương.”
(Tế-Hanh)
Tuy-nhiên,hầu hết
những đôi tình nhân đến ga xe lửa thường là để tiễn nhau đi và luôn luôn ước mơ
sẽ gặp nhau lại trong một thời gian rất gần. Nhưng nếu lúc biệt-ly,chàng biết
chắc chắn rằng sẽ không bao giờ gặp lại người yêu nưã,nên chàng khuyên nàng
đừng quay lại nhìn chàng nưã :
“Anh biết em đi chẳng
trở về
Dặm ngàn liễu khuất
với sương che
Em đừng quay lại nhìn
anh nưã
Anh biết em đi chẳng
trở về.”
(Thái-Can)
Nói đến ly-biệt là nói
đến buồn bã,là nói ảo-não sầu thương. Thế mà lúc biệt-ly lại gặp mưa rơi gió
thổi thì cảnh ly-biệt càng thêm đau-khổ nghẹn-ngào.
Nếu cổ thi có câu : “Hoàng
điệp hoàng hoa cổ thành lộ. Thu phong thu vũ biệt-ly nhân .” “Hoa
vàng lá úa thành xưa. Nẽo đường ly-biệt gió đưa tiễn người.”,thì ngày nay,
các thi nhân cũng đưa mây gió vào thơ để làm cho sự ly-biệt thêm não-nùng ; để
rồi “nước .” và “trời.” cả hai đều đượm màu hương sắc của sự biệt-ly :
“Đương lúc hoàng-hôn
xuống
Là giờ viễn-khách đi
Nước đượm màu ly-biệt
Trời vương hương
biệt-ly
Mây lạc hình xa-xôi
Gió than niềm trách
móc
Mây ôi và gió ôi
Chớ nên làm họ khóc
Buổi chiều ra cửa sổ
Bóng chụp cả trời tôi
Ôm mặt khóc rưng-rức
Ra đi là hết rồi .”
(Xuân-Diệu)
Thật thế, nhiều khi
“ra đi là hết rồi.”, biệt-ly lắm lúc là ngàn đời vĩnh-biệt. Sự ly-biệt làm cho lòng
người tê-tái vì kẻ ở người đi nên nhiều lúc cả hai đều khóc nức-nở như mưa rơi
“Thùng-thùng trống
đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền
nước mắt như mưa”
Nhiều lúc chia tay
nhưng vẫn còn bịn-rịn chưa muốn quảy gót ra đi,vì sợ rằng sự đơn-côi sẽ làm cho
tâm-hồn buồn thảm , để rồi “Để giờ lủi-thủi người đi, mai chiều quạnh-quẻ
tà-huy tôi buồn.” Ta hãy nghe nhà thơ Nguyễn đình Thi dệt khúc ly-biệt qua
những dòng thơ lục bát thật nhẹ-nhàng:
“Mênh-mông muôn lớp
sóng dồn
Vè lau trăng gió bãi
cồn khói sương
Nước non đây chỗ chia
đường
Tương-tư mở lối
đọan-trường cũng đây
Cách vời trước biết
bèo mây
Chung đôi xưa nỏ sum
vầy làm chi
Để giờ lủi-thủi ngươi
đi
Mai chiều quạnh-quẽ
tà-huy tôi buồn
Võ vàng đứng bến
giang-thôn
Thuyền người nắng bể
mây nguồn biết đâu !
Cầm tay chừ hẹn chi
nhau
Sầu chia nước chảy bên
nào xa hơn .”
(Tống Biệt)
Chính sự lưu-luyến
càng làm thêm đau khổ cho người ra đi và cũng tạo nên những khổ đau quằn-quại
cho người ở lại. Bởi vì khi nghĩ đến tương-lai, ai nấy đều cảm thấy nhớ nhung
đau buồn,cô-đơn và hiu-quạnh. Vì thế,dây phút bịn-rịn lúc chia tay là phút dây
gần nhau nhất mà kẻ ở người đi không ai muốn rời nhau, không muốn nghĩ đến ngày
mai vì “ngày mai chàng ruổi xa, mặc kẻ nước mắt sa.”Nhà thơ Phan văn Dật đã cho
ta thấy rõ những sự khổ đau quằn-quại đó lúc chia tay :
“Đừng nghĩ đến ngày
mai
Hôm nay biết hôm nay
Thiếp đây mà chàng đó
Chừng ấy là đủ rồi
Ngày mai chàng ruổi xa
Mặc kẻ nước mắt sa
Yên ngựa rong đường
thẳng
Thức dậy lúc canh gà.”
(Tiễn Đưa)
Vì biệt-ly là u-buồn
,vì xa nhau thường nhung-nhớ rồi đưa đến sự khổ đau triền-miên qua những năm
tháng dài lê-thê trong hiu-quạnh. Vì thế mà các thi-nhân cũng như các nhạc-sĩ
đã dệt những tình khúc biệt-ly thật lâm-ly bi-đát như “nghìn trùng xa cách,
người đã đi rồi . Còn gì đâu nữa mà khóc với cười .” hay
“Biệt-ly, nhớ-nhung
từ đây.” hoặc là ” Bến cũ, ngày xưa, người đi vấn-vương biệt-ly.
Gió cuốn, muôn phương, về đây.Bến ấy, người về hay chăng.“
Chính vì sự biệt-ly là đau buồn chua xót,là
thê-thảm não-nùng. Chính vì sự biệt-ly là khổ đau để rồi nức-nở quằn-quại bên
nhau khiến nhiều người không dám nhắc lại sự ly-biệt, vì nếu khơi lại chuyện
lòng xa nhau ấy sẽ thêm buồn đau cho cuộc đời.
Ta hãy nghe nhà thơ
T.T.KH diễn tả ý-nghĩ ấy qua những vần thơ bảy chữ thật buồn :
“Đã lỡ thôi rồi chuyện
biệt-ly
Càng khơi càng thấy
luỵ từng khi
Trách ai mang cánh ”
ti-gôn.” ấy
Mà viết tình em được
ích gì.”
Tóm lại, qua thi-ca
Việt-nam,ta thấy các thi-nhân đã sáng-tác rất nhiều bài thơ liên-quan đến sự
biệt-ly và chính sự ly-biệt đã làm cho các nhà thơ đau buồn rồi xúc-động mà dệt
nên những dòng thơ lâm-ly não-nuột nghìn năm.
bacsiletrungngan
Trả lờiXóamáy bay eva air
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
hãng korean air
tìm vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch