Glenn Gould – thiên tài lập dị
Một số nghệ sĩ nhạc cổ
điển có thể hát, lẩm nhẩm hoặc ngân nga theo tiếng nhạc - như Toscanini và
Casals – song không nghệ sĩ nào đáng chú ý bằng nghệ sĩ piano Glenn Gould ở
kiểu đệm đối âm kỳ quặc.
Mẹ của Gould đã dạy con
trai hát theo nhạc trong lúc chơi piano tại nhà khi còn nhỏ. Đến khi Gould nhận
thấy mình vẫn giữ thói quen này khi biểu diễn và thu âm thì đã quá muộn. Gould
không thể nào bỏ được thói quen và nó trở thành một trong các đặc điểm nhận
dạng ông: “Tôi không thể thiếu nó. Nếu có thể thì tôi đã bỏ rồi.” Bản thân ông
chấp nhận nó với sự hài hước lạc quan. Một lần, sau khi nhà sản xuất Howard
Scott tỏ ra tuyệt vọng, Gould đã xuất hiện ở studio với chiếc mặt nạ phòng độc
từ Thế chiến thứ hai. Trong những năm 1970, nhà sản xuất Andrew Kazdin của tập
đoàn phát thanh truyền hình Canada CBC kể lại rằng, “chúng tôi dựng một tấm màn
hút âm rộng ngay bên phải Gould, phần nào chắn giữa micro và khuôn mặt ông.” Ý
tưởng này cuối cùng cũng bị bác bỏ chỉ vì “Glenn phải nghe thấy các âm thanh mà
đàn phát ra khi ông đang chơi”.
Bất tuân quy tắc
Glenn Gould sinh ngày 25/9/1932 tại Toronto, Canada và được hưởng một nền giáo dục nhiều nâng niu, ưu đãi bên bờ hồ Ontario yên tĩnh. Tài năng của Gould bộc lộ rõ ràng từ thuở còn thơ và dù cha mẹ chẳng hề hối thúc con trai phải thành một thần đồng tỏa sáng nhưng ở tuổi 15, Gould đã là một pianist chuyên nghiệp và chẳng bao lâu sau thì đạt được danh tiếng ở tầm quốc gia. Ngoài 20 tuổi, Gould đã được ghi nhận qua các chương trình phát thanh, truyền hình, các bản thu âm, bài viết, bài giảng và sáng tác.
Ngay từ đầu, Gould đã là một nghệ sĩ bất tuân quy tắc. Ưu ái thứ âm nhạc phức tạp về cấu trúc, ông coi khinh các tác phẩm Lãng mạn thời kỳ đầu cũng như tác phẩm Ấn tượng vốn giữ vị trí nòng cốt trong danh mục piano chuẩn mực. Thay vào đó, ông thích thú hơn với các tác phẩm thời Elizabeth, Baroque, Cổ điển, cuối thời Lãng mạn và đầu thế kỉ 20.
Gould là nghệ sĩ có tri thức và tài năng đặc biệt trong việc làm sáng rõ đối âm và cấu trúc, đồng thời cách chơi đàn của ông cũng biểu cảm sâu sắc và năng động về nhịp điệu. Ông có kỹ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy, mặc dù ông đảo lộn nhiều thông lệ của giới chơi piano, chẳng hạn như việc tránh dùng pedal duy trì và xử lý dấu ngắt âm. Tin tưởng rằng vai trò của người biểu diễn là hết sức sáng tạo, ông đưa ra các cách diễn dịch độc đáo, mang tính cá nhân sâu sắc và đôi khi còn gây sốc (các tempo cực đoan, động thái kỳ cục, cách nhấn nhịp cầu kỳ), nhất là trong các tác phẩm luân khúc của Mozart, Beethoven và Brahms.
Năm 1955, Gould biểu diễn ra mắt trên đất Mỹ. Một năm sau, bản thu âm đầu tiên của ông với hãng Columbia, bộ Goldberg Variations của Bach, được phát hành và khởi động sự nghiệp hòa nhạc quốc tế của ông. Gould được ca ngợi rộng rãi dù phong cách âm nhạc rất riêng biệt; kiểu cách sân khấu cầu kỳ khoa trương cùng các cá tính lập dị khác của ông đã tô màu quảng bá nâng cao danh tiếng cho ông. Song ông lại chán ghét việc biểu diễn – “Tại buổi hòa nhạc, tôi cảm thấy tự hạ mình như một diễn viên tạp kĩ” – và mặc dù nhận được nhiều yêu cầu nhưng ông hạn chế xuất hiện đến hà tiện (chưa đầy 40 buổi hòa nhạc ở nước ngoài). Cuối cùng, vào năm 1964, ông vĩnh viễn rút lui khỏi đời sống hòa nhạc.
Gould quan niệm rằng, “Mục đích của nghệ thuật không phải là thả cho hormone tuyến thượng thận phun trào trong chốc lát mà đúng hơn là việc xây dựng từng bước và suốt đời một trạng thái diệu kỳ thanh thản.” Từ trước khi giải nghệ, ông đã không thỏa mãn với việc là một nghệ sĩ biểu diễn hòa nhạc; ông thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình, xuất bản các bài viết về đề tài âm nhạc và ngoài âm nhạc, tiếp tục sáng tác. Gould thích gọi mình là “một cây bút, nhà soạn nhạc, phát thanh viên Canada, người chỉ tình cờ chơi piano trong lúc rảnh”.
Gould sống một cuộc đời lặng lẽ, cô độc và thanh đạm. Ông giữ gìn sự riêng tư của mình, các mối quan hệ lãng mạn của ông với phụ nữ chưa bao giờ được công khai. (“Sự cách ly là một cách chắc chắn cho hạnh phúc của con người.”) Ông duy trì một căn hộ hiện đại và một studio nhỏ, chỉ rời Toronto khi công việc đòi hỏi hoặc khi thi thoảng đi nghỉ ở thôn quê.
Mùa hè năm 1982, ông thực hiện bản thu âm đầu tiên với tư cách một nhà chỉ huy. Rồi ông lập kế hoạch từ bỏ biểu diễn, lui về ở vùng thôn quê và dành thời gian cho viết lách và soạn nhạc. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau sinh nhật lần thứ 50, Gould bất ngờ qua đời vì đột quỵ. Kể từ đó, ông có một “đời sống” khác thường. Công việc phong phú của ông đã được phổ biến rộng rãi. Ông là đề tài của một lượng khổng lồ tài liệu ở nhiều ngôn ngữ. Và ông là nguồn cảm hứng cho các hội thảo, triển lãm, liên hoan, chương trình phát thanh và truyền hình, tiểu thuyết, kịch, tác phẩm âm nhạc, thơ, nghệ thuật nghe nhìn và phim truyện (đã có 32 bộ phim ngắn về Gould).
Gould và Bach
Bach và Gould, Gould và Bach – họ gần như luôn được nhắc đến trong cùng một hơi thở, nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và “pianist vĩ đại nhất mọi thời đại” theo lời nhà viết kịch người Áo Thomas Bernhard (1931 –1989). Không nghi ngờ gì nữa, âm nhạc của Bach là thứ vĩ đại bất biến trong cuộc đời Gould. Không gì mô tả sự độc nhất vô nhị của Gould với tư cách một pianist tốt hơn 153 tác phẩm Bach mà ông đã thu âm, một số trong đó được thu âm đến vài lần. Chưa hề có tiền lệ nào cho cách chơi nhạc Bach đặc biệt như vậy, cũng như chưa hề có ai từng qua mặt được Gould ở khía cạnh này. Có một vài tác phẩm mà ông xử trí gần như khiên cưỡng, nhất là Italian Concerto BWV 971 và Chromatic Fantasy and Fugue BWV 903 – về tác phẩm sau ông nói rằng “Tôi ghét nó hết sức chân thành”. Rõ ràng là Gould đã đi chệch khỏi các nguyên tắc đối âm rất điển hình trong sáng tác fugue của Bach: “Bach cứ viết mãi các fugue. Với tạng của ông thì đó là mục tiêu theo đuổi thích hợp nhất và chẳng thể loại nào khác mà qua đó sự phát triển nghệ thuật của Bach được đánh giá chính xác đến vậy.” Gould thừa nhận, thứ âm nhạc duy nhất khiến ông thích thú là đối âm. Mới lên bảy tuổi, Gould đã cùng mẹ đi qua 24 prelude và fugue đầu tiên của Bình quân luật. Chính với bản số 22 giọng Si giáng thứ BWV 867 mà cậu bé Gould 11 tuổi đã chiến thắng trong cuộc thi duy nhất mình tham gia – Liên hoan âm nhạc Kiwanis tháng 2/1944.
Bản thu âm Goldberg Variations đầu tiên với hãng Columbia vào tháng 6/1955 đã bất ngờ đưa Gould vào tâm điểm chú ý của thế giới và đảm bảo cho ông một vị trí trong ngôi đền của các pianist vĩ đại. Bach trở thành hòn đá tảng trong danh mục thu âm của ông. Còn bản thu studio Goldberg Variations thứ hai đã đưa sự nghiệp của Gould đi một quỹ đạo trọn vẹn vào tháng 4/1981. Dù hai bản thu âm có thể khác biệt, không chỉ ở cách chọn tempo, thì chúng vẫn thực sự là những phát súng đúng lúc. Cũng có cả ba bản thu trực tiếp vào các năm 1954, 1958 và 1959, mỗi bản đều bộc lộ một cái nhìn hoàn toàn khác và không kém phần đặc trưng về tác phẩm. Liệu có lúc nào Gould khổ sở vì bị quy gọn về Goldberg Variations không? Trong một cuộc phỏng vấn sau này, ông dứt khoát bày tỏ những e dè của mình: “Tôi cho rằng đó là một sản phẩm rất ăn khách. Còn với tư cách một tác phẩm, một quan niệm thì tôi cho rằng nó không thực sự ổn.” Liệu đây có phải là một trong những tuyên bố gây khiêu khích điển hình của Gould? Dù câu trả lời thế nào đi chăng nữa thì các bản thu âm của ông vẫn còn là những mốc son trong lịch sử thu âm mà với chúng, thính giả, tùy thuộc vào tâm trạng lúc nghe, sẽ ưu tiên cái tài hoa sắc sảo chói lọi của bản thu âm đầu và hay chọn “phẩm chất lúc sang thu” mà Gould tự miêu tả như là đặc tính tinh hoa của bản thu âm sau.
Gould và Mozart
“Mozart đã trở thành một nhà soạn nhạc tồi như thế nào” là nhan đề đầy khiêu khích của một chuyên đề Gould thực hiện cho kênh truyền hình PBL Hoa Kỳ năm 1968. Chẳng nhà soạn nhạc nào phải hứng chịu mũi dùi chỉ trích của Gould nhiều như Mozart - “chủ nghĩa khoái lạc” của ông là hết sức đáng ngờ đối với người tự nhận là Thanh giáo như Gould. Gould nói, khi Mozart qua đời năm 1791 ở tuổi 35 thì “ông chết quá muộn chứ không phải là quá sớm”. Gould cảm thấy rằng nếu mình phải dự đoán về phong cách của Mozart qua 300 tác phẩm cuối cùng trong danh mục tác phẩm mà Köchel liệt kê thì nếu sống tới tuổi thất thập, Mozart hẳn đã “chuyển sang một kiểu gạch nối giữa Weber và Spohr”. Mặc dù vậy, Gould vẫn thu âm Piano Concerto giọng Đô thứ K 491, bốn fantasia, toàn bộ 17 piano sonata - một số trong đó nhanh không kịp thở, còn số khác chậm đến phát rầu (gồm cả chương mở đầu bản Sonata giọng La trưởng K311). Các nhà phê bình đã nói về “bản thu âm đáng ghét nhất mọi thời đại”: “Tất cả đều gợi lên hình ảnh một cậu bé phát triển sớm một cách khác thường nhưng xấu tính, đang cố chơi khăm thầy dạy piano của mình.” Tuy nhiên như thường lệ với Gould, ngay cả các buổi biểu diễn Mozart của ông cũng bộc lộ những phép màu thực sự của sự thông tuệ: ông là một trong số ít các pianist chơi Marcia alla turca (Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ) trong sonata K 331 với tốc độ Allegretto bị ép chậm lại.
Gould và Beethoven
“Hãy thừa nhận đi, Ngài Gould, ông có ý nghi ngờ Beethoven!” Năm 1970, tờ Toronto Globe and Mail đăng một bài dưới cái tiêu đề này để đánh dấu kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà soạn nhạc người Đức. Nó lấy hình thức một cuộc đối thoại điên rồ giữa pianist “G.G.” và chuyên gia tâm thần “g.g.”, kể chi tiết về mối quan hệ yêu-ghét với Beethoven. Các cách trình diễn cực đoan (chẳng hạn như tốc độ nhanh kinh hoàng ở chương đầu Piano Sonata giọng Đô thứ op. 111 Gould thu âm năm 1956, hay tốc độ chậm đến khổ sở ở chương đầu Allegro assai của Piano Sonata “Appassionata” op. 57) gây ấn tượng về việc tháo dỡ để tái kiến thiết tác phẩm và thúc đẩy các cây viết phê bình về Gould phải chấm bút vào axít sunfuric. Ấy thế mà các cách trình diễn này lại là bằng chứng cho mối ràng buộc hoàn toàn nghiêm túc của ông với âm nhạc Beethoven. Tháng 2/1961, chương trình truyền hình đầu tiên của ông làm cho CBC được đặt tên “The Subject Is Beethoven” (Chủ đề là Beethoven) và rất nhiều bài viết của ông được trù tính để cố tình khiêu khích và chế nhạo các kiệt tác như Piano Concerto No. 5 và Symphony No.9. Mặc dù vậy, Beethoven vẫn là nhà soạn nhạc có số lượng tác phẩm được ông thu âm nhiều (đứng thứ hai sau Bach trong danh mục thu âm của Gould). Ông không chỉ thu âm năm piano concerto mà còn 25 sonata rưỡi (Piano Sonata giọng Si giáng trưởng op. 22 chỉ với hai chương cho đến nay chưa được phát hành), hai tập Bagatelle, ba bộ biến tấu, một vài tác phẩm thính phòng, Giao hưởng No. 5 và No. 6 do Liszt chuyển soạn. Rõ ràng là Gould bị mê hoặc bởi cái mà ông gọi là “sự pha trộn bất khả thi của ngây thơ và phức tạp khiến Beethoven thành khó lường đến nhường vậy”. Gould và Schoenberg
Gould có một chiếc xuồng máy mà ông gọi là Arnold S. Ông nhận ra tình yêu với cha đẻ của nhạc 12 âm khá sớm và tình yêu này chưa bao giờ dao động. Âm nhạc mới ư? Khi nghe Gould chơi Schoenberg, thính giả đột nhiên hiểu tại sao ngọn đuốc dẫn đầu trường phái Vienna thứ hai tự coi mình là một trong những người kế vị Brahms. Schoenberg là nhà soạn nhạc duy nhất mà Gould chưa từng thốt ra lời chỉ trích nào. Trên thực tế, Gould đã thu âm toàn bộ tác phẩm của Schoenberg viết cho đàn piano và cuốn sách duy nhất ông viết là để dành cho Schoenberg, người cũng là đề tài cho một vài series phát thanh Arnold Schoenberg – người thay đổi âm nhạc. Thậm chí tại Moscow và Leningrad, nơi Schoenberg bị cấm vào năm 1957, Gould cũng đã làm mọi việc có thể để quảng bá âm nhạc của nhà soạn nhạc này. Với Gould, Schoenberg là người thông thạo đối âm nhất sau Bach và “rồi đây chúng ta sẽ biết rằng ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống trên đời”.
Bất tuân quy tắc
Glenn Gould sinh ngày 25/9/1932 tại Toronto, Canada và được hưởng một nền giáo dục nhiều nâng niu, ưu đãi bên bờ hồ Ontario yên tĩnh. Tài năng của Gould bộc lộ rõ ràng từ thuở còn thơ và dù cha mẹ chẳng hề hối thúc con trai phải thành một thần đồng tỏa sáng nhưng ở tuổi 15, Gould đã là một pianist chuyên nghiệp và chẳng bao lâu sau thì đạt được danh tiếng ở tầm quốc gia. Ngoài 20 tuổi, Gould đã được ghi nhận qua các chương trình phát thanh, truyền hình, các bản thu âm, bài viết, bài giảng và sáng tác.
Ngay từ đầu, Gould đã là một nghệ sĩ bất tuân quy tắc. Ưu ái thứ âm nhạc phức tạp về cấu trúc, ông coi khinh các tác phẩm Lãng mạn thời kỳ đầu cũng như tác phẩm Ấn tượng vốn giữ vị trí nòng cốt trong danh mục piano chuẩn mực. Thay vào đó, ông thích thú hơn với các tác phẩm thời Elizabeth, Baroque, Cổ điển, cuối thời Lãng mạn và đầu thế kỉ 20.
Gould là nghệ sĩ có tri thức và tài năng đặc biệt trong việc làm sáng rõ đối âm và cấu trúc, đồng thời cách chơi đàn của ông cũng biểu cảm sâu sắc và năng động về nhịp điệu. Ông có kỹ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy, mặc dù ông đảo lộn nhiều thông lệ của giới chơi piano, chẳng hạn như việc tránh dùng pedal duy trì và xử lý dấu ngắt âm. Tin tưởng rằng vai trò của người biểu diễn là hết sức sáng tạo, ông đưa ra các cách diễn dịch độc đáo, mang tính cá nhân sâu sắc và đôi khi còn gây sốc (các tempo cực đoan, động thái kỳ cục, cách nhấn nhịp cầu kỳ), nhất là trong các tác phẩm luân khúc của Mozart, Beethoven và Brahms.
Năm 1955, Gould biểu diễn ra mắt trên đất Mỹ. Một năm sau, bản thu âm đầu tiên của ông với hãng Columbia, bộ Goldberg Variations của Bach, được phát hành và khởi động sự nghiệp hòa nhạc quốc tế của ông. Gould được ca ngợi rộng rãi dù phong cách âm nhạc rất riêng biệt; kiểu cách sân khấu cầu kỳ khoa trương cùng các cá tính lập dị khác của ông đã tô màu quảng bá nâng cao danh tiếng cho ông. Song ông lại chán ghét việc biểu diễn – “Tại buổi hòa nhạc, tôi cảm thấy tự hạ mình như một diễn viên tạp kĩ” – và mặc dù nhận được nhiều yêu cầu nhưng ông hạn chế xuất hiện đến hà tiện (chưa đầy 40 buổi hòa nhạc ở nước ngoài). Cuối cùng, vào năm 1964, ông vĩnh viễn rút lui khỏi đời sống hòa nhạc.
Gould quan niệm rằng, “Mục đích của nghệ thuật không phải là thả cho hormone tuyến thượng thận phun trào trong chốc lát mà đúng hơn là việc xây dựng từng bước và suốt đời một trạng thái diệu kỳ thanh thản.” Từ trước khi giải nghệ, ông đã không thỏa mãn với việc là một nghệ sĩ biểu diễn hòa nhạc; ông thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình, xuất bản các bài viết về đề tài âm nhạc và ngoài âm nhạc, tiếp tục sáng tác. Gould thích gọi mình là “một cây bút, nhà soạn nhạc, phát thanh viên Canada, người chỉ tình cờ chơi piano trong lúc rảnh”.
Gould sống một cuộc đời lặng lẽ, cô độc và thanh đạm. Ông giữ gìn sự riêng tư của mình, các mối quan hệ lãng mạn của ông với phụ nữ chưa bao giờ được công khai. (“Sự cách ly là một cách chắc chắn cho hạnh phúc của con người.”) Ông duy trì một căn hộ hiện đại và một studio nhỏ, chỉ rời Toronto khi công việc đòi hỏi hoặc khi thi thoảng đi nghỉ ở thôn quê.
Mùa hè năm 1982, ông thực hiện bản thu âm đầu tiên với tư cách một nhà chỉ huy. Rồi ông lập kế hoạch từ bỏ biểu diễn, lui về ở vùng thôn quê và dành thời gian cho viết lách và soạn nhạc. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau sinh nhật lần thứ 50, Gould bất ngờ qua đời vì đột quỵ. Kể từ đó, ông có một “đời sống” khác thường. Công việc phong phú của ông đã được phổ biến rộng rãi. Ông là đề tài của một lượng khổng lồ tài liệu ở nhiều ngôn ngữ. Và ông là nguồn cảm hứng cho các hội thảo, triển lãm, liên hoan, chương trình phát thanh và truyền hình, tiểu thuyết, kịch, tác phẩm âm nhạc, thơ, nghệ thuật nghe nhìn và phim truyện (đã có 32 bộ phim ngắn về Gould).
Gould và Bach
Bach và Gould, Gould và Bach – họ gần như luôn được nhắc đến trong cùng một hơi thở, nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và “pianist vĩ đại nhất mọi thời đại” theo lời nhà viết kịch người Áo Thomas Bernhard (1931 –1989). Không nghi ngờ gì nữa, âm nhạc của Bach là thứ vĩ đại bất biến trong cuộc đời Gould. Không gì mô tả sự độc nhất vô nhị của Gould với tư cách một pianist tốt hơn 153 tác phẩm Bach mà ông đã thu âm, một số trong đó được thu âm đến vài lần. Chưa hề có tiền lệ nào cho cách chơi nhạc Bach đặc biệt như vậy, cũng như chưa hề có ai từng qua mặt được Gould ở khía cạnh này. Có một vài tác phẩm mà ông xử trí gần như khiên cưỡng, nhất là Italian Concerto BWV 971 và Chromatic Fantasy and Fugue BWV 903 – về tác phẩm sau ông nói rằng “Tôi ghét nó hết sức chân thành”. Rõ ràng là Gould đã đi chệch khỏi các nguyên tắc đối âm rất điển hình trong sáng tác fugue của Bach: “Bach cứ viết mãi các fugue. Với tạng của ông thì đó là mục tiêu theo đuổi thích hợp nhất và chẳng thể loại nào khác mà qua đó sự phát triển nghệ thuật của Bach được đánh giá chính xác đến vậy.” Gould thừa nhận, thứ âm nhạc duy nhất khiến ông thích thú là đối âm. Mới lên bảy tuổi, Gould đã cùng mẹ đi qua 24 prelude và fugue đầu tiên của Bình quân luật. Chính với bản số 22 giọng Si giáng thứ BWV 867 mà cậu bé Gould 11 tuổi đã chiến thắng trong cuộc thi duy nhất mình tham gia – Liên hoan âm nhạc Kiwanis tháng 2/1944.
Bản thu âm Goldberg Variations đầu tiên với hãng Columbia vào tháng 6/1955 đã bất ngờ đưa Gould vào tâm điểm chú ý của thế giới và đảm bảo cho ông một vị trí trong ngôi đền của các pianist vĩ đại. Bach trở thành hòn đá tảng trong danh mục thu âm của ông. Còn bản thu studio Goldberg Variations thứ hai đã đưa sự nghiệp của Gould đi một quỹ đạo trọn vẹn vào tháng 4/1981. Dù hai bản thu âm có thể khác biệt, không chỉ ở cách chọn tempo, thì chúng vẫn thực sự là những phát súng đúng lúc. Cũng có cả ba bản thu trực tiếp vào các năm 1954, 1958 và 1959, mỗi bản đều bộc lộ một cái nhìn hoàn toàn khác và không kém phần đặc trưng về tác phẩm. Liệu có lúc nào Gould khổ sở vì bị quy gọn về Goldberg Variations không? Trong một cuộc phỏng vấn sau này, ông dứt khoát bày tỏ những e dè của mình: “Tôi cho rằng đó là một sản phẩm rất ăn khách. Còn với tư cách một tác phẩm, một quan niệm thì tôi cho rằng nó không thực sự ổn.” Liệu đây có phải là một trong những tuyên bố gây khiêu khích điển hình của Gould? Dù câu trả lời thế nào đi chăng nữa thì các bản thu âm của ông vẫn còn là những mốc son trong lịch sử thu âm mà với chúng, thính giả, tùy thuộc vào tâm trạng lúc nghe, sẽ ưu tiên cái tài hoa sắc sảo chói lọi của bản thu âm đầu và hay chọn “phẩm chất lúc sang thu” mà Gould tự miêu tả như là đặc tính tinh hoa của bản thu âm sau.
Gould và Mozart
“Mozart đã trở thành một nhà soạn nhạc tồi như thế nào” là nhan đề đầy khiêu khích của một chuyên đề Gould thực hiện cho kênh truyền hình PBL Hoa Kỳ năm 1968. Chẳng nhà soạn nhạc nào phải hứng chịu mũi dùi chỉ trích của Gould nhiều như Mozart - “chủ nghĩa khoái lạc” của ông là hết sức đáng ngờ đối với người tự nhận là Thanh giáo như Gould. Gould nói, khi Mozart qua đời năm 1791 ở tuổi 35 thì “ông chết quá muộn chứ không phải là quá sớm”. Gould cảm thấy rằng nếu mình phải dự đoán về phong cách của Mozart qua 300 tác phẩm cuối cùng trong danh mục tác phẩm mà Köchel liệt kê thì nếu sống tới tuổi thất thập, Mozart hẳn đã “chuyển sang một kiểu gạch nối giữa Weber và Spohr”. Mặc dù vậy, Gould vẫn thu âm Piano Concerto giọng Đô thứ K 491, bốn fantasia, toàn bộ 17 piano sonata - một số trong đó nhanh không kịp thở, còn số khác chậm đến phát rầu (gồm cả chương mở đầu bản Sonata giọng La trưởng K311). Các nhà phê bình đã nói về “bản thu âm đáng ghét nhất mọi thời đại”: “Tất cả đều gợi lên hình ảnh một cậu bé phát triển sớm một cách khác thường nhưng xấu tính, đang cố chơi khăm thầy dạy piano của mình.” Tuy nhiên như thường lệ với Gould, ngay cả các buổi biểu diễn Mozart của ông cũng bộc lộ những phép màu thực sự của sự thông tuệ: ông là một trong số ít các pianist chơi Marcia alla turca (Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ) trong sonata K 331 với tốc độ Allegretto bị ép chậm lại.
Gould và Beethoven
“Hãy thừa nhận đi, Ngài Gould, ông có ý nghi ngờ Beethoven!” Năm 1970, tờ Toronto Globe and Mail đăng một bài dưới cái tiêu đề này để đánh dấu kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà soạn nhạc người Đức. Nó lấy hình thức một cuộc đối thoại điên rồ giữa pianist “G.G.” và chuyên gia tâm thần “g.g.”, kể chi tiết về mối quan hệ yêu-ghét với Beethoven. Các cách trình diễn cực đoan (chẳng hạn như tốc độ nhanh kinh hoàng ở chương đầu Piano Sonata giọng Đô thứ op. 111 Gould thu âm năm 1956, hay tốc độ chậm đến khổ sở ở chương đầu Allegro assai của Piano Sonata “Appassionata” op. 57) gây ấn tượng về việc tháo dỡ để tái kiến thiết tác phẩm và thúc đẩy các cây viết phê bình về Gould phải chấm bút vào axít sunfuric. Ấy thế mà các cách trình diễn này lại là bằng chứng cho mối ràng buộc hoàn toàn nghiêm túc của ông với âm nhạc Beethoven. Tháng 2/1961, chương trình truyền hình đầu tiên của ông làm cho CBC được đặt tên “The Subject Is Beethoven” (Chủ đề là Beethoven) và rất nhiều bài viết của ông được trù tính để cố tình khiêu khích và chế nhạo các kiệt tác như Piano Concerto No. 5 và Symphony No.9. Mặc dù vậy, Beethoven vẫn là nhà soạn nhạc có số lượng tác phẩm được ông thu âm nhiều (đứng thứ hai sau Bach trong danh mục thu âm của Gould). Ông không chỉ thu âm năm piano concerto mà còn 25 sonata rưỡi (Piano Sonata giọng Si giáng trưởng op. 22 chỉ với hai chương cho đến nay chưa được phát hành), hai tập Bagatelle, ba bộ biến tấu, một vài tác phẩm thính phòng, Giao hưởng No. 5 và No. 6 do Liszt chuyển soạn. Rõ ràng là Gould bị mê hoặc bởi cái mà ông gọi là “sự pha trộn bất khả thi của ngây thơ và phức tạp khiến Beethoven thành khó lường đến nhường vậy”. Gould và Schoenberg
Gould có một chiếc xuồng máy mà ông gọi là Arnold S. Ông nhận ra tình yêu với cha đẻ của nhạc 12 âm khá sớm và tình yêu này chưa bao giờ dao động. Âm nhạc mới ư? Khi nghe Gould chơi Schoenberg, thính giả đột nhiên hiểu tại sao ngọn đuốc dẫn đầu trường phái Vienna thứ hai tự coi mình là một trong những người kế vị Brahms. Schoenberg là nhà soạn nhạc duy nhất mà Gould chưa từng thốt ra lời chỉ trích nào. Trên thực tế, Gould đã thu âm toàn bộ tác phẩm của Schoenberg viết cho đàn piano và cuốn sách duy nhất ông viết là để dành cho Schoenberg, người cũng là đề tài cho một vài series phát thanh Arnold Schoenberg – người thay đổi âm nhạc. Thậm chí tại Moscow và Leningrad, nơi Schoenberg bị cấm vào năm 1957, Gould cũng đã làm mọi việc có thể để quảng bá âm nhạc của nhà soạn nhạc này. Với Gould, Schoenberg là người thông thạo đối âm nhất sau Bach và “rồi đây chúng ta sẽ biết rằng ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống trên đời”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét