10 ngôn ngữ kỳ lạ của loài
người
1. Solresol
Cha đẻ của ngôn ngữ này là
Francois Sudre (1787- 1862) - nhà soạn nhạc người Pháp, ở nửa đầu thế kỷ 19. Có
thể nói, Solresol là một điển hình cho loại ngôn ngữ quốc tế bổ trợ: một ngôn
ngữ được đơn giản hóa tới mức có thể, tạo điều kiện cho giao tiếp quốc tế trở
nên dễ dàng hơn.
Solresol là ngôn ngữ đầu
tiên được nhiều người công nhận và sử dụng, nhưng với tính năng chuyển tải
“ngôn ngữ âm nhạc” với hệ thống thất âm 7 bậc cơ bản sắp xếp từ âm vực cao đến
thấp: Đồ, Rê, Mi, Fa, Xon, La, Xi, nó mới được tôn vinh là ngôn ngữ “có một
không hai”. Điều này chứng tỏ, ngôn từ có thể được diễn đạt bằng các nốt nhạc.
Và âm nhạc chính là “ngôn ngữ chung nhất” của con người.
2. Quenya
Là một trong 20 ngôn ngữ được
JRR Tolkien (1892 - 1973) - tiểu thuyết gia người Anh, “cha đẻ của thể loại văn
học kỳ ảo hiện đại” sử dụng trong tác phẩm bộ ba “Chúa tể những chiếc nhẫn”.
Quenya là một trong rất nhiều ngôn ngữ cổ của người Elvish bất tử, sống ở vùng
Trung Địa thời Niên Đại thứ nhất, được Tolkien sử dụng hết sức chau chuốt trong
các tác phẩm của mình, với mục đích “làm giàu” ngôn ngữ của mình thông qua các
kiến thức lịch sử phong phú thời xưa. Điều đặc biệt là ngữ pháp và cách phát âm
của Quenya có nét tương đồng với ngôn ngữ của người Phần Lan, La Tinh và Hy Lạp.
3. Toki Pona
Theo giả thuyết Sapir -
Whorf về “tính tương đối của ngôn ngữ”, suy nghĩ và nhận thức của một cá nhân
có thể được định hình bởi ngôn ngữ mà người đó sử dụng. Toki Pona là ngôn ngữ
đi theo giả thuyết này, với mục tiêu đơn giản hóa cuộc sống từ việc sử dụng một
ngôn ngữ đơn giản hết mức có thể.
Chỉ vỏn vẹn 123 từ và có đôi khi gặp khó khăn trong việc thể hiện sắc thái ý nghĩa, Toki Pona vẫn có thể kết hợp các từ lại với nhau để tạo nên các từ phức tạp hơn, ví dụ, từ “hạnh phúc” trong Toki Pona là “cảm thấy tốt”, “rượu” là “nước say”, hay “địa chất” là “trái đất học”…
Chỉ vỏn vẹn 123 từ và có đôi khi gặp khó khăn trong việc thể hiện sắc thái ý nghĩa, Toki Pona vẫn có thể kết hợp các từ lại với nhau để tạo nên các từ phức tạp hơn, ví dụ, từ “hạnh phúc” trong Toki Pona là “cảm thấy tốt”, “rượu” là “nước say”, hay “địa chất” là “trái đất học”…
4. Lingua Ignota
Nằm trong danh sách những
ngôn ngữ được con người phát minh ra sớm nhất, Lingua Ignota, theo tiếng Latinh
có nghĩa là “ngôn ngữ vô danh”, do nữ Tu viện trưởng người Đức Hildegard von
Bingen tạo ra vào thế kỷ thứ 12. Ngôn ngữ này “vô danh” vì nó được Hildegard
cùng các nữ tu sĩ phát minh và sử dụng một cách bí mật.
Hildegard đồng thời cũng là một nhà soạn nhạc tài ba, bà đã khéo léo lồng ghép ngôn từ của ngôn ngữ này vào các tác phẩm âm nhạc của mình. Hơn nữa, bà còn để lại cho hậu thế một cuốn từ điển khoảng 1000 từ giải thích các thuật ngữ về y học và tôn giáo.
Hildegard đồng thời cũng là một nhà soạn nhạc tài ba, bà đã khéo léo lồng ghép ngôn từ của ngôn ngữ này vào các tác phẩm âm nhạc của mình. Hơn nữa, bà còn để lại cho hậu thế một cuốn từ điển khoảng 1000 từ giải thích các thuật ngữ về y học và tôn giáo.
5. Laadan
Tiến sĩ Suzette Haden, đồng
thời là một Giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ đã sáng tạo nên loại ngôn ngữ “đi
theo” giả thuyết Sapir – Whorf - ngôn ngữ Laadan, với mục đích kiểm tra quan niệm
cho rằng chỉ ngôn ngữ của loài người không thôi chưa đủ để lột tả hết mọi sắc
thái biểu cảm. Vì thế, ngôn ngữ này cho phép con người biểu đạt tất cả mọi loại
cảm xúc bằng ngôn từ, điều mà trong tiếng Anh phải “mượn” đến âm điệu và ngôn
ngữ cơ thể mới chuyển tải được hết.
6. Newspeak
Newspaek được tạo ra bởi tiểu
thuyết gia người Anh George Orwell để phục vụ cho cuốn tiểu thuyết “1984” của
ông. Cuốn sách là mắt xích quan trọng trong quá trình thay thế rồi dần dần xóa
bỏ hẳn tiếng Anh bằng Newspeak của George Orwell, với mục đích “thu hẹp phạm vi
tư tưởng”. Chẳng hạn, từ “free” hoặc “freedom” không nằm trong vốn từ vựng của
Newspeak, trong khi đó, một số từ của Newspeak như “doublething” và “ungood” lại
được mượn vào tiếng Anh.
7. Enochian
Ngôn ngữ này xuất hiện vào
thế kỷ thứ 16 trong loạt sách của nhà chiêm tinh người Anh John Dee (1527 –
1609) và nhà tiên tri người Ai-len Edward Kelly (1555 – 1597). Theo Dee, ngôn
ngữ này được Chúa Trời sử dụng để tạo ra thế giới muôn loài, theo thời gian nó
trở thành ngôn ngữ thánh kinh trong Kinh Cựu Ước của người Do Thái. Hai nhà
tiên tri và chiêm tinh học Dee và Kelly đã sử dụng ngôn ngữ cùng với hệ thống bảng
chữ cái Enochian cho cuốn sách mô tả chi tiết việc sử dụng ma thuật của mình.
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi hiện đại chỉ ra rằng, cấu trúc ngữ pháp của
Enochian có nhiều điểm tương đồng với tiếng Anh hơn là so với tiếng Do Thái.
Trong thế kỷ 20, ngôn ngữ này đã “trở lại” và được một số nhà tiên tri sử dụng.
8. E-Prime
Một loại ngôn ngữ khác được
xây dựng với mục đích thể hiện một quan điểm triết học là E-Prime, phiên bản của
tiếng Anh, “an-ti” mọi hình thức của động từ “to be” (như is, was, been ….).
Theo Alfred Korzybski (1879 – 1950), nhà khoa học, triết học người Mỹ gốc Ba
Lan, người sử dụng E-Prime cho cuốn sách xuất bản năm 1933 với tựa đề “Khoa học
và sự sáng suốt”, thì việc sử dụng ngôn ngữ này mang lại lối tư duy phê phán sắc
sảo cùng những ý tưởng đưa ra rõ ràng hơn. Ví dụ, thay vì nói “Đây là một bộ
phim tồi tệ”, một người sử dụng E-Prime sẽ nói: “Tôi không thích bộ phim này”,
hoặc, “Tôi không đồng quan điểm với bạn”, thay cho việc phủ định sạch trơn “Bạn
sai hoàn toàn”.
Thời nay, ngôn ngữ E-Prime vẫn
được duy trì phổ biến, song chỉ như một lối tư duy thú vị mà thôi.
9. Esperanto
Esperanto là ngôn ngữ quốc tế
bổ trợ thành công nhất cho đến nay, với khoảng 2 triệu người sử dụng trên toàn
thế giới. Được một vị bác sĩ người Ba Lan, Ludovik Zamenhof, phát minh vào cuối
thế kỷ 19, với mong muốn chấm dứt mọi xung đột sắc tộc trên thế giới qua việc
mang đến “một ngôn ngữ chung nhất” cho tất cả mọi người.
Trong Chiến tranh thế giới I
(1914 – 1918), Esperanto đã trở nên phổ biến, nhưng lại bị “đàn áp” tại Ba Lan
thời kỳ Thế Chiến II (1939 – 1945), và “chết yểu” trước sự tàn phá của chiến
tranh. Ngày nay, điều chúng ta có để biến mong ước của Zamenhof về một “ngôn ngữ
quốc tế chung” thành sự thật có lẽ là việc phổ biến thứ tiếng Anh không đơn giản
và không trung lập mà thôi.
10. Klingon
Esperanto có thể được sử dụng
nhiều, nhưng Klingon mới chính là ngôn ngữ được xây dựng để trở nên nổi tiếng
hơn cả. Là ngôn ngữ sử dụng trong các chương trình truyền hình và bộ phim bom tấn
“Cuộc chiến giữa các vì sao”, Klingon chủ yếu được sáng tạo với một hệ thống
phát âm và khá nhiều nguyên tắc phức tạp, rất hiếm gặp trong các ngôn ngữ của
con người, hơn nữa, ngôn ngữ này không phổ biến ở Trái Đất vì nó chứa nhiều
ngôn từ của vũ trụ - yếu tố gây nên khó khăn trong giao tiếp phổ biến của người
bình thường. Chẳng hạn, từ “chiến đấu” có rất nhiều từ đồng nghĩa khác, nhưng từ
“xin chào”, nghĩa gần nhất trong tiếng Klingon là “Bạn muốn gì?”.
Mặc dù có một số khó khăn kể
trên, vẫn có số người trên thế giới giao tiếp trôi chảy ngôn ngữ này, thậm chí,
một vài tác phẩm nhạc kịch của Shakespeare cũng được dịch sang tiếng Klingon.
Donkey Luffy
Ảnh: TopTen
hàng không eva airline
vé máy bay đi mỹ tháng nào rẻ nhất
mua ve may bay hang korean air
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich