Con đường đến với nhạc cổ điển
Mới lọt lòng được nghe nhạc
cổ điển:
Ngay từ lúc ẵm ngửa tôi đã được ru ngủ bằng Sonate “Mùa xuân”, các trích đoạn trong “Hồ thiên nga” và các bản valse của J. Strauss.Mặc dù việc nghe nhạc bị ngắt quãng một thời gian dài từ khoảng năm tôi lên 5 hoặc 6 nhưng nhiều năm sau, khi nghe lại những bản nhạc đó thì tôi cảm thấy quen tai ngay lập tức. Mẹ tôi kể: cứ lúc ru nó ngủ thì bố tôi mở máy quay đĩa là tôi ngủ nhanh chóng, không có nhạc thì còn lâu. Chưa ngủ say mà tắt máy là tôi lại oe oe. Trước khi tôi được sinh ra, bố tôi được đi làm chuyên gia giáo dục ở Ghi-nê mấy năm (ông tốt nghiệp khoa toán trường ĐH tổng hợp). Khi về ông mua được 1 cái máy cassette (loại radio bé tí) và 1 cái máy quay đĩa stereo Phillips, loại như cái va li nhỏ, nắp là 2 loa nhỏ nghép lại. Vào thời đó (tôi sinh năm 1964) máy quay đĩa stereo rất hiếm ở Hà nội. Còn máy cassette thì Sở văn hóa trưng dụng ngay vì thời gian này dân thường chưa được phép sử dụng các loại máy ghi âm. Bố tôi không nghe được nhạc cổ điển mấy ngoài các bản valse của J.Strauss nhưng ông biết giá trị của nhạc cổ điển và rất thích thú khi thấy tôi thích nghe. Khi học vỡ lòng là tôi tự bật máy, đặt đĩa lên để nghe. Đến một ngày mà tôi mãi không quên được cái cảm giác sợ hãi và tiếc nuối khi cái máy quay đĩa tự nhiên không chạy và bốc mùi khét lẹt. Không biết nó bị cháy do tôi nghe nhiều quá hay điện hồi đó quá chập chờn. Khi đó tôi vẫn chưa học lớp 1. Mẹ tôi xuất thân trong gia đình nông dân ở làng Mọc, lấy chồng trên phố thì được “lên chức” công nhân. Khi còn trẻ, lúc mới giải phóng Thủ đô bà cũng tham gia các hoạt động văn nghệ của thanh niên xóm và học được đôi chút mandoline. Sau này khi kể lại chuyện đó bà cứ tiếc rẻ: tập mãi mà chưa vê được. Bà không thích nghe những loại nhạc “sến sến” mà các bà cùng thời hay nghe mà lại thích nghe nhạc pop, latin hoặc những bản cổ điển dễ nghe như: phiên chợ Ba tư, Czardas. Khi tôi học guitar, mấy thằng bạn thỉnh thoảng đến chơi cứ trố lồi mắt khi thấy bà nằm trên giường ôm cây guitar của tôi tưng tửng những bài cổ lỗ mà bà tự mò trên đàn. Có thể nói năng khiếu âm nhạc khiêm tốn của tôi được thừa hưởng từ mẹ.
Ngay từ lúc ẵm ngửa tôi đã được ru ngủ bằng Sonate “Mùa xuân”, các trích đoạn trong “Hồ thiên nga” và các bản valse của J. Strauss.Mặc dù việc nghe nhạc bị ngắt quãng một thời gian dài từ khoảng năm tôi lên 5 hoặc 6 nhưng nhiều năm sau, khi nghe lại những bản nhạc đó thì tôi cảm thấy quen tai ngay lập tức. Mẹ tôi kể: cứ lúc ru nó ngủ thì bố tôi mở máy quay đĩa là tôi ngủ nhanh chóng, không có nhạc thì còn lâu. Chưa ngủ say mà tắt máy là tôi lại oe oe. Trước khi tôi được sinh ra, bố tôi được đi làm chuyên gia giáo dục ở Ghi-nê mấy năm (ông tốt nghiệp khoa toán trường ĐH tổng hợp). Khi về ông mua được 1 cái máy cassette (loại radio bé tí) và 1 cái máy quay đĩa stereo Phillips, loại như cái va li nhỏ, nắp là 2 loa nhỏ nghép lại. Vào thời đó (tôi sinh năm 1964) máy quay đĩa stereo rất hiếm ở Hà nội. Còn máy cassette thì Sở văn hóa trưng dụng ngay vì thời gian này dân thường chưa được phép sử dụng các loại máy ghi âm. Bố tôi không nghe được nhạc cổ điển mấy ngoài các bản valse của J.Strauss nhưng ông biết giá trị của nhạc cổ điển và rất thích thú khi thấy tôi thích nghe. Khi học vỡ lòng là tôi tự bật máy, đặt đĩa lên để nghe. Đến một ngày mà tôi mãi không quên được cái cảm giác sợ hãi và tiếc nuối khi cái máy quay đĩa tự nhiên không chạy và bốc mùi khét lẹt. Không biết nó bị cháy do tôi nghe nhiều quá hay điện hồi đó quá chập chờn. Khi đó tôi vẫn chưa học lớp 1. Mẹ tôi xuất thân trong gia đình nông dân ở làng Mọc, lấy chồng trên phố thì được “lên chức” công nhân. Khi còn trẻ, lúc mới giải phóng Thủ đô bà cũng tham gia các hoạt động văn nghệ của thanh niên xóm và học được đôi chút mandoline. Sau này khi kể lại chuyện đó bà cứ tiếc rẻ: tập mãi mà chưa vê được. Bà không thích nghe những loại nhạc “sến sến” mà các bà cùng thời hay nghe mà lại thích nghe nhạc pop, latin hoặc những bản cổ điển dễ nghe như: phiên chợ Ba tư, Czardas. Khi tôi học guitar, mấy thằng bạn thỉnh thoảng đến chơi cứ trố lồi mắt khi thấy bà nằm trên giường ôm cây guitar của tôi tưng tửng những bài cổ lỗ mà bà tự mò trên đàn. Có thể nói năng khiếu âm nhạc khiêm tốn của tôi được thừa hưởng từ mẹ.
Lần đầu tiếp xúc với một nhạc
cụ:
Vào khoảng thời gian học vỡ lòng, tôi được bố cho đi theo đến nhà một người bạn, chắc hôm đó không có ai trông tôi. Người bạn đó là nhạc sỹ Vũ Lương (nhạc trưởng trong nhiều năm của Dàn nhạc Đài tiếng nói VN). Khi đến nhà bác Lương tôi sán lại ngay cây piano khi nhìn thấy nó. Sau một lúc dò dẫm hình như tôi có mò ra mấy câu đầu của bài “Trở về Suriento” hay “O sole mio” thì phải, hồi đó đang mê mẩn cái đĩa cậu bé Robertino với các ca khúc Ý mà. Bố tôi cứ mắng: đừng nghịch đàn để bố nói chuyện với bác. Tránh xa cây đàn được một lúc là tôi lại bị cây đàn nó hút lại. Cảm giác đó thật khó quên, nó còn mạnh hơn sức hút của các cô gái xinh sau này tôi cảm thấy. Chắc để ý thấy điều đó nên bác Lương gọi tôi lại bên cây đàn và yêu cấu tôi hát theo những nốt bác đàn. Sau đó ông cho tôi nghe 1 nốt mà không được nhìn rồi cho tôi tìm nốt đó trong 4-5 phím. Tôi luôn làm ông mỉm cười và gật gù. Ông nói với bố tôi: thằng bé này học nhạc được đấy, anh thu xếp thời gian đưa nó đến đây để tôi dạy nó.Sau này bố tôi kể lại là mặc dù ông rất muốn cho tôi theo học bác Lương nhưng không thu xếp được thời gian và đường đến nhà bác Lương lại không tiện đường nên không thực hiện được ý định đó. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho tôi khi bõ lỡ cơ hội học nhạc từ sớm.
Vào khoảng thời gian học vỡ lòng, tôi được bố cho đi theo đến nhà một người bạn, chắc hôm đó không có ai trông tôi. Người bạn đó là nhạc sỹ Vũ Lương (nhạc trưởng trong nhiều năm của Dàn nhạc Đài tiếng nói VN). Khi đến nhà bác Lương tôi sán lại ngay cây piano khi nhìn thấy nó. Sau một lúc dò dẫm hình như tôi có mò ra mấy câu đầu của bài “Trở về Suriento” hay “O sole mio” thì phải, hồi đó đang mê mẩn cái đĩa cậu bé Robertino với các ca khúc Ý mà. Bố tôi cứ mắng: đừng nghịch đàn để bố nói chuyện với bác. Tránh xa cây đàn được một lúc là tôi lại bị cây đàn nó hút lại. Cảm giác đó thật khó quên, nó còn mạnh hơn sức hút của các cô gái xinh sau này tôi cảm thấy. Chắc để ý thấy điều đó nên bác Lương gọi tôi lại bên cây đàn và yêu cấu tôi hát theo những nốt bác đàn. Sau đó ông cho tôi nghe 1 nốt mà không được nhìn rồi cho tôi tìm nốt đó trong 4-5 phím. Tôi luôn làm ông mỉm cười và gật gù. Ông nói với bố tôi: thằng bé này học nhạc được đấy, anh thu xếp thời gian đưa nó đến đây để tôi dạy nó.Sau này bố tôi kể lại là mặc dù ông rất muốn cho tôi theo học bác Lương nhưng không thu xếp được thời gian và đường đến nhà bác Lương lại không tiện đường nên không thực hiện được ý định đó. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho tôi khi bõ lỡ cơ hội học nhạc từ sớm.
Khóa học nhạc đầu tiên:
Vào khoảng thời gian tôi học lớp 3 hay 4, tên TV có phát bộ phim “bản nhạc Pô lô ne” có sử dụng bản Polonaise của Oguilsky. Nhờ bộ phim này mà rất nhiều người, trong đó có tôi, thích mê mẩn bản Polonaise này,. Sau đó, trong một buổi họp tổ dân phố ở sân chùa Bà đá có tiết mục văn nghệ do cậu tên Cường biểu diễn độc tấu violon bài polonaise này (sau này tôi mới biết đó là viola). Tôi đứng trên nhà (nhà tôi ở tầng 2 và ngay cạnh chùa) mê mẩn nghe và xem không bỏ sốt 1 nốt nhạc hay 1 động tác nào của Cường. Cậu Cường này con ông bà thợ may ở đầu phố nhà tôi. Ông bố là thợ may nhưng lại quyết chí cho con theo học nhạc. Ông dùng roi vọt để bắt cậu con lớn học đàn. Sau này khi đọc về Paganini tôi liên tưởng ngay tới Cường. Còn 2 đứa em của Cường không biết có bị ăn roi hay không nhưng kết quả thật mỹ mãn: cả 3 anh em đều theo âm nhạc chuyên nghiệp: Cường hiện là cây viola trong NVSO (hình như là bè trưởng), dưới Cường là Cảnh học accordeon nhưng không theo nghiệp đàn, cô em út là Dung trong ban nhạc “Tik tik tak”. Tiết mục trình diễn của Cường cộng thêm những gì nghe qua đĩa, radio làm tôi luôn mơ ước về cây violon. Trong mùa hè kết thúc lớp 4 tôi được đi học nhạc lý ở trường nhạc của nhạc sỹ Đoàn Chuẩn ở Cao Bá Quát. Cả 3 tháng hè tôi học như một con vẹt ngố: ê a đọc các bài xướng âm nhưng lại chẳng hiểu tại sao lại đọc như vậy. Chỉ đến hôm làm bài kiểm tra cuối khóa tôi mới vỡ lẽ ra cách đọc các nốt nhạc. Nếu như tôi thành ngôi sao âm nhạc thì câu chuyện này sẽ là những sợi tơ để thêu dệt nên huyền thoại đây.
Vào khoảng thời gian tôi học lớp 3 hay 4, tên TV có phát bộ phim “bản nhạc Pô lô ne” có sử dụng bản Polonaise của Oguilsky. Nhờ bộ phim này mà rất nhiều người, trong đó có tôi, thích mê mẩn bản Polonaise này,. Sau đó, trong một buổi họp tổ dân phố ở sân chùa Bà đá có tiết mục văn nghệ do cậu tên Cường biểu diễn độc tấu violon bài polonaise này (sau này tôi mới biết đó là viola). Tôi đứng trên nhà (nhà tôi ở tầng 2 và ngay cạnh chùa) mê mẩn nghe và xem không bỏ sốt 1 nốt nhạc hay 1 động tác nào của Cường. Cậu Cường này con ông bà thợ may ở đầu phố nhà tôi. Ông bố là thợ may nhưng lại quyết chí cho con theo học nhạc. Ông dùng roi vọt để bắt cậu con lớn học đàn. Sau này khi đọc về Paganini tôi liên tưởng ngay tới Cường. Còn 2 đứa em của Cường không biết có bị ăn roi hay không nhưng kết quả thật mỹ mãn: cả 3 anh em đều theo âm nhạc chuyên nghiệp: Cường hiện là cây viola trong NVSO (hình như là bè trưởng), dưới Cường là Cảnh học accordeon nhưng không theo nghiệp đàn, cô em út là Dung trong ban nhạc “Tik tik tak”. Tiết mục trình diễn của Cường cộng thêm những gì nghe qua đĩa, radio làm tôi luôn mơ ước về cây violon. Trong mùa hè kết thúc lớp 4 tôi được đi học nhạc lý ở trường nhạc của nhạc sỹ Đoàn Chuẩn ở Cao Bá Quát. Cả 3 tháng hè tôi học như một con vẹt ngố: ê a đọc các bài xướng âm nhưng lại chẳng hiểu tại sao lại đọc như vậy. Chỉ đến hôm làm bài kiểm tra cuối khóa tôi mới vỡ lẽ ra cách đọc các nốt nhạc. Nếu như tôi thành ngôi sao âm nhạc thì câu chuyện này sẽ là những sợi tơ để thêu dệt nên huyền thoại đây.
Bắt đầu tập guitar:
Bố tôi hứa sẽ cho đi học violon khi kết thúc khóa nhạc lý nhưng vào đầu lớp 5 ông thường xuyên phải ký những bản kiểm điểm cho tôi vì những lỗi vô kỷ luật nên ông phạt tôi bằng cách không cho đi học đàn tiếp. Đến mùa hè chuẩn bị vào lớp 10, anh Hứa Đông Hải là giáo viên dạy nhạc ở Trường bố tôi (ông là giảng viên khoa Pháp văn ĐHSP ngoại ngữ) do mến bố tôi nên thường đến nhà tôi chơi. Thấy tôi thích nhạc nên anh khuyến khích tôi học guitar, anh sẽ cho mượn cây guitar Ý của anh và anh sẽ chỉ cách tập. Hai anh em ra hiệu sách ngoại văn và mua cuốn “ phương pháp học ghi-ta của Carcassi”. Sách do Liên xô xuất bản và bắt đầu hành trình khám phá âm nhạc trên cây guitar. Nhờ có Liên xô mà hồi đó ở hiệu sách ngoại văn có nhiều sách nhạc đủ loại và tôi cũng tích lũy được một chồng sách cho piano, cello, violon rất có ích cho tôi sau này.Ví dụ: nghe mọi người chơi Prelude của Bach chuyển soạn từ cello suite số 1 mà chẳng ai giống ai. Lập tức xem bản gốc là phân biệt được đúng sai. Những bản chuyển soạn đầu tiên của tôi cũng bắt đầu từ những cuốn sách đó. Anh Hải học sáng tác nên chỉ biết piano. Về guitar anh chỉ bập bùng được vài hợp âm chứ không biết các kỹ thuật dụ thể. Anh chỉ hướng dẫn cho tôi cách thực hiện các bản nhạc còn tay trái bấm thế nào, tay phải gảy thế nào thì tôi cứ làm sao cho đàn nó kêu là được. Cứ thế mà anh Hải đã hướng dẫn cho tôi tập được phần đầu của cuốn sách. Mỗi khi đến nhà anh Hải học tôi cũng thường ngồi nghe anh tập piano. Anh đang chuẩn bị thi vào hệ đại học. Được nghe nhiều nhất là “Khúc hát Pháp cổ” và “Bài ca Napoli” của Tchaikovsky. Chưa thỏa mãn với những bài đầu của Carcassi mang lại, tôi đã mầy mò chuyển soạn cho mình “Khúc hát Pháp cổ”. Thậm chí tối đã sáng tác vài giai điệu và còn liều mạng nhờ anh Hải xem. Anh Hải nhận xét: nghe được đấy nhưng hơi “Tây” quá. Tôi cảm thấy đó là lời khen ngợi đáng khích lệ nhưng không tiếp tục thử sáng tác vì cảm thấy sáng tác ra giai điệu mang màu sắc đân tộc khó quá. Sau này khi nhớ lại chuyện đó, tôi cho rằng mình khá may mắn khi không bị hút vào con đường mà bản thân chẳng có tố chất gì để thành công. Đôi khi trong lúc nghịch piano của anh Hải tôi còn có nhận xét nốt này nốt kia nghe không đúng. Anh Hải rất khen tôi, khi hoi thăm và biết tình hình học hành (văn hóa) của tôi, anh nói với bố tôi: anh chàng này hơi lạ, trong trường nhạc rất ít học sinh vừa có năng khiếu âm nhạc lại vừa học khá toán như thằng này. Sau này khi được dạy trong Nhạc viện tôi mới được kiểm chứng điều này.
Bố tôi hứa sẽ cho đi học violon khi kết thúc khóa nhạc lý nhưng vào đầu lớp 5 ông thường xuyên phải ký những bản kiểm điểm cho tôi vì những lỗi vô kỷ luật nên ông phạt tôi bằng cách không cho đi học đàn tiếp. Đến mùa hè chuẩn bị vào lớp 10, anh Hứa Đông Hải là giáo viên dạy nhạc ở Trường bố tôi (ông là giảng viên khoa Pháp văn ĐHSP ngoại ngữ) do mến bố tôi nên thường đến nhà tôi chơi. Thấy tôi thích nhạc nên anh khuyến khích tôi học guitar, anh sẽ cho mượn cây guitar Ý của anh và anh sẽ chỉ cách tập. Hai anh em ra hiệu sách ngoại văn và mua cuốn “ phương pháp học ghi-ta của Carcassi”. Sách do Liên xô xuất bản và bắt đầu hành trình khám phá âm nhạc trên cây guitar. Nhờ có Liên xô mà hồi đó ở hiệu sách ngoại văn có nhiều sách nhạc đủ loại và tôi cũng tích lũy được một chồng sách cho piano, cello, violon rất có ích cho tôi sau này.Ví dụ: nghe mọi người chơi Prelude của Bach chuyển soạn từ cello suite số 1 mà chẳng ai giống ai. Lập tức xem bản gốc là phân biệt được đúng sai. Những bản chuyển soạn đầu tiên của tôi cũng bắt đầu từ những cuốn sách đó. Anh Hải học sáng tác nên chỉ biết piano. Về guitar anh chỉ bập bùng được vài hợp âm chứ không biết các kỹ thuật dụ thể. Anh chỉ hướng dẫn cho tôi cách thực hiện các bản nhạc còn tay trái bấm thế nào, tay phải gảy thế nào thì tôi cứ làm sao cho đàn nó kêu là được. Cứ thế mà anh Hải đã hướng dẫn cho tôi tập được phần đầu của cuốn sách. Mỗi khi đến nhà anh Hải học tôi cũng thường ngồi nghe anh tập piano. Anh đang chuẩn bị thi vào hệ đại học. Được nghe nhiều nhất là “Khúc hát Pháp cổ” và “Bài ca Napoli” của Tchaikovsky. Chưa thỏa mãn với những bài đầu của Carcassi mang lại, tôi đã mầy mò chuyển soạn cho mình “Khúc hát Pháp cổ”. Thậm chí tối đã sáng tác vài giai điệu và còn liều mạng nhờ anh Hải xem. Anh Hải nhận xét: nghe được đấy nhưng hơi “Tây” quá. Tôi cảm thấy đó là lời khen ngợi đáng khích lệ nhưng không tiếp tục thử sáng tác vì cảm thấy sáng tác ra giai điệu mang màu sắc đân tộc khó quá. Sau này khi nhớ lại chuyện đó, tôi cho rằng mình khá may mắn khi không bị hút vào con đường mà bản thân chẳng có tố chất gì để thành công. Đôi khi trong lúc nghịch piano của anh Hải tôi còn có nhận xét nốt này nốt kia nghe không đúng. Anh Hải rất khen tôi, khi hoi thăm và biết tình hình học hành (văn hóa) của tôi, anh nói với bố tôi: anh chàng này hơi lạ, trong trường nhạc rất ít học sinh vừa có năng khiếu âm nhạc lại vừa học khá toán như thằng này. Sau này khi được dạy trong Nhạc viện tôi mới được kiểm chứng điều này.
Học thầy Vũ Bảo Lâm:
Trong thời gian đầu lớp 10, thằng bạn cùng lớp (cũng tên là Cường) đến nhà chơi thấy tôi có cây đàn nó hỏi học ở đâu. Sau khi nghe tôi trả lời nó bảo: học guitar phải đến thầy Bảo Lâm học guitar cổ điển. Nó sẽ dẫn đến vì nó cũng đang học ở đó. Tôi theo nó ngay vì thanh niên ai chẳng thích theo bạn trong việc học hành, nhất là học những môn ngoại khóa. Đến học thầy Lâm tôi mới biết thế nào là guitar cổ điển. Tôi tập như con nghiện mới hút hết bài này đến bài khác. Cũng không tập nhiều lắm vì vẫn phải học bài và làm việc nhà. Lên cấp 3 tôi chơi với toàn bạn học giỏi nên việc học hành khá hứng thú. Vì vậy mà việc học đàn thực sự là thú giải trí giá trị. Học đàn ở với thầy Lâm vào sáng chủ nhật hàng tuần. Cứ đến thứ 3, thứ 4 là tôi đã đàn trôi chảy bài thầy giao để rồi cả nửa tuần còn lại xốn xang mong chờ buổi sáng chủ nhật. Trong năm đầu tiên tôi đã chinh phục được những bài có thể nói là “mơ ước” cho người học đàn trong năm đầu như: Asturias - Albeniz, Biến tấu trên chủ đề Cây sáo thần – Sor, Los Sitios de Zaragosa – flamenco. Thầy Vũ Bảo Lâm nghề chính là kiến trúc sư. Cùng với các guitarist : Hải Thoại, Quang Tôn, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Tỵ, Đỗ Trường Giang, Quang Khôi là thế hệ guitarist thứ 2 của guitar Hà nội sau thế hệ các nghệ sỹ tiên phong như Phạm Ngữ, Tạ Tấn. Họ được giới hâm mộ guitar Hà nội tôn là “thất tinh guitar”. Trng nhóm “thất tinh”, thầy Lâm sở trường về flamenco.
Những cảm giác ngọt ngào đầu tiên nhờ cây đàn:
Trong thời gian đầu lớp 10, thằng bạn cùng lớp (cũng tên là Cường) đến nhà chơi thấy tôi có cây đàn nó hỏi học ở đâu. Sau khi nghe tôi trả lời nó bảo: học guitar phải đến thầy Bảo Lâm học guitar cổ điển. Nó sẽ dẫn đến vì nó cũng đang học ở đó. Tôi theo nó ngay vì thanh niên ai chẳng thích theo bạn trong việc học hành, nhất là học những môn ngoại khóa. Đến học thầy Lâm tôi mới biết thế nào là guitar cổ điển. Tôi tập như con nghiện mới hút hết bài này đến bài khác. Cũng không tập nhiều lắm vì vẫn phải học bài và làm việc nhà. Lên cấp 3 tôi chơi với toàn bạn học giỏi nên việc học hành khá hứng thú. Vì vậy mà việc học đàn thực sự là thú giải trí giá trị. Học đàn ở với thầy Lâm vào sáng chủ nhật hàng tuần. Cứ đến thứ 3, thứ 4 là tôi đã đàn trôi chảy bài thầy giao để rồi cả nửa tuần còn lại xốn xang mong chờ buổi sáng chủ nhật. Trong năm đầu tiên tôi đã chinh phục được những bài có thể nói là “mơ ước” cho người học đàn trong năm đầu như: Asturias - Albeniz, Biến tấu trên chủ đề Cây sáo thần – Sor, Los Sitios de Zaragosa – flamenco. Thầy Vũ Bảo Lâm nghề chính là kiến trúc sư. Cùng với các guitarist : Hải Thoại, Quang Tôn, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Tỵ, Đỗ Trường Giang, Quang Khôi là thế hệ guitarist thứ 2 của guitar Hà nội sau thế hệ các nghệ sỹ tiên phong như Phạm Ngữ, Tạ Tấn. Họ được giới hâm mộ guitar Hà nội tôn là “thất tinh guitar”. Trng nhóm “thất tinh”, thầy Lâm sở trường về flamenco.
Những cảm giác ngọt ngào đầu tiên nhờ cây đàn:
Có lần một thằng bạn cùng lớp đến chơi và yêu cầu tôi đàn. Lúc đó vừa tập xong
“ Biến tấu trên chủ đề Cây sáo thần” nên tôi đàn cho nó nghe bài đó. Đến đoạn
chạy 1 chùm 7 nốt khá nhanh thì nó giật mình “ối giời”.Tôi hỏi: sao vậy? Nó bảo:
sao nhanh thế!
Năm sau tôi thi đỗ Học viện kỹ thuật quân sự và được phân vào khoa “Công trình ngầm”. Ngành của tôi phải học 2 năm đầu ở Cơ sở 2 của Học viện trong TP Hồ Chí Minh. Đêm trước hôm lên đường vào Nam tôi rất bồn chồn, nôn nao và tôi đã đắm mình trong giao hưởng số 9 của cụ Beeth (1 trong số ít ỏi đĩa cổ điển ở nhà tôi khi đó) để lên dây cót tinh thần. Trong khi chờ đến giờ lên tàu Nam tiến chúng tôi tập trung trong Công viên Thống nhất. Nghe các cán bộ dặn dò, giáo huấn xong tất cả chúng tôi đứa đi loanh quanh, đứa ngủ. Tôi bỏ đàn ra giải khuây. Nghe thấy đàn, lập tức có vài thằng xúm lại giỏng tai nghe. Nghe xong vài bài, một thằng nói: tao chưa bao giờ được nhìn tận mắt một ai đánh đàn khiếp như thế. Sau đó là lên tàu vào nam. Lần đầu tiên trong đời được đi xa đến thế. Lần đầu được vào phố là tôi đi tìm mấy người quen trong đó có bác Ngữ là bạn học của bố tôi.Nhà ông khá nhiều đĩa cổ điển nên tôi luôn tận dụng cơ hội ít ỏi để đến nhà ông nghe đĩa.Một trang trong Nhật ký của tôi ghi chi chít: Mozart, Beethoven, Chopin ... khi đó tôi chưa được nghe Bach mấy ngoài bộ Brandenbourg ở nhà có.
Tháng 12 trong năm thứ nhất, Cơ sở 2 chuẩn bị tổ chức Văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội. Tôi đăng ký tiết mục độc tấu guitar cho Đại đội. Ở Cơ sở 2 Đại đội tương đương với Khoa, ở Cơ sở 1 tương đương với Khoa là Tiểu đoàn gồm nhiều Đại đội, tương đương với lớp là Trung đội. Tôi yêu cầu cán bộ lớp đề nghị Đại đội cho để móng tay để tập đàn vì theo điều lệnh quân đội móng tay luôn phải được cắt sạch. Sáng thứ 2 hàng tuần chào cờ xong là chỉ huy đơn vị kiểm tra tư thế tác phong: tóc cắt 3 cm, , móng tay cắt sạch. Trong cuộc họp giao ban Đại đội, sau khi nghe cán bộ lớp tôi trình bày đề nghị của tôi về chuyện để móng tay Đại đội phó nói: cho phép để ngón trỏ nhé. Tôi phân bua: nhưng em dùng những 4 ngón tay phải. Đại đội phó vẫn cương quyết: thống nhất là cho phép đồng chí Cường để ngón trỏ nhé, tao đánh mãi tao còn lạ gì.
Tuy nhiên, sau phản ứng quyết liệt của tôi thì ông cũng phải đồng ý. Sau này có lúc kể lại chuyện này có người đã mắng tôi: mày chỉ giỏi bịa. Đêm văn nghệ lần đó tôi đàn 2 bài: Du kích sông Thao và Los Sitios de Zaragosa và thành công rực rỡ. Bài sau có đoạn trống quân hành gây ấn tượng mãnh liệt. Bạn cùng lớp kể lại là nhiều chiến sỹ ta “bốc” quá dùng nghế dậm xuống đất ầm ầm theo nhịp nhạc. Sau hôm đó tôi thực sự là ngôi sao trong đơn vị. Mỗi sáng thứ 2 khi quán triệt bộ đội để kiểm tra tư thế tác phong, về chuyện móng tay Đại trưởng luôn nhấn mạnh: chỉ duy nhất đồng chí nghệ sỹ của chúng ta không phải cắt móng tay thôi. Những tối rảnh rỗi mấy fan thường rủ tôi mang đàn ra chỗ sân vắng để thưởng thức Sor, Tarrega, Villa-lobos. Muỗi kinh người. Thường xuyên có 1 thằng quạt đuổi muỗi, một thằng lấy đùi cho tôi kê đùi đỡ đàn vì ngồi bệt xuống đất, muốn đàn phải ngếch đùi lên đỡ đàn rất mỏi. Tôi thường giới thiệu những bản nhạc tôi đàn của ai, người nước nào … thì hầu hết bọn nó đều nói: tao chả biết nhưng nghe sướng tai là được. Tôi rất hứng thú khi đàn cho những thằng đó nghe. Duy nhất có một anh lớn tuổi hơn tôi, gia đình có nhiều người làm trong ngành nhạc, nghe bài này bài kia là y bắt đầu phân tích: này này như muốn tả cái này cái kia. Tôi bảo: nghe ông phân tích xong tôi không muốn đàn cho ông nghe nữa vì tôi chẳng bao giờ cảm thấy những cái mà ông cảm thấy, như thế là bất công.
Năm sau tôi thi đỗ Học viện kỹ thuật quân sự và được phân vào khoa “Công trình ngầm”. Ngành của tôi phải học 2 năm đầu ở Cơ sở 2 của Học viện trong TP Hồ Chí Minh. Đêm trước hôm lên đường vào Nam tôi rất bồn chồn, nôn nao và tôi đã đắm mình trong giao hưởng số 9 của cụ Beeth (1 trong số ít ỏi đĩa cổ điển ở nhà tôi khi đó) để lên dây cót tinh thần. Trong khi chờ đến giờ lên tàu Nam tiến chúng tôi tập trung trong Công viên Thống nhất. Nghe các cán bộ dặn dò, giáo huấn xong tất cả chúng tôi đứa đi loanh quanh, đứa ngủ. Tôi bỏ đàn ra giải khuây. Nghe thấy đàn, lập tức có vài thằng xúm lại giỏng tai nghe. Nghe xong vài bài, một thằng nói: tao chưa bao giờ được nhìn tận mắt một ai đánh đàn khiếp như thế. Sau đó là lên tàu vào nam. Lần đầu tiên trong đời được đi xa đến thế. Lần đầu được vào phố là tôi đi tìm mấy người quen trong đó có bác Ngữ là bạn học của bố tôi.Nhà ông khá nhiều đĩa cổ điển nên tôi luôn tận dụng cơ hội ít ỏi để đến nhà ông nghe đĩa.Một trang trong Nhật ký của tôi ghi chi chít: Mozart, Beethoven, Chopin ... khi đó tôi chưa được nghe Bach mấy ngoài bộ Brandenbourg ở nhà có.
Tháng 12 trong năm thứ nhất, Cơ sở 2 chuẩn bị tổ chức Văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội. Tôi đăng ký tiết mục độc tấu guitar cho Đại đội. Ở Cơ sở 2 Đại đội tương đương với Khoa, ở Cơ sở 1 tương đương với Khoa là Tiểu đoàn gồm nhiều Đại đội, tương đương với lớp là Trung đội. Tôi yêu cầu cán bộ lớp đề nghị Đại đội cho để móng tay để tập đàn vì theo điều lệnh quân đội móng tay luôn phải được cắt sạch. Sáng thứ 2 hàng tuần chào cờ xong là chỉ huy đơn vị kiểm tra tư thế tác phong: tóc cắt 3 cm, , móng tay cắt sạch. Trong cuộc họp giao ban Đại đội, sau khi nghe cán bộ lớp tôi trình bày đề nghị của tôi về chuyện để móng tay Đại đội phó nói: cho phép để ngón trỏ nhé. Tôi phân bua: nhưng em dùng những 4 ngón tay phải. Đại đội phó vẫn cương quyết: thống nhất là cho phép đồng chí Cường để ngón trỏ nhé, tao đánh mãi tao còn lạ gì.
Tuy nhiên, sau phản ứng quyết liệt của tôi thì ông cũng phải đồng ý. Sau này có lúc kể lại chuyện này có người đã mắng tôi: mày chỉ giỏi bịa. Đêm văn nghệ lần đó tôi đàn 2 bài: Du kích sông Thao và Los Sitios de Zaragosa và thành công rực rỡ. Bài sau có đoạn trống quân hành gây ấn tượng mãnh liệt. Bạn cùng lớp kể lại là nhiều chiến sỹ ta “bốc” quá dùng nghế dậm xuống đất ầm ầm theo nhịp nhạc. Sau hôm đó tôi thực sự là ngôi sao trong đơn vị. Mỗi sáng thứ 2 khi quán triệt bộ đội để kiểm tra tư thế tác phong, về chuyện móng tay Đại trưởng luôn nhấn mạnh: chỉ duy nhất đồng chí nghệ sỹ của chúng ta không phải cắt móng tay thôi. Những tối rảnh rỗi mấy fan thường rủ tôi mang đàn ra chỗ sân vắng để thưởng thức Sor, Tarrega, Villa-lobos. Muỗi kinh người. Thường xuyên có 1 thằng quạt đuổi muỗi, một thằng lấy đùi cho tôi kê đùi đỡ đàn vì ngồi bệt xuống đất, muốn đàn phải ngếch đùi lên đỡ đàn rất mỏi. Tôi thường giới thiệu những bản nhạc tôi đàn của ai, người nước nào … thì hầu hết bọn nó đều nói: tao chả biết nhưng nghe sướng tai là được. Tôi rất hứng thú khi đàn cho những thằng đó nghe. Duy nhất có một anh lớn tuổi hơn tôi, gia đình có nhiều người làm trong ngành nhạc, nghe bài này bài kia là y bắt đầu phân tích: này này như muốn tả cái này cái kia. Tôi bảo: nghe ông phân tích xong tôi không muốn đàn cho ông nghe nữa vì tôi chẳng bao giờ cảm thấy những cái mà ông cảm thấy, như thế là bất công.
Học thầy Phùng Tuấn Vũ:
Đã là “sao” thì chuyện xin vào phố mỗi sáng Chủ nhật để học đàn là chuyện không có gì khó khăn. Là bộ đội thì không phải muốn đi đâu thì đi. Đơn vị chúng tôi ở khu vực sân bay Tân sơn nhất. Chủ nhật hàng tuần mỗi lớp chỉ có 1 số lượng hạn chế học viên được vào phố chơi nên phải xếp hàng, luân phiên, thậm chí phải họp tiểu đội để bình chọn, vì vậy mà mỗi người chỉ được đi chơi khoảng 1 lần trong tháng. Trước khi vào TP Hồ Chí Minh tôi có đến chào thầy Lâm. Ông gợi ý nên thu xếp đến học tiếp thầy Phùng Tuấn Vũ và cho tôi địa chỉ. Nhà thầy Vũ ở trong con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Thầy có vóc người nhỏ nhắn, nói năng nhỏ nhẹ. Gia đình thầy gốc ở Hải phòng di cư vào Sài gòn trong năm 1954. Sau khi nghe tôi đàn vài bài thầy bảo: em sẽ phải tập lại từ đầu. Tôi đồng ý ngay và anh (chúng tôi toàn xưng hô anh – em) bắt đầu hướng dẫn cho tôi như người mới lần đầu cầm đàn. Mỗi yêu cầu về tư thế, động tác ngồi, tay, ngón tay … đều kèm theo những giải thích trên cơ sở vật lý, sinh lý rất cặn kẽ. Thậm chí còn đem sách ra cho tôi thấy, toàn sách tiếng Anh. Việc tập lại theo phong cách mới của tôi diễn ra khá dễ dàng. Tôi nhanh chóng sửa tất cả những gì anh Vũ yêu cầu. Anh Vũ người gốc Hải phòng nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài gòn. Anh có may mắn lớn khi được làm học trò của bậc thầy người Mỹ Alice Artz khi bà đến thăm Nhạc viện quốc gia Sài gòn. Trong chuyến lưu diễn hàng năm bà đều ghé qua Sài gòn để lên lớp cho cậu học trò Việt. Cậu học trò trả bài bằng cách ghi âm vào cassette rồi gửi cho thầy. Anh Vũ còn giới thiệu tôi sang học anh Thái Cường để tiếp thu thêm phong cách khác.
Đã là “sao” thì chuyện xin vào phố mỗi sáng Chủ nhật để học đàn là chuyện không có gì khó khăn. Là bộ đội thì không phải muốn đi đâu thì đi. Đơn vị chúng tôi ở khu vực sân bay Tân sơn nhất. Chủ nhật hàng tuần mỗi lớp chỉ có 1 số lượng hạn chế học viên được vào phố chơi nên phải xếp hàng, luân phiên, thậm chí phải họp tiểu đội để bình chọn, vì vậy mà mỗi người chỉ được đi chơi khoảng 1 lần trong tháng. Trước khi vào TP Hồ Chí Minh tôi có đến chào thầy Lâm. Ông gợi ý nên thu xếp đến học tiếp thầy Phùng Tuấn Vũ và cho tôi địa chỉ. Nhà thầy Vũ ở trong con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Thầy có vóc người nhỏ nhắn, nói năng nhỏ nhẹ. Gia đình thầy gốc ở Hải phòng di cư vào Sài gòn trong năm 1954. Sau khi nghe tôi đàn vài bài thầy bảo: em sẽ phải tập lại từ đầu. Tôi đồng ý ngay và anh (chúng tôi toàn xưng hô anh – em) bắt đầu hướng dẫn cho tôi như người mới lần đầu cầm đàn. Mỗi yêu cầu về tư thế, động tác ngồi, tay, ngón tay … đều kèm theo những giải thích trên cơ sở vật lý, sinh lý rất cặn kẽ. Thậm chí còn đem sách ra cho tôi thấy, toàn sách tiếng Anh. Việc tập lại theo phong cách mới của tôi diễn ra khá dễ dàng. Tôi nhanh chóng sửa tất cả những gì anh Vũ yêu cầu. Anh Vũ người gốc Hải phòng nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài gòn. Anh có may mắn lớn khi được làm học trò của bậc thầy người Mỹ Alice Artz khi bà đến thăm Nhạc viện quốc gia Sài gòn. Trong chuyến lưu diễn hàng năm bà đều ghé qua Sài gòn để lên lớp cho cậu học trò Việt. Cậu học trò trả bài bằng cách ghi âm vào cassette rồi gửi cho thầy. Anh Vũ còn giới thiệu tôi sang học anh Thái Cường để tiếp thu thêm phong cách khác.
Học thầy Nguyễn Như Dũng:
Năm thứ 3 bọn tôi chuyển ra Cơ sở 1 ở Vĩnh yên. Sau khi nhận phòng, giường và sắp
xếp chỗ ở tôi mang đàn ra tập ở hành lang. Lúc sau ở Đại đội bên cạnh (cùng tầng
nhưng ngăn bằng cót ép) bỗng có người kêu toáng lên: ối, bọn nó mang cả
cassette lên mày ạ. Tay đó chạy ra ngó qua vách nhìn thấy tôi thì lại kêu to
hơn: ối đếch phải, có thằng đánh đàn. Chẳng mấy chốc tôi lại có thêm những fan
mới. Thằng Long béo bảo tôi: mày chơi cổ điển thì phải xin học anh Dũng giáo
viên K2 (khoa xe máy) mới học ở Liên Xô về, để tao dẫn mày lên. Tất nhiên tôi đồng
ý ngay. Thằng Toàn bạn thân tôi thì lại gàn: việc gì mà phải học, chắc gì ông ấy
hơn, mày cứ cầm đàn lên “đánh bỏ mẹ” đi chứ. Tôi bảo: mày đừng có nghĩ âm nhạc
cũng giống như bóng đá của mày. Nó là cầu thủ ngôi sao của trường mà. Long béo
dẫn tôi lên gặp anh Dũng. Sau khi giới thiệu anh Dũng bảo tôi đánh gì đó cho
anh nghe. Tôi đàn bài “biến tấu trên chủ đề Cây sáo thần”. Nghe xong anh bảo:
nói chung là mày chưa biết đánh đàn. Muốn học anh thì mày phải học lại từ đầu.
Tôi đồng ý ngay cũng như khi gặp anh Vũ và nhập cuộc cũng dễ dàng như vậy. Lần
thay đổi này chủ yếu về mặt âm nhạc: nhấn, tăng cường độ, kiểm soát nhịp, nối
giữa các câu, đoạn cho uyển chuyển, mềm mại. Nói chung là rắc rối hơn trước nhiều
nhưng cũng hấp dẫn hơn hẳn. Sau này mỗi khi nói về buổi tôi xin học anh, anh
Dũng kể: nghe thì thấy ngay là chưa biết đánh đấm gì nhưng nó đàn nghe rất có hồn.
Anh Dũng cũng thi tuyển vào Học viện kỹ thuật QS như tôi nhưng đạt điểm cao nên
được đi du học ở Liên Xô theo ngành tự động hoá. Anh sinh ra trong gia đình trí
thức ở Hà đông và cũng như gia đình tôi: không có ai làm nghề nhạc nên cả hai
anh em theo nghiệp đàn đều là “nảy nòi”. Anh yêu thích âm nhạc từ nhỏ. Khi còn
là học sinh phổ thông anh đã tự chế tạo cho mình một cây đàn bầu từ ống bơ và
dây phanh xe đạp. Trong thời gian học ngành Tự động hóa tại Trường đại học xây
dựng Kiev anh theo học ghi-ta ở lớp nhạc hệ mở rộng của Nhạc viện Tchaikovsky
Kiev. Năm anh nhận bằng kỹ sư, theo lời khuyên của ông thày đàn anh nộp đơn thi
vào hệ chính quy của Nhạc viện. Chương trình thi tuyển của thí sinh là độc tấu
5 bài. Khi anh đàn xong bài thứ 3 ông chủ tịch giám khảo phẩy tay: thôi được rồi.
Được nhà nước cho đi học ngành tự động hóa thì đương nhiên sẽ phải về nước sau
khi tốt nghiệp. Bạn bè khuyên anh cứ ở lại học nhạc nhưng anh cãi: tao đã có giấy
báo trúng tuyển của Nhạc viện thì nhà nước lại cho tao sang học tiếp thôi. Như
một câu thơ của Việt Phương: Ôi niềm tin mới ngây thơ và ngờ nghệch làm sao.
Khi về nước, anh được nhiều người trong giới nhạc thừa nhận tài năng và giúp đỡ
nhiệt tình, trong số đó người quan tâm đặc biệt đến anh là nhạc sĩ Trọng Loan
(vừa mất hồi đầu năm 2010). Những nhiệt tình, thiện chí của những người ủng hộ
anh không làm lung lay được sức ỳ của bộ máy bao cấp. Anh đành ngậm ngùi về làm
giáo viên Học viện. Không may cho anh nhưng lại là may cho tôi và cho một thế hệ
học sinh ghi-ta của Nhạc viện Hà nội khi sau này anh về bộ môn ghi-ta.
Trong khi háo hức khám phá
những điều mới mẻ kỳ diệu của âm nhạc mà anh Dũng khơi gợi thì tôi lại phát hiện
ra một điều quan trọng: mình không thể tiếp tục học ở Hv KTQS cho đến nơi đến
chốn vì tôi tin chắc một điều: con người tôi không thể trở thành một sỹ quan để
có thể phục vụ tốt trong quân đội trong khi đó là mục tiêu đào tạo chính của
trường. Đối với các học viên, kể cả giảng viên trường này thì điều đó không có
gì là mới với họ. Chỉ khác tôi ở chỗ: họ đều khôn hơn tôi. Theo quy chế: ai
“tăng ca” 2 năm thì được cho xuất ngũ về địa phương, thậm chí được chuyển sang
trường đại học khác nếu trường đó nhận. Tôi thì quá ngông cuồng rồ dại: nộp đơn
xin thôi học với lý do: tự thấy mình không đủ phẩm chất để trở thành một Sỹ
quan, Đảng viên là 2 mục tiêu không thể tách rời mục tiêu Kỹ sư. Đó là việc
chưa có tiền lệ mà lại trong tình hình cả học viên lẫn giáo viên đều muốn rời Học
viện. Vì vậy nên tôi đã bị Học viện xử lý nặng để làm gương: tước quân tịch đuổi
về địa phương. Nên biết là án kỷ luật này rất nặng, nặng hơn nữa là truy tố ra
tòa án binh. Cái giá phải trả cho việc động trời đó khá đắt: 3 năm trời vất vưởng
do không nhập được hộ khẩu. Phải tốn khá nhiều công sức chạy vạy và tiền của mẹ
tôi mới nhập lại được hộ khẩu. Trong cơn sóng gió mà thủ phạm là chính mình,
tôi vẫn tập đàn đều đặn, hàng tuần vẫn đến căn hộ nhỏ anh Dũng ở Thanh xuân bắc
trả bài, nhận bài và quan trọng hơn: bắt đầu biết nghe nhạc.
Cũng như phần lớn các du học sinh thời đó trở về từ Liên xô thì tài sản quý giá nhất của anh Dũng là sách và đĩa (vinyl). Một kinh
nghiệm chọn đĩa của anh thường kể: chọn cái nào nhìn nghiêng thấy rãnh nhấp nhô nhiều. Lý do khá đơn giản: rãnh nhấp nhô nhiều có nghĩa khoảng chênh lệch giữa pianissimo và fortissimo nhiều mà đó là một trong nhữn tiêu chí quan trọng để đánh giá đẳng cấp của nghệ sỹ, những tiêu chí mà trong quá trình dạy mấy anh em tôi đều nhanh chóng thấm nhuần. Kinh nghiệm ấy đến thời đại đĩa số thì đành bó tay. Mấy anh em nói trên từ nhỏ đến lớn gồm: Hướng – em út của anh Dũng, sau cũng thi vào Nhạc viện Hà nội, tôi, anh Minh “quai xanh” – sau này rất nổi tiếng sau lần tham dự Đại nhạc hội guitar ở Mỹ, anh Minh “cận – nhà toán học, anh Hạnh - kỹ sư IT của Học viện thủy lợi. Cuối tuần mấy anh em tụ tập ở nhà anh Dũng tập đàn, nghe nhạc - tán phét – trà lá có khi thâu đêm suốt sáng. Ai trả bài thì ngồi đàn, mọi người nghe và bình loạn tất nhiên anh Dũng sẽ kết luận cuối cùng. Sau khi săm soi xem thằng em đã đàn đúng bản nhạc chưa thì ý kiến của anh Dũng thường là: tao thấy chỗ này chỗ kia chưa “giống” lắm hay chưa ổn lắm, hoặc: quá trình đã đủ cô đặc rồi thì phải hòa tan mà phải tan dần dần … như bài giảng vật lý. Cụ thể hơn thì: chỗ câu này sang câu sau chưa uyển chuyển lắm. . Họa hoằn anh mới cầm đàn để cho ví dụ cụ thể: nếu là anh thì nó sẽ như thế này. Bọn chúng tôi gọi là học anh nhưng có ai phải trả học phí đâu, thậm chí còn được anh cho ăn uống. Thời gian đó rất khó khăn. Khi tụ tập ai có gì thì mang theo. Sau này mỗi khi có dịp “ôn nghèo kể khổ” chị Hạnh vợ anh Minh cận lại than: ối giời, cứ vừa có được cân đường thì ông ấy (anh Minh) lại “thủ” ngay để mang đến cho “nghĩa quân”. Ông bố anh Dũng không “tiêu” được loại nhạc mà mấy anh em hay nghe có lần than phiền: nhạc gì mà cứ đang yên yên thì lại bất thình lình rầm rầm lên, mà có khi lại chẳng thấy kêu gì nữa chứ. Khoảng cuối thu đầu đông năm 1985 anh Dũng nảy ra ý tưởng làm một buổi mừng 300 năm sinh nhật Bach vĩ đại. Trong căn hộ 28 m2 chật kín người, toàn bạn bè của mấy anh em, anh Dũng đọc diễn văn về thân thế sự nghiệp của Bach, sau đó là phần trình diễn cuả mấy anh em. Buổi sinh nhật Bach đó cũng góp phần đáng kể để nhạc sỹ Trọng Loan không quên anh Dũng. Sau đó ít lâu ông tác động đến Gs Trọng Bằng - khi đó đang là Giám đốc Nhạc viện Hà nội, nhận anh về bộ môn guitar Nhạc viện hà nội. Những hôm thâu đêm nghe nhạc, tập đàn đương nhiên ảnh hưởng đến hàng xóm. Có một thời gian anh em không tụ tập, một lần bác tầng dưới lên chơi nhà anh Dũng nhìn quanh trong nhà bác hỏi: ơ mấy cái piano đâu hết rồi ? Đầu tiên nghe các cậu chơi đàn suốt đêm tôi cũng khó chịu lắm. Nhưng nghe mãi cũng thấy quen, mấy hôm nay không nghe thấy thì lại hơi nhơ nhớ. Thực ra là guitar nhưng nghe loáng thoáng với tai nghe của bác thì đó là piano. Anh Minh “cận” kể: hồi học ở Liên xô mấy thằng ở dùng tầng mới mua được mấy đĩa Abba, Boney M mở ầm ĩ thế là anh Minh đặt đôi loa ra ngoài cửa rồi đặt đĩa Eroica của cụ Beeth lên. Được một lúc là bọn kia chạy sang lạy van rối rít vì chịu không nổi. Trong khoảng thời gian này anh em tôi dần dần làm quen với các nghệ sỹ tiền bối: Bảo Lâm, Hải Thoại, Quang Tôn, Phạm văn Phúc và tham gia các hoạt động biểu diễn ở Câu lạc bộ guitar do các cụ ấy tổ chức ở Hội văn nghệ Hà nội trên phố Hàng Buồm. Từ lúc về bộ môn guitar anh Dũng đã tạo một luồng gió mới cho các học sinh guitar. Bắt đầu từ những điều nho nhỏ như:trọng âm, đánh to, bám sát bản nhạc. Từ lúc anh về bộ môn, mấy anh em tôi cũng hay vào trường nghe các buổi thi, biểu diễn khoa. Có em biểu diễn xong bài đứng lên chào mà đàn vẫn kêu u u u …. Những vấn đề khó hơn như chú trọng nhạc Bach: bắt buộc 1 bài trong các kỳ thi. Một trong những ấn tượng mà tôi hay kể lại sau này: trong một buổi lên lớp với một cậu học sinh trung cấp, trò có vẻ hơi ngơ ngác khi thầy Dũng yêu cầu đàn các câu nhạc lặp đi lặp lại với cường độ khác nhau, ví dụ to dần … thầy giải thích: buổi sáng cháu dắt xe ra ngoài đường gặp một thằng nó chặn lại rồi ghé tai cháu chửi nhỏ: mẹ mày! Sau đó nó chửi to dần: mẹ mày, mẹ mày, mẹ mày rồi gầm lên : mẹ mày. Thế cháu có sợ nó quá không ? Câu học trò hiểu ngay vấn đề. Hơi tục tĩu nhưng lại rất hiệu quả. Anh Dũng liên tục tổ chức cho học sinh biểu diễn ở Khoa, Hội nhạc sỹ Việt nam, CLB guitar Hà nội ở Hàng Buồm sau chuyển về Cung Hữu nghị Việt xô. Các guitarist tương lai: Phan Quang Minh, Nguyễn Thế An, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thu, Lê Đức Sơn đã bắt đầu lên sân khấu trong những buổi đó và tất nhiên cả tôi nữa. Trong số những học sinh của anh Dũng có thể đánh giá thành công nhất sau này là 2 người đã thành danh ở nước ngoài là Nguyễn Thanh Hằng và Nguyễn Thế An. Nguyễn Thanh Hằng được học bổng tu nghiệp tại Tây Ban Nha (cùng với Kim Chung từ Nhạc viện TP Hồ Chí Minh). Sau khoá học cô đã định cư ở Tây Ban Nha với tư cách là guitarist có các buổi trình diễn thuờng xuyên không những ở Tây Ban Nha mà cón cả trên các nước Âu, Mỹ khác, một thành tựu không dễ ngay cả đối với guitarist người Tây Ban Nha.Còn Nguyễn Thế An là guitarist và giảng viên ở Canada.Trong thời gian đó đáng ghi nhớ nhất với tôi là buổi Recital đầu tiên anh Dũng tổ chức cho tôi ở Cung hữu nghị. Khi đó đã làm gì có PC, máy photo rất hiếm nên tôi viết tay tờ chương trình rồi nhờ anh Hạnh photo (ở cơ quan anh có 1 chiếc) để phát cho thính giả. Bản gốc đó tôi vẫn giữ, mời xem ở đây. Bây giờ xem chương trình này và nghe tôi đàn thì chẳng ai tin tôi có thể thực hiện được 1 chương trình "khủng" như thế.
Cũng như phần lớn các du học sinh thời đó trở về từ Liên xô thì tài sản quý giá nhất của anh Dũng là sách và đĩa (vinyl). Một kinh
nghiệm chọn đĩa của anh thường kể: chọn cái nào nhìn nghiêng thấy rãnh nhấp nhô nhiều. Lý do khá đơn giản: rãnh nhấp nhô nhiều có nghĩa khoảng chênh lệch giữa pianissimo và fortissimo nhiều mà đó là một trong nhữn tiêu chí quan trọng để đánh giá đẳng cấp của nghệ sỹ, những tiêu chí mà trong quá trình dạy mấy anh em tôi đều nhanh chóng thấm nhuần. Kinh nghiệm ấy đến thời đại đĩa số thì đành bó tay. Mấy anh em nói trên từ nhỏ đến lớn gồm: Hướng – em út của anh Dũng, sau cũng thi vào Nhạc viện Hà nội, tôi, anh Minh “quai xanh” – sau này rất nổi tiếng sau lần tham dự Đại nhạc hội guitar ở Mỹ, anh Minh “cận – nhà toán học, anh Hạnh - kỹ sư IT của Học viện thủy lợi. Cuối tuần mấy anh em tụ tập ở nhà anh Dũng tập đàn, nghe nhạc - tán phét – trà lá có khi thâu đêm suốt sáng. Ai trả bài thì ngồi đàn, mọi người nghe và bình loạn tất nhiên anh Dũng sẽ kết luận cuối cùng. Sau khi săm soi xem thằng em đã đàn đúng bản nhạc chưa thì ý kiến của anh Dũng thường là: tao thấy chỗ này chỗ kia chưa “giống” lắm hay chưa ổn lắm, hoặc: quá trình đã đủ cô đặc rồi thì phải hòa tan mà phải tan dần dần … như bài giảng vật lý. Cụ thể hơn thì: chỗ câu này sang câu sau chưa uyển chuyển lắm. . Họa hoằn anh mới cầm đàn để cho ví dụ cụ thể: nếu là anh thì nó sẽ như thế này. Bọn chúng tôi gọi là học anh nhưng có ai phải trả học phí đâu, thậm chí còn được anh cho ăn uống. Thời gian đó rất khó khăn. Khi tụ tập ai có gì thì mang theo. Sau này mỗi khi có dịp “ôn nghèo kể khổ” chị Hạnh vợ anh Minh cận lại than: ối giời, cứ vừa có được cân đường thì ông ấy (anh Minh) lại “thủ” ngay để mang đến cho “nghĩa quân”. Ông bố anh Dũng không “tiêu” được loại nhạc mà mấy anh em hay nghe có lần than phiền: nhạc gì mà cứ đang yên yên thì lại bất thình lình rầm rầm lên, mà có khi lại chẳng thấy kêu gì nữa chứ. Khoảng cuối thu đầu đông năm 1985 anh Dũng nảy ra ý tưởng làm một buổi mừng 300 năm sinh nhật Bach vĩ đại. Trong căn hộ 28 m2 chật kín người, toàn bạn bè của mấy anh em, anh Dũng đọc diễn văn về thân thế sự nghiệp của Bach, sau đó là phần trình diễn cuả mấy anh em. Buổi sinh nhật Bach đó cũng góp phần đáng kể để nhạc sỹ Trọng Loan không quên anh Dũng. Sau đó ít lâu ông tác động đến Gs Trọng Bằng - khi đó đang là Giám đốc Nhạc viện Hà nội, nhận anh về bộ môn guitar Nhạc viện hà nội. Những hôm thâu đêm nghe nhạc, tập đàn đương nhiên ảnh hưởng đến hàng xóm. Có một thời gian anh em không tụ tập, một lần bác tầng dưới lên chơi nhà anh Dũng nhìn quanh trong nhà bác hỏi: ơ mấy cái piano đâu hết rồi ? Đầu tiên nghe các cậu chơi đàn suốt đêm tôi cũng khó chịu lắm. Nhưng nghe mãi cũng thấy quen, mấy hôm nay không nghe thấy thì lại hơi nhơ nhớ. Thực ra là guitar nhưng nghe loáng thoáng với tai nghe của bác thì đó là piano. Anh Minh “cận” kể: hồi học ở Liên xô mấy thằng ở dùng tầng mới mua được mấy đĩa Abba, Boney M mở ầm ĩ thế là anh Minh đặt đôi loa ra ngoài cửa rồi đặt đĩa Eroica của cụ Beeth lên. Được một lúc là bọn kia chạy sang lạy van rối rít vì chịu không nổi. Trong khoảng thời gian này anh em tôi dần dần làm quen với các nghệ sỹ tiền bối: Bảo Lâm, Hải Thoại, Quang Tôn, Phạm văn Phúc và tham gia các hoạt động biểu diễn ở Câu lạc bộ guitar do các cụ ấy tổ chức ở Hội văn nghệ Hà nội trên phố Hàng Buồm. Từ lúc về bộ môn guitar anh Dũng đã tạo một luồng gió mới cho các học sinh guitar. Bắt đầu từ những điều nho nhỏ như:trọng âm, đánh to, bám sát bản nhạc. Từ lúc anh về bộ môn, mấy anh em tôi cũng hay vào trường nghe các buổi thi, biểu diễn khoa. Có em biểu diễn xong bài đứng lên chào mà đàn vẫn kêu u u u …. Những vấn đề khó hơn như chú trọng nhạc Bach: bắt buộc 1 bài trong các kỳ thi. Một trong những ấn tượng mà tôi hay kể lại sau này: trong một buổi lên lớp với một cậu học sinh trung cấp, trò có vẻ hơi ngơ ngác khi thầy Dũng yêu cầu đàn các câu nhạc lặp đi lặp lại với cường độ khác nhau, ví dụ to dần … thầy giải thích: buổi sáng cháu dắt xe ra ngoài đường gặp một thằng nó chặn lại rồi ghé tai cháu chửi nhỏ: mẹ mày! Sau đó nó chửi to dần: mẹ mày, mẹ mày, mẹ mày rồi gầm lên : mẹ mày. Thế cháu có sợ nó quá không ? Câu học trò hiểu ngay vấn đề. Hơi tục tĩu nhưng lại rất hiệu quả. Anh Dũng liên tục tổ chức cho học sinh biểu diễn ở Khoa, Hội nhạc sỹ Việt nam, CLB guitar Hà nội ở Hàng Buồm sau chuyển về Cung Hữu nghị Việt xô. Các guitarist tương lai: Phan Quang Minh, Nguyễn Thế An, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thu, Lê Đức Sơn đã bắt đầu lên sân khấu trong những buổi đó và tất nhiên cả tôi nữa. Trong số những học sinh của anh Dũng có thể đánh giá thành công nhất sau này là 2 người đã thành danh ở nước ngoài là Nguyễn Thanh Hằng và Nguyễn Thế An. Nguyễn Thanh Hằng được học bổng tu nghiệp tại Tây Ban Nha (cùng với Kim Chung từ Nhạc viện TP Hồ Chí Minh). Sau khoá học cô đã định cư ở Tây Ban Nha với tư cách là guitarist có các buổi trình diễn thuờng xuyên không những ở Tây Ban Nha mà cón cả trên các nước Âu, Mỹ khác, một thành tựu không dễ ngay cả đối với guitarist người Tây Ban Nha.Còn Nguyễn Thế An là guitarist và giảng viên ở Canada.Trong thời gian đó đáng ghi nhớ nhất với tôi là buổi Recital đầu tiên anh Dũng tổ chức cho tôi ở Cung hữu nghị. Khi đó đã làm gì có PC, máy photo rất hiếm nên tôi viết tay tờ chương trình rồi nhờ anh Hạnh photo (ở cơ quan anh có 1 chiếc) để phát cho thính giả. Bản gốc đó tôi vẫn giữ, mời xem ở đây. Bây giờ xem chương trình này và nghe tôi đàn thì chẳng ai tin tôi có thể thực hiện được 1 chương trình "khủng" như thế.
Đầu năm 1990, bộ môn guitar
thiếu giảng viên nên Ban giám đốc cho tuyển thêm 1 người nữa. Chú Hải Thoại giới
thiệu Nguyễn Quốc Vương - người học trò xuất sắc của mình. Anh Dũng giới thiệu
tôi. Vương kém tôi 1 tuổi, vừa tốt nghiệp và là người đầu tiên tốt nghiệp hệ đại
học ngành guitar của Nhạc viện. Do chỉ có 1 chỉ tiêu nên Ban giám đốc yêu cầu cả
2 biểu diễn báo cáo để có cơ sở chọn lựa. Trước hôm biểu diễn báo cáo vài ngày
tôi cậy chai ở đầu ngón 4 (út tay trái) bị bong hết cả da đầu ngón tay rất đau
khi bấm vì cái chai bong ra kéo theo gần hết phần da đầu ngón tay. Hồi đó thật
ngốc vì sau này Lê Đức Sơn bày cho tôi biện pháp cực kỳ đơn giản: dùng giấy ráp
thô mài chai khi nó dày là xong. Đau thì đau nhưng đạn đã lên nòng rồi thì vẫn
phải bắn thôi. Nghiến răng nghiến lợi cho đến tận bài cuối trong khi máu cứ rỉ ở
đầu ngón tay. Ác cái là có 2 bài trong chương trình đều dùng ngón 4 bấm ở nốt
cao nhất đàn và là nốt kết. Sau này anh Dũng hay kể chuyện tôi để dỗ mấy cô bé
học sinh: ngón 4 của chú Cường bị “chẻ làm đôi “ mà chú ấy vẫn diễn hết chương
trình đấy. Hình ảnh “đánh đàn tóe máu” chắc chắn cũng gây ấn tượng đẹp cho
thính giả. Xét theo tiếng vỗ tay thì tôi và Vương đều như nhau. Anh Dũng đùa:
thằng Cường thủ hòa trên sân khách là hơn 1 điểm rồi. Sau đó Ban giám đốc và
lãnh đạo khoa cũng không biết chọn ai. Chú Thoại đã gỡ thế bí cho mọi người bằng
đề nghị: về hưu sớm 1 năm để Ban giám đốc nhận cả 2 thầy trẻ. Khi được nhận vào
làm giảng viên của nhạc viện (dạy giờ, gọi chính thức là “cộng tác viên”, bây
giờ là hợp đồng ngắn hạn) tôi như được phục hồi danh dự. Trước đó, trong ánh mắt
mọi người trong gia đình tôi là thằng lười biếng, thiếu nghị lựcvà đầy “ảo tưởng,
hão huyền” với cây đàn. Mẹ của thằng bạn thân (cùng học ở Học viện KTQS) còn mắng
thằng bạn khác khi nó bào tin tôi được nhận vào Nhạc viện. Thời gian chuẩn bị
báo cáo và từ khi được nhận về Nhạc viện dạy là giai đoạn tập “sung” nhất của
tôi. Ngày tập 3-4 h, hoàn thiện những chỗ hổng về kỹ thuật và tư duy nhiều hơn,
sâu hơn về âm nhạc.
Bước ngoặt mới:
Khoảng 2 năm sau đó một biến cố khủng khiếp đã lái cuộc đời tôi sang một hướng khác. Anh Dũng bị ốm nặng do mắc bệnh hiểm nghèo nên không thể tiếp tục giảng dạy ở Nhạc viện được nữa. Người thay thế anh Dũng là Dỵ mới tốt nghiệp ngành guitar ở Tiệp khắc về. Sau 5 năm học guitar ở một nước châu Âu có nền âm nhạc guitar phát triển cao mà tôi thấy y chẳng mang về Việt nam điều gì mới mẻ ngoài đánh đi đánh lại mấy bài sơ – trung cấp và những câu chuyện tiếu lâm rẻ tiền. Không kiến thức mà tiền bạc cũng chẳng thấy y xông xênh hơn người. Tôi cứ nghĩ mãi: thằng cha này đáng bị treo cổ vì đã hoang phí 5 năm ở Tiệp và chẳng có gì trong mình chứ nói gì đến cho người khác. Thời gian đó tôi cũng vừa lập gia đình và sinh cháu. Tháng lương dạy giờ trong Nhạc viện của tôi lúc cao nhất được 90 000 đồng mà lại phải sau vài tháng trời mới được lĩnh. Vào Nhạc viện để theo con đường âm nhạc tôi đã xác định sẽ rất khó khăn về tiền bạc nhưng được bù lại bằng được làm việc trong môi trường âm nhạc chuyên ghiệp vốn là ước mơ khi học đàn. Nhưng anh Dũng đã nghỉ mà môi trường âm nhạc đó đã bị tay Dỵ nhanh chóng làm ô nhiễm rồi nên khi có thằng bạn thân đang làm ăn trong TP Hồ Chí Minh rủ vào là tôi lập tức khăn gói quả mướp Nam tiến lần thứ 2. Quyết định này thật xót xa với tôi nhưng chẳng có lựa chọn khác vì một nghệ sỹ chân chính trước hết phải là một người bình thường sống cùng và vì người xung quanh. Ít tháng sau vợ tôi cũng bế con vào theo. Giai đoạn này là đoạn vất vả nhất của chúng tôi. Tôi lại làm nghề mà được đào tạo “chính quy”: chỉ huy thi công các công trình xây dựng. Đi công trường biền biệt vài tháng mới về 1-2 ngày, khá hơn thì tháng về nhà 1 lần. Giai đoạn sống ở TP HCM tôi đã dụ được 2 thanh niên nghe được nhạc cổ điển và tôi luôn hãnh diện về vai trò truyền giáo với 2 thành tích đó. Nhà tôi ở trong con hẻm rộng hơn 2 m. nhà đối diện có mấy anh em quê Quảng ngãi. Sau vài tháng ở đó, cậu em út nhà đó chạy sang hỏi tôi: anh hay nghe nhạc gì mà nó khó nghe thế. Sau khi nghe tôi giải thích thì nó lè lưỡi: khiếp thế, đúng là nhạc bác học. Độ vài tháng sau nó bảo: em thấy hay hay rồi đấy, em mượn mấy cuộn đi. Tôi mở thử mấy băng hay nghe và nó chọn cái nó thích. Sau đó cu cậu liên tục đòi băng khác. Cùng làm với tôi ở công trường có một thanh niên khác cùng tuổi với cậu kể trên: sinh 1974. Anh chàng này coàn nghe Giao Linh, Tuấn Vũ. Mấy anh em ở Bạn chỉ huy chỉ có 1 cái cassette của tôi. Lúc tôi ở hiện trường về mà thấy nó đang nghe nhạc của nó là tôi tắt ngay và mở những “ cello suite” hay “winterreise”. Nó phản đối thì tôi bảo : máy của anh mà, hoặc chê bai nhạc của nó sến, thấp kém. Y rất ức nhưng không làm gì được vì tôi là sếp mà, vả lại y cũng nhận ra sự chê bai của tôi có phần đúng. Trong khoảng 2,3 tháng tôi chuyển công trường khác để tăng cường. Khi trở về thấy cu cậu đang nghe “cello suite”. Nó giải thích khi thấy tôi “choáng”: em quyết tâm tìm hiểu tại sao anh lại mê mệt cái của nợ này và nghe thử hàng ngày, ít lâu sau bắt đầu thấy hay. Nó thích nhất Concerto cho piano của Schumann và English suite số 3 của Bach. Đến giờ 2 “con chiên” đó vẫn nghe đều. Cậu Quảng ngãi còn nhờ tôi mua đĩa gửi vào mỗi khi có người quen ra Hà nội. Một kỷ niệm nhỏ khác lại là ví dụ ngược lại: khi mới vào Sài gòn tôi ở nhà thằng bạn thân cùng học ở Học viện KTQS. Trong một lần mấy thằng ngồi tán phét nghe nhạc pop tôi tình cờ bật đài FM đúng chương trình nhạc cổ điển và tôi dề nghị chúng nó để tôi nghe. Thằng bạn đang nằm sấp có vẻ nghe chăm chú một lúc lâu bổng nhỏm dậy hỏi tôi: tao hỏi thật mày nhé, mấy thấy mấy cái nhạc này hay thật à? Tôi không nhịn được cười. Sau khoảng 6-7 năm đi công trường tôi mua một cây đàn trong một dịp về Sài gòn và mang theo khi đi công trường nhưng tập lại rất khó khăn vì ngón tay không nghe theo mình nữa. Bù lại tôi nghe nhiều hơn trước đây và bắt đầu chuyển soạn. Trong những đêm khó ngủ tôi đem cuốn Cello suite và WTC mầy mò soạn. Bắt đầu từ mấy chương dễ trong cello suite mà tôi phê nhất. Sau đó là WTC thì tôi nghĩ: các chương trong các suite, sonate, partite soạn cho guitar thì nhiều rồi nhưng hình như nguyên cặp “Prelude & fugue” cho guitar thì chưa có. Nếu khi đó mà có Internet thì tôi sẽ biết ngay là nhầm to nhưng nhờ vậy mà tôi có cái để say sưa trong những đêm khó ngủ. Sau khi cân nhắc tôi chọn ra cặp 847 và đến giờ đó vẫn là một trong các bản chuyển soạn tôi đắc ý nhất. Sau khoảng 10 năm bôn ba trong phương Nam, bạn bè thân và mọi người trong gia đình hoi tôi : đi làm xây dựng ngần ấy năm đã giàu chưa? Tôi đáp: làm sao giàu được, chỉ đủ ăn thôi. Anh tôi và một thằng bạn thân nói: nếu chỉ đủ ăn thì tội gì mà ở trong đó, ở ngoài này (Hà nội) bây giờ khác trước nhiều rồi. Tôi còn nghĩ rất thiệt cho con tôi khi ở Hà nội nó còn có đại gia đình mà nó xa khi còn chưa biết gì. Bàn bạc với vợ rồi chúng tôi đi đến quyết định: ngược! Sau đúng 10 năm: 1992 – 2002, chúng tôi lại lên đường hồi hương.
Khoảng 2 năm sau đó một biến cố khủng khiếp đã lái cuộc đời tôi sang một hướng khác. Anh Dũng bị ốm nặng do mắc bệnh hiểm nghèo nên không thể tiếp tục giảng dạy ở Nhạc viện được nữa. Người thay thế anh Dũng là Dỵ mới tốt nghiệp ngành guitar ở Tiệp khắc về. Sau 5 năm học guitar ở một nước châu Âu có nền âm nhạc guitar phát triển cao mà tôi thấy y chẳng mang về Việt nam điều gì mới mẻ ngoài đánh đi đánh lại mấy bài sơ – trung cấp và những câu chuyện tiếu lâm rẻ tiền. Không kiến thức mà tiền bạc cũng chẳng thấy y xông xênh hơn người. Tôi cứ nghĩ mãi: thằng cha này đáng bị treo cổ vì đã hoang phí 5 năm ở Tiệp và chẳng có gì trong mình chứ nói gì đến cho người khác. Thời gian đó tôi cũng vừa lập gia đình và sinh cháu. Tháng lương dạy giờ trong Nhạc viện của tôi lúc cao nhất được 90 000 đồng mà lại phải sau vài tháng trời mới được lĩnh. Vào Nhạc viện để theo con đường âm nhạc tôi đã xác định sẽ rất khó khăn về tiền bạc nhưng được bù lại bằng được làm việc trong môi trường âm nhạc chuyên ghiệp vốn là ước mơ khi học đàn. Nhưng anh Dũng đã nghỉ mà môi trường âm nhạc đó đã bị tay Dỵ nhanh chóng làm ô nhiễm rồi nên khi có thằng bạn thân đang làm ăn trong TP Hồ Chí Minh rủ vào là tôi lập tức khăn gói quả mướp Nam tiến lần thứ 2. Quyết định này thật xót xa với tôi nhưng chẳng có lựa chọn khác vì một nghệ sỹ chân chính trước hết phải là một người bình thường sống cùng và vì người xung quanh. Ít tháng sau vợ tôi cũng bế con vào theo. Giai đoạn này là đoạn vất vả nhất của chúng tôi. Tôi lại làm nghề mà được đào tạo “chính quy”: chỉ huy thi công các công trình xây dựng. Đi công trường biền biệt vài tháng mới về 1-2 ngày, khá hơn thì tháng về nhà 1 lần. Giai đoạn sống ở TP HCM tôi đã dụ được 2 thanh niên nghe được nhạc cổ điển và tôi luôn hãnh diện về vai trò truyền giáo với 2 thành tích đó. Nhà tôi ở trong con hẻm rộng hơn 2 m. nhà đối diện có mấy anh em quê Quảng ngãi. Sau vài tháng ở đó, cậu em út nhà đó chạy sang hỏi tôi: anh hay nghe nhạc gì mà nó khó nghe thế. Sau khi nghe tôi giải thích thì nó lè lưỡi: khiếp thế, đúng là nhạc bác học. Độ vài tháng sau nó bảo: em thấy hay hay rồi đấy, em mượn mấy cuộn đi. Tôi mở thử mấy băng hay nghe và nó chọn cái nó thích. Sau đó cu cậu liên tục đòi băng khác. Cùng làm với tôi ở công trường có một thanh niên khác cùng tuổi với cậu kể trên: sinh 1974. Anh chàng này coàn nghe Giao Linh, Tuấn Vũ. Mấy anh em ở Bạn chỉ huy chỉ có 1 cái cassette của tôi. Lúc tôi ở hiện trường về mà thấy nó đang nghe nhạc của nó là tôi tắt ngay và mở những “ cello suite” hay “winterreise”. Nó phản đối thì tôi bảo : máy của anh mà, hoặc chê bai nhạc của nó sến, thấp kém. Y rất ức nhưng không làm gì được vì tôi là sếp mà, vả lại y cũng nhận ra sự chê bai của tôi có phần đúng. Trong khoảng 2,3 tháng tôi chuyển công trường khác để tăng cường. Khi trở về thấy cu cậu đang nghe “cello suite”. Nó giải thích khi thấy tôi “choáng”: em quyết tâm tìm hiểu tại sao anh lại mê mệt cái của nợ này và nghe thử hàng ngày, ít lâu sau bắt đầu thấy hay. Nó thích nhất Concerto cho piano của Schumann và English suite số 3 của Bach. Đến giờ 2 “con chiên” đó vẫn nghe đều. Cậu Quảng ngãi còn nhờ tôi mua đĩa gửi vào mỗi khi có người quen ra Hà nội. Một kỷ niệm nhỏ khác lại là ví dụ ngược lại: khi mới vào Sài gòn tôi ở nhà thằng bạn thân cùng học ở Học viện KTQS. Trong một lần mấy thằng ngồi tán phét nghe nhạc pop tôi tình cờ bật đài FM đúng chương trình nhạc cổ điển và tôi dề nghị chúng nó để tôi nghe. Thằng bạn đang nằm sấp có vẻ nghe chăm chú một lúc lâu bổng nhỏm dậy hỏi tôi: tao hỏi thật mày nhé, mấy thấy mấy cái nhạc này hay thật à? Tôi không nhịn được cười. Sau khoảng 6-7 năm đi công trường tôi mua một cây đàn trong một dịp về Sài gòn và mang theo khi đi công trường nhưng tập lại rất khó khăn vì ngón tay không nghe theo mình nữa. Bù lại tôi nghe nhiều hơn trước đây và bắt đầu chuyển soạn. Trong những đêm khó ngủ tôi đem cuốn Cello suite và WTC mầy mò soạn. Bắt đầu từ mấy chương dễ trong cello suite mà tôi phê nhất. Sau đó là WTC thì tôi nghĩ: các chương trong các suite, sonate, partite soạn cho guitar thì nhiều rồi nhưng hình như nguyên cặp “Prelude & fugue” cho guitar thì chưa có. Nếu khi đó mà có Internet thì tôi sẽ biết ngay là nhầm to nhưng nhờ vậy mà tôi có cái để say sưa trong những đêm khó ngủ. Sau khi cân nhắc tôi chọn ra cặp 847 và đến giờ đó vẫn là một trong các bản chuyển soạn tôi đắc ý nhất. Sau khoảng 10 năm bôn ba trong phương Nam, bạn bè thân và mọi người trong gia đình hoi tôi : đi làm xây dựng ngần ấy năm đã giàu chưa? Tôi đáp: làm sao giàu được, chỉ đủ ăn thôi. Anh tôi và một thằng bạn thân nói: nếu chỉ đủ ăn thì tội gì mà ở trong đó, ở ngoài này (Hà nội) bây giờ khác trước nhiều rồi. Tôi còn nghĩ rất thiệt cho con tôi khi ở Hà nội nó còn có đại gia đình mà nó xa khi còn chưa biết gì. Bàn bạc với vợ rồi chúng tôi đi đến quyết định: ngược! Sau đúng 10 năm: 1992 – 2002, chúng tôi lại lên đường hồi hương.
Trở về:
Trở về Hà nội tôi vẫn tiếp tục làm nghề xây dựng trong công ty Cavico của các bạn cùng học ở Học viện KTQS. Rảnh rỗi đi tìm lại các bạn bè cũ trong đó có bạn nhạc Lê Đức Sơn. Khi đó Sơn đã về bộ môn guitar Nhạc viện. Việc gặp lại Sơn đã dẫn đến kết quả tất yếu: tôi tập đàn lại. Việc làm ở Cavico đã cho tôi cơ hội tiếp xúc với Internet và nó đã mở toang cho tôi cánh cửa kho tài liệu âm nhạc mênh mông mà trước đó tôi không thể hình dung nổi. Một trong những phát hiện quan trọng trong khi khám phá Net là tìm ra trang nhaccodien.info. Trừ những đợt đi công tác ở công trường còn khi ở văn phòng là tôi chúi mắt chúi mũi vào net để sục sạo những gì liên quan đến guitar và âm nhạc nói chung. Rồi điều gì phải đến đã đến. Năm 2005, nhân lúc công việc đang căng thẳng mà một trong những lý do chính là tôi không hoàn thành trách nhiệm của Quyền Trưởng phòng kế hoạch. Thời gian đó tôi có nhận dạy 2 cậu bé con bạn bè và bố mẹ chúng trả tôi học phí như trả cho các thầy trước đó. Nhẩm tính với số học phí đó với 10 chú học sinh thì kết quả chẳng thua gì lương trưởng phòng. Tôi gạ vợ: hay là anh quay lại nghề nhạc đi, em chịu khó vất vả vài ba năm thì chắc là 10-20 học sinh không phải là chuyện khó lắm đâu rồi cộng thêm đi đánh bar, cafe với chú Sơn nữa. Sau ngần ấy năm làm đủ nghề thì rõ ràng là năng lực khá nhất của anh là âm nhạc, còn những việc liên quan đến kinh doanh, quản lý toàn thất bại thảm hại. May cho tôi là vợ tôi đồng tình và hết sức ủng hộ trong khi trong gia đình lại hầu hết phản đối. Tuy nhiên tôi chỉ hỏi ý kiến vợ thôi vì biết chắc những người khác không ủng hộ. Tôi nộp đơn xin nghỉ việc ở Cavico, từ giã nghề xây dựng. Sau đó công việc dạy đàn tiến triển khá thuận lợi, có thể nói là như tôi đã hứa với vợ. Việc tập đàn thì lại đầy khó khăn vì ngón tay nó cứ đờ ra. Đi khám các nơi đều không đem lại kết quả khả quan. May mắn cho tôi là trong thời gian chưa nghỉ ở Cavico tôi có theo một người bạn đi bấm huyệt ở Học viện y học dân tộc ở Thanh xuân để chữa thoái hóa đốt sống. Việc điều trị đốt sống rất hiệu quả. Tôi đem vấn đề ngón tay hỏi anh Hưng là bác sỹ bấm huyệt và anh khẳng định là điều trị được. Sau hơn một năm đi bấm huyệt hàng ngày tay tôi đã hồi phục gần như hoàn toàn. Nhưng đến cuối năm 2008 ngón tay nó lại ngày càng tồi tệ. Đầu 2009 trước khi đi công tác vùng sâu vùng xa anh Hưng có khuyên tôi đi châm cứu ở Viện châm cứu. Đầu 2009 tôi đi châm cứu một đợt 10 ngày thì kết quả thật tuyệt vời, tôi lại có thể vũng vẫy thỏa thích trên cây đàn.
Cảm giác khi đó tuyệt vời bao nhiêu thì sau đó vài ba tháng lại tuyệt vọng bấy nhiêu vì nó lại xấu đi nhanh chóng. Gần đây khi nói chuyện với na9 thì cô ấy mới cho biết là theo cuốn sách cô ấy mới dịch thì đó là chứng “rối loạn trương lực cơ” và là một hội chứng khó trị. Nhưng tôi đã có cách sống chung với điều đó: châm cứu lại một lần và theo dõi nó ổn định trong bao lâu, nếu như có dịp biểu diễn thì tôi lại đi châm cứu một đợt. Nếu cứ đòi tay lành lặn để đánh đàn như truớc thì tôi có vẻ hơi tham quá nhỉ. Hiện giờ tôi đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất: sống được bằng âm nhạc. Còn đánh đàn giỏi mấy thì cũng có mấy người nghe cho đâu. Tuy nhiên nếu tay ngon lành thì lúc rảnh tôi vẫn có cái để tự thưởng cho mình bằng chính cây đàn của mình chứ. Tôi đã phải tự xác định cho mình: không thể đánh đàn thì cũng không sao, nói theo kiểu ăn uống thì: không làm đầu bếp được thì ta cứ đi thưởng thức món ăn của các đầu bếp bậc thầy thôi. Thiết bị nghe khá lên nhiều thì tôi cũng chấp nhận được kết cục đó dễ dàng hơn nhiều.
Trở về Hà nội tôi vẫn tiếp tục làm nghề xây dựng trong công ty Cavico của các bạn cùng học ở Học viện KTQS. Rảnh rỗi đi tìm lại các bạn bè cũ trong đó có bạn nhạc Lê Đức Sơn. Khi đó Sơn đã về bộ môn guitar Nhạc viện. Việc gặp lại Sơn đã dẫn đến kết quả tất yếu: tôi tập đàn lại. Việc làm ở Cavico đã cho tôi cơ hội tiếp xúc với Internet và nó đã mở toang cho tôi cánh cửa kho tài liệu âm nhạc mênh mông mà trước đó tôi không thể hình dung nổi. Một trong những phát hiện quan trọng trong khi khám phá Net là tìm ra trang nhaccodien.info. Trừ những đợt đi công tác ở công trường còn khi ở văn phòng là tôi chúi mắt chúi mũi vào net để sục sạo những gì liên quan đến guitar và âm nhạc nói chung. Rồi điều gì phải đến đã đến. Năm 2005, nhân lúc công việc đang căng thẳng mà một trong những lý do chính là tôi không hoàn thành trách nhiệm của Quyền Trưởng phòng kế hoạch. Thời gian đó tôi có nhận dạy 2 cậu bé con bạn bè và bố mẹ chúng trả tôi học phí như trả cho các thầy trước đó. Nhẩm tính với số học phí đó với 10 chú học sinh thì kết quả chẳng thua gì lương trưởng phòng. Tôi gạ vợ: hay là anh quay lại nghề nhạc đi, em chịu khó vất vả vài ba năm thì chắc là 10-20 học sinh không phải là chuyện khó lắm đâu rồi cộng thêm đi đánh bar, cafe với chú Sơn nữa. Sau ngần ấy năm làm đủ nghề thì rõ ràng là năng lực khá nhất của anh là âm nhạc, còn những việc liên quan đến kinh doanh, quản lý toàn thất bại thảm hại. May cho tôi là vợ tôi đồng tình và hết sức ủng hộ trong khi trong gia đình lại hầu hết phản đối. Tuy nhiên tôi chỉ hỏi ý kiến vợ thôi vì biết chắc những người khác không ủng hộ. Tôi nộp đơn xin nghỉ việc ở Cavico, từ giã nghề xây dựng. Sau đó công việc dạy đàn tiến triển khá thuận lợi, có thể nói là như tôi đã hứa với vợ. Việc tập đàn thì lại đầy khó khăn vì ngón tay nó cứ đờ ra. Đi khám các nơi đều không đem lại kết quả khả quan. May mắn cho tôi là trong thời gian chưa nghỉ ở Cavico tôi có theo một người bạn đi bấm huyệt ở Học viện y học dân tộc ở Thanh xuân để chữa thoái hóa đốt sống. Việc điều trị đốt sống rất hiệu quả. Tôi đem vấn đề ngón tay hỏi anh Hưng là bác sỹ bấm huyệt và anh khẳng định là điều trị được. Sau hơn một năm đi bấm huyệt hàng ngày tay tôi đã hồi phục gần như hoàn toàn. Nhưng đến cuối năm 2008 ngón tay nó lại ngày càng tồi tệ. Đầu 2009 trước khi đi công tác vùng sâu vùng xa anh Hưng có khuyên tôi đi châm cứu ở Viện châm cứu. Đầu 2009 tôi đi châm cứu một đợt 10 ngày thì kết quả thật tuyệt vời, tôi lại có thể vũng vẫy thỏa thích trên cây đàn.
Cảm giác khi đó tuyệt vời bao nhiêu thì sau đó vài ba tháng lại tuyệt vọng bấy nhiêu vì nó lại xấu đi nhanh chóng. Gần đây khi nói chuyện với na9 thì cô ấy mới cho biết là theo cuốn sách cô ấy mới dịch thì đó là chứng “rối loạn trương lực cơ” và là một hội chứng khó trị. Nhưng tôi đã có cách sống chung với điều đó: châm cứu lại một lần và theo dõi nó ổn định trong bao lâu, nếu như có dịp biểu diễn thì tôi lại đi châm cứu một đợt. Nếu cứ đòi tay lành lặn để đánh đàn như truớc thì tôi có vẻ hơi tham quá nhỉ. Hiện giờ tôi đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất: sống được bằng âm nhạc. Còn đánh đàn giỏi mấy thì cũng có mấy người nghe cho đâu. Tuy nhiên nếu tay ngon lành thì lúc rảnh tôi vẫn có cái để tự thưởng cho mình bằng chính cây đàn của mình chứ. Tôi đã phải tự xác định cho mình: không thể đánh đàn thì cũng không sao, nói theo kiểu ăn uống thì: không làm đầu bếp được thì ta cứ đi thưởng thức món ăn của các đầu bếp bậc thầy thôi. Thiết bị nghe khá lên nhiều thì tôi cũng chấp nhận được kết cục đó dễ dàng hơn nhiều.
Cuối cùng: dù ai nói ngả nói
nghiêng thì trái tim khối óc tôi vẫn thuộc về Nhạc Cổ Điển.
Trả lờiXóaeva airline
mua vé máy bay đi mỹ hãng eva
hãng korean air
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich