Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Mùa Xuân trong thi ca Việt Nam

  Mùa Xuân  trong thi ca Việt Nam

Nói đến mùa Xuân là nói đến mùa ấm-áp, khí hậu thật mát dịu trong lành. Bầu trời luôn luôn sáng-sủa và quang-đảng với trời xanh, mây trắng, nắng hồng. Mùa Xuân là mùa cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hàng ngàn lọai hoa đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng xuân chan-hoà khắp nơi. Bên những đoá houân khoe màu trong nắng, những đàn bướm tung-tăng lượn qua lại như muốn tỏ tình.
Trước cảnh đẹp thiên-nhiên với nghìn cây đang đơm bông kết trái, trước cảnh đẹp tuyệt-vời của ngàn đoa ùhoa xuân có bướm lượn quanh ngây-ngất tình, trước cảnh đàn chim nên thơ hót líu-lo trên cành cây dưới nắng xuân hồng ấm-áp, trước cảnh thơ-ngây của những cô gái xuân đến tuổi dậy thì mơn-mởn đào tơ đang e-ấp tình xuân, các thi- nhân Việt-nam đã xúc-động để rồi sáng-tác nên hàng trăm câu thơ ca-ngợi xuân về, sáng-tác hằng ngàn câu thơ thêu-dệt tình xuân.
Nếu ngày xưa ở bên Trung-Quốc đời Đường, thi-sĩ Trịnh-Cốc đã tả cảnh biệt-ly giưã mùa xuân qua mấy câu thơ thật nồng-nàn thắm-thiết :
“Dương-Tử giang đầu dương liễu xuân
Dương hoa sầu sát độ giang nhân
Sổ thanh phong dịch ly đình vẩn
Quân hướng tiêu-tương, ngã hướng tần.”
(Đầu sông Dương-Tử liễu xanh
Hoa dương khiến khách qua sông lệ tràn
Sáo chiều vẵng tiếng ly-tan
Tiêu-tương bạn đến, đường Tần tôi qua. )
(Chi-Điền dịch )
thì tại việt-nam, các thi- nhân cũng đua nhau tả cảnh xuân về trên đất Việt. Hình ảnh mùa xuân rõ nét nhất là mấy câu thơ thật trong sáng và nhẹ-nhàng của thi-sĩ Nguyễn-Du trong tác-phẫm truyện Kiều:
” Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều-quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

Tiếp theo thi-sĩ Nguyễn-Du, các nhà thơ Việt-nam thời tiền chiến cũng đã tả cảnh xuân về qua những dòng thơ thật tuyệt đẹp và trữ tình, nghìn năm vẫn còn xúc-động và nhớ mãi không quên. Ta hãy nghe nhà thơ Nguyễn-Bính tả cảnh xuân về:
” Từng đàn con trẻ chạy xum-xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nỏn cành non ai tráng bạc ?
Gió về từng trận gió bay đi .”
(Xuân Về )
Khi trời quang mây tạnh, nắng xuân lại về giữa những cơn gió chiều nhè nhẹ lướt qua đồi khiến cho lòng người lâng-lâng khoan-khoái, nhiều lúc muốn ôm mùa xuân vào lòng để ấp-ủ tình xuân. Xúc-động trước cảnh chiều xuân ngập nắng, nhà thơ Huy-Cận đã tả cảnh xuân về làm rung-động lòng người:
” Xuân gội tràn đầy
Giưã lòng người hoan-lạc,
Trên mình hoa cây…
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chầy chầy…
Hai hàng cây xanh
Đâm chồi hy-vọng
Ôi! duyên tốt lành
Em ngà đưa võng
Hương đồng lên tranh
Kề bên đường tạnh
Cỏ mọc bờ non
Chiều xuân tươi mạnh
Gió bay vào hồn .”

(Chiều Xuân)
Cũng cảnh chiều xuân như Huy-Cận, nhà thơ Quách-Tấn lại rung cảm hồn mình theo cảnh hoàng hôn qua những dòng thơ chan-chứa xuân tình:
“Chim mang về tổ bóng hoàng-hôn
Vàng lửng-lơ non biếc đọng cồn
Cành gió hương xao hoa tỉ muội
Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn
Khói mây quanh-quẩn hồi chuông vọng
Trời biển nôn-nao tiếng địch dồn
Thưởng cảnh ông câu tình-tự quá
Thuyền con chở nguyệt đến cô-thôn.”

(Chiều Xuân )
Từ cảnh chiều xuân đến cành hoàng-hôn, từ cảnh hoàng-hôn đến cảnh đêm xuân ta thấy cảnh nào thi-nhân cũng sáng-tác nên những dòng thơ bất-hủ nghìn đời. Nếu nhà thơ Huy-Cận với “nắng vàng lạt lạt hàng cây xanh…Cỏ mọc bờ non,gió bay vào hồn.”, nếu nhà thơ Quách Tấn với ” Đồi nương sóng lượn cỏ vương tôn…thuyền con chở nguyệt đến cô-thôn.”, thì nhà thơ Bích-Khê không ngần-ngại sáng tác những dòng thơ đầy man-dại với nắng, với trăng, với sương cùng lau-lách:

“Hỡi lời ca man-dại
Điệu nhạc thở hơi rừng
Đêm nay xuân đã lại
Thuần-tuý và tượng trưng
Nắng lên núm vú đồi
Sữa trăng nhỉ nhỉ giọt
Bay qua cụm liễu phơi
Những cườm tay điểm hột
Sương phất-phơ lau-lách .”
( Xuân Tượng Trưng )
Ta thấy lối tả xuân thật man-dại như Bích-Khê cũng có nhiều nhà thơ sáng-tác. Nhưng điển-hình cuả phái “tượng-trưng” này không ai qua mặt được Bích-Khê chăng?
Còn lại là những nhà thơ chuyên sáng tác những dòng thơ trong sáng và nhẹ nhàng chứ không man-dại. Khi nói đến muà xuân, hầu hết cacù thi- nhân việt-nam thường ca-tụng nắng xuân, gió xuân rất nhiều. Ta hãy nghe nhà thơ Nguyễn-Giang con của nhà văn Nguyễn văn Vĩnh, dệt mấy dòng thơ xuân thật tình-tứ:
“Gió xuân phơ-phất thổi trong cành
Lớp lớp bên đường bóng lá xanh
Cây cỏ cười tươi hoa mủm-mỉm
Học-sinh qua lại áo phong-phanh.”

(Xuân)
Mặc dầu nắng xuân, gió xuân là những hình ảnh tuyệt đẹp cứ mỗi độ xuân về, nhưng mưa xuân lại là hình ảnh độc-đáo nhất của mùa xuân. Chính hình ảnh nầy đã làm cho thi-sĩ Anh-Thơ khoan-khoái mà sáng-tác những dòng thơ thật đẹp và thât buồn:
“Mưa đổ bụi êm-êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im-lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi-bời.”
(Chiều Xuân)
Qua những dòng thơ vừa được trình bày ở trên, ta thấy các thi-nhân chỉ tả cảnh mùa xuân mà không đề cập gì đến nắng xuân cả. Nhưng đọc qua bài “Mùa xuân chín” của Hàn mạc Tử, ta thấy nhà thơ đã vừa tả cảnh xuân về thật đẹp-đẽ và nên thơ vừa lồng vào trong đó một vài hình ảnh của các cô thôn-nữ đang hát trên đồi dưới nắng xuân sao mà quyến-rũ:
Trong làng nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng
Sột-soạt gió trên tà áo biếc
Trên giàn thiên-lý bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn-nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.”

(Mùa Xuân Chín)
Qua những thi-phẩm và những nhà thơ vừa được trình bày, ta thấy hầu hết trong các thi-phẩm đều được tả cảnh mùa xuân với nắng xuân tỏa rộng khắp trời, với gió xuân man-mác mùa trăng với mưa xuân mát dịu và u-buồn. Nhưng nếu tả cảnh xuân về mà không đề-cập đến tình yêu là một sự thiếu-sót trầm-trọng trong thi-ca và mùa xuân sẽ mất đi nhiều ý-nghĩa.
Chính vì vậy mà nhiều thi- nhân đã bộc lộ tình yêu giữa mùa xuân đầm-ấm qua những dòng thơ bất-hủ, lãng-mạn chất chưá những hương tình. Ta hãy nghe nhà thơ J.Leiba nói về tình yêu giữa mùa xuân :

” Mồng một vui xuân hai chúng ta
Em muời ba tuổi tính còn thơ
Em anh còn cãi nhau như trẻ
Em dỗi, anh nhìn dạ ngẩn-ngơ
Xuân này xuân trước cách bao rồi
Nhớ buổi xuân nào tiếc phút vui
Ngày nay nhớ lại buổi vô-tình
Anh lặng yêu em ,em nhớ anh
Rồi mùa xuân qua xuân lại lại
Biết rằng sau có vẹn ba-sinh .”

(Năm Qua )
Mùa xuân đến rồi mùa xuân đi. Tình yêu vì vậy lắm lúc cũng như mùa xuân, cũng đến rồi cũng đi, nghĩa là yêu nhau rồi lại ly-biệt, khiến cho cảnh xuân nhiều khi cũng buồn da-diết.
Điển hình là mấy dòng thơ sau đây của thi-sĩ Lưu-trọng Lư với cảnh xuân về rồi xuân đi khiến “chàng.” cũng đi theo mùa xuân không hẹn ngày trở lại
“Năm vừa rồi
Chàng cùng tôi
Nơi vùng giáp mơ
Trong gian nhà cỏ
ôi quay tơ
Chàng ngâm thơ
Vườn sau canh giục-giã
Nhìn ra hoa đua nở
Dừng tay tôi kêu chàng :
Này,này,bạn : xuân sang
Chàng nhìn xuân mặt hớn-hở
Tôi nhìn chàng lòng vồn-vã
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu: phai
Lá cành: rung
Ba gian: trốngXuân đi:
Chàng cũng đi
Năm nay xuân còn trở lại
Người xưa không thấy tới.”
(Tiếng Thu)

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất của đời người. Nhất là những cô gái dậy thì lúc đang ở tuổi trăng tròn lẻ. Cái tuổi thơ-ngây tràn ngập tình xuân. Với tuổi này nếu bắt đầu yêu, các cô sẽ xúc-động và thường có những giấc mộng tương-tư, để rồi nhớ thương sầu-thảm. Và hình ảnh người yêu lắm lúc canh-cánh bên lòng.Yêu nhau khi xuân đến rồi xa nhau khi xuân lại về để không bao giờ gặp nhau nữa, khiến ” cô buồn,cô tiếc…cô nhớ ngày xuân, nhớ tuổi thơ.” như thi-sĩ Đông-Hồ dệt những dòng thơ thật lãng-mạn nhưng lại buồn vời-vợi, khiến nhiều lúc nghẹn-ngào vì khóc tình quân:
“Tưng-bừng hoa nở bóng ngày xuân
Rực-rỡ lòng cô hoa ái-ân
Như đợi như chờ, như nhớ tưởng
Đợi chờ tưởng nhớ bóng tình quân
Aí-tình nào phải bướm ngày xuân
Tình-ái ngày xuân chỉ một lần
Một thoáng bay qua không trở lại
Gái xuân đỏ lệ khóc tình quân
Lủi-thủi trên đường cô ngẩn-ngơ
Chốn nầy đuổi bắt bướm ngày xưa
Cô buồn, cô tiếc,,cô ngâm ngùi
Cô nhớ ngày xuân nhớ tuổi thơ .”
(Cô Gái Xuân )
Hay là :
“Ngày vui không có mấy
Đôi lứa cũng xa nhau
Tuổi xuân còn mãi đâu
Biệt-ly nay mới biết
Chỉ xiết nỗi thương đau
Giọt lệ một lần ứa
Biết bao lần chan-chứa
Một lần khi bắt đầu
Biết bao lần sau nưã !.”
(Cô Gái Xuân )
Hoặc là:
“Kể từ khi quen nhau
Vừa mười ba tuổi đầu
Tuổi xuân tuổi vui sướng
Nào có biết chi sầu.”

Xuân đến là ngày hội hoa đăng của muôn lòai trên trái đất, là ngày vui của lòai người vì tất cả như trẻ lại để thưởng thức cái đẹp khi xuân về. Aáy thế mà nhiều người lại không muốn mùa xuân về, không muốn mùa xuân xuất hiện trong đời, vì mỗi lần xuân về là mỗi lần làm cho họ đau khổ triền-miên. Ta hãy nghe nhà thơ Chế lan Viên nức-nở lệ sầu khi mùa xuân đến :
” Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẽo xuân sang.”

( Xuân )
Nói chung, cũng giống như mùa thu, các thi-nhân Việt Nam đã sáng tác rất nhiều bài thơ ca-ngợi mùa xuân với hàng ngàn cây xanh tươi mát đang kết trái đơm bông, với những áng mây chiều trôi giữa nắng hồng, với những nụ cười tươi như hoa nở của các cô gái xuân đang e-ấp xuân tình. Chính vì thế, thi ca Việt Nam càng ngày càng thêm phong-phú nhờ những dòng thơ xuân bất-hủ ngàn năm.
bacsiletrungngan



1 nhận xét:

Những ngày xưa không thể quên

Những ngày xưa không thể quên... Nếu ai đã từng đến Nha Trang, phải công nhận với tôi rằng biển ấy thật là đẹp. Một bãi biển dài thoai tho...