Xuân
Diệu và Hàn Mặc Tử là hai nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới 1930-1945
nhưng mỗi người có một phong cách riêng. Nếu Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới
thì Hàn Mặc Tử được coi là nhà thơ lạ nhất trong những nhà thơ mới. Cả hai đều
nói đến mùa xuân nhưng mỗi người có một cách nói riêng. Điều đó thể hiện khá rõ
trong hai bài thơ viết về mùa xuân Vội vàng (Xuân Diệu) và Mùa xuân chín (Hàn
Mặc Tử).
Với
Xuân Diệu thì mùa xuân thường gắn tuổi trẻ và tình yêu. Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu viết: Của ong bướm này đây tuần tháng
mật/ Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất/ Của yến
anh này đây khúc tình si… Nhà thơ đã nắm bắt được những
nét đặc trưng của mùa xuân. Mùa xuân là mùa của ong bướm, cỏ cây, hoa lá… Mùa
xuân trong thơ Xuân Diệu tràn đầy sức sống. Sức sống của mùa xuân cũng chính là
sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu chọn “này
đây lá của cành tơ phơ phất”. “Cành tơ” là sự non tơ, gợi cho người đọc liên
tưởng đến những chàng trai tơ, những cô gái tơ. Xuân Diệu rất sợ thời gian cướp
mất tuổi xuân:Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non
nghĩa là xuân sẽ già. Nhà thơ của chúng ta hiểu một
cách sâu sắc quy luật của đời người: Nói làm chi rằng xuân vẫn
tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu không chỉ gắn với tuổi trẻ mà còn gắn
với tình yêu lứa đôi. Xuân Diệu là người yêu vồ vập, sôi nổi, đắm đuối. Chỉ có
nhà thơ mới biết được “tuần tháng mật” của ong bướm; chỉ có nhà thơ mới nghe
được “khúc tình si” của yến anh và cũng chỉ có nhà thơ mới cảm nhận được “tháng
giêng ngon nhưmột cặp môi gần”. Nhà thơ muốn tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân,
tình yêu và tuổi trẻ: Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn
mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn say cánh bướm với tình yêu/ Ta
muốn thâu trong một cái hôn nhiều/ Và non nước và cây và cỏ rạng/ Cho chếnh
choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời tươi/ – Hỡi
xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Hàn
Mặc Tử cũng viết về mùa xuân nhưng không vồ vập, sôi nổi, đắm say như Xuân Diệu
mà trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng. Mở đầu bài thơ Mùa xuân chín là khung cảnh: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi
mái nhà tranh lấm tấm vàng./ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lý/
Bóng xuân sang. Mùa xuân về lặng lẽ và êm ái. Âm của các từ
lan, tan, vàng, sang vừa đủ để diễn tả bước đi hết sức khẽ khàng của mùa xuân.
Thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế sự biến đổi không gian. Đúng vào thời điểm
“khói mơ tan” cũng là lúc “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Từ láy “lấm tấm”
làm cho màu vàng của những mái tranh cứ hiện dần lên. “Lấm tấm” còn cho ta biết
tầm nhìn của thi sĩ. Nếu Xuân Diệu nghe được “khúc tình si” của “yến anh” thì
Hàn Mặc Tử cũng nghe được “sột soạt gió trêu tà áo biếc trên giàn thiên lý”. Thiên
nhiên dưới con mắt của Hàn Mặc Tử cũng tình tứ lắm. Nếu Xuân Diệu khoe “này đây
hoa của đồng nội xanh rì” thì Hàn Mặc Tử chỉ lặng lẽ tả “sóng cỏ xanh tươi gợn
tới trời”. Và trong cái khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống đó xuất hiện “bao
cô thôn nữ hát trên đồi”. Họ đang hát một cách say sưa . Thi sĩ vừa nghe, vừa
nhìn, vừa cảm: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời
của nước mây/ Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây. Ở đây có sự hoà hợp giữa mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Các cô thôn
nữ tươi trẻ đang hát những bài hát về tình yêu trong một không gian mùa xuân
thật thoáng đãng. Đó là mùa xuân đang xanh. Nhưng mùa xuân xanh qua đi rất
nhanh: Khách xa gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng chớt
nhớ làng/ Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.
Phải đọc đi đọc lại nhiều lần ta mới phát hiện được những nét tương phản của hai bức tranh. Một bên “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Còn bên kia “dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Cái xanh tươi của cỏ đối lập với cái chang chang của nắng. Một bên “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Còn bên kia “chị ấy năm nay còn gánh thóc”. Cô và chị, bao cô và chị ấy, hát trên đồi và gánh thóc dọc bờ sông. Một bên còn xuân xanh, một bên đã qua thời tuổi trẻ. Bên thì đông vui, bên thì lặng lẽ một mình. Từ hình ảnh Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang mà Hàn Mặc Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi! Đó là quy luật không ai có thể cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà vẫn tiếc thầm cho họ và cả thầm tiếc cho mình, tiếc cho cái tuổi thanh xuân một đi không bao giờ trở lại.
Phải đọc đi đọc lại nhiều lần ta mới phát hiện được những nét tương phản của hai bức tranh. Một bên “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Còn bên kia “dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Cái xanh tươi của cỏ đối lập với cái chang chang của nắng. Một bên “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Còn bên kia “chị ấy năm nay còn gánh thóc”. Cô và chị, bao cô và chị ấy, hát trên đồi và gánh thóc dọc bờ sông. Một bên còn xuân xanh, một bên đã qua thời tuổi trẻ. Bên thì đông vui, bên thì lặng lẽ một mình. Từ hình ảnh Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang mà Hàn Mặc Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi! Đó là quy luật không ai có thể cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà vẫn tiếc thầm cho họ và cả thầm tiếc cho mình, tiếc cho cái tuổi thanh xuân một đi không bao giờ trở lại.
Rõ
ràng cùng viết về mùa xuân nhưng Vội vàng của Xuân Diệu và Mùa
xuân chín của Hàn Mặc Tử có những cách thể hiện khác
nhau. Mỗi cách thể hiện có cái hay riêng. Ta thích sự vồ vập, sôi nổi, đắm say
của Xuân Diệu nhưng ta cũng thích sự trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng của Hàn Mặc
Tử. Chính cá tính sáng tạo làm nên nét riêng độc đáo của từng nhà thơ.
vé máy bay eva airlines
mua vé máy bay đi mỹ hãng eva
korean airlines
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada giá rẻ
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich