Thiếu nữ bên rừng đào mùa xuân
Tiếng trống rộn ràng thúc dục, tiếng khèn gọi
mời tha thiết, ánh lửa bập bùng nhảy nhót trên búp tay như bông hoa ban của
người con gái Thái đang mê say lướt đi trong điệu xòe mừng xuân mới. Chiếc khăn
piêu bồng bềnh ươm sắc hồng trên má đào mơn mởn đang độ xuân thì. Áo cỏm tôn
những đường cong tuyệt mỹ, đôi hàng cúc bạc hình bướm như bay lên trong vũ điệu
giao duyên. Hương sắc mùa xuân của núi ngàn Tây Bắc cùng muôn vì tinh tú như
hẹn hò trẩy hội trên trang phục của người con gái Thái. Các em như những nàng
tiên mùa xuân bước ra từ những bông hoa ban huyền thoại, bước ra từ những thiên
truyện chở đầy ước mơ một cuộc sống ấm no hạnh phúc của dân tộc mình.
Trên khắp mọi miền Tây Bắc, trang phục của
thiếu nữ mỗi dân tộc đều có những nét đẹp rất riêng, là tinh hoa văn hóa phải
trải hàng ngàn năm chắt lọc, chung đúc từ tự nhiên mới có được. Nhưng ít có bộ
trang phục nào vừa đơn giản, trang nhã, lại vừa tinh tế hài hòa, làm nổi bật
những đường cong tuyệt mỹ với vẻ đẹp dung dị, thanh tân đến mê hoặc lòng người
như bộ trang phục của người con gái Thái.
Mỗi người con gái Thái ngay từ khi còn nhỏ đã
được các bà, các mẹ dậy cách thắt “xài yêu” - thắt lưng bằng vải nơi thắt lưng,
để lớn lên có thân mình theo tiêu chí “eo kíu manh po” - thắt đáy lưng con tò
vò (giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi). Không những thế, các
cô gái còn được học trồng bông, dệt vải, thêu thùa, làm nội trợ và múa hát các
bài hát, các điệu dân vũ truyền thống của dân tộc. Bởi vậy người con gái nào
cũng xinh đẹp, khỏe mạnh, lại đảm đang, hiền thục, giỏi múa hát, vừa khéo chiều
chồng, vừa khéo nuôi con và mỗi khi các cô gái ngồi vào khung cửi, mỗi hoa văn
họa tiết như có hồn, lung linh sống động: “ Úp bàn tay thành hình muôn sắc/
Ngửa bàn tay thành hoa muôn mầu” - “Khoẳm mư pên lai/ Hai mư pên bók” (dân ca
Thái).
Khăn piêu của thiếu nữ Thái làm bằng vải bông
tự dệt nhuộm chàm, hai đầu được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết bằng các loại
chỉ mầu rực rỡ. Thiên nhiên Tây Bắc được cách điệu hóa một cách tinh tế. Đây là
những đóa hoa ban trắng ngần trên nền xanh mơn mởn mà người Thái gọi là: “Lái
bók ban”, đây là những chùm hoa buông lơi như xà tích - “lái sỏi bók mạy”, các
búp cây guột - “cút lo ngong”, hình mặt trời, lá cây… theo mô típ họa tiết lặp
lại lại. Nếu những mầu nóng lạnh ngoài tạo cảm xúc thẩm mỹ, còn mang ý nghĩa
tượng trưng cho âm dương, thì mỗi bông hoa trên piêu đều có hoa đực và hoa cái
sóng đôi như một ngôn ngữ không lời về sự trường tồn bất diệt của tình yêu. Nổi
bật trên khăn piêu còn những “cút piêu” và “sài peng”, cút piêu là những nút
bằng vải mầu và sài peng là những tua vải mầu, mà khăn piêu cùng mỗi biểu tượng
đều chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Truyện cổ dân tộc Thái kể rằng:
“Ngày xưa, có một mường toàn con gái được gọi là Mường Mẹ, đàn ông ở bất kỳ nơi
nào dù vô tình hay cố ý lạc vào đều bị xua đuổi, thậm chí bị sát hại. Một hôm
có một chàng trai “lạc” vào Mường Mẹ và được một cô gái xinh đẹp yêu thương và
che chở. Hai người quyết tâm vượt qua mọi qui định ngặt nghèo từ bao đời cùng
nhau chung bếp lửa. Đôi người yêu nhau bàn bạc rồi chàng trai về thưa với Mường
Bố. Mường Bố cho đây là duyên trời bèn cùng nhau sang thưa chuyện cùng Mường
Mẹ. Mường Mẹ quyết giữ luật tục từ ngàn xưa để lại. Mường Bố đành dùng sức
mạnh. Mường Mẹ đuối lý phải chấp nhận bỏ lệ cấm đàn ông và cho phép đôi trẻ xây
dựng gia đình. Mường Mẹ cho các thiếu nữ xinh đẹp thêu chiếc khăn piêu rồi in
dấu vân tay làm chứng - “cút piêu” và làm các tua vải mầu - “sài peng”, tượng
trưng cho sự gắn kết thủy chung”. Từ đó chiếc khăn piêu là tín vật không thể
thiếu của mỗi cô gái Thái. Khăn piêu không chỉ là vật trang sức, không chỉ là
sứ giả của tình yêu, mà còn gửi gắm bao điều về ước mơ, khát vọng một tình yêu
tự do, trắng trong chung thủy. Piêu còn là một trong những thước đo sự khéo léo
của người con gái Thái. Khi dệt vải thêu piêu, người con gái Thái gửi cả tâm
tình vào đường kim mũi chỉ. Khăn piêu không chỉ để đội đầu mà còn gắn với nhiều
sinh hoạt cộng đồng: Hội xòe, piêu là đạo cụ trong những điệu xòe tuyệt đẹp.
Hội tung còn, piêu là phần thưởng cho chàng trai tài hoa khéo léo. Trong tình
yêu, piêu là tín vật thay cho lời hứa sắt son. Mùa đông giá, piêu giữ ấm cố
ngực người thương. Ngày cưới, cô dâu đội chiếc piêu đẹp nhất do chính mình tự
tay thêu ấp ủ bao ngày, piêu như cánh bướm dịu dàng trên nhành xuân mơn mởn. Cô
dâu còn tặng piêu do mình tự dệt cho người thân bên nhà chồng để tỏ lòng kính
trọng, “piêu ba cút dành để tặng bà/ piêu năm cút dành để tặng thím” (tình ca
Thái). Piêu tôn vẻ dịu dàng thuần khiêt như ánh ban mai của người con gái Thái.
Piêu trở thành một ẩn dụ về tình yêu và sự bền chặt của tình duyên - “đời
piêu”… Chiếc khăn piêu đồng hành với người con gái Thái trong suốt cuộc đời,
thân thiết như hơi thở mùa xuân với đất trời và tình người Tây Bắc.
Nếu piêu thêm sắc hồng cho khuôn mặt thanh
xuân, thì áo cỏm lại tôn vẻ duyên dáng khỏe mạnh của người con gái Thái. Đây là
áo dài tay được may bó sát người, dài vừa chớm tới vòng eo thon thả. Trên ngực
áo là đôi hàng cúc bạc hình bướm. Một bên là hàng bướm đực, một bên là hàng
bướm cái. Bướm đực có đầu hình tam giác, mang đôi râu kiêu hãnh vươn ra phía
trước. Bướm cái đầu tròn có lỗ nhỏ hình thoi ở giữa. Khi luồn đầu bướm đực vào
đầu bướm cái, vạt áo được khép lại kín đáo. Hai hàng bướm như đang chụm đầu vào
nhau trong vũ
điệu giao duyên huyền ảo. Mỗi bước đi hàng cúc
hình bướm long lanh sống động. Trong mỗi bước xòe, bướm bạc như bay lên trong
điệu dân vũ. Nếu như con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như còn chờ đợi cặp
đôi, thì con gái có chồng, hàng cúc mang số chẵn như ước mong cho hạnh phúc vẹn
tròn, sinh sôi nẩy nở. Từ bao đời rồi người già vẫn kể cho con cháu nghe câu
chuyện của dân tộc mình: “Ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết,
chàng trai giỏi làm ruộng nương và săn bắn thú rừng, tiếng khèn của chàng mỗi
khi cất lên là núi ngàn và muôn loài đều rạo rực đắm say. Cô gái đẹp như bông
hoa ban đương độ, vừa giỏi quay xa dệt vải, vừa có giọng hát hay tuyệt trần,
mỗi khi cô cất tiếng hát là chim rừng cũng im lặng lắng nghe, vầng trăng cũng
sà xuống trải vàng trên lá thắm. Song do chàng trai nghèo khổ nên cha mẹ nàng
không gả cho chàng. Chàng trai quyết chí đi xa làm giàu, hai người hẹn thề son
sắt. Năm tháng trôi đi biền biệt. Ở nhà mẹ của chàng trai và người yêu mòn mỏi
chờ đợi rồi lâm trọng bệnh, cùng qua đời một lúc. Từ nơi xa, như có linh tính
mách bảo, chàng trai hối hả băng rừng vượt suối trở về. Chàng đau đớn một tay
nắm chặt vạt áo của mẹ, một tay nắm chặt vạt áo người yêu. Khi nắp quan tài
đóng sập xuống, chàng trai vẫn không rời tay, mọi người đành cắt vạt áo của mẹ
và người yêu của chàng. Trong tay chàng trai, hai vạt áo vụt biến thành cánh
bướm sóng đôi bay vút lên trời”. Từ đấy mỗi người con gái Thái đều đính hàng
khuy bạc hình bướm lên ngực áo, nơi trái tim mình để nhớ mãi mối tình sắt son
chung thủy.
Nói tới vẻ đẹp của bộ trang phục của thiếu nữ
Thái không thể không nói đến chiếc váy đen huyền hoặc được may rất đơn giản
theo kiểu xà rông. Mặt trong gấu váy viền vải đỏ, mỗi bước đi chân váy thấp
thoáng sắc mầu, vừa kín đáo, vừa duyên thầm ý nhị. Một vòng xà tích bạc buông
lơi bên hông tạo một điểm nhấn rất bắt mắt, dải khăn xanh nơi thắt lưng càng
tôn vòng eo thanh xuân. Sự hài hòa đến tuyệt diệu của văn hóa vải vóc với văn
hóa kim loại quí cùng bàn tay khéo léo của con người. Tất cả như được chắt ra
từ tinh hoa của núi ngàn làm nên một kiệt tác của tự nhiên. Bộ trang phục này
sinh ra cho các em thêm xinh đẹp và chính các em lại làm cho trang phục ấy sống
động cái hơi, cái hồn văn hóa của dân tộc mình, cho Tây Bắc thêm sắc mầu, trẻ
trung và tràn đầy sức sống.
Trả lờiXóaeva air của hãng nào
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
korean airlines
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich