Tỉnh ra có khi còn nghe – Đêm thấy ta là thác đổ
của Trịnh Công Sơn
Tôi mê nhạc
Trịnh từ khi còn rất nhỏ. Đó là một tình yêu cảm tính. Cùng với thời gian, niềm
đam mê của tôi lớn dần theo sự trải nghiệm cuộc đời để hiểu biết và thấm thía
ca từ của nhạc sĩ. Vậy nên, tôi rất tâm đắc khi có ai đó cho rằng: bài
hát Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn có thể xem là bài thơ
tình hay của thế kỷ.
Đêm thấy ta
là thác đổ là một hình ảnh rất thơ, rất đau và rất đẹp. Thác đổ không chỉ là
tình yêu vô cùng mà thực sự là nỗi đau vô cùng. Tất cả suối nguồn yêu thương
dạt dào bỗng nhiên òa vỡ; rơi, rơi mãi trong một cảm giác chơi vơi, hụt hẫng,
không trọng lượng. Đó là tâm trạng bàng hòang, sửng sốt khi chạm vào hư không.
Tâm trạng của người đứng bên kia đời không có tình yêu. Cả khúc ca ngân lên,
xuyên suốt một tâm trạng ấy. Lời ca như chia làm hai đọan:
- Đọan thứ
nhất là một chuỗi cảm xúc của tác giả khi tình yêu ra đi và đọan hai là những
dư âm không thể quên mà tình yêu để lại.
Mở đầu ca
khúc là một lời tự sự:
Một đêm bước chân về gác nhỏ
Chợt nhớ đóa
hoa tường vi
Bàn tay ngắt
hoa từ phố nọ
Giờ đây đã
quên vườn xưa.
Trong cái
bình thường của một đêm chợt nhớ chứa đựng bao nỗi xót xa: Hụt hẫng, đắng
cay. Ai đã từng bị rơi vào cảnh người yêu lãng quên sẽ thấm thía từng câu chữ.
Bông hoa vườn tình đẹp đẽ đã bị hái đi rồi mà người hái lại vô tình, vô tâm
không còn nhớ nữa! Một sự chối bỏ tàn nhẫn của lòng người. Và, con người bước
vào khỏang không trống rỗng, đất trời chợt hoang vu như cái hoang lạnh của hồn
người:
Một hôm bước
qua thành phố lạ
Thành phố đã
đi ngủ trưa
Đời ta có
khi tựa lá cỏ
Ngồi hát ca
rất tự do..
Cái mới
trong ca khúc này của Trịnh Công Sơn được nhiều người nhắc đến là hình dáng phố
phường. Nhưng cái hay của hình ảnh phố xá không phải là cuộc sống hiện đại đã
bước vào âm nhạc mà cái hay được toát lên nhờ cách sử dụng những hiệu ứng thẩm
mỹ khi diễn tả nỗi lòng. Phố xá, đường đi bao giờ cũng gợi cho con người cảm
giác đông đúc, ồn ã, náo nhiệt và con người chắc sẽ tìm thấy nguôi ngoai, an ủi
khi hòa mình trong không khí đó; thế nhưng trong nhạc của Trịnh Công Sơn đường
phố hiếm khi đông đúc mà ngược lại, thường vắng tanh, vắng ngắt. Điều này càng
tăng thêm sự cô đơn, lạnh lẽo ở con người. Không ai, mình ta tự do như cỏ lá.
Cái lá cỏ tự do ca hát là kiểu “bị kết án tự do”, con người bị đẩy vào cô đơn,
tự do trong thế giới riêng của mình khi những ngôi nhà khép kín cửa chỉ còn
thành phố lặng câm, hoang vu, không một bóng người. Khỏang trống em để lại, tự
do em để lại sau cuộc tình mênh mông quá, đớn đau quá. Không còn tình yêu, con
người thấy mình ngơ ngác giữa cuộc đời:
Nhiều khi
bỗng như trẻ nhớ nhà
Bơ vơ, côi
cút, tủi thân, khát thèm một mái ấm. Dư âm còn lại sau một lần người bước qua
đời là niềm tiếc nuối khôn nguôi. Mặc dù cuộc tình ấy đã nâng niu bằng “bước
chân rất nhẹ” mà thực tại vẫn quá tàn nhẫn, bởi “mùa xuân đã
qua bao giờ”. Một câu thơ mang bao cảm xúc bàng hòang khi nhận ra tất
cả đã qua, đã mất tựa như: “giật mình! Ôi chiếc lá
thu phai”.
Cả thi khúc
là một hành trình đi từ hụt hẫng, trống rỗng, ngơ ngác đến bàng hòang như một
chuỗi nổ để vỡ òa:
Nhiều đêm
thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có
khi còn nghe
Tất cả yêu
thương, đam mê hòa cùng với chơi vơi, hụt hẫng của cảm giác rơi từ đỉnh cao
xuống vực sâu. Bao nhiều hy vọng, ước mơ, khao khát bỗng chốc thành vô nghĩa.
Cái hay trong ca từ nhạc Trịnh là mượn cảm giác để nói về cảm giác. Một cách so
sánh bằng hình ảnh cụ thể mà lại không cụ thể. Con người chỉ có thể trải nghiệm
qua những nỗi đau mới thấu hiểu hết ý nghĩa của sự so sánh ấy.
- Đọan hai
của ca từ diễn tả tâm trạng khác. Đó là cảm giác khi con người ngã nhào giữa
hiện thực, nhận ra cái kết thúc bi đát của cuộc tình. Dường như sau một lần
chết. Trịnh đã từng viết: “Không có đâu em này. Không có cái chết đầu tiên.
Và có đâu bao giờ. Đâu có cái chết sau cùng. Tự mình biết riêng mình. Và ta
biết riêng ta.” Ở bài này, cũng có một kiếp tái sinh. Song sự trở lại của
hữu thể không phải như lúc khởi đầu mà ngược lại, mang thêm nỗi đau của một lần
chết, mang thêm một kiếp trước nợ tình. Vậy nên, “Tưởng rằng đã quên” để
biến thành trẻ nhỏ vui đùa, thơ ngây nhưng vết thương lòng đến mùa thì nhức
nhối. Đã một lần đốt mình hiến tế cho tình yêu, chỉ còn lại tro tàn trong vườn
khuya giá lạnh. Đốm lửa đã cháy hết, hoa cũng nở hết… cuộc sống như đã úa tàn.
Vì thế, dù có sống thì cũng vô hồn, vô cảm xúc:
Đời ta hết
mang điều mới lạ
Tôi đã sống
rất ơ hờ.
Cả khối tình
tôi đã chôn dưới mộ sâu để giờ đây tôi cúi mình khấn lạy, khóc thương. Cái thế
giới mà em thả tôi vào là một đời hiu quạnh, không còn ai, không có ai. Đó là
một bên đời ít ai bước tới. Bên đời ấy chỉ còn tình yêu trong ảo mộng, chỉ còn
nỗi đau âm ỉ không thôi, chỉ còn những kẻ ngu ngơ, dại khờ vì yêu.. như tôi. Cả
nguồn thác lũ yêu thương được rót vào thinh không của quên lãng. Và có lẽ vì thế
tình yêu ấy theo gió cuốn đi, tan giữa trời để trở thành bất diệt. Nỗi đau
thăng hoa thành cái đẹp. Cả bài thơ là yêu vô cùng là đau vô cùng!
Nhạc Trịnh
hay thơ Trịnh nói hộ biết bao lòng người. Sự bất tử của nhạc sĩ không chỉ là
nét độc đáo trong việc kết hợp giữa thơ và nhạc mà cội nguồn của nó chính là
càng hát nhạc Trịnh người ta càng thấm ca từ trong lời nhạc phẩm. Ấn tượng mà
ca khúc của ông để lại là chất thơ là cái nhìn của người thi sĩ tạo thành những
hình ảnh độc đáo, sự biến hóa ngôn từ cùng với các cách liên tưởng mới lạ diễn
tả được tận sâu cung bậc hồn người. Ai trong đời chẳng có một lần mất mát. Vậy
nên, thi khúc này mãi mãi chẳng bao giờ xưa cũ. Theo bacsiletrungngan
Trả lờiXóahãng máy bay eva
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
vé máy bay hãng korean air
tìm vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch