Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

TRỊNH CÔNG SƠN - Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệt thuật

TRNH CÔNG SƠN - NGÔN NG VÀ NHNG

 ÁM NH NGH THUT

Là tựa tập sách của tác giả Bùi Vĩnh Phúc do Nxb Văn hóa Sài Gòn xuất bản và phát hành ngay ngày 1-4, nhân kỷ niệm lần giỗ thứ 7 của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn là một tiêu biểu thật rõ nét về bi kịch của lịch sử Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi. Anh cũng tiêu biểu cho một vài nét rất đẹp của tâm hồn Việt Nam, những nét tài hoa và tha thiết mà bất cứ một con người nào trên thế giới còn có sự rung động trước cái đẹp của cuộc sống, còn có lúc rung động trước cái xót xa và đau thương của thân phận con người trong cuộc sống trần thế này, đều có thể chia sẻ (...) Đóng góp của Trịnh Công Sơn trên mặt nghệ thuật là đóng góp của một con người Việt Nam vào sự nhận thức cái đẹp, cái đau thương, tình yêu và thân phận làm người của nhân loại nói chung. Cuộc sống của con người là một cuộc tiếp cận khổ đau, nhưng qua đau khổ, nó tìm thấy cái đẹp và sự cứu rỗi của chính mình cùng với kinh nghiệm sống bi thiết và việc đi đến cùng một cách quả cảm thân phận làm người của mình.
Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng, trên và trước, người nhạc sĩ đó lại chính là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình. Và chính là từ những dòng ca từ tuyệt đẹp pha lẫn những nét đau đớn xót xa và rất lạ lùng của Trịnh Công Sơn mà cuộc đời này đã mở ra chứa chan những điều tuyệt mộng và bi thiết trước mắt nhìn của chúng ta, những người nghe anh. Chính vì thế, cho dù đây là một nhạc sĩ tài hoa, điểm nổi bật và đáng nói hơn hết trong nghệ thuật của Trịnh Công Sơn lại nằm ở trong những hình ảnh mà anh đã nhìn thấy hoặc khám phá ra, cũng như trong cái ngôn ngữ mà anh đã dùng để cất giấu, hé lộ, bật mở, hoặc nâng đỡ những hình ảnh ấy và làm cho chúng cất cánh bay lên. Trong nhận thức đó, tập chuyên luận nhỏ này muốn đưa ra một nỗ lực phát hiện và phân tích một số ám ảnh nghệ thuật, cũng như phân tích cung cách sai sử ngôn ngữ một cách rất đặc thù của Trịnh Công Sơn.
Trong tập sách này, tác giả sử dụng phương pháp xếp chồng văn bản (superposition) và liên-văn-bản (intertextuality), với những phân tích thi pháp học, để phát hiện các ám ảnh nghệ thuật trong sáng tác của Trịnh Công Sơn: Ám ảnh chiến tranh, Ám ảnh về sự cô đơn, Ám ảnh về sự phụ rẫy, Ám ảnh về những nhắc nhở của cuộc đời, của thiên nhiên, Ám ảnh về Cuộc-Chia-Tay-Lớn, Ám ảnh thân phận, Ám ảnh từ sự tự mâu thuẫn và giằng xé, Ám ảnh từ sự gắn bó với một người nữ, Ám ảnh về cái vô thường của cuộc đời.
Qua hơn 330 trang, tác giả dành một tỷ lệ thích đáng để viết về thời gian nghệ thuật trong tâm thức nhạc sĩ qua nhiều ca khúc, cũng như không gian nghệ thuật bao gồm: trời đất, núi sông, biển sóng, mây, mưa, nắng, mặt trời, mặt trăng, rừng và phố của Trịnh - tất cả trở thành "nền" để con người hiện hữu, yêu ghét, buồn vui, rồi tan vào dòng nhạc. "Nắng có hồng bằng đôi môi em/Mưa có buồn bằng đôi mắt em/Tóc em từng sợi nhỏ/ Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh...". Sách dành riêng một chương đề cập đến nghệ thuật ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn với các tiểu mục về hình ảnh tĩnh lược, cách hạ những câu bỏ lửng, cách nói lạ, cuộc hôn phối giữa những hình ảnh với các biện pháp tu từ, nhằm nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cùng những nét đối xứng, đôi khi rất tình cờ trong các nhạc phẩm của Trịnh.
Trịnh Công Sơn - Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật của tác giả Bùi Vĩnh Phúc được xem là cuốn sách xuất sắc nói về ca từ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Tác giả dù sinh ra ở Hà Nội, sống ở Sài Gòn và từ năm 1977 đã qua Hoa Kỳ sinh sống nhưng những ám ảnh nghệ thuật trong ca từ Trịnh đã theo ông vượt qua biên giới của đất nước. Cách Tổ quốc thân yêu nửa vòng trái đất nhưng với nhạc Trịnh, tác giả vẫn như thấy mình sống trên đất nước mình mà không phải một người xa quê.
Sách vừa được Nxb Trẻ tái bản nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ họ Trịnh, tháng 03.2011.


1 nhận xét:

  Lá bồ đề – Truyện ngắn của Lại Văn Long 2 Tháng Ba, 2023 Tháng 5 – 2012, sau 22 năm thụ án chung thân về tội giết người, hắn được đặc...