Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Một thoáng hương xưa

Một thoáng hương xưa  
Ns Lê Mộng Nguyên tường thuật và cảm nghĩ 

Chiều nhạc thính phòng tại Paris 

do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris tổ chức
Ði ngược lại thời gian và để những kỷ niệm êm đẹp không sớm bị xóa nhòa trong trí nhớ, tôi xin ghi lại sau đây những cảm tưởng khoảnh khắc, không theo nhịp điệu thời gian, về chiều nhạc thính phòng Một Thoáng Hương Xưa do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris tổ chức tại FIAP-Paris Quận 14, từ 14 giờ đến 18 giờ ngày 07 th.05-2006. Phòng Berlin chỉ có vào khoảng 80 chỗ ngồi, thành thử ít nhất 30 người (kể cả văn nghệ sĩ trình diễn) phải đứng, để nhường chỗ cho quan khách được mời như : Cụ bà Nguyễn Bính Lộc, bà Lan Phương (nhà hàng Ðào Viên), Gs Vũ Quốc Thúc, Ts Trần Minh Tiêu, Bs Huỳnh Trung Nhì, Ob Bs Trần Quang Nhụy, Ob Bs Dương Kim Lan, Ob Bs Nguyễn Văn Bá, Bs Nguyễn Thúy Nga, Ts Vo Hùng Anh và phu nhân, Ts Nguyễn Lương Thận và phu nhân nữ ca sĩ Tuyết Mai, Ks Nguyễn Quý Toàn, Bs Ðào Công Long (Ðài Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Hòa Lan), ký giả Phạm Văn Kiểm, chủ trương nguyệt san Diễn Ðàn Việt Nam (VietNam-Forum) từ Ðức Quốc sang, nhà văn Hồ Trường An đến từ Troyes, nhà văn Tô Vũ, nhà văn Từ Trì và phu nhân luật gia Huệ Châu, nhà văn Trần Ðại Sỹ, nhà trang trí Thanh Lý (tranh lụa và hoa giả), nhà báo Hứa Vạng Thọ, nữ ký giả Hồng Thảo, Ns Trần Quang Hải và phu nhân nữ danh ca Bạch Yến, Gs Phương Oanh, nhà thơ nữ-điêu khắc Vương Thu Thủy cùng phu quân, đạo diễn Trần Song Thu, nhiếp ảnh-điện ảnh gia Huỳnh Tâm, nhà hoạt động xã hội Ob Ðỗ Thượng Hưng, Ob Trần Minh Răn, Ns lão thành Nguyễn Văn Thông (người đầu tiên dạy Hạ Uy Cầm năm 1938 tại Phú Thọ mà cũng là nhạc thủ trong các phòng trà ở Hà Nội sau đó) : Tôi được làm quen với ông từ năm 1950-1951 tại Paris cùng Nghiêm Phú Phi là người nhạc sĩ đầu tiên đã đàn đệm dương cầm cho anh Lê Mộng Hoàng hát thâu vào đĩa 78 vòng ở kinh thành văn hóa, những bài Trăng Mờ Bên Suối, Bài Thơ Huế, Nhớ Huế, Hoàng Hoa Thôn của Lê Mộng Nguyên. Nguyễn Văn Thông là thầy dạy nhạc của nhiều Ns sau này nổi tiếng như cố Ns Nguyễn Hiền chẳng hạn, đã nhắc nhở tên ông trong buổi nói chuyện trên đài Little Saigon hoặc RFI trước khi lâm bệnh nặng…Ns lão thành Xuân Lôi - vừa cho trình làng Hồi Ký của ông với lời Tựa của LMN - ngày 23/05/2006 tại Giáo xứ VN - Paris, cũng đã cố gắng đến tham dự ( mặc dầu tuổi cao) để làm hân hạnh buổi nhạc thính phòng Một Thoáng Hương Xưa…
Sau cuộc tiếp tân là dịp cho Ban Tổ Chức gặp gỡ chào đón và hàn huyên với quí khách, Bs Nguyễn Bá Linh đọc chương trình khai mạc… Kế đó, họa sĩ Nguyễn Ðức Tăng trình bày thành tích và hoạt động của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Paris, thành lập năm 1994, đến nay được 12 năm, đã tổ chức 15 cuộc gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ, chẳng hạn : Năm 1994, với chủ đề ‘’Thi Nhạc Mùa Thu ‘’ ; năm 1995, phối hợp với nhóm ‘’ Ngày Mới ‘’ để Kỷ Niệm 20 Năm văn học nghệ thuật hải ngoại ; năm 1996, Ðại Hội Thi Ca tại Paris với nhiều nhà thi văn nghệ sĩ đến từ các nước Âu Châu và Hoa Kỳ-Gia Nã Ðại ; 1997, giới thiệu tác phẩm và tác giả (Hoa Kỳ) ; 1998, ‘’ Bóng Quê ‘’ của Ðỗ Bình được trình làng ; 2000, trong dịp Ðại Hội Thi Ca ‘’ Chiều Tha Hương ‘’ tại Viện Ðông Nam Á Paris ngày 3/6 : CLBVH đón tiếp nhà thơ nữ Dư Thị Diễm Buồn đến từ Hoa Kỳ (vùng Illinois-Chicago)…; cũng trong năm 2000, hội luận về khác biệt giữa thơ và văn xuôi ; năm 2001, trong chiều ‘’Thu Ðất Khách’’, Ns Lê Mộng Nguyên giới thiệu nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh đến từ Hoa Kỳ-California (x. Nghệ Thuật-Montréal số th.11-2001)… ; năm 2002, với chủ đề ‘’Bên Trời Tưởng Nhớ ‘’ ; 2003, CLBVH Paris giới thiệu tác giả và tác phẩm của thi văn nghệ sĩ từ Mỹ qua Pháp… ; 2004, với học giả Ðỗ Thông Minh từ Nhật qua Paris để nói chuyện về Hán-Nôm, và nhân dịp, Ns LMN giới thiệu CD Việt Nam Mến Yêu của Minh Cầm-Phạm Ðiønh Liên… ; 2005 : Chiều văn nghệ tại Neuilly-Sur-Seine (19/2) : Tạp chí ‘’Nguồn ‘’ - San Jose ra mắt đồng bào Paris ; trong chiều hội đàm về ‘’ Tư tưởng Nguyễn Du trong Truyện Kiều ‘’ tại Montrouge ngày 13/11 : Phương Du (Bs Nguyễn Bá Hậu) nói về Thơ, Nhạc và Ðạo… và Ns LMN đọc diễn văn Từ Thúy Kiều đến Kinh Kha hay là tinh thần nước Việt bất khuất khuất phục vân vân, để đón tiếp Gs Ðoàn Viết Hoạt đến từ Hoa Kỳ… Sau khi chúc mừng cử tọa, ông Nguyễn Ðức Tăng : …không quên thay mặt CLBVH xin ngỏ lời cảm ơn bà Nguyễn Bính Lộc, người đã yễm trợ tiền thuê phòng hội cho CLB chúng tôi hôm nay cũng như đã nhiều năm qua… Chúng tôi nhờ cô Kim Lan thay mặt để trao tặng bà Nguyễn Bính Lộc bó hoa biểu lộ lòng biết ơn. 
Kế đó, nhà thơ Ðỗ Biønh (chủ tịch CLBVH Paris) mà cũng là MC (maỵtre de cérémonie) hôm nay lên diễn đàn giới thiệu thành phần văn nghệ sĩ tác giả những nhạc phẩm trữ tình và lãng mạn như Lê Mộng Nguyên, Trịnh Hưng , Nguyễn Văn Quỳ-Phương Du, Phạm Ðiønh Liên và Ðỗ Biønh. Theo chương trình, có nhiều bài (hoặc nhạc, hoặc lời thơ) của Ðỗ Bình (Thu Cảm, Chỉ Yêu Cuộc Tình, Chiều Trên Sông Seine, Em Bên Bờ Lãng Du, Một Lối Về, Phố Khuya) được triønh bày hôm nay, nhưng khiêm tốn, tác giả (chơi piano hay, guitare rất giỏi qua bài độc tấu Tôi Ðưa Em Sang Sông (nhạc Y Vũ-Nhật Ngân), thổ lộ tâm tình với khán thính giả rằng ông chỉ làm nhạc một cách tài tử thôi, nhằm diễn tả nỗi lòng của nhà thơ sát với quần chúng và đất nước, chứ không dám mệnh danh là nhạc sĩ, nhưng vì ‘’ Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa… làm hồn tôi say đắm nên đã nặng nợ với tình thơ để rồi dệt ước mơ viết lên những dòng tâm khúc tặng đời như kiếp tằm nhả tơ ‘’ (Dạo Khúc : Thi tập Mùa Xưa Vỗ Cánh của Ðỗ Biønh). Như Nguyễn Ðức Tăng (thay mặt BTC) đã nói : ‘’Chắc quí vị cũng đồng ý rằng trong vườn hoa, mỗi hoa mỗi hương sắc riêng. Các tác phẩm của các nhạc sĩ cũng mỗi người một bản sắc, một nét riêng. Những tác phẩm ấy, trong chốc lát sẽ được các ca sĩ trình bày để cống hiến quí vị. Kính mong quí vị sẽ thưởng thức một buổi nhạc thính phòng vui vẻ và hào hứng ‘’
Trước khi mở màn chính thức, toàn BTC và quan khách buổi chiều Một Thoáng Hương Xưa cùng mở Rượu Champagne uống chúc mừng cuộc hội họp hôm nay trong bầu không khí hân hoan của một cuộc tương phùng rất đặc biệt.
Sau bài Thu Cảm (nhạc của Ðỗ Bình) do Ðan Thanh (một nữ nghệ sĩ xinh xắn, tươi trẻ) độc tấu dương cầm với tài năng của một nhạc thủ nhà nghề, MC mời Ns Lê Mộng Nguyên lên nói vài nét về dòng nhạc của tác giả Lê Mộng Nguyên :
‘’Kính thưa quí vị, 
Các bạn thân mến,
Những bài nhạc chọn lựa của Lê Mộng Nguyên trong chương trình Một Thoáng Hương Xưa hôm nay :Chiều Vàng Năm XưaTrăng Mờ Bên Suối và Giao Mùa (thơ Phạm Ngọc), toàn thuộc vào dòng nhạc lãng mạn trữ tình, và một phần thuộc loại nhạc mà người ta gọi là tiền chiến vì sáng tác trong những năm trước chiến tranh chính thức bùng nổ giữa Quốc gia và Cộng sản ngay sau 1954. Nhân dịp, nhà văn nhạc sĩ Nguyễn Ðiønh Toàn đã viết (TB Việt Nam, 06/08/2004) : Một trong những bài hát có thể coi là điển hình một thời nhạc lãng mạn của chúng ta, được in trong
‘’Tuyển Tập 100 Ca Khúc Tiền Chiến (Nhà xb Trẻ, 2001)’’ là bài Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên… Nhớ lại những ngày chiến tranh lan tràn, sắp tới lúc hiệp định Genève ký kết, cả đất nước dường lênh đênh chưa biết rồi sẽ trôi giạt về đâu, cũng là lúc người ta được nghe trên khắp các đài phát thanh Hà Nội, Huế, Pháp Á, Sài Gòn… bài TMBS qua giọng hát hầu hết các danh ca của chúng ta thời bấy giờ : Tâm Vấn, Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, Minh Trang, Ngọc Hà, Minh Diệu, Mạnh Phát, Anh Ngọc v. v… Nhạc như một nỗi khát khao tìm về một nơi yên ấm mà thực tế lúc nào cũng như đe dọa lấy mất. Cái chốn hạnh phúc có thể nương náu ấy dường như chỉ còn là, chỉ tồn tại trong mơ ước…
Thật ra, từ ngày ca nhạc sĩ Thu Hồ trình bày trên Ðài Phát thanh Pháp Á vào mùa thu 1949, TMBS đánh dấu một mối tình của hai đứa trẻ yêu nhau trong thời khói lửa vào những năm 1945-1950, được dân chúng yêu chuộng ngay và nâng niu như một kỷ vật… Kẻ nâng niu ngọc, người trau chuốt ngà(trích Phan Trần). Từ dạo ấy, TMBS sẩy tay tác giả Lê Mộng Nguyên để sống một cuộc đời riêng của tất cả mọi người. TMBS thuộc về những cựu Quân nhân đã từng chiến đấu trong hai chiến tranh Việt Nam, TMBS thuộc về hàng ngàn kẻ trầm luân trên biển cả (boat people) phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để ra đi tiøm Tự Do… sau biến cố 30 Tháng Tư 1975. Như vậy, từ thế hệ này qua thế hệ khác, bài ca bất hủ đã đem lại một kỷ niệm cho mỗi một người, một kỷ niệm của thời thơ ấu, của thanh thiếu niên, nơi trường học hay trong chiến cuộc, một kỷ niệm được siêu quần bởi một tình yêu lãng mạn và khổ đau…
Chiều Vàng Năm Xưa khi mùa thu hiu hắt thiết tha bao hình bóng
Một người ra đi trong bóng sương mờ thoáng nước non ngây buồn trông
Lá vàng rơi chứa chan ngoài song
Bài CVNX tuy mới làm sau này (mùa thu 2001) nhưng chứa đầy hương vị tiền chiến, một thoáng hương xưa, được Tuyết Dung triønh bày lần đầu tiên tại Mộc Lan Trang (Antony-Pháp) trong Ðêm Văn Nghệ gặp gỡ Ngô Thụy Miên (25/05/2002), với giọng contralto trầm dịu và nhung nhớ như một đêm thu vĩnh biệt dưới ánh trăng mờ bên suối : ‘’Ngày xưa còn đó trăng nước mong chờ ‘’, trong lúc :
Chiều vàng năm nay khi mùa thu hiu hắt nhớ nhung bao hình bóng
Tìm người yêu đi trong bóng sương hồn nước khóc âm thầm chờ mong
Lá vàng rơi chứa chan ngoài song…
Thật đúng như nữ danh ca đã nói : CVNX là ‘’hậu’’ của TMBS. Giọng ca tuyệt vời của Tuyết Dung đã đi tận con tim của khán thính giả đêm 25/05/2002 và từ dạo ấy được mọi người yêu mến… Trang Thanh Trúc sau đó, viết cảm tưởng trên mạng lưới rằng Thầy LMN từ nay đã tìm được một ca sĩ diễn tả đúng tâm hồn của tác giả TMBS…’’ Vắn tắt đôi lời về bài Giao Mùa (Nhạc Lê Mộng Nguyên, Thơ Phạm Ngọc) mà TD sẽ hát hôm nay, ngay sau CVNX, mà nhân dịp nhà thơ cho biết là ông đã gửi về Sài Gòn để cho vào CD nhưng không một ca sĩ nào ở quốc nội hát nỗi, thế mà TD (cũng như Thu Hà-Paris) đã trình bày Giao Mùa một cách dễ dàng, uyển nhã nhiều lần trên mạng lưới và Ðài phát thanh hải ngoại (chương trình Sáng Tác Mới) : Mong manh từng sợi nắng vàng / Xuân vừa bỏ ngỏ hạ sang giao mùa / Về đâu áo lụa ngày xưa / Chiều nay phố cũ lưa thưa bóng người / Bên đường hoa tím tàn rơi / Em đi bỏ lại mình tôi giữa đời…
Với nhạc đệm dương cầm của nữ nghệ sĩ Ðan Thanh và nhạc thủ Tây Ban Cầm Châu Quốc Hùng, nữ danh ca Tuyết Dung huy hoàng trong áo màu đỏ nhạt, mở đầu phần văn nghệ chính thức với bài ‘’ Chiều Vàng Năm Xưa ‘’ (Nhạc và lời của Lê Mộng Nguyên) mà nàng đã hát nhiều lần trên mạng lưới và Ðài phát thanh hải ngoại. Trước một cử tọa yên lặng và thành kính, giọng ca tuyệt vời của nàng đã lôi cuốn khán thính giả, rung động đến lạnh người khi nàng chấm dứt với… Lá vàng rơi chứa chan ngoài song… Nhờ Tuyết Dung, bài hậu của TMBS được diễn tả một cách xứng đáng như bài tiền (tiền chiến). Kế đó, bài ‘’ Giao Mùa ‘’ (Nhạc Lê Mộng Nguyên, Thơ Phạm Ngọc) được nữ danh ca đặc biệt mở đầu từ đoạn cuối : Ơi em ! nắng đã phai màu / Còn đây ta với nỗi sầu miên man rồi trở lên bắt đầu với : Mong manh từng sợi nắng vàng… Một thành công mỹ mãn… Trước khi Hải Yến mà tôi được nghe hát – cách đây 3 năm ‘’Ðường Về Quê Hương ‘’ của Lam Phương – lên sân khấu trình bày nhạc Trịnh Hưng (lời của Ðỗ Bình) trong Chỉ Yêu Cuộc Tình, MC cho biết vài nét về đời và dòng nhạc của tác giả ‘’Tôi Yêu‘’ : Trịnh Hưng sinh tại Hà Nội (quê quán Bắc Ninh), di cư về miền Nam sau 1954, mở lớp dạy nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 1950 nhưng mãi đến năm 1956 mới được nổi tiếng là một nhà dân nhạc, qua những bài ca khúc quê hương : Lối Về Xóm Nhỏ, Tôi Yêu, Lúa Mùa Duyên Thắm, Trăng Soi Duyên Lành… Nhà thơ Ðỗ Bình nhấn mạnh vào những bài của TH được trình bày hôm nay, toàn là nhạc trữ tình, lãng mạn, phải chăng đó là phản ảnh sự thay đổi trong tâm linh của một người nhạc sĩ sống kiếp lưu vong từ 1990 tại thủ đô của tình yêu ? Không tình yêu sao được khi lời của bài nhạc Chỉ Yêu Cuộc Tình của TH lấy từ bài thơ của Ðỗ Bình : Thuở yêu em mộng mị / Ta ướp sợi tóc dài / Vào trang thơ nhật ký / Ðêm về mơ bóng ai… Nữ ca sĩ Hải Yến (Ðan Thanh Piano và Thụy Trang đàn tranh, tuyệt diệu ! ) đã phải từ bỏ giọng ca nhí nhảnh lúc nàng hát dân ca lấy từ ca dao (trai gái đối đáp), để thả hồn rung động với ước mơ : ‘’Ôi tình thơ ngày đó, Vẫn ngất hồn ta say, Nhưng dáng xưa phố nhỏ, Ðã tàn theo khói bay ! ‘’ Lãng mạn thật ! Ðến lượt người ca sĩ rất trẻ tuổi (sinh năm 1985) tên là Ngô Châu Quang Minh, cựu học viên dương cầm và thanh nhạc trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, sang Pháp du học sau bằng Tú tài, hiện sinh viên Ðại học Paris VI (năm thứ 2 khoa điện toán). Quang Minh vừa rồi : ngày 23/04/2006 tại Giáo xứ VN Paris, hát TMBS của LMN với giọng trầm, đã quyến rủ mọi người… Quang Minh được BTC lựa chọn trình bày ‘’Sài Gòn ơi xa em rồi’’ (Nhạc và lời của Trịnh Hưng) chiều nay (7/5), một bài ca nhắc nhở nhiều kỷ niệm êm đẹp ngày xưa cho những người Việt xa xứ từ thuở Quốc hận đau thương : Sài Gòn ơi ! Thôi là thế xa em rồi / Thương người nói không nên lời / Ta và em giờ hai lối / Sài Gòn ơi ! Bây giờ em đời u tối / Ðêm ngày nghe lời gian dối / Thương ngưòi quá Sài Gòn ơi ! 
Sau hai bài do Hải Yến và Quang Minh, MC Ðỗ Bình mời Bs Phương Du Nguyễn Bá Hậu lên diễn đàn nói về người bạn thiếu thời, nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, tác giả bài ‘’Chiều Viễn Xứ’’ (với lời thơ Phương Du NBH) có vài đoạn như sau :
‘’ Ns Nguyễn Văn Quỳ sinh năm 1924 , từ nhỏ đến nay vẫn sống ở Hà Nội. Ông làm nghề dạy nhạc ở nhạc Viện Hà Nội, chuyên về hòa âm, vừa dạy nhạc, vừa sáng tác. Trong những thập niên 40 và 50 ông đã sáng tác những ca khúc trữ tình như : Nhớ Trăng Huyền Xưa, Chiều Cô Thôn… Ðôi Bờ, Mây Trôi, Nhớ Anh. Bản Dạ Khúc của ông đã được nhiều người biết đến vì các ca sĩ thường hát trên đài phát thanh dưới thời VN Dân chủ Cộng Hòa…
Trong thập niên 90, Ns Quỳ đã được chính phủ Pháp mời sang Ba Lê ba lần. Nhân những dịp này, tôi với Ns Quỳ , hai người bạn cố tri, đã có nhiều ngày sống chung với nhau và Ns Quỳ đã phổ nhạc nhiều bài thơ của tôi trong đó có bài ‘’ Chiều Viễn Xứ ‘’.
Thưa các quí vị,
Hầu hết chúng ta ngồi đây là những người sống xa quê từ hai, ba chục năm, cho nên ai ai cũng mang trong lòng mối sầu viễn xứ. Bà Huyện Thanh Quan, mới xa quê vài trăm cây số, vừa tới Ðèo Ngang, đã nhớ nhà nhớ nước : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái đa đa………..Trong bài ‘’Chiều Viễn Xứ ‘’ cũng có những vần thơ nhớ nhà, nhớ nước, nhất là vào những đêm trăng không tỏ mà là trăng mờ như trăng của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên nói trong bài TMBS. Những câu thơ đó là :
Lặng nhìn qua mây tìm trăng
Sương thu giá băng lạnh lùng thấm can tràng
Lê bước lang thang ngàn phương 
Ngày đêm xót xa nỗi hoài hương
Bây giờ tôi xin quí vị lắng nghe giọng hát Minh Cầm, từ từ thả hồn theo làn sóng âm điệu, vọng về cố hương, tưởng nhớ cảnh hè nóng sen hồng, nhớ lũy tre xanh, vườn cau v.v…’’. 
Lần đầu tiên (có lẽ) tôi được nghe một giọng ca của Minh Cầm, với đàn đệm Tây Ban Cầm lão luyện rất thích hợp của phu quân nhạc sĩ Phạm Ðiønh Liên, đúng với tâm hồn, đúng với tình cảm, đúng với trạng thái trong Chiều Viễn Xứ của Nguyễn Văn Quỳ (thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu). Ðôi uyên ương nghệ sĩ còn hiến dâng tiếp theo cho khán thinh giả phòng Berlin, bài căn bản của phu quân PÐL :Hẹn Một Ngày Về sau khi nói vài câu về lịch sử sáng tác, để đánh dấu một tình yêu… HMNV được viết trong năm 1957 tại Paris để âu yếm tặng Minh Cầm người vợ tương lai. Theo tác giả Phạm Ðiønh Liên, bài này mang số 9 trong CD VN Mến Yêu 1 ra mắt ngày 13/06/2004 tại FIAP để kỷ niệm 40 năm thành hôn của đôi uyên ương. Bài này được Minh Cầm hát rất nhẹ nhàng, âu yếm như một thoáng hương xưa :
… Ðời người viễn du thầm mong
Chờ một kiếp mai trở về
Về đây cùng kề với gìai nhân
Là người yêu vẹn đời
Về đây lúc con tim còn say
Nhịp theo mơ khúc ân tình
Tiếng tơ lòng phím đàn lướt theo
Ðầy những chuỗi ngày nhạc vời… 
Ðến lượt nữ ca sĩ Mai Anh với một giọng ca hùng mạnh, vang dội và bay bổng như ngọn hải triều dâng, trình bày một cách khỏe khoắn nhưng đầy tình tứ và kính cẩn luôn cả hai bài : Chiều Trên Sông Seine(nhạc và thơ Ðỗ Bình) và Em Bên Bờ Lãng Du (cùng một tác giả) : 
Ta ngắm loài hoa dại
Thương mảnh đời hương phai
Chợt buồn vương theo gió
Hiu hắt màu nắng thu
Em bên bờ lãng du…
Qua ‘’Dạo Khúc’’ (Mùa Xưa Vỗ Cánh), nhà thơ Ðỗ Bình tâm sự : ‘’… Vẫn biết đời là giấc mộng, nhưng sao hồn tôi mãi vương vấn màu nắng quê hương, khi mà nơi đây cũng có nắng vàng nghiêng hè phố, trăng thanh nhuộm bạc không gian. Thế mới biết đời còn lắm giấc mơ kỳ lạ khiến hồn tôi xao xuyến ‘’. Cảm ơn Ðỗ Bình đã hé mở một góc tâm hồn của người thi sĩ, để cho tôi được thưởng thức vẹn toàn những lời thơ qua tiếng ca của Mai Anh và ý nhạc của tác giả ‘’Bóng Quê‘’. Cảm ơn nữ ca sĩ Ngọc Xuân đã trình bày bài Trăng Mờ Bên Suối của LMN, với tất cả tấm lòng, với tất cả buồn đau và thương nhớ của một cuộc chia ly dưới ánh trăng mờ… Ca sĩ Quang Minh, với con tim đập mạnh vì tuổi trẻ và hăng say cuộc đời, tự hỏi : Có Bao Giờ Em Nhớ ? trong bài nhạc của Trịnh Hưng (lời Hoàng Huyền Thanh), trước khi Thúy Hằng, nữ ca sĩ và nữ diễn ngâm, với giọng ca duyên dáng mà đồng bào Paris đã từng yêu chuộng, trình bày (theo thứ tự) hai bài nhạc của phu quân thi sĩ Ðỗ Bình : Một Lối Về(Người về mỏi gót phiêu du, Ta đi tìm cõi hoang vu quên đời, Bóng quê mù tít xa khơi, Phố xưa mất dấu một thời đắm say ?...) và Phố Khuya. Hải Yến chấm dứt phần nhạc với Tìm Quên của Trịnh Hưng. Trong chốc lát và trong sự im lặng của cử tọa, MC nhìn về phía tôi ngồi giữa hàng thứ ba : Xin mời Ns Lê Mộng Nguyên lên nói về Dòng Nhạc Chiều, bài nhạc anh vừa mới sáng tác. Tôi lên sân khấu, cầm micro xin cử tọa thứ lỗi cho nữ danh ca Tuyết Dung vì bận công chuyện, phải đi ngay sau khi hát hai bài CVNX va Giao Mùa của LMN và riêng tôi chỉ xin nói vài lời về lịch sử ngắn của nhạc phẩm mới này : 
‘’Kính thưa quí vị,
Bài Dòng Nhạc Chiều (Serenade), tôi đã viết nhạc (trong ngày 07 th.02-2006) theo Lời của một nhà thơ nữ với bút hiệu rất đẹp là Hồng Vũ Lan Nhi, mà nhà văn Trần Việt Hải đã bầu là nhà thơ lãng mạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 cũng như người ta bảo Beethoven là nhạc sĩ khai phá dòng nhạc lãng mạn vào lúc giao thời giữa hai thế kỷ (18-19). Do đó, Dòng Nhạc Chiều là duyên hội ngộ giữa một nhà thơ nữ và một nhạc sĩ lãng mạn hiện thời… :
Nắng đã dần phai ở cuối vườn
Dạ lan đơm nụ, gió đưa hương
Phong linh vang vọng âm thanh lạ
Hoa tím leo cao một góc tường 
Nhạc từ đâu đó, rất mơ hồ
Như từ thế giới của hư vô
Ôi bản ‘’ChiềuTà’’ trong dĩ vãng
Từng nốt nhạc buồn gợi ý xưa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những ngày xưa không thể quên

Những ngày xưa không thể quên... Nếu ai đã từng đến Nha Trang, phải công nhận với tôi rằng biển ấy thật là đẹp. Một bãi biển dài thoai tho...