Phạm Đình
Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà
Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc,
thân phụ của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông
Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ
lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn
Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.
Người vợ sau
của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức
ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Phạm Đình Chương và Thái Thanh
Ông được
nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu
kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang
Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.
Phạm Đình
Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, nhưng phần nhiều những nhạc
phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình
lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi… có
không khí hùng kháng, tươi trẻ.
Năm 1951 ông
và gia đình chuyển vào miền Nam. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em
Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Thời kỳ
này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm
trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân
chài… Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn: Xóm
đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân…
Với sự tài
hoa, lịch lãm của một chàng trai Hà Nội, đồng thời là ngôi sao sáng của Hợp ca
Thăng Long, Phạm Đình Chương đã chinh phục được Khánh Ngọc – giai nhân kiều
diễm mà báo chí Sài Gòn thời ấy gọi là “ngọn núi lửa”, là mục tiêu săn đón của
biết bao đại gia Sài Gòn. Danh tiếng Khánh Ngọc nổi như cồn trong khoảng 5 năm
(từ 1955-1960), không chỉ trong lĩnh vực ca nhạc mà cả trong điện ảnh. Danh
tiếng của Khánh Ngọc nổi như cồn trong khoảng 5 năm (từ 1955-1960), không chỉ
trong lĩnh vực ca nhạc mà cả trong điện ảnh, cô nổi tiếng trước cả Kiều Chinh,
Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương… Cuộc hôn nhân của cặp đôi nghệ thuật Hoài Bắc –
Khánh Ngọc vì thế dành được sự quan tâm và ngưỡng mộ của đông đảo khán giả.
Thế nhưng,
hạnh phúc chưa được bao lâu thì Khánh Ngọc đã rời xa ông bằng một mối quan hệ
cay đắng và oan nghiệt. Có thể nói rằng sự tan vỡ của gia đình tiếng tăm thời
bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và
“tình địch” không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự
tan nát của một đại gia đình nghệ sĩ đã “đánh gục’ nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi
ông phát hiện ra , vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác, rể
và dâu trong một nhà đã đến với nhau, vượt ra ngoài luân lý đạo thường, vốn là
một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.
Trong đau
khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban
hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với
bên ngoài.Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, trong
thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua
đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra
biển”…
Một đêm mưa
tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc
Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ
chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng
Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang
trôi theo dòng nước…. , Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi
đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.
May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy
tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại
để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó, “Nửa
hồn thương đau” được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người
nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can. Ngồi nhìn
vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối
cùng của ca khúc bất hủ này. Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu
được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi
nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa hồn thương đau” bởi
trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông. Thực ra đây
là ca khúc ông viết cho phim Chân trời tím. Đến lúc bộ phim sắp hoàn tất, bị
nhắc nhở vì trễ hẹn và trong men say chếnh choáng Phạm Đình Chương đã trút hết
nỗi đau của mình vào Nửa hồn thương đau.
Ca khúc Nửa
hồn thương đau được người em ruột của ông là ca sĩ Thái Thanh trình bày khiến
những ai đã nghe qua khó thể quên được. Nhưng nếu trong một cơn say nào đó được
chính tác giả hát lên thì người nghe mới thật sự xúc động. Giọng ca của Hoài
Bắc vốn trầm và dội, sau cú sốc tình cảm quá lớn lại như có ướp thêm men rượu.
Nếu như ai đã từng quen ngồi phòng trà Đêm màu hồng, tên một bản nhạc của Phạm
Đình Chương phổ thơ Thanh Tâm Tuyền tại Sài Gòn vào những năm trước 1975, chắc
chắn từng bắt gặp Phạm Đình Chương tay cầm ly rượu và điếu thuốc cháy dở, hát
đơn ca bằng một chất giọng nhừa nhựa rất phiêu.
Khánh Ngọc
sang Mỹ từ năm 1961 để học thêm về điện ảnh và đã có gia đình mới, nhạc sĩ Phạm
Đình Chương từ trần tại California (Mỹ) năm 1991.
Theo bacsiletrungngan
hãng bay eva
cách mua vé máy bay đi mỹ
ve may bay korean air
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich