Đời chỉ là giấc mộng
Trong đời, ta thường có nhiều giấc mơ. Nhưng chỉ có vài giấc mơ
khiến cho ta có nhiều ấn tượng. Đó là những cơn ác mộng và cả những giấc mộng
thật đẹp!...
Tại sao nó lại có thể khiến cho ta có nhiều ấn tượng như vậy? Ấy là vì nó ...quá thật. Thật đến nỗi ta bị đánh, bị đuổi, bị giết... ở trong mơ mà khi thức dậy mình mẩy còn cảm thấy đau nhức vì vừa bị đánh, mệt mỏi rã rời vì vừa bị rượt đuổi, và đôi khi còn bức tóc, véo đùi để xem mình còn sống hay đã chết vì vừa bị giết ở trong mơ.
Trong những giấc mơ đó, nếu ta nhận định được là mình đang mơ. Hay nói cách khác, nếu ta biết được đó chỉ là hư ảo, thì ta sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế mà bớt sợ hãi, mệt mỏi, ...v...v....
Cũng vậy, trong cuộc sống của chúng ta thường xảy ra nhiều sự kiện. Từ đó mà khiến cho người ta hỷ, nộ, ái, ố....chấp vào đó mà người ta tạo nghiệp. Có thể là thiện nghiệp, và cũng có thể là ác nghiệp...
Với giấc mơ, chắc hẳn ai cũng từng tiếc nuối và ân hận cho những sự hèn nhác, yếu đuối, độc ác, gian trá..v...v... của mình mỗi khi tỉnh giấc. Và cũng có nhiều khi ta tự hào và đắc ý với những hành động cao thượng mà mình đã làm trong giấc mơ...
Và với cuộc đời cũng vậy, có lắm khi ta rất xấu xa, đê tiện, mà cũng có nhiều lúc ta rất hiền lương, thánh thiện.
Mỗi khi tưởng nhớ lại những sự việc ấy, dù cho là trong mơ hay ngoài đời đi nữa, người ta đều nhủ rằng...Nếu có thể làm lại, ta sẽ không làm những việc xấu ấy nữa. Và nếu có thể làm lại, ta sẽ ráng hết sức mà tạo thêm nhiều việc tốt đẹp ấy...
Đó là sự nhận định sáng suốt của lương tâm. Lương là thiện, lành. Tâm ở đây là bản tính của mình. Do vậy, lương tâm là thiện tánh, là Phật tánh tiềm tàng trong mỗi chúng sanh.
Đáng tiếc là với những giấc mộng thì có rất ít người nhận ra là mình chỉ đang mơ. Vì thế mà đa số đều đau khổ. Kẻ gặp ác mộng thì khổ đã đành, mà người có mộng đẹp cũng không phải là không khổ. Bạn là người hiểu biết về y dược, thì chắc phải rõ điều này hơn ai hết. Vì những người bị bệnh mộng tinh đa phần đều là những người có mộng đẹp không mà, phải không bạn?. Đáng tiếc hơn nữa là trong cuộc đời, vốn hoàn toàn không khác gì một giấc mơ, mà người ta cũng ít ai hiểu được điều này. Chính vì thế mà oan trái lẫn nhau, tranh giành lẫn nhau,....khiến cho cuộc đời càng thêm đau khổ. Người nghèo có cái khổ của người nghèo, và người giàu cũng có cái khổ riêng của họ...
Khổ thì có nhiều hình thức, nhưng tựu trung chỉ là vì tâm ta xao động, chạy theo các suy nghĩ và ước muốn của mình. Hay nói cách khác, chỉ vì ta tham đắm danh lợi và vật chất phù phiếm mà cứ mãi chạy theo nó không khác gì một con vật đuổi theo cái bóng của mình.
Con vật đuổi một hồi nó mệt thì thôi. Còn chúng ta đuổi hoài, đuổi mãi từ lúc bắt đầu có nhận thức, cho đến lúc sắp lìa đời vẫn còn chưa chịu ngưng. Hỏi như vậy làm sao mà không mệt mỏi cho được, phải không bạn?. Chính vì vậy, đức Phật đã dạy cho chúng ta phải biết sống thật đơn giản. Ăn mỗi ngày một bữa cũng xong. Chay mặn không quan trọng, miễn sao không cố ý tham đắm vị ngon của thức ăn thì được rồi! Mặc thì lượm vải quấn tử thi nhuộm lại mà dùng. Ngủ thì chỉ cần có chỗ để ngã lưng là đủ.
Ngày xưa đức Phật và các đệ tử của Ngài sống đơn giản bao nhiêu thì bây giờ người ta lại rườm rà, rắc rối, và xa hoa, lộng lẫy bấy nhiêu.
Chính vì vậy, ngày xưa dù Phật ở một gốc cây hay một hóc núi đi nữa, nhưng người ta cũng vẫn tìm đến để thọ giáo với Ngài. Đó là vì đức hạnh của Ngài mà đến.
Ngài là một bậc thánh nhân trên đời mà đi đâu cũng phải đi bằng đôi chân của mình. Chứ không lạm dụng sức lực của kẻ khác để cõng, vác mình, dù cho đó chỉ là con vật cũng vậy. Điều đó không chỉ nói lên sự từ bi và đức độ của Ngài, mà còn cho ta thấy rõ dù Ngài là một bậc thánh tăng (tạm gọi vậy) mà các vị vua khắp nơi đều kính trọng, nhưng không vì vậy mà Ngài xa lìa những việc hành trì mỗi ngày. Nếu không có ai thỉnh mời đi thọ trai thì Ngài vẫn mỗi ngày đi khất thực ở đầu đường, xó chợ không khác gì một vị tu sĩ bình thường. Một điều duy nhất mà Ngài có hơn người ta đó là có một thị giả (người giúp việc).
Tại sao đức Phật phải sống như vậy? Phải chăng Ngài muốn cho người ta kính nể và thán phục mình?
Hoàn toàn không phải vậy! Sở dĩ Ngài sống như thế vì đó là lối sống ...Phạm Hạnh. Và chỉ có người có Phạm Trí mới biết và mới thích được sống như thế. Chính vì vậy mà khi Ngài trở về thăm lại vua cha thì vô số các hoàng thân quốc thích đều rủ nhau mà xuất gia sống như Ngài. Ngay cả Ngài Anan, sắp kết hôn mà cũng từ bỏ tất cả mà xuất gia ngay lập tức...
Trong số đó có một vị hoàng tử tên là Bhaddiya (Bạt Đề), là người được vua Tịnh Phạn lập cho làm người kế vị vì con là đức Phật và cháu là Rahula (La-hầu-la) đều đã xuất gia. Vị hoàng tử này vốn ban đầu không có ý muốn xuất gia, mà chỉ lo về công việc cai quản triều chánh sắp tới.
Nguyên vì Ngài Anurudda (A-na-luật) muốn xuất gia theo Phật, nhưng cha mẹ ngăn cản. Cản hoài không được nên mẹ Ngài mới bảo...."Nếu con có thể nói sao cho hoàng tử Bhaddiya cũng xuất gia thì cha mẹ vui lòng cho con xuất gia."
Tưởng đó là điều không thể nào xảy ra, không ngờ với ý chí mãnh liệt, Ngài Anurudda đã thuyết phục được hoàng tử Bhaddiya đi tu cùng với mình.
Và khi bắt đầu cuộc sống Phạm Hạnh trong rừng vắng, Ngài Bhaddiya thường cảm thán: "Aho sukham! Aho sukham!" (Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!).
Các vị đồng tu lấy làm thắc mắc nên nói điều này cho Phật nghe, và Phật đã mời Ngài Bhaddiya đến hỏi nguyên cớ vì sao lại cảm thán như vậy.
Và Ngài đã trả lời như sau:
" Trước đây tuy sống trong hoàng cung có nhiều người bảo vệ. Vậy mà trong lòng con lúc nào cũng lo sợ. Sợ người ám sát để giành chức vị cũng có, mà sợ rủi ro, tai nạn cũng có. Lại sợ sau này khi chấp chính không lo được cho quốc gia phồn thịnh. Sợ các nước lân bang sang xâm phạm ...v...v...Nói chung là có cả ngàn thứ để lo sợ, nên trong lòng không lúc nào được an ổn cả.
Nay được xuất gia theo Thế Tôn, tuy sống đơn giản, thiếu thốn, nhưng con không phải lo sợ bất cứ một điều gì cả. Mình không có của cải nên không sợ bị cướp đoạt. Không có tước vị nên không sợ người tranh giành. Không có quốc độ nên không phải lo công việc cai trị và sợ người kéo quân sang xâm lấn....Chính vì vậy mà con bây giờ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Vì thế nên mới thường cảm thán "Aho sukham! Aho sukham!" như vậy... Qua câu chuyện này ta có thể thấy được sống trong cuộc đời, nếu ta càng có nhiều thì càng bị vướng bận. Vì vậy, nếu muốn tâm trí được bớt phiền não thì ta phải nên sống sao cho thật giản dị. Và quan trọng hơn nữa là ta phải biết cuộc đời này hoàn toàn không khác với giấc chiêm bao. Mọi thứ chỉ đến rồi đi như những gì ta gặp trong giấc mộng. Vì vậy, hãy sống sao cho thật tĩnh lặng, và nhân ái, để khi tỉnh giấc mộng đời này, ta không phải hối tiếc, ăn năn...mà có thể mỉm cười an lạc, ung dung nhẹ bước trên con đường chuyển hóa ở tương lai....
Người ta thường dùng nhiều hình thức tu tập công phu, vì cứ nghĩ là tu để giải thoát, và muốn giải thoát ngay trong đời này. Điều đó thật là không khác gì chuyện con dã tràng xe cát để lấp biển. Dù cho nó có nhọc công xe cát cả đời không ngừng nghỉ thì vẫn không thay đổi được gì cả. Bởi vì cái ý nghĩ đó đã nhốt chặc cuộc đời của nó. Và nếu tới cuối đời nó vẫn không thoát được những suy nghĩ ấy thì kiếp sau và kiếp sau nữa, nó vẫn là một con dã tràng không hơn, không kém.
Xưa kia người ta cũng dụng công tu tập khổ hạnh như vậy, và đức Phật ban đầu cũng làm như thế. Nhưng Ngài sẽ chỉ là một người du sĩ bình thường nếu không tự giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của những ý nghĩ cực đoan như thế.
Vì vậy, ta cần phải biết hiện tại đời sống của ta như thế nào, đều là nhân duyên đời trước dẫn đến. Do đó mà hãy tùy duyên mà sống. Không nhất thiết phải bỏ nhà đi tu, hoặc dành hết thời gian mà hành thiền, tĩnh tọa..v..v...
Một con bướm phải trải qua nhiều quá trình biến đổi từ trứng thành nhộng, từ nhộng thành ngài, từ ngài thành kén....thì nó mới có thể trở thành một con bướm. Ta thấy lúc là trứng thì vì vô tri nên tùy duyên mà tới. Khi thành nhộng thì cứ thế mà ăn. Không phải lo gì khác. Đến hết giai đoạn là nhộng rồi thì tự khắc nó sẽ trở thành con ngài và cuối cùng thì ...nhập thất trong cái kén chờ ngày hóa bướm.
Con người chúng ta cũng vậy. Hữu duyên, đa phúc thì sinh trưởng ở nơi thuận lợi, dễ dàng cho ta thăng tiến trong con đường đi lên. Vô duyên, kém phúc thì sinh ra trong cảnh khó khăn, dễ dàng cho ta trầm luân trong đau khổ...
Tuy vậy, nếu biết nhìn cuộc đời là một giấc chiêm bao thì những hoàn cảnh kia chỉ là giả tạm. Từ đó, mà ta sẽ có thể bình thản mà bước qua từng giai đoạn một. Không quá vui, cũng không quá buồn, không quá lo và cũng không bao giờ đắc ý.... Được như vậy thì không phải là đã bớt khổ rồi hay sao, phải không các bạn?. Xin chúc cho bạn và tất cả mọi người đều luôn có thể định tâm mà bớt cảm thấy buồn rầu, lo lắng. Luôn có thể tùy duyên mà tạo phúc để thấy được mình thật sự có ích cho đời, từ đó mà sẽ thấy rằng cuộc sống của ta dù trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng luôn rất là đáng sống, phải không các bạn!
Tại sao nó lại có thể khiến cho ta có nhiều ấn tượng như vậy? Ấy là vì nó ...quá thật. Thật đến nỗi ta bị đánh, bị đuổi, bị giết... ở trong mơ mà khi thức dậy mình mẩy còn cảm thấy đau nhức vì vừa bị đánh, mệt mỏi rã rời vì vừa bị rượt đuổi, và đôi khi còn bức tóc, véo đùi để xem mình còn sống hay đã chết vì vừa bị giết ở trong mơ.
Trong những giấc mơ đó, nếu ta nhận định được là mình đang mơ. Hay nói cách khác, nếu ta biết được đó chỉ là hư ảo, thì ta sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế mà bớt sợ hãi, mệt mỏi, ...v...v....
Cũng vậy, trong cuộc sống của chúng ta thường xảy ra nhiều sự kiện. Từ đó mà khiến cho người ta hỷ, nộ, ái, ố....chấp vào đó mà người ta tạo nghiệp. Có thể là thiện nghiệp, và cũng có thể là ác nghiệp...
Với giấc mơ, chắc hẳn ai cũng từng tiếc nuối và ân hận cho những sự hèn nhác, yếu đuối, độc ác, gian trá..v...v... của mình mỗi khi tỉnh giấc. Và cũng có nhiều khi ta tự hào và đắc ý với những hành động cao thượng mà mình đã làm trong giấc mơ...
Và với cuộc đời cũng vậy, có lắm khi ta rất xấu xa, đê tiện, mà cũng có nhiều lúc ta rất hiền lương, thánh thiện.
Mỗi khi tưởng nhớ lại những sự việc ấy, dù cho là trong mơ hay ngoài đời đi nữa, người ta đều nhủ rằng...Nếu có thể làm lại, ta sẽ không làm những việc xấu ấy nữa. Và nếu có thể làm lại, ta sẽ ráng hết sức mà tạo thêm nhiều việc tốt đẹp ấy...
Đó là sự nhận định sáng suốt của lương tâm. Lương là thiện, lành. Tâm ở đây là bản tính của mình. Do vậy, lương tâm là thiện tánh, là Phật tánh tiềm tàng trong mỗi chúng sanh.
Đáng tiếc là với những giấc mộng thì có rất ít người nhận ra là mình chỉ đang mơ. Vì thế mà đa số đều đau khổ. Kẻ gặp ác mộng thì khổ đã đành, mà người có mộng đẹp cũng không phải là không khổ. Bạn là người hiểu biết về y dược, thì chắc phải rõ điều này hơn ai hết. Vì những người bị bệnh mộng tinh đa phần đều là những người có mộng đẹp không mà, phải không bạn?. Đáng tiếc hơn nữa là trong cuộc đời, vốn hoàn toàn không khác gì một giấc mơ, mà người ta cũng ít ai hiểu được điều này. Chính vì thế mà oan trái lẫn nhau, tranh giành lẫn nhau,....khiến cho cuộc đời càng thêm đau khổ. Người nghèo có cái khổ của người nghèo, và người giàu cũng có cái khổ riêng của họ...
Khổ thì có nhiều hình thức, nhưng tựu trung chỉ là vì tâm ta xao động, chạy theo các suy nghĩ và ước muốn của mình. Hay nói cách khác, chỉ vì ta tham đắm danh lợi và vật chất phù phiếm mà cứ mãi chạy theo nó không khác gì một con vật đuổi theo cái bóng của mình.
Con vật đuổi một hồi nó mệt thì thôi. Còn chúng ta đuổi hoài, đuổi mãi từ lúc bắt đầu có nhận thức, cho đến lúc sắp lìa đời vẫn còn chưa chịu ngưng. Hỏi như vậy làm sao mà không mệt mỏi cho được, phải không bạn?. Chính vì vậy, đức Phật đã dạy cho chúng ta phải biết sống thật đơn giản. Ăn mỗi ngày một bữa cũng xong. Chay mặn không quan trọng, miễn sao không cố ý tham đắm vị ngon của thức ăn thì được rồi! Mặc thì lượm vải quấn tử thi nhuộm lại mà dùng. Ngủ thì chỉ cần có chỗ để ngã lưng là đủ.
Ngày xưa đức Phật và các đệ tử của Ngài sống đơn giản bao nhiêu thì bây giờ người ta lại rườm rà, rắc rối, và xa hoa, lộng lẫy bấy nhiêu.
Chính vì vậy, ngày xưa dù Phật ở một gốc cây hay một hóc núi đi nữa, nhưng người ta cũng vẫn tìm đến để thọ giáo với Ngài. Đó là vì đức hạnh của Ngài mà đến.
Ngài là một bậc thánh nhân trên đời mà đi đâu cũng phải đi bằng đôi chân của mình. Chứ không lạm dụng sức lực của kẻ khác để cõng, vác mình, dù cho đó chỉ là con vật cũng vậy. Điều đó không chỉ nói lên sự từ bi và đức độ của Ngài, mà còn cho ta thấy rõ dù Ngài là một bậc thánh tăng (tạm gọi vậy) mà các vị vua khắp nơi đều kính trọng, nhưng không vì vậy mà Ngài xa lìa những việc hành trì mỗi ngày. Nếu không có ai thỉnh mời đi thọ trai thì Ngài vẫn mỗi ngày đi khất thực ở đầu đường, xó chợ không khác gì một vị tu sĩ bình thường. Một điều duy nhất mà Ngài có hơn người ta đó là có một thị giả (người giúp việc).
Tại sao đức Phật phải sống như vậy? Phải chăng Ngài muốn cho người ta kính nể và thán phục mình?
Hoàn toàn không phải vậy! Sở dĩ Ngài sống như thế vì đó là lối sống ...Phạm Hạnh. Và chỉ có người có Phạm Trí mới biết và mới thích được sống như thế. Chính vì vậy mà khi Ngài trở về thăm lại vua cha thì vô số các hoàng thân quốc thích đều rủ nhau mà xuất gia sống như Ngài. Ngay cả Ngài Anan, sắp kết hôn mà cũng từ bỏ tất cả mà xuất gia ngay lập tức...
Trong số đó có một vị hoàng tử tên là Bhaddiya (Bạt Đề), là người được vua Tịnh Phạn lập cho làm người kế vị vì con là đức Phật và cháu là Rahula (La-hầu-la) đều đã xuất gia. Vị hoàng tử này vốn ban đầu không có ý muốn xuất gia, mà chỉ lo về công việc cai quản triều chánh sắp tới.
Nguyên vì Ngài Anurudda (A-na-luật) muốn xuất gia theo Phật, nhưng cha mẹ ngăn cản. Cản hoài không được nên mẹ Ngài mới bảo...."Nếu con có thể nói sao cho hoàng tử Bhaddiya cũng xuất gia thì cha mẹ vui lòng cho con xuất gia."
Tưởng đó là điều không thể nào xảy ra, không ngờ với ý chí mãnh liệt, Ngài Anurudda đã thuyết phục được hoàng tử Bhaddiya đi tu cùng với mình.
Và khi bắt đầu cuộc sống Phạm Hạnh trong rừng vắng, Ngài Bhaddiya thường cảm thán: "Aho sukham! Aho sukham!" (Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!).
Các vị đồng tu lấy làm thắc mắc nên nói điều này cho Phật nghe, và Phật đã mời Ngài Bhaddiya đến hỏi nguyên cớ vì sao lại cảm thán như vậy.
Và Ngài đã trả lời như sau:
" Trước đây tuy sống trong hoàng cung có nhiều người bảo vệ. Vậy mà trong lòng con lúc nào cũng lo sợ. Sợ người ám sát để giành chức vị cũng có, mà sợ rủi ro, tai nạn cũng có. Lại sợ sau này khi chấp chính không lo được cho quốc gia phồn thịnh. Sợ các nước lân bang sang xâm phạm ...v...v...Nói chung là có cả ngàn thứ để lo sợ, nên trong lòng không lúc nào được an ổn cả.
Nay được xuất gia theo Thế Tôn, tuy sống đơn giản, thiếu thốn, nhưng con không phải lo sợ bất cứ một điều gì cả. Mình không có của cải nên không sợ bị cướp đoạt. Không có tước vị nên không sợ người tranh giành. Không có quốc độ nên không phải lo công việc cai trị và sợ người kéo quân sang xâm lấn....Chính vì vậy mà con bây giờ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Vì thế nên mới thường cảm thán "Aho sukham! Aho sukham!" như vậy... Qua câu chuyện này ta có thể thấy được sống trong cuộc đời, nếu ta càng có nhiều thì càng bị vướng bận. Vì vậy, nếu muốn tâm trí được bớt phiền não thì ta phải nên sống sao cho thật giản dị. Và quan trọng hơn nữa là ta phải biết cuộc đời này hoàn toàn không khác với giấc chiêm bao. Mọi thứ chỉ đến rồi đi như những gì ta gặp trong giấc mộng. Vì vậy, hãy sống sao cho thật tĩnh lặng, và nhân ái, để khi tỉnh giấc mộng đời này, ta không phải hối tiếc, ăn năn...mà có thể mỉm cười an lạc, ung dung nhẹ bước trên con đường chuyển hóa ở tương lai....
Người ta thường dùng nhiều hình thức tu tập công phu, vì cứ nghĩ là tu để giải thoát, và muốn giải thoát ngay trong đời này. Điều đó thật là không khác gì chuyện con dã tràng xe cát để lấp biển. Dù cho nó có nhọc công xe cát cả đời không ngừng nghỉ thì vẫn không thay đổi được gì cả. Bởi vì cái ý nghĩ đó đã nhốt chặc cuộc đời của nó. Và nếu tới cuối đời nó vẫn không thoát được những suy nghĩ ấy thì kiếp sau và kiếp sau nữa, nó vẫn là một con dã tràng không hơn, không kém.
Xưa kia người ta cũng dụng công tu tập khổ hạnh như vậy, và đức Phật ban đầu cũng làm như thế. Nhưng Ngài sẽ chỉ là một người du sĩ bình thường nếu không tự giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của những ý nghĩ cực đoan như thế.
Vì vậy, ta cần phải biết hiện tại đời sống của ta như thế nào, đều là nhân duyên đời trước dẫn đến. Do đó mà hãy tùy duyên mà sống. Không nhất thiết phải bỏ nhà đi tu, hoặc dành hết thời gian mà hành thiền, tĩnh tọa..v..v...
Một con bướm phải trải qua nhiều quá trình biến đổi từ trứng thành nhộng, từ nhộng thành ngài, từ ngài thành kén....thì nó mới có thể trở thành một con bướm. Ta thấy lúc là trứng thì vì vô tri nên tùy duyên mà tới. Khi thành nhộng thì cứ thế mà ăn. Không phải lo gì khác. Đến hết giai đoạn là nhộng rồi thì tự khắc nó sẽ trở thành con ngài và cuối cùng thì ...nhập thất trong cái kén chờ ngày hóa bướm.
Con người chúng ta cũng vậy. Hữu duyên, đa phúc thì sinh trưởng ở nơi thuận lợi, dễ dàng cho ta thăng tiến trong con đường đi lên. Vô duyên, kém phúc thì sinh ra trong cảnh khó khăn, dễ dàng cho ta trầm luân trong đau khổ...
Tuy vậy, nếu biết nhìn cuộc đời là một giấc chiêm bao thì những hoàn cảnh kia chỉ là giả tạm. Từ đó, mà ta sẽ có thể bình thản mà bước qua từng giai đoạn một. Không quá vui, cũng không quá buồn, không quá lo và cũng không bao giờ đắc ý.... Được như vậy thì không phải là đã bớt khổ rồi hay sao, phải không các bạn?. Xin chúc cho bạn và tất cả mọi người đều luôn có thể định tâm mà bớt cảm thấy buồn rầu, lo lắng. Luôn có thể tùy duyên mà tạo phúc để thấy được mình thật sự có ích cho đời, từ đó mà sẽ thấy rằng cuộc sống của ta dù trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng luôn rất là đáng sống, phải không các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét