Trở lại mùa xuân
Cảm xúc sáng tác: Suốt thời học sinh cấp 2, lớp học của chúng
tôi nằm trong khuôn viên một Giáo xứ vùng ven ngoài trung tâm thành phố.
Chính từ nơi này, vào mỗi buổi chiều về lúc tan trường, tiếng
đàn organ thánh thiện lại vang lên từ trong Giáo đường để chuẩn bị cho một buỗi
thánh lễ, và âm thanh đó đã nhẹ nhàng đi vào tâm hồn của cậu học sinh một cách
hồn nhiên, mà thuở ấy vẫn chưa biết gì về âm nhạc.
Tiếng đàn thiêng liêng đó cứ âm thầm theo tôi vào đời và vang vọng đâu đây một cách lạ thường cứ vào mỗi độ Xuân về. Khi chiếc đồng hồ treo tường cổ kính nhích dần đến giây phút giao thừa và điểm lên những tiếng chuông thánh thót báo hiệu một năm mới đã về, tôi thường ngồi lặng yên một mình, nhìn ông bà, bố mẹ thắp hương khấn cầu bình an trước bàn thờ tổ tiên, như một cách tự dọn mình tắm gội trong mùi hương trầm tỏa ngát không gian. Cứ vào những thời khắc sum vầy ấy, tiếng đàn nhà thờ đầy hoài niệm lại trỗi dậy mạnh mẽ trong vùng ký ức, hòa quyện vào bầu không khí náo nức mừng Xuân, và tạo nguồn cảm hứng giúp định hình chủ đề "Trở Lại Mùa Xuân" vào cuối năm 1990.
Về hình thức âm nhạc, Trở Lại Mùa Xuân được xây dựng bằng đoạn nhạc mở đầu, đoạn phiên khúc, đoạn cầu nối, đoạn điệp khúc và đoạn kết coda. Về ca từ, bài hát sử dụng nhiều cặp từ láy thuần Việt. Những chữ có vần "út", vốn không có nhiều trong tiếng Việt, đều được sử dụng đúng ngữ cảnh như: nghi ngút, giây phút, vun vút, chăm chút, hun hút, vi vút.
Về chủ đề tư tưởng, lúc đầu nhạc phẩm chỉ muốn ca ngợi những ngày Tết vui Xuân. Tình cờ tra cứu Tự điển Việt Nam Phổ thông của Đào Văn Tập (Nhà sách Vĩnh Bảo, 1952) thấy "hồi xuân" cũng có nghĩa là "trở lại mùa xuân". Sự phát hiện bất ngờ đầy lý thú này đã giúp mở hướng thêm ý tứ cho bài hát để vừa ca ngợi tuổi thanh xuân, vừa ca ngợi tuổi hồi xuân một cách tế nhị đầy ẩn dụ ở đoạn điệp khúc như một sự "chơi chữ" trên chủ đề kép.
Chủ đề 1: Ca ngợi tuổi thanh xuân
“Trở lại mùa xuân có ai
Sầu vương mắt nai, tuổi xuân đã dài.
Tìm lại dĩ vãng úa phai
Tàn trên sắc mai, mộng xuân khứ lai.”
Chủ đề 2: Ca ngợi tuổi hồi xuân
“Trở lại mùa xuân sáng ngời
Tình lên sóng khơi, hồn nhiên tuổi đời.
Một nụ ân ái thoáng vơi
Đọng trên đóa môi, tình xuân rã rời.”
Trở Lại Mùa Xuân vừa là tuổi xuân thì, vừa là tuổi hồi xuân như một viễn cảnh nhìn về tương lai mà đời người đều sẽ trải qua. Khi chúc mừng xuân mới cho tuổi trẻ hồn nhiên, cũng không quên chúc phúc cho những người đang bước vào tuổi hồi xuân đầy trải nghiệm như một hồng ân mà tạo hóa đã dành cho nhân loại.
Tiếng đàn thiêng liêng đó cứ âm thầm theo tôi vào đời và vang vọng đâu đây một cách lạ thường cứ vào mỗi độ Xuân về. Khi chiếc đồng hồ treo tường cổ kính nhích dần đến giây phút giao thừa và điểm lên những tiếng chuông thánh thót báo hiệu một năm mới đã về, tôi thường ngồi lặng yên một mình, nhìn ông bà, bố mẹ thắp hương khấn cầu bình an trước bàn thờ tổ tiên, như một cách tự dọn mình tắm gội trong mùi hương trầm tỏa ngát không gian. Cứ vào những thời khắc sum vầy ấy, tiếng đàn nhà thờ đầy hoài niệm lại trỗi dậy mạnh mẽ trong vùng ký ức, hòa quyện vào bầu không khí náo nức mừng Xuân, và tạo nguồn cảm hứng giúp định hình chủ đề "Trở Lại Mùa Xuân" vào cuối năm 1990.
Về hình thức âm nhạc, Trở Lại Mùa Xuân được xây dựng bằng đoạn nhạc mở đầu, đoạn phiên khúc, đoạn cầu nối, đoạn điệp khúc và đoạn kết coda. Về ca từ, bài hát sử dụng nhiều cặp từ láy thuần Việt. Những chữ có vần "út", vốn không có nhiều trong tiếng Việt, đều được sử dụng đúng ngữ cảnh như: nghi ngút, giây phút, vun vút, chăm chút, hun hút, vi vút.
Về chủ đề tư tưởng, lúc đầu nhạc phẩm chỉ muốn ca ngợi những ngày Tết vui Xuân. Tình cờ tra cứu Tự điển Việt Nam Phổ thông của Đào Văn Tập (Nhà sách Vĩnh Bảo, 1952) thấy "hồi xuân" cũng có nghĩa là "trở lại mùa xuân". Sự phát hiện bất ngờ đầy lý thú này đã giúp mở hướng thêm ý tứ cho bài hát để vừa ca ngợi tuổi thanh xuân, vừa ca ngợi tuổi hồi xuân một cách tế nhị đầy ẩn dụ ở đoạn điệp khúc như một sự "chơi chữ" trên chủ đề kép.
Chủ đề 1: Ca ngợi tuổi thanh xuân
“Trở lại mùa xuân có ai
Sầu vương mắt nai, tuổi xuân đã dài.
Tìm lại dĩ vãng úa phai
Tàn trên sắc mai, mộng xuân khứ lai.”
Chủ đề 2: Ca ngợi tuổi hồi xuân
“Trở lại mùa xuân sáng ngời
Tình lên sóng khơi, hồn nhiên tuổi đời.
Một nụ ân ái thoáng vơi
Đọng trên đóa môi, tình xuân rã rời.”
Trở Lại Mùa Xuân vừa là tuổi xuân thì, vừa là tuổi hồi xuân như một viễn cảnh nhìn về tương lai mà đời người đều sẽ trải qua. Khi chúc mừng xuân mới cho tuổi trẻ hồn nhiên, cũng không quên chúc phúc cho những người đang bước vào tuổi hồi xuân đầy trải nghiệm như một hồng ân mà tạo hóa đã dành cho nhân loại.
Mộcquốckhanh
Góc nhìn nghệ thuật: Trở Lại Mùa Xuân
Phần nhạc mở đầu của “Trở Lại Mùa Xuân” chỉ gồm những nốt đen nhẹ nhàng, đều đặn
như những lời kinh vang lên từ một giáo đường. Đặc điểm của dòng nhạc Thánh ca
thời kỳ Trung cổ là giai điệu đa phần được viết bằng những nốt đen. Nét nhạc mở
đầu còn mô phỏng tiếng đàn organ nhà thờ vang lên hòa quyện với tiếng gõ đều đặn
của chiếc đồng hồ điểm dần đến giờ phút giao thừa lại trở về với vạn vật.
Chủ đề âm nhạc chính được tạo thành từ nhóm 4 nốt của nét nhạc mở đầu này để rồi
tiếp tục rơi xuống một quãng 6 như lòng chùng lại trong thời khắc chờ đợi lúc
chấm dứt một quãng đời cũ, chuyển giao sang năm mới. Tính chất ballad trữ tình
của ca khúc này thể hiện trong những câu nhạc lạ, chỉ gồm 6 ô nhịp được tạo
thành bằng kỹ thuật mô phỏng (sequence) xuống quãng 3 đối với nhạc tố (motive)
2 nhịp đầu tiên: “Đêm giao thừa hương trầm bay nghi ngút”. Giai điệu chuyển động
xuống tương phản với ca từ tạo cảm giác đi lên với thanh trắc và được gieo vần
điệu nghệ như một thử thách cho người lĩnh xướng: âm đóng “nghi ngút, giây
phút, vun vút” hay ở phiên khúc 2: “chăm chút, hun hút, vi vút”. Cách dùng
tương phản này lại được gặp ở cuối phiên khúc 2: “Ta man mác, ta tan tác, ta xơ
xác”.
Yếu tố tương phản còn được thể hiện ở những câu nhạc ngắn, được mô phỏng tạo
nên cấu trúc có vẻ chặt chẽ, cho người nghe cảm giác bình lặng, nhưng lại có
nhiều quãng nhạc chuyển động xa và ngược chiều tạo thành nét xao động, rộn rã
mong chờ mùa Xuân mới. Trong tĩnh có động, và ngược lại. Cái thông điệp của lẽ
âm dương trong vạn vật đã góp phần định hình chủ đề âm nhạc và nội dung cho “Trở
Lại Mùa Xuân”.
Phần hòa âm của “Trở Lại Mùa Xuân” có những thử nghiệm độc đáo ít gặp trong nhạc
Việt. Việc kết bài bằng một loạt những hợp âm C được luân chuyển nhịp nhàng với
nhau như Cmaj7(6/9), Cmaj7(+5), Cmaj13sus4 và Cm(maj7) để rồi giai điệu dừng
chơi vơi ở cảm âm Si bình mà trong cảm xúc của người nghe chắc chắn sẽ vang lên
một chủ âm vô hình ngay sau đó. Trong đó, hợp âm Cmaj13sus4 gồm 6 nốt (Do, Fa,
Sol, La, Si, Ré) tạo thành một chồng âm (cluster), tự giải thoát khỏi quy luật
quãng 3 thông thường, tựa như một chùm nho sai quả trong ngày đầu Xuân.
Ở câu nhạc thứ hai và thứ tư của Điệp khúc, tác giả còn táo bạo sử dụng hợp âm
La trưởng (A) có nốt Do thăng để dệt cho giai điệu có nốt Do bình. Ở đây, nốt
Do thăng trong hợp âm A chính là đẳng âm của Ré giáng, âm nền của hợp âm bậc II
Napoli (gồm 3 nốt Ré giáng - Fa - La giáng) trong cung Đô trưởng. Như vậy, thoạt
trông có vẻ như mâu thuẫn giữa hòa âm và giai điệu, nhưng thật ra cả hai lại kết
hợp với nhau một cách độc sáng.
Thạc sĩ - Nhạc trưởng Nguyễn Bách
TRỞ LẠI MÙA XUÂN
Nhạc và Lời: Mộc Quốc Khanh
Đêm giao thừa hương trầm bay nghi ngút.
Nghe tiếng chuông xuân về trong giây phút.
Ôi tiễn đưa một năm trôi vun vút.
Xuân vỗ về cho tình ta nương náu.
Xuân vuốt ve trong ngọc ngà châu báu.
Xuân véo von đời hoa chưa phai dấu.
Xuân êm ái, xuân ưu ái, xuân ân ái.
ĐK:
Trở lại mùa xuân có ai
Sầu vương mắt nai, tuổi xuân đã dài.
Tìm lại dĩ vãng úa phai
Tàn trên sắc mai, mộng xuân khứ lai.
Trở lại mùa xuân sáng ngời
Tình lên sóng khơi, hồn nhiên tuổi đời.
Một nụ ân ái thoáng vơi
Đọng trên đóa môi, tình xuân rã rời.
Trở lại mùa (xuân).
Xuân vẫn tươi cho dù ai chê chán.
Xuân vẫn cười cho dù ai ngao ngán.
Xuân với người trọn đời không ai oán.
Bên gối hồng ta nhìn xuân chăm chút.
Trong pháo bông xuân rời xa hun hút.
Trên áng không hồn xuân bay vi vút.
Ta man mác, ta tan tác, ta xơ xác.
Nhạc và Lời: Mộc Quốc Khanh
Đêm giao thừa hương trầm bay nghi ngút.
Nghe tiếng chuông xuân về trong giây phút.
Ôi tiễn đưa một năm trôi vun vút.
Xuân vỗ về cho tình ta nương náu.
Xuân vuốt ve trong ngọc ngà châu báu.
Xuân véo von đời hoa chưa phai dấu.
Xuân êm ái, xuân ưu ái, xuân ân ái.
ĐK:
Trở lại mùa xuân có ai
Sầu vương mắt nai, tuổi xuân đã dài.
Tìm lại dĩ vãng úa phai
Tàn trên sắc mai, mộng xuân khứ lai.
Trở lại mùa xuân sáng ngời
Tình lên sóng khơi, hồn nhiên tuổi đời.
Một nụ ân ái thoáng vơi
Đọng trên đóa môi, tình xuân rã rời.
Trở lại mùa (xuân).
Xuân vẫn tươi cho dù ai chê chán.
Xuân vẫn cười cho dù ai ngao ngán.
Xuân với người trọn đời không ai oán.
Bên gối hồng ta nhìn xuân chăm chút.
Trong pháo bông xuân rời xa hun hút.
Trên áng không hồn xuân bay vi vút.
Ta man mác, ta tan tác, ta xơ xác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét