Cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ
trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du
Từ xưa đến nay, hầu như tất cả các nhà nghiên
cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của
ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông, là người đã nâng
ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh cao chói lọi. Đào Nguyên Phổ
đánh giá Truyện Kiều là “một khúc Nam âm tuyệt xướng”. Giáo sư Nguyễn
Khánh Toàn so sánh đóng góp của Nguyễn Du về phương diện phát triển ngôn ngữ
dân tộc với công của Puskin trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga.
Thành công của Nguyễn Du về phương diện ngôn
ngữ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử. Nó khẳng định một cách đầy thuyết
phục sự phong phú và khả năng to lớn của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn học.
Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú,
trong sáng, tinh luyện và giàu sức gợi cảm. Nhà thơ sử dụng nhiều lớp từ khác
nhau là từ Hán Việt và từ thuần Việt. Ơ lớp từ nào thi nhân cũng có sự vận dụng
sáng tạo.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến
tài sử dụng tục ngữ, thành ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Không phải đến Truyện Kiều, Nguyễn Du mới
đưa vào sáng tác của mình những yếu tố văn học dân gian. Ngay từ những sáng tác
đầu tay bằng tiếng dân tộc, khuynh hướng học tập tục ngữ, ca dao, dân ca; học tập
ngôn ngữ của quần chúng của Nguyễn Du đã thể hiện khá rõ. Trong hai bài:Thác lời
trai phường nón và Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, nhà thơ đã có dụng
ý sử dụng ngôn ngữ quần chúng, cách nói của quần chúng. Cả hai bài thơ có rất
nhiều thành ngữ, tục ngữ và cách nói của quần chúng được thi nhân sử dụng như
“cốc mò cò xơi”, “chó treo mèo đậy”, “quýt làm cam chịu”, “cú tha ma bắt”,
“bóng chim tăm cá”, “chó cậy nhà, gà cậy chuồng”, “hàng thịt nguýt hàng cá”,
“trâu buộc ghét trâu ăn”,… nhưng nhìn chung bản sắc nhà thơ vẫn chưa rõ. “Thác
lời trai phường nón có tính chất một bài vè của quần chúng hơn là một bài
thơ” (Nguyễn Lộc).
Truyện Kiều đánh dấu một bước phát triển
mới về chất, có ý nghĩa đặc biệt trong việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ
quần chúng của nhà thơ. Nguyễn Du vận dụng khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, tục
ngữ; trong đó thành ngữ được vận dụng nhiều nhất. Thi nhân sử dụng cả thành ngữ
thuần Việt lẫn thành ngữ Hán Việt.
Về thành ngữ Hán Việt, Nguyễn Du thường căn cứ
vào đặc điểm về âm thanh và ngữ điệu của tiếng Việt để dịch những thành ngữ Hán
ra thành ngữ Việt. Chẳng hạn như:
“Thiên nhai hải giác”
thành
“Chân trời góc bể”;
“Hồng diệp xích thằng”
thành
“lá thắm chỉ hồng”.
Cũng có không ít trường hợp Nguyễn Du giữ nguyên thành ngữ Hán Việt nhằm tạo màu sắc cổ kính, uy nghiêm như
“Thanh thiên bạch nhật”
trong câu
“Ba quân đông mặt pháp trường
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” (câu 2395-2396);
“Bình địa ba đào”
trong câu
“Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em” (câu 3065-3066).
“Thiên nhai hải giác”
thành
“Chân trời góc bể”;
“Hồng diệp xích thằng”
thành
“lá thắm chỉ hồng”.
Cũng có không ít trường hợp Nguyễn Du giữ nguyên thành ngữ Hán Việt nhằm tạo màu sắc cổ kính, uy nghiêm như
“Thanh thiên bạch nhật”
trong câu
“Ba quân đông mặt pháp trường
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” (câu 2395-2396);
“Bình địa ba đào”
trong câu
“Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em” (câu 3065-3066).
Về thành ngữ thuần Việt: có nhiều loại thành
ngữ được Nguyễn Du sử dụng.
Thành ngữ ba âm tiết:
“Nói như ru”
trong câu
“Lặng nghe lời nói như ru
Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng”(câu 347-348);
“bạc như vôi”
trong câu
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”(câu 753-754);
“Ma đưa lối”, “quỉ đưa đường”
trong câu
“Ma đưa lối quỷ đưa đường
Lại tìm những chốn đoạn đường mà đi”(câu 2665-2666)…
“Nói như ru”
trong câu
“Lặng nghe lời nói như ru
Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng”(câu 347-348);
“bạc như vôi”
trong câu
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”(câu 753-754);
“Ma đưa lối”, “quỉ đưa đường”
trong câu
“Ma đưa lối quỷ đưa đường
Lại tìm những chốn đoạn đường mà đi”(câu 2665-2666)…
Thành ngữ 4 âm tiết:
“Nửa ở nửa về”
trong câu
“Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần” (câu 133-134);
“Đội trời đạp đất”
trong câu
“Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông” (câu 2171- 2172)…
“Nửa ở nửa về”
trong câu
“Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần” (câu 133-134);
“Đội trời đạp đất”
trong câu
“Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông” (câu 2171- 2172)…
Thành ngữ gồm 6 âm tiết:
“Thân lươn bao quản lâm đầu”
trong câu
“Thân lươn bao quản lâm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” (câu 1147-1148);
“Tình sâu mong trả nghĩa dày”
trong câu
“Tình sâu mong trả nghĩa dày
Hoa kia đã chắp cánh này cho chưa?” (câu 1263-1264)…
“Thân lươn bao quản lâm đầu”
trong câu
“Thân lươn bao quản lâm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” (câu 1147-1148);
“Tình sâu mong trả nghĩa dày”
trong câu
“Tình sâu mong trả nghĩa dày
Hoa kia đã chắp cánh này cho chưa?” (câu 1263-1264)…
Thành ngữ 8 âm tiết:
“Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”
trong câu
“Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”( câu 2361-2362)…
“Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”
trong câu
“Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”( câu 2361-2362)…
Kết cấu của thành ngữ, tục ngữ chặt chẽ, điều
đó qui định cách sử dụng nó khi đưa vào tác phẩm thường là liền một khối. Trong Truyện
Kiều, không ít trường hợp, Nguyễn Du giữ nguyên thành ngữ mà câu thơ vẫn uyển
chuyển:
ví dụ:
– “Ra tuồng mèo mả gà đồng
– “Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào” (Câu
1731-1732)
- “Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
(Câu 1815-1816)
- “Ở đây tai vách mạch rừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi” (câu
1755-1756)
- “Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” (câu
1147-1748)
Nhưng nhiều trường hợp nhà thơ thường tách tục
ngữ, thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ để nhấn mạnh ý nghĩa
của tục ngữ, thành ngữ hoặc để cho phù hợp với vần điệu của câu thơ. Những
thành ngữ “trong ấm ngoài êm”, “tình sông nghĩa bể”, “khổ tận cam lai”, “đau
như dần”, “ai khảo mà xưng”, “rút dây động rừng” được “bẻ vụn đan cài vào” các
câu thơ sau:
- “Nàng rằng: non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.”
- “Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình
sông”
- “Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam
lai”
- “Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng”
- “Những là e ấp dùng dằng
Rút dây sợ nữa động rừng lại
thôi”
Tục ngữ, thành ngữ và lời ăn tiếng nói hàng
ngày đi vào thơ Nguyễn Du, chan hoà, tan biến trong phong cách của nhà thơ. Vì
vậy, trong Truyện Kiều có nhiều trường hợp khó phân biệt đâu là tục
ngữ, thành ngữ Nguyễn Du học tập quần chúng, đâu là thành ngữ, tục ngữ do nhà
thơ sáng tạo ra.
Nhìn chung, trong việc học tập thơ ca dân
gian và ngôn ngữ quần chúng, ta thấy Nguyễn Du thường lấy chất liệu từ ca dao
hoặc chịu ảnh hưởng của ca dao khi miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật
còn khi cá thể hoá nhân vật, chủ yếu là nhân vật có tính cách hiện thực chủ
nghĩa, nhà thơ thường sử dụng ngôn ngữ hàng ngày có nhiều khẩu ngữ, tục ngữ,
thành ngữ.
Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quý tộc,
nhưng nhà thơ lại sử dụng rất nhiều ca dao, dân ca và ngôn ngữ quần chúng, một
phần do ông sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hoá: quê mẹ Bắc Ninh với những
khúc quan họ ngọt ngào, quê cha Hà Tĩnh với những câu hò, câu ví mộc mạc, mặn
mòi và trưởng thành ở đất kinh kỳ thanh lịch. Vừa lọt lòng ông được tiếp xúc với
những lời hát ru thiết tha của mẹ. Lớn lên, lặn lội trong cuộc sống, ông lại có
dịp gần gũi quần chúng, tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với họ. Mặt khác,
nhà thơ có quan niệm tiến bộ đối với văn học dân gian: “Thôn ca sơ học tang ma
ngữ”, nghĩa là: câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng
dâu, trồng gai.
Thanh Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét