Giữ hồn những điệu xòe cổ
Ai đã từng đến Tây Bắc, đặc biệt là Mường Lò, Yên Bái, đều không khỏi trầm trồ
thán phục trước những điệu xòe như “có lửa”, dân dã mà không kém phần hiện đại.
Mường Lò nổi tiếng với sáu điệu xòe cổ, được các nghệ nhân coi là gốc, là khởi
nguồn của các điệu xòe khác.
Mường Lò là cái nôi của người
Thái Đen Tây Bắc, là điểm dừng chân đầu tiên của người Thái đen khi di cư vào
Việt Nam, rồi mới phát triển lên khắp vùng Tây Bắc. Bởi vậy, nói sáu điệu xòe cổ
là cái nôi sản sinh ra các điệu xòe thì không chỉ dựa trên các suy luận lịch sử
mà cái chính là sáu điệu xòe này thể hiện đầy đủ nhất các thế chân, thế tay và
các hình cơ bản của nghệ thuật dân vũ Thái.
Người có công sưu tầm, truyền
dạy sáu điệu xòe cổ là ông Lò Văn Biến ở bản Cang Nà, phường Trung Tâm, thị xã
Nghĩa Lộ. Ông nguyên là giáo viên tiểu học, được đào tạo ở Khu học xá Tây Bắc,
thông thạo chữ Thái cổ và văn hóa Thái.
Năm 1995, khi tái lập thị xã Nghĩa Lộ, ông Biến được ngành Văn hóa tín nhiệm mời sưu tầm, khôi phục các điệu xòe Thái. Đúng sở nguyện, ông không quản nắng mưa, lặn lội tìm đến các nghệ nhân từng nổi danh trong đội xòe từ thời Pháp thuộc như bà Lò Thị Pành, SN 1918, ở bản Cang Nà, từng là đội trưởng đội xòe. Rồi bà Hoàng Thị Sương ở bản Pắc Kết, bà Lò Thị Mầng ở bản Tông Co. Các bà vui lắm, nói với ông Biến:
- “Mí cốc chắng mí pai, mí sai chắng mí chứa” (nghĩa là có gốc mới có ngọn, có dây mới có cành). Không học các điệu xòe cổ thì không xòe đúng và đẹp các điệu xòe khác đâu. Ngày trước, các bà, các mẹ cũng dạy chúng tôi sáu điệu xòe cổ đấy.
Điều thú vị là sáu điệu xòe cổ mang các hình thế cơ bản, nhưng không gò bó cứng nhắc, mà ẩn chứa nội sinh và sự biến hóa vô cùng tinh tế.
Điệu xòe vòng (xé vóng): Đây là điệu xòe cổ nhất, bởi sự đơn giản trong bước vũ. Quanh đống lửa, mọi người không phân biệt độ tuổi và giới tính, nắm tay nhau tiến lùi theo nhịp trống 2/4. Khi tiến, tay vung ngang tầm vai, khi lùi tay buông thẳng, nhẹ nhàng dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ. Xòe vòng không cần luyện tập, không giới hạn số người tham gia và có thể xếp thành nhiều vòng tròn đồng tâm.
Điệu xòe thể hiện sự gắn kết bền vững của cộng đồng, chuyên chở khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong sự vận động không ngừng của đất trời, vạn vật.
Từ điệu xòe vòng, dần dần phát triển thành các điệu xòe cổ khác ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh lớn lao:
Điệu vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mứ):
Các vũ công bước theo vòng tròn từ trái qua phải rồi ngược lại, nhảy co từng chân và đồng thời vỗ tay theo nhịp trống, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã, thể hiện niềm vui của cộng đồng sau mùa vụ bội thu, săn bắt thú rừng, mừng nhà mới, đám cưới, hội xuân.
Điệu bổ bốn (phá xí): Người tham gia xếp thành hai hàng từ hai bên, quay mặt vào nhau, tay trong tay, tiến vào tạo thành vòng tròn. Từ vòng tròn trung tâm tỏa ra thành bốn vòng tròn nhỏ xung quanh như bông hoa ban năm cánh. Các vòng tròn nhỏ lúc biến thể thành các hình vuông, lúc tạo thành các hình thoi hoặc hình bình hành, các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún bước theo nhịp trống, tay đan chạm vào nhau trong bước tiến.
Điệu xòe diễn tả tình đoàn kết gắn bó keo sơn. Cuộc sống dẫu muôn vàn khó khăn gian khổ, lúc thắng lợi, lúc chưa thành, thậm chí anh em ly tán, nhưng tình người không bao giờ thay đổi. Lòng người luôn hướng về cội, tin vào sức mình, vươn lên chiến đấu và chiến thắng.
Điệu xòe còn mang bóng dáng quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương ngũ hành một cách tinh tế và sâu sắc.
Điệu tiến lùi (đổn hôn): Các vũ công từ hai bên tiến ra xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn, tiến lên rồi lùi lại so le chéo nhau dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, hai tay xòe ngang thắt lưng. Điệu xòe thể hiện tình gắn kết keo sơn, dẫu hoàn cảnh và cuộc sống như thế nào, vẫn còn mãi tình người cao đẹp.
Điệu nâng khăn mời rượu (khắm khăn mơi lảu):
Hai hàng thiếu nữ, khăn piêu vắt trên hai cánh tay, mỗi tay nhẹ nâng chén rượu thơm tiến vào dịu dàng nhún chân mời rồi lướt sang hai bên, thể hiện tấm lòng chân tình, hiếu khách của người Thái Tây Bắc.
Điệu tung khăn (nhôm khăn): Vòng xòe tiến lùi theo nhịp trống, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, hai tay các vũ công cầm hai đầu khăn piêu tung lên theo nhịp chân. Vòng xòe như bông hoa bừng nở, lóng lánh sắc màu diễn tả niềm vui trong sáng khi có niềm vui, hạnh phúc. Khăn thổ cẩm rực rỡ như muôn sắc màu của cuộc sống, thành quả lao động sáng tạo của con người.
Từ các điệu xòe cổ ấy, dần dần các nghệ nhân sáng tạo nên nhiều điệu xoè khác mô phỏng cuộc sống muôn màu. Ngắm các điệu xòe Thái Tây Bắc mà như thấy được cuộc sống chiến đấu, lao động, tư tưởng, tình cảm cùng những quan niệm về vũ trụ, đất trời, lửa nước, những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp ẩn chứa trong từng bước vũ.
Điều thú vị là khi xòe, các nữ vũ công bao giờ cũng dùng khăn piêu làm đạo cụ, khi vắt trên vai, khi nâng trên tay, khi tung lên như ánh cầu vồng làm tăng độ duyên dáng và truyền cảm của các điệu xòe.
Tùy từng vùng, nhạc cụ làm nền có khác nhau. Nếu như ở Quỳnh Nhai (Sơn La), các điệu xòe uyển chuyển trong tiếng đàn tính, thì ở Mường Lò (Yên Bái), các điệu xòe sôi nổi, bay bướm, trong nhịp trống, chiêng, khèn, pí...
Cái chung nhất là xòe không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Thái Tây Bắc: “Không xòe không tốt lúa, không xoè thóc cạn bồ, không xoè trai gái không thành đôi” (Dân ca Thái). Có thể nói, xòe góp phần nuôi dưỡng và chắp cánh tâm hồn những người Thái Tây Bắc. Qua mỗi bước xòe con người gần gũi chan hoà với nhau hơn, tin yêu vào cuộc sống, thêm yêu quê hương đất nước.
Để xòe Thái Tây Bắc mãi mãi giữ được bản sắc dân tộc, đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều lực lượng, mà trước hết là ngành Văn hóa. Có như vậy, các điệu xoè Thái mới tồn tại mãi với thời gian, nồng say, mời gọi tìm tòi, khám phá một vùng đất, một vùng người.
Năm 1995, khi tái lập thị xã Nghĩa Lộ, ông Biến được ngành Văn hóa tín nhiệm mời sưu tầm, khôi phục các điệu xòe Thái. Đúng sở nguyện, ông không quản nắng mưa, lặn lội tìm đến các nghệ nhân từng nổi danh trong đội xòe từ thời Pháp thuộc như bà Lò Thị Pành, SN 1918, ở bản Cang Nà, từng là đội trưởng đội xòe. Rồi bà Hoàng Thị Sương ở bản Pắc Kết, bà Lò Thị Mầng ở bản Tông Co. Các bà vui lắm, nói với ông Biến:
- “Mí cốc chắng mí pai, mí sai chắng mí chứa” (nghĩa là có gốc mới có ngọn, có dây mới có cành). Không học các điệu xòe cổ thì không xòe đúng và đẹp các điệu xòe khác đâu. Ngày trước, các bà, các mẹ cũng dạy chúng tôi sáu điệu xòe cổ đấy.
Điều thú vị là sáu điệu xòe cổ mang các hình thế cơ bản, nhưng không gò bó cứng nhắc, mà ẩn chứa nội sinh và sự biến hóa vô cùng tinh tế.
Điệu xòe vòng (xé vóng): Đây là điệu xòe cổ nhất, bởi sự đơn giản trong bước vũ. Quanh đống lửa, mọi người không phân biệt độ tuổi và giới tính, nắm tay nhau tiến lùi theo nhịp trống 2/4. Khi tiến, tay vung ngang tầm vai, khi lùi tay buông thẳng, nhẹ nhàng dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ. Xòe vòng không cần luyện tập, không giới hạn số người tham gia và có thể xếp thành nhiều vòng tròn đồng tâm.
Điệu xòe thể hiện sự gắn kết bền vững của cộng đồng, chuyên chở khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong sự vận động không ngừng của đất trời, vạn vật.
Từ điệu xòe vòng, dần dần phát triển thành các điệu xòe cổ khác ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh lớn lao:
Điệu vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mứ):
Các vũ công bước theo vòng tròn từ trái qua phải rồi ngược lại, nhảy co từng chân và đồng thời vỗ tay theo nhịp trống, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã, thể hiện niềm vui của cộng đồng sau mùa vụ bội thu, săn bắt thú rừng, mừng nhà mới, đám cưới, hội xuân.
Điệu bổ bốn (phá xí): Người tham gia xếp thành hai hàng từ hai bên, quay mặt vào nhau, tay trong tay, tiến vào tạo thành vòng tròn. Từ vòng tròn trung tâm tỏa ra thành bốn vòng tròn nhỏ xung quanh như bông hoa ban năm cánh. Các vòng tròn nhỏ lúc biến thể thành các hình vuông, lúc tạo thành các hình thoi hoặc hình bình hành, các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún bước theo nhịp trống, tay đan chạm vào nhau trong bước tiến.
Điệu xòe diễn tả tình đoàn kết gắn bó keo sơn. Cuộc sống dẫu muôn vàn khó khăn gian khổ, lúc thắng lợi, lúc chưa thành, thậm chí anh em ly tán, nhưng tình người không bao giờ thay đổi. Lòng người luôn hướng về cội, tin vào sức mình, vươn lên chiến đấu và chiến thắng.
Điệu xòe còn mang bóng dáng quan niệm về vũ trụ, triết lý âm dương ngũ hành một cách tinh tế và sâu sắc.
Điệu tiến lùi (đổn hôn): Các vũ công từ hai bên tiến ra xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn, tiến lên rồi lùi lại so le chéo nhau dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, hai tay xòe ngang thắt lưng. Điệu xòe thể hiện tình gắn kết keo sơn, dẫu hoàn cảnh và cuộc sống như thế nào, vẫn còn mãi tình người cao đẹp.
Điệu nâng khăn mời rượu (khắm khăn mơi lảu):
Hai hàng thiếu nữ, khăn piêu vắt trên hai cánh tay, mỗi tay nhẹ nâng chén rượu thơm tiến vào dịu dàng nhún chân mời rồi lướt sang hai bên, thể hiện tấm lòng chân tình, hiếu khách của người Thái Tây Bắc.
Điệu tung khăn (nhôm khăn): Vòng xòe tiến lùi theo nhịp trống, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, hai tay các vũ công cầm hai đầu khăn piêu tung lên theo nhịp chân. Vòng xòe như bông hoa bừng nở, lóng lánh sắc màu diễn tả niềm vui trong sáng khi có niềm vui, hạnh phúc. Khăn thổ cẩm rực rỡ như muôn sắc màu của cuộc sống, thành quả lao động sáng tạo của con người.
Từ các điệu xòe cổ ấy, dần dần các nghệ nhân sáng tạo nên nhiều điệu xoè khác mô phỏng cuộc sống muôn màu. Ngắm các điệu xòe Thái Tây Bắc mà như thấy được cuộc sống chiến đấu, lao động, tư tưởng, tình cảm cùng những quan niệm về vũ trụ, đất trời, lửa nước, những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp ẩn chứa trong từng bước vũ.
Điều thú vị là khi xòe, các nữ vũ công bao giờ cũng dùng khăn piêu làm đạo cụ, khi vắt trên vai, khi nâng trên tay, khi tung lên như ánh cầu vồng làm tăng độ duyên dáng và truyền cảm của các điệu xòe.
Tùy từng vùng, nhạc cụ làm nền có khác nhau. Nếu như ở Quỳnh Nhai (Sơn La), các điệu xòe uyển chuyển trong tiếng đàn tính, thì ở Mường Lò (Yên Bái), các điệu xòe sôi nổi, bay bướm, trong nhịp trống, chiêng, khèn, pí...
Cái chung nhất là xòe không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Thái Tây Bắc: “Không xòe không tốt lúa, không xoè thóc cạn bồ, không xoè trai gái không thành đôi” (Dân ca Thái). Có thể nói, xòe góp phần nuôi dưỡng và chắp cánh tâm hồn những người Thái Tây Bắc. Qua mỗi bước xòe con người gần gũi chan hoà với nhau hơn, tin yêu vào cuộc sống, thêm yêu quê hương đất nước.
Để xòe Thái Tây Bắc mãi mãi giữ được bản sắc dân tộc, đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều lực lượng, mà trước hết là ngành Văn hóa. Có như vậy, các điệu xoè Thái mới tồn tại mãi với thời gian, nồng say, mời gọi tìm tòi, khám phá một vùng đất, một vùng người.
Trần Vân Hạc
Âm nhạc dân gian trong nghi
lễ của người M’nông
Trong các lễ hội của đồng bào M’nông thì các loại hình âm nhạc dân gian được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi và được chia làm hai nhóm: nhóm âm nhạc nghi lễ sẽ tham gia trực tiếp vào tiến trình của nghi lễ và nhóm âm nhạc dùng trong phần hội (chỉ được sử dụng khi nghi lễ kết thúc nhằm tạo không khí vui vẻ cho lễ hội).
Trong các lễ hội của đồng bào M’nông thì các loại hình âm nhạc dân gian được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi và được chia làm hai nhóm: nhóm âm nhạc nghi lễ sẽ tham gia trực tiếp vào tiến trình của nghi lễ và nhóm âm nhạc dùng trong phần hội (chỉ được sử dụng khi nghi lễ kết thúc nhằm tạo không khí vui vẻ cho lễ hội).
Điều dễ nhận thấy nhất là nhạc cụ của người M’nông tuy đơn giản, thô sơ, được
chế tạo từ những nguyên liệu có trong tự nhiên như tre nứa, lồ ô, gỗ…nhưng
không kém phần phong phú về chủng loại. Việc sử dụng các nhạc cụ của đồng bào
M’nông luôn gắn liền với nhiều sự kiện của đời sống xã hội. Phong phú, đa dạng
và chiếm một tỉ lệ khá cao là các nhạc cụ thuộc bộ gõ, chúng bao gồm từ những
nhạc cụ có cấu tạo, cấu trúc âm thanh đơn giản cho đến những loại có cấu tạo phức
tạp. Trong các lễ hội cổ truyền của đồng bào M’nông thì không thể vắng mặt dàn
cồng chiêng. Do cồng chiêng là nhạc cụ thiêng, là “linh hồn” của dân tộc nên chỉ
được sử dụng trong lễ hội lớn của cộng đồng như lễ mừng lúa mới, lễ sum họp cộng
đồng, lễ kết nghĩa bon buôn...Ở đây, tiếng chiêng là lời hiệu triệu, là “linh hồn”
làm nên buổi lễ, là phương tiện giúp con người giao tiếp, thỉnh cầu thần linh
chứng giám lòng thành và ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội
thu…Thậm chí, tại các nghi lễ liên quan đến voi hay nghi lễ thuộc vòng sinh trưởng
của cây thì cũng có sự xuất hiện của dàn chiêng. Mặt khác, xuất phát từ quan niệm
“vạn vật hữu linh” nên đồng bào M’nông cho rằng mỗi nhạc cụ đều có một vị thần
trú ngụ, nên phải được sử dụng trong một không gian, ngữ cảnh nhất định.
Trong các lễ hội, nghi lễ, ngoài cồng chiêng còn có sự tham gia của các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như M’boắt, Drơn, Mló, Goong rêng…Chính những nhạc cụ này làm nên không khí vui nhộn cho lễ hội. Riêng nhạc cụ Đing gơr chỉ được sử dụng trong tang lễ. Có lẽ do âm hưởng của cuộc sống luôn gần gũi với môi trường thiên nhiên như tiếng cành cây, tiếng chim hót, tiếng của thân tre, nứa đập vào nhau, tiếng nước chảy róc rách…nên các nhạc cụ đã hình thành nên một hệ thống âm thanh tương ứng. Âm thanh của các loại nhạc cụ cũng phản ánh khá rõ những quan niệm của đồng bào đối với thần linh, với gia đình, dòng họ, cộng đồng, không chỉ là cơn gió mát xoa dịu những nhọc nhằn, lo toan của cuộc sống mà còn làm an lòng cộng đồng, bon làng.
Bên cạnh các loại nhạc cụ thì các hình thức nghệ thuật ca hát cũng thường xuất hiện trong các nghi lễ, lễ hội của người M’nông. Hình thức ca hát gắn bó với các lễ nghi là khấn thần (rac brah) và nó mang yếu tố hát kể, hát khóc như khóc trâu…Điều đáng nói nữa là cùng với những loại nhạc cụ, làn điệu dân ca thì ở bất kỳ một lễ hội nào của đồng bào M’nông cũng đều có sự hiện diện của những điệu múa xoang truyền thống. Có thể nói, sự góp mặt của âm nhạc làm cho không gian của lễ hội như huyền bí, linh thiêng hơn và chính âm nhạc là “phần hồn” tạo nên sự hoàn thiện cho toàn bộ nội dung của các nghi lễ. Bởi vậy, các lễ hội cổ truyền của đồng bào M’nông không chỉ mang giá trị tinh thần to lớn mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Trong các lễ hội, nghi lễ, ngoài cồng chiêng còn có sự tham gia của các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như M’boắt, Drơn, Mló, Goong rêng…Chính những nhạc cụ này làm nên không khí vui nhộn cho lễ hội. Riêng nhạc cụ Đing gơr chỉ được sử dụng trong tang lễ. Có lẽ do âm hưởng của cuộc sống luôn gần gũi với môi trường thiên nhiên như tiếng cành cây, tiếng chim hót, tiếng của thân tre, nứa đập vào nhau, tiếng nước chảy róc rách…nên các nhạc cụ đã hình thành nên một hệ thống âm thanh tương ứng. Âm thanh của các loại nhạc cụ cũng phản ánh khá rõ những quan niệm của đồng bào đối với thần linh, với gia đình, dòng họ, cộng đồng, không chỉ là cơn gió mát xoa dịu những nhọc nhằn, lo toan của cuộc sống mà còn làm an lòng cộng đồng, bon làng.
Bên cạnh các loại nhạc cụ thì các hình thức nghệ thuật ca hát cũng thường xuất hiện trong các nghi lễ, lễ hội của người M’nông. Hình thức ca hát gắn bó với các lễ nghi là khấn thần (rac brah) và nó mang yếu tố hát kể, hát khóc như khóc trâu…Điều đáng nói nữa là cùng với những loại nhạc cụ, làn điệu dân ca thì ở bất kỳ một lễ hội nào của đồng bào M’nông cũng đều có sự hiện diện của những điệu múa xoang truyền thống. Có thể nói, sự góp mặt của âm nhạc làm cho không gian của lễ hội như huyền bí, linh thiêng hơn và chính âm nhạc là “phần hồn” tạo nên sự hoàn thiện cho toàn bộ nội dung của các nghi lễ. Bởi vậy, các lễ hội cổ truyền của đồng bào M’nông không chỉ mang giá trị tinh thần to lớn mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Nguồn Daknong Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét