Hát Xẩm - Một loại hình âm nhạc
dân gian đặc sắc
Trong mạch nguồn âm nhạc dân gian, có một dòng chảy từ bao đời nay đã gắn bó với
con người Việt Nam, đặc biệt là với cuộc sống dân dã, thị thành và kẻ chợ… đó
là là hát Xẩm. Thể loại âm nhạc này trước đây được lưu truyền chủ yếu ở các tỉnh
phía Bắc như: Bắc Giang, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Thanh Hóa…với những hình
thức biểu diễn rất độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa khu vực.
Theo các nghệ nhân, hát Xẩm được hình thành khoảng thế kỷ thứ 14. Từ khi ra đời
đến khoảng nửa đầu thế kỷ 20, hát Xẩm được gọi với những tên khác nhau như hát
rong, hát dạo…
Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và
Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán
hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần
Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ, bụt hiện ra dạy cho ông
cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy,
ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay
khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những
người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn
cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông
lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống
cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người
dân để họ có nghề kiếm sống. Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy
tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói
chung.
Cho đến ngày nay nhiều người vẫn hiểu xẩm là lối hát của người khiếm thị, ăn
xin. Đúng ra là người khiếm thị đã dùng xẩm làm phương tiện kiếm sống. Vì thế,
hát xẩm thực sự là một loại hình âm nhạc chuyên nghiệp.Trước đây xẩm gắn với hoạt
động của nhân dân ta trong những vụ nông nhàn. Sau vụ mùa bội thu, những gánh
hát xẩm thường được mời về hát tại tư gia những gia đình giàu có quyền quý. Sau
đó do biến động của xã hội, nhiều người bỏ quê lên thành thị kiếm sống. Những
gia đình xẩm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ tập trung nhau lại ở những
nơi đông người như bến xe, ga tàu, chợ...tạo thành gánh xẩm, nhóm xẩm.
Nghệ thuật hát xẩm xưa và nay
Đầu thế kỷ 20 xẩm đã phát triển thành một nghề để những người dân nghèo kiếm sống nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xẩm thành thị ra đời, hối hả hơn, bóng bẩy hơn để phù hợp với cuộc sống nơi đây. Bên cạnh các loại xẩm chính tông như Xẩm chợ, Xẩm xoan, Xẩm thập ân.. nghệ nhân xẩm đã kết hợp, du nhập thêm các loại hình khác như Sa mạc, Trống quân, Cò lả...Việc kết hợp như vậy vừa làm phong phú hơn mượt mà hơn cho các câu hát xẩm, vừa phổ biến các loại hình khác rộng rãi trong dân gian.
Theo thời gian, xẩm đã dần phát triển và định hình thành một nghệ thuật âm nhạc độc đáo với hệ thống làn điệu riêng. Bởi thế, tên những điệu hát này thường hay kèm theo chữ “xẩm”, như những làn điệu xẩm xoan, xẩm chợ… với tính chất lạc quan, khỏe khoắn, tươi vui, yêu đời.
Nghệ thuật hát xẩm xưa và nay
Đầu thế kỷ 20 xẩm đã phát triển thành một nghề để những người dân nghèo kiếm sống nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xẩm thành thị ra đời, hối hả hơn, bóng bẩy hơn để phù hợp với cuộc sống nơi đây. Bên cạnh các loại xẩm chính tông như Xẩm chợ, Xẩm xoan, Xẩm thập ân.. nghệ nhân xẩm đã kết hợp, du nhập thêm các loại hình khác như Sa mạc, Trống quân, Cò lả...Việc kết hợp như vậy vừa làm phong phú hơn mượt mà hơn cho các câu hát xẩm, vừa phổ biến các loại hình khác rộng rãi trong dân gian.
Theo thời gian, xẩm đã dần phát triển và định hình thành một nghệ thuật âm nhạc độc đáo với hệ thống làn điệu riêng. Bởi thế, tên những điệu hát này thường hay kèm theo chữ “xẩm”, như những làn điệu xẩm xoan, xẩm chợ… với tính chất lạc quan, khỏe khoắn, tươi vui, yêu đời.
Trong hệ thống làn điệu của Xẩm, có những làn điệu hấp dẫn, đặc sắc đến mức các
bộ môn nghệ thuật khác như Chèo, Quan họ và thậm chí Ca trù đều phải “vay mượn”,
như các điệu xẩm huê tình, xẩm chợ, xẩm xoan... Bài xẩm huê tình khi được các
đào nương, kép đàn ca trù du nhập vào trong hình thức ca quán, thường gọi là điệu
xẩm cô đầu (hay xẩm nhà trò). Nói vậy để thấy các nghệ sĩ giáo phường ca trù rất
tôn trọng nghệ thuật xẩm, họ vẫn giữ chữ “Xẩm” ở làn điệu này nhằm chỉ rõ gốc
gác của làn điệu. Nhìn chung, dung lượng lời ca các bài xẩm thường khá dài, đủ
để chuyển tải nhiều nội dung khác nhau, mang đậm phong cách hát kể chuyện.
Không tìm thấy những bài ca ngắn gọn ở đây. Điều này có thể hiểu được, bởi
trong môi trường diễn xướng hỗn tạp đông người nơi đầu chợ, bến đò, góc phố..,
sự “dài hơi” của những bài ca là điều tối cần thiết. Người ta sẽ không thể cảm
nhận kịp những bài ca ngắn (kiểu cấu trúc ca khúc). Thế nên các nghệ sĩ xẩm
luôn phải sáng tạo thật nhiều lời ca dài khác nhau để câu khách. Ngay đến câu
ngâm sa mạc - một làn điệu mà chỉ cần một cặp lục bát là đủ một đơn vị tối thiểu,
xẩm đã dùng để ngâm cả một chuyện thơ dài, như bài Anh khóa chẳng hạn, đến vài
chục câu thơ lục bát. Tính kể chuyện - câu khách dường như là một sự thích ứng
hoàn hảo trong bộ môn nghệ thuật này.
Làn điệu “trường thiên”, nổi tiếng nhất của Xẩm có lẽ là điệu xẩm thập ân. Nội dung kể về công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, từ lúc phôi thai, mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn cho đến lúc trưởng thành như thế nào... Với tính chất da diết, xoáy sâu vào lòng người, xẩm thập ân được xem như làn điệu đặc trưng nhất của nghệ thuật Xẩm. Nó được coi như một trường ca giáo hiếu hoàn hảo. Nếu hát liền mạch đủ từ một ân đến mười ân, dễ phải đến nửa giờ đồng hồ. Trong những làn điệu man mác buồn, day dứt, còn phải kể đến điệu hà liễu - chuyên dùng cho những bài thơ tự sự, giãi bày nỗi niềm, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa…
Bên cạnh những làn điệu riêng, trên đường phiêu diêu lang bạt kỳ hồ, xẩm còn du nhập nhiều làn điệu dân ca khác, bên cạnh những làn điệu vay mượn ở những thể loại bạn như hát ví, trống quân, sa mạc, hành vân, lưu thủy... Điều đặc biệt, những làn điệu đó đều được “xẩm hóa” cho đúng với phong cách dân dã, giang hồ của các nghệ sĩ. Như điệu hát trống quân chẳng hạn, vốn là một điệu hát đối đáp trai gái trữ tình, xẩm đã chuyên dùng làn điệu này để chuyển tải những nội dung châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội, như bài Dâu lười hay Rể lười... Cũng có khi là cả một bài thơ cập nhật những sự kiện nóng hổi mang tính thời sự.
Về nhạc cụ, điều đáng nói trước nhất là cây đàn bầu. Theo truyền thuyết, nó được coi là nhạc cụ đặc trưng của xẩm lúc ban đầu (thế nên người ta còn gọi nó là đàn xẩm). Một nhóm xẩm thuộc loại “vai vế” trong vùng không thể thiếu được nhạc cụ này. Song, phần vì âm lượng hạn chế, phần vì khó học, khó chơi hơn đàn nhị nên không phải nhóm xẩm nào cũng sử dụng đàn bầu. Theo thời gian, về cơ bản, một nhóm xẩm thường phải có đàn nhị, sênh, phách và cặp trống mảnh (trống da một mặt). Tùy vào điều kiện nhân lực, họ cũng có thể chơi đủ cả đàn bầu hay đôi khi thêm vào chiếc trống cơm hoặc sáo. Nhưng với hoàn cảnh lang thang kiếm sống nay đây mai đó, nhiều khi chỉ cần một đàn nhị và cỗ phách đơn hay cặp sênh là đủ tiếng tơ đồng phụ họa. Khi trình diễn, bao giờ cũng có một người hát chính, những người còn lại chơi nhạc cụ đệm hoặc hát đỡ giọng khi cần.
Xẩm thuộc loại bộ môn mà khi biểu diễn nghệ nhân luôn phải vừa hát, vừa diễn tấu nhạc cụ cùng lúc. Ở đây, có lẽ tính chất o ép miếng cơm manh áo đã khiến người nghệ sĩ buộc phải rèn luyện tối đa để thích ứng với sự “tinh giảm biên chế”, nhưng vẫn đảm bảo sự phong phú về nghệ thuật. Vừa đàn vừa hát được xem như một tiêu chuẩn “có hạng” của một bác xẩm thực thụ.
Xẩm hoạt động theo từng gia đình đơn lẻ. Trong những dịp hội làng, họ cũng thường hay kết nhóm để tăng cường khả năng phối hợp nghệ thuật giữa chốn đông người. Trong từng vùng, các nhóm xẩm lại kết thành phường hội với sự sắp đặt trên dưới rất có tổ chức. Trùm phường có nhiệm vụ bảo ban, điều hành các nhóm làm ăn sao cho có nền nếp, trật tự. Bên cạnh đó, họ cũng rất có ý thức trong việc tổ chức truyền nghề cho đám con em. “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” là cái nết ăn, nết ở không thể thiếu để các nghệ sĩ có thể dựa dẫm, đùm bọc lẫn nhau trên mọi nẻo đường sinh nhai.
Từ một môi trường diễn xướng là hát rong, đã phát sinh ra một loại hình nghệ thuật chuyên biệt quả là một hiện tượng đặc biệt trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Ở đây, cần hiểu rõ tư cách của người hát xẩm. Họ là những nghệ sĩ chân chính, làm đẹp cho đời và kiếm sống bằng chính tài năng nghệ thuật của mình. Xẩm hoàn toàn không phải là những người ăn mày. Họ sống bằng những đồng tiền thù lao tự nguyện của mọi người chứ không bao giờ ngửa tay van xin bố thí.
Nhìn trên diện rộng, xẩm cũng giống như tất cả mọi nghệ sĩ chuyên nghiệp, chỉ khác ở chỗ, sân khấu của họ chính là đường phố, là gốc đa, bến nước, sân đình... hoặc đơn giản chỉ là một góc chợ quê nghèo. Thù lao không tính trước kiểu “bán vé” mà “tự do thả nổi”, ai muốn trả bao nhiêu thì… tùy!
Như vậy, đã có một thời, xẩm là món ăn tinh thần của quần chúng lao động. Với bản chất nghệ thuật ngẫu hứng ứng diễn, hát xẩm có nội dung nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Nó đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống, từ công cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình vợ chồng, tình huynh đệ cho đến những tình cảm riêng tư của mỗi con người, hay những vấn đề mang tính thời sự cập nhật, đả kích và phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Không chỉ phục vụ cho đám đông ngoài xã hội, người nghệ sĩ xẩm còn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu, nhiều thì trong dịp cưới xin, ma chay, giỗ kỵ.., ít thì đơn giản chỉ là “nhờ bác xẩm đánh tiếng dùm” với cô nàng thôn nữ đang đứng bên đàng... Thế thôi!
Từ thập niên 60 trở lại đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau do điều kiện môi trường và xã hội, đặc biệt là do những quan niệm sai lầm, các phường xẩm dần tan rã và không hoạt động nữa. Họ được quy tụ lại trong những hợp tác xã vót tăm tre, hay bện… chổi rơm. Các nghệ nhân xẩm tài danh bước dần vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi, vĩnh viễn đem theo những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà họ đã từng lưu giữ và thực hành. Đời sống xã hội của nghệ sĩ xẩm không còn nữa.
Trong các trường đào tạo nghệ thuật âm nhạc của ta, nhạc cổ truyền dân tộc vốn chỉ được giảng dạy với một dung lượng hạn chế, theo kiểu “mỗi thứ một tí”, trong số đó tuyệt nhiên không có nghệ thuật xẩm.
Gần đây, khi xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì nhu cầu lưu giữ những giá trị truyền thống, mang bản sắc dân tộc được đặt ra như một việc làm cấp thiết. Nhiều nghệ nhân Hà Nội với lòng say mê âm nhạc truyền thống đã tập hợp nhau lại tự tổ chức những buổi biểu diễn, giới thiệu hát xẩm trước cửa chợ Đồng xuân vào mỗi tối Chủ nhật. Việc làm này đã duy trì được một nét đẹp trong nền văn hóa Hà Nội hiện nay. Đây là một tín hiệu vui chứng tỏ loại hình nghệ thuật dân gian này đang dần đi vào công chúng của đất Hà Thành, trở thành loại hình âm nhạc đường phố Hà Nội.
Làn điệu “trường thiên”, nổi tiếng nhất của Xẩm có lẽ là điệu xẩm thập ân. Nội dung kể về công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, từ lúc phôi thai, mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn cho đến lúc trưởng thành như thế nào... Với tính chất da diết, xoáy sâu vào lòng người, xẩm thập ân được xem như làn điệu đặc trưng nhất của nghệ thuật Xẩm. Nó được coi như một trường ca giáo hiếu hoàn hảo. Nếu hát liền mạch đủ từ một ân đến mười ân, dễ phải đến nửa giờ đồng hồ. Trong những làn điệu man mác buồn, day dứt, còn phải kể đến điệu hà liễu - chuyên dùng cho những bài thơ tự sự, giãi bày nỗi niềm, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa…
Bên cạnh những làn điệu riêng, trên đường phiêu diêu lang bạt kỳ hồ, xẩm còn du nhập nhiều làn điệu dân ca khác, bên cạnh những làn điệu vay mượn ở những thể loại bạn như hát ví, trống quân, sa mạc, hành vân, lưu thủy... Điều đặc biệt, những làn điệu đó đều được “xẩm hóa” cho đúng với phong cách dân dã, giang hồ của các nghệ sĩ. Như điệu hát trống quân chẳng hạn, vốn là một điệu hát đối đáp trai gái trữ tình, xẩm đã chuyên dùng làn điệu này để chuyển tải những nội dung châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội, như bài Dâu lười hay Rể lười... Cũng có khi là cả một bài thơ cập nhật những sự kiện nóng hổi mang tính thời sự.
Về nhạc cụ, điều đáng nói trước nhất là cây đàn bầu. Theo truyền thuyết, nó được coi là nhạc cụ đặc trưng của xẩm lúc ban đầu (thế nên người ta còn gọi nó là đàn xẩm). Một nhóm xẩm thuộc loại “vai vế” trong vùng không thể thiếu được nhạc cụ này. Song, phần vì âm lượng hạn chế, phần vì khó học, khó chơi hơn đàn nhị nên không phải nhóm xẩm nào cũng sử dụng đàn bầu. Theo thời gian, về cơ bản, một nhóm xẩm thường phải có đàn nhị, sênh, phách và cặp trống mảnh (trống da một mặt). Tùy vào điều kiện nhân lực, họ cũng có thể chơi đủ cả đàn bầu hay đôi khi thêm vào chiếc trống cơm hoặc sáo. Nhưng với hoàn cảnh lang thang kiếm sống nay đây mai đó, nhiều khi chỉ cần một đàn nhị và cỗ phách đơn hay cặp sênh là đủ tiếng tơ đồng phụ họa. Khi trình diễn, bao giờ cũng có một người hát chính, những người còn lại chơi nhạc cụ đệm hoặc hát đỡ giọng khi cần.
Xẩm thuộc loại bộ môn mà khi biểu diễn nghệ nhân luôn phải vừa hát, vừa diễn tấu nhạc cụ cùng lúc. Ở đây, có lẽ tính chất o ép miếng cơm manh áo đã khiến người nghệ sĩ buộc phải rèn luyện tối đa để thích ứng với sự “tinh giảm biên chế”, nhưng vẫn đảm bảo sự phong phú về nghệ thuật. Vừa đàn vừa hát được xem như một tiêu chuẩn “có hạng” của một bác xẩm thực thụ.
Xẩm hoạt động theo từng gia đình đơn lẻ. Trong những dịp hội làng, họ cũng thường hay kết nhóm để tăng cường khả năng phối hợp nghệ thuật giữa chốn đông người. Trong từng vùng, các nhóm xẩm lại kết thành phường hội với sự sắp đặt trên dưới rất có tổ chức. Trùm phường có nhiệm vụ bảo ban, điều hành các nhóm làm ăn sao cho có nền nếp, trật tự. Bên cạnh đó, họ cũng rất có ý thức trong việc tổ chức truyền nghề cho đám con em. “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” là cái nết ăn, nết ở không thể thiếu để các nghệ sĩ có thể dựa dẫm, đùm bọc lẫn nhau trên mọi nẻo đường sinh nhai.
Từ một môi trường diễn xướng là hát rong, đã phát sinh ra một loại hình nghệ thuật chuyên biệt quả là một hiện tượng đặc biệt trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Ở đây, cần hiểu rõ tư cách của người hát xẩm. Họ là những nghệ sĩ chân chính, làm đẹp cho đời và kiếm sống bằng chính tài năng nghệ thuật của mình. Xẩm hoàn toàn không phải là những người ăn mày. Họ sống bằng những đồng tiền thù lao tự nguyện của mọi người chứ không bao giờ ngửa tay van xin bố thí.
Nhìn trên diện rộng, xẩm cũng giống như tất cả mọi nghệ sĩ chuyên nghiệp, chỉ khác ở chỗ, sân khấu của họ chính là đường phố, là gốc đa, bến nước, sân đình... hoặc đơn giản chỉ là một góc chợ quê nghèo. Thù lao không tính trước kiểu “bán vé” mà “tự do thả nổi”, ai muốn trả bao nhiêu thì… tùy!
Như vậy, đã có một thời, xẩm là món ăn tinh thần của quần chúng lao động. Với bản chất nghệ thuật ngẫu hứng ứng diễn, hát xẩm có nội dung nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Nó đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống, từ công cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình vợ chồng, tình huynh đệ cho đến những tình cảm riêng tư của mỗi con người, hay những vấn đề mang tính thời sự cập nhật, đả kích và phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Không chỉ phục vụ cho đám đông ngoài xã hội, người nghệ sĩ xẩm còn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu, nhiều thì trong dịp cưới xin, ma chay, giỗ kỵ.., ít thì đơn giản chỉ là “nhờ bác xẩm đánh tiếng dùm” với cô nàng thôn nữ đang đứng bên đàng... Thế thôi!
Từ thập niên 60 trở lại đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau do điều kiện môi trường và xã hội, đặc biệt là do những quan niệm sai lầm, các phường xẩm dần tan rã và không hoạt động nữa. Họ được quy tụ lại trong những hợp tác xã vót tăm tre, hay bện… chổi rơm. Các nghệ nhân xẩm tài danh bước dần vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi, vĩnh viễn đem theo những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà họ đã từng lưu giữ và thực hành. Đời sống xã hội của nghệ sĩ xẩm không còn nữa.
Trong các trường đào tạo nghệ thuật âm nhạc của ta, nhạc cổ truyền dân tộc vốn chỉ được giảng dạy với một dung lượng hạn chế, theo kiểu “mỗi thứ một tí”, trong số đó tuyệt nhiên không có nghệ thuật xẩm.
Gần đây, khi xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì nhu cầu lưu giữ những giá trị truyền thống, mang bản sắc dân tộc được đặt ra như một việc làm cấp thiết. Nhiều nghệ nhân Hà Nội với lòng say mê âm nhạc truyền thống đã tập hợp nhau lại tự tổ chức những buổi biểu diễn, giới thiệu hát xẩm trước cửa chợ Đồng xuân vào mỗi tối Chủ nhật. Việc làm này đã duy trì được một nét đẹp trong nền văn hóa Hà Nội hiện nay. Đây là một tín hiệu vui chứng tỏ loại hình nghệ thuật dân gian này đang dần đi vào công chúng của đất Hà Thành, trở thành loại hình âm nhạc đường phố Hà Nội.
Những loại hình văn hóa dân
gian như hát xẩm không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt văn hóa, mà lớn lao
hơn, chính là sự thể hiện rõ nét của đời sống, là biểu hiện của tư tưởng, tâm hồn
ông cha ta.
Vân Hà
Lượn then của người Tày Cao
Bằng
Lượn là một thể loại dân ca của Cao Bằng rất phong phú, đa dạng, bao gồm: lượn Then, lượn Cọi, lượn Slương, lượn Nàng ới, lượn Ngạn. Vào những năm 60 của thế kỷ XX trở về trước, đến những vùng quê non nước Cao Bằng, đâu cũng gặp câu sli, câu lượn, đâu cũng gọi Nàng ới. Người ta hát dân ca quanh năm, nhất là vào mùa xuân và những khi nông nhàn.
Lượn là một thể loại dân ca của Cao Bằng rất phong phú, đa dạng, bao gồm: lượn Then, lượn Cọi, lượn Slương, lượn Nàng ới, lượn Ngạn. Vào những năm 60 của thế kỷ XX trở về trước, đến những vùng quê non nước Cao Bằng, đâu cũng gặp câu sli, câu lượn, đâu cũng gọi Nàng ới. Người ta hát dân ca quanh năm, nhất là vào mùa xuân và những khi nông nhàn.
Lượn Then là loại hình dân
ca của dân tộc Tày phổ biến nhất ở các huyện miền Đông: Trùng Khánh, Hạ Lang,
Quảng Uyên, Phục Hòa, lan rộng đến một số bản làng phía nam Hòa An và đông Thạch
An. Nam thanh, nữ tú Tày dùng lượn Then để vui chơi, giải trí, giao duyên tỏ
tình vào những dịp hội hè, lễ tết, chợ phiên hoặc khi có khách phương xa đến
nghỉ tại bản mình. Những buổi lượn hát đối đáp giữa bên chủ và bên khách thường
kéo dài thâu đêm suốt sáng. Mới đầu là những câu dặng hắng tỏ vẻ xã giao dạm hỏi,
đặt vấn đề của tốp thanh niên làng bản qua gia chủ đến khách một cách ý nhị, rằng:
“Gẳm nẩy khủa bắp nớ” (Hôm nay rang ngô nhé), có nghĩa là thông báo tới bên
khách sẽ có cuộc lượn đấy. Trong nhà, ông già, bà cả, mọi người đều hoan hỷ, cời
bếp than hồng, đun nước pha trà ngon, tạo điều kiện “vun vào”, khích lệ hai bên
chuẩn bị tinh thần sảng khoái để lượn hát đêm nay. Các cụ còn giúp cho hai bên
nam, nữ hát sao cho hay, nhất là những câu ứng tác đối đáp giao duyên kịp thời,
cứu cho “bàn thua” trông thấy. Điều ấy khiến các bậc ông bà như trẻ lại, hồi nhớ
một thời xuân sắc ngày xưa đến nao lòng và là dịp để truyền vốn dân ca lượn
Then một cách tự nhiên, đầy sức quyến rũ, thuyết phục cho con cháu mình. Lượn
Then có cấu trúc thành hai thể loại: lượn và hát xen kẽ, hòa quyện nhau thật là
sinh động. Về lượn, chủ yếu là lời Tày ý nhị, ví von, sâu sắc, đầy tính nhân
văn, theo thể thơ thất ngôn trường thiên. Có một số câu bằng tiếng Kinh khi vào
phần lượn kể về tích chuyện cổ. Về hát, phổ biến lại là tiếng Kinh theo thể thơ
lục bát, thơ đường, trong ứng tác có thể thêm câu, thêm chữ nhưng vẫn đảm bảo vần
điệu. Lượn Then là loại hình dân ca khi được nam nữ thanh niên sử dụng trong
các cuộc vui giao duyên có cấu tứ chặt chẽ, hệ thống mạch lạc từ lúc mở đầu đến
kết thúc. Thông thường, một cuộc lượn diễn ra theo trình tự, nấc bước như sau:
Lượn nai, hát nai (nai là mời: lượn mời, hát mời). Đây là phần mở đầu cho cuộc
lượn. Bên chủ (nam hoặc nữ) lên tiếng trước. Nội dung chính là nói lên sự vui mừng
cảm kích trước sự có mặt của khách, nhưng tự trách mình có khiếm khuyết đón tiếp
chưa chu đáo, ân cần hỏi thăm nơi ăn, chốn ở của khách. Sau đó là lời mời thành
tâm đến khách lượn hát đêm nay. Thường thì khách khiêm tốn, làm thinh. Trước sự
vồn vã hồn nhiên, nồng hậu của chủ, khách chưa lượn đáp ngay, mà đánh tiếng rằng:
cảm ơn thịnh tình của bạn, nhưng tiếc là chúng tôi kém cỏi, không biết lượn,
hát; xin khất lần sau. Thời gian lại tiếp tục trôi đi, trong sự đợi chờ của gia
chủ và bà con cô bác trong làng. Bên chủ vẫn nỉ non nài nỉ mời bạn lên giọng,
cùng với sự khích lệ của gia chủ và mọi người. Cuối cùng, khách lượn đáp lại,
thế là cuộc lượn chính thức mở màn cho cuộc đối đáp giao duyên. Cũng có lúc,
bên chủ mời đến “ngẫu cả ruột”, “hết tầm”, mà khách vẫn không lên tiếng vì lý
do nào đó thì cuộc lượn không thành. Thường thì bên khách không đáp lại sẽ bị
chủ chê trách thiếu thịnh tình và dùng đến “lượn đa” (đa là trách, mắng). Nhìn
chung, những lời ca thán, phàn nàn bên chủ đều thể hiện nét văn hóa. Lượn Chối
và hát chối. Tuy bên khách đã đáp lại, nhưng vẫn là nội dung chối từ với nhiều
lý do, nào là trình độ lượn hát còn kém anh, kém chị, giọng hát không hay, đường
sá xa xôi mỏi mệt, khó mà đáp ứng mong đợi của bạn… Lúc này, phía chủ lượn “Xồm
hêng” (ca ngợi giọng của bạn hay) và hát cảm tạ tỏ ý vui mừng bên khách đã vào
cuộc, mong đừng hát chối nữa. Kế theo là lượn hát đối và đáp do bên chủ chủ động
dẫn dắt. Lượn Khuyên kết và hát kết. Đây là phần nội dung chủ yếu của lượn hát
giao duyên, tỏ tình. Đến đây, khách nhập cuộc thật sự, biểu thị sự giãi bày từ
lúc ra đi đường xa dặm trường, đến đây được chủ chào mời, đối đáp ân cần tiếp
chuyện, ca ngợi tình người bao dung nghĩa hiệp… Rồi hai bên cởi mở tâm tình, hỏi
thăm về gia đình, anh em bè bạn, muốn được gặp nhau kết duyên đôi lứa, nguyện
thương yêu nhau, thủy chung son sắt, chia sẻ ngọt bùi, xây dựng hạnh phúc lứa
đôi… Đôi bên dùng những áng thơ hay, ý nhị, sâu lắng, hàm chứa hình ảnh phong
phú sinh động chứa chan tình yêu, cuộc sống. Đoạn lượn sau nói lời nhắn nhủ đợi
chờ, chớ bội ước lời nguyền của nhau: “… Lừa noọng pây nặm slâư bấu túng Tá
lừa phi sle búng nặm vằm Lừa noọng pây thâng gằn đoạn da Tá lừa phi cháng há thở
thàng”.
(Tạm dịch: Thuyền em đi nước trong veo không cản. Bỏ thuyền anh ở vũng nước ngầu. Thuyền em đi đến bến bờ rồi. Bỏ thuyền anh giữa dòng dang dở). Lượn Pây sách là lối lượn mà đôi bên đi theo bài, theo sách, các tích truyện cổ trong truyền thuyết dã sử, lịch sử, lượn tứ qúy hồng nhan… Lúc này, bên nữ được quyền ưu tiên chọn lựa đề tài, cốt truyện, đồng thời đưa ra những vế lượn đố; bên nam đáp lại, cứ thế kéo dài rất lâu. Đòi hỏi các chàng trai, cô gái phải học thuộc lòng và nhớ các tích truyện. Nếu bên nam không đáp lại được coi như bị thua. Sau lượn Pây sách là lượn Xồm (xồm là ngắm nhìn, thưởng ngoạn). Đó là các bài lượn ngợi ca về cảnh đẹp quê hương làng bản, mừng đồng ruộng tốt tươi, núi sông kỳ vĩ, thành hoàng làng, nhà cửa, cầu thang, vườn tược; gia súc, gia cầm đông đàn béo tốt… Phần này, khách lượn mừng điều gì thì chủ phải đối đáp lại với bằng cả tấm lòng của mình về điều đó. Lượn, hát Slăng (slăng là dặn dò, tạm biệt). Đây là phần lượn, hát chia tay, giã bạn để rồi kết thúc cuộc lượn tình nghĩa lâm li kéo dài. Lượn chia tay có thể vào khoảng 2 - 3 giờ sáng. Khi ấy, đôi bên quyến luyến không muốn rời xa, say sưa bày tỏ sự thương yêu, hẹn ước, mong muốn sẽ còn gặp lại nhau để được lượn hát giao duyên và hướng tới hạnh phúc lứa đôi.
Với cấu trúc chặt chẽ cả hình thức và nội dung như vậy nên lượn Then đã đáp ứng được ước nguyện tỏ tình, giao duyên của các nam thanh, nữ tú. Ai đã có dịp được đắm mình trong cuộc lượn Then, sẽ khó mà quên được lời lượn, hát tinh tế, ví von sâu xa giàu hình ảnh, cảm xúc cùng giai điệu mượt mà, da diết say đắm lòng người.
(Tạm dịch: Thuyền em đi nước trong veo không cản. Bỏ thuyền anh ở vũng nước ngầu. Thuyền em đi đến bến bờ rồi. Bỏ thuyền anh giữa dòng dang dở). Lượn Pây sách là lối lượn mà đôi bên đi theo bài, theo sách, các tích truyện cổ trong truyền thuyết dã sử, lịch sử, lượn tứ qúy hồng nhan… Lúc này, bên nữ được quyền ưu tiên chọn lựa đề tài, cốt truyện, đồng thời đưa ra những vế lượn đố; bên nam đáp lại, cứ thế kéo dài rất lâu. Đòi hỏi các chàng trai, cô gái phải học thuộc lòng và nhớ các tích truyện. Nếu bên nam không đáp lại được coi như bị thua. Sau lượn Pây sách là lượn Xồm (xồm là ngắm nhìn, thưởng ngoạn). Đó là các bài lượn ngợi ca về cảnh đẹp quê hương làng bản, mừng đồng ruộng tốt tươi, núi sông kỳ vĩ, thành hoàng làng, nhà cửa, cầu thang, vườn tược; gia súc, gia cầm đông đàn béo tốt… Phần này, khách lượn mừng điều gì thì chủ phải đối đáp lại với bằng cả tấm lòng của mình về điều đó. Lượn, hát Slăng (slăng là dặn dò, tạm biệt). Đây là phần lượn, hát chia tay, giã bạn để rồi kết thúc cuộc lượn tình nghĩa lâm li kéo dài. Lượn chia tay có thể vào khoảng 2 - 3 giờ sáng. Khi ấy, đôi bên quyến luyến không muốn rời xa, say sưa bày tỏ sự thương yêu, hẹn ước, mong muốn sẽ còn gặp lại nhau để được lượn hát giao duyên và hướng tới hạnh phúc lứa đôi.
Với cấu trúc chặt chẽ cả hình thức và nội dung như vậy nên lượn Then đã đáp ứng được ước nguyện tỏ tình, giao duyên của các nam thanh, nữ tú. Ai đã có dịp được đắm mình trong cuộc lượn Then, sẽ khó mà quên được lời lượn, hát tinh tế, ví von sâu xa giàu hình ảnh, cảm xúc cùng giai điệu mượt mà, da diết say đắm lòng người.
Lê Chí Thanh
Rô băm - Loại hình nghệ thuật
độc đáo của người Khmer
Rô băm là loại hình nghệ thuật kịch múa cung đình khá độc đáo của người Khmer Nam bộ. Nó được ví như thể loại hát tuồng của người Kinh. Tinh túy và độc đáo như thế, nhưng số lượng công chúng có trình độ thưởng thức không nhiều và loại hình nghệ thuật này đang có nguy cơ bị mai một dần…
Rô băm là loại hình nghệ thuật kịch múa cung đình khá độc đáo của người Khmer Nam bộ. Nó được ví như thể loại hát tuồng của người Kinh. Tinh túy và độc đáo như thế, nhưng số lượng công chúng có trình độ thưởng thức không nhiều và loại hình nghệ thuật này đang có nguy cơ bị mai một dần…
Đôi nét về Rô băm
Theo ông Đào Chuông, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, thì: “Rô băm còn gọi “Rom Rô băm” là loại kịch múa cổ điển sân khấu cung đình của người Khmer xưa đã đạt đến một trình độ nghệ thuật rực rỡ. Có thể liên tưởng Rô băm của người Khmer với nghệ thuật hát Tuồng của người Kinh. Rô băm chuyên về diễn tả những “chuyện xưa tích cũ”.
Người nghệ sĩ biểu diễn Rô băm với những động tác của đôi bàn tay trong tư thế phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, uốn cong toàn thân. Để đạt được trình độ như thế, người nghệ sĩ phải trải qua nhiều năm khổ luyện, phải chịu khó luyện tập từ nhỏ và phải hết sức kiên nhẫn. Trong các vở diễn có hàng trăm động tác múa cổ điển đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cổ, vai, tay, chân... của người nghệ sĩ.
Sau khi đã thành thục các điệu múa, diễn viên mới học thuộc lời thoại và lời hát. Một diễn viên muốn diễn tốt một vai phải mất cả năm trời luyện tập. Rô băm ngoài múa còn dùng lời nói, lời hát để giải thích tình tiết, sự kiện, hành động của vai diễn. Nội dung thường là tích cổ như vở “Riêm kê” trích từ anh hùng ca Ấn Độ Ramayana. Nhân vật trở thành mẫu người lý tưởng của người Khmer như: nàng Sêđa xinh đẹp thủy chung, hoàng tử Rama tài giỏi nhưng gặp nhiều gian truân, khỉ thần Hanuman có pháp thuật cao cường…
Anh Lâm Vinh, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, cho biết thêm: Trong một vở diễn Rô băm thường có 2 tuyến nhân vật. Vua, hoàng tử, công chúa không mang mặt nạ. Những nhân vật mang mặt nạ gồm nhiều loại, nhưng nổi bật nhất là vai chằn - đại diện cho phái ác. Ngoài ra, trong vở diễn Rô băm cũng xuất hiện vai hề để gây cười, làm vui nhộn sân khấu. Nhạc cụ của Rô băm chủ yếu là trống vỗ, trống dùi, chiêng và kèn Slayrom khi cất lên làm say đắm lòng người. Trống có tác dụng thúc giục mạnh mẽ những màn chiến đấu. Kèn thì được cất lên khi khóc than thật ai oán...
Theo ông Đào Chuông, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, thì: “Rô băm còn gọi “Rom Rô băm” là loại kịch múa cổ điển sân khấu cung đình của người Khmer xưa đã đạt đến một trình độ nghệ thuật rực rỡ. Có thể liên tưởng Rô băm của người Khmer với nghệ thuật hát Tuồng của người Kinh. Rô băm chuyên về diễn tả những “chuyện xưa tích cũ”.
Người nghệ sĩ biểu diễn Rô băm với những động tác của đôi bàn tay trong tư thế phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, uốn cong toàn thân. Để đạt được trình độ như thế, người nghệ sĩ phải trải qua nhiều năm khổ luyện, phải chịu khó luyện tập từ nhỏ và phải hết sức kiên nhẫn. Trong các vở diễn có hàng trăm động tác múa cổ điển đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cổ, vai, tay, chân... của người nghệ sĩ.
Sau khi đã thành thục các điệu múa, diễn viên mới học thuộc lời thoại và lời hát. Một diễn viên muốn diễn tốt một vai phải mất cả năm trời luyện tập. Rô băm ngoài múa còn dùng lời nói, lời hát để giải thích tình tiết, sự kiện, hành động của vai diễn. Nội dung thường là tích cổ như vở “Riêm kê” trích từ anh hùng ca Ấn Độ Ramayana. Nhân vật trở thành mẫu người lý tưởng của người Khmer như: nàng Sêđa xinh đẹp thủy chung, hoàng tử Rama tài giỏi nhưng gặp nhiều gian truân, khỉ thần Hanuman có pháp thuật cao cường…
Anh Lâm Vinh, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, cho biết thêm: Trong một vở diễn Rô băm thường có 2 tuyến nhân vật. Vua, hoàng tử, công chúa không mang mặt nạ. Những nhân vật mang mặt nạ gồm nhiều loại, nhưng nổi bật nhất là vai chằn - đại diện cho phái ác. Ngoài ra, trong vở diễn Rô băm cũng xuất hiện vai hề để gây cười, làm vui nhộn sân khấu. Nhạc cụ của Rô băm chủ yếu là trống vỗ, trống dùi, chiêng và kèn Slayrom khi cất lên làm say đắm lòng người. Trống có tác dụng thúc giục mạnh mẽ những màn chiến đấu. Kèn thì được cất lên khi khóc than thật ai oán...
Theo lời các nghệ nhân, Rô băm xưa kia biểu diễn ngay trên nền đất được trải
rơm. Ánh sáng được đốt bằng dầu mù u. Ngày nay, sân khấu được dàn dựng công phu
với đạo cụ khá hiện đại. Màn chỉ được kéo lên một lần trong suốt vở diễn. Khi
chuyển cảnh, ông bầu giới thiệu qua cảnh tiếp cho mọi người dễ dàng theo dõi.Rô
băm phát triển rực rỡ nhất vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Hàng năm, các đoàn
nghệ thuật Rô băm thường đi lưu diễn ở các chùa. Đoàn đi đến đâu cũng được đồng
bào Khmer tiếp đón nồng hậu. Các diễn viên hết lòng đem tài năng nghệ thuật ra
phục vụ công chúng. Nhiều đêm diễn trăng sáng, mưa trái mùa lâm râm nhưng bà
con vẫn nhiệt tình, chăm chú, say mê xem đoàn diễn hết đêm này đến đêm khác.
Nguy cơ mai một
Mặc dù rất tâm huyết với nghề, nhưng ông Đào Chuông thừa nhận: Đã nhiều năm nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang không còn dàn dựng những vở diễn hoặc trích đoạn Rô băm nào. Lý do là kinh phí khó khăn và dàn dựng đòi hỏi rất công phu. Hiện đoàn chỉ tập trung cho ca-múa-nhạc. Lớp nghệ nhân điêu luyện, am hiểu Rô băm ngày càng hiếm vắng. Lớp trẻ ngày nay lại ít mặn mà với Rô băm bởi việc truyền dạy và ý thức kế thừa chưa được quan tâm đúng mức.
Đem nỗi trăn trở này đến các chùa của người Khmer, một vị đại đức trụ trì chùa Rạch Rìa, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Từ lâu, chùa đã không còn tổ chức Rô băm trong các dịp lễ, bởi nghệ nhân già thì thưa thớt dần, còn lớp trẻ biết Rô băm thì hầu như không có.
Nguy cơ mai một
Mặc dù rất tâm huyết với nghề, nhưng ông Đào Chuông thừa nhận: Đã nhiều năm nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang không còn dàn dựng những vở diễn hoặc trích đoạn Rô băm nào. Lý do là kinh phí khó khăn và dàn dựng đòi hỏi rất công phu. Hiện đoàn chỉ tập trung cho ca-múa-nhạc. Lớp nghệ nhân điêu luyện, am hiểu Rô băm ngày càng hiếm vắng. Lớp trẻ ngày nay lại ít mặn mà với Rô băm bởi việc truyền dạy và ý thức kế thừa chưa được quan tâm đúng mức.
Đem nỗi trăn trở này đến các chùa của người Khmer, một vị đại đức trụ trì chùa Rạch Rìa, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Từ lâu, chùa đã không còn tổ chức Rô băm trong các dịp lễ, bởi nghệ nhân già thì thưa thớt dần, còn lớp trẻ biết Rô băm thì hầu như không có.
Chị Lâm Thị Hương, Đoàn nghệ thuật Rô băm Bưng Chông tại Sóc Trăng, chia sẻ:
Đoàn có 20-25 diễn viên, trong đó dòng họ của gia đình tôi đã 15 người, còn 5
người nữa là người của các địa phương khác. Chúng tôi mang tiếng là một đoàn
nghệ thuật nhưng thực ra chỉ là của một dòng họ, tập hợp anh em yêu thích nghệ
thuật để cùng nhau luyện tập, biểu diễn phục vụ bà con. Tất cả mọi chi phí cho
luyện tập, biểu diễn đều do gia đình tự lo. Hiện nay, hoạt động của Đoàn rất
khó khăn, thiếu thốn đủ thứ vì không được đầu tư.Đến nay, múa Rô băm vẫn chưa
có trường đào tạo nên phần lớn là tự đào tạo tại lò nhà. Vì thế, chỉ có ai thực
sự yêu nghề, dám hy sinh cho nghề mới theo nổi. Những năm gần đây, hoạt động của
đoàn nghệ thuật chỉ ở mức rất cầm chừng. Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long,
chỉ còn vài đoàn nghệ thuật của Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang là còn có khả
năng dàn dựng loại hình kịch múa này.
Xã hội hiện đại kéo theo các loại hình nghệ thuật phát triển rầm rộ. Những đêm diễn Rô băm trong sân chùa, trên những cánh đồng sau thu hoạch hay trong các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ, đã dần thưa khán giả và đi vào quên lãng. Nghệ thuật sân khấu Rô băm đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.
Xã hội hiện đại kéo theo các loại hình nghệ thuật phát triển rầm rộ. Những đêm diễn Rô băm trong sân chùa, trên những cánh đồng sau thu hoạch hay trong các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ, đã dần thưa khán giả và đi vào quên lãng. Nghệ thuật sân khấu Rô băm đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.
Rô băm là bộ môn nghệ thuật thuộc di sản văn hóa của đồng bào Khmer. Tuy nhiên,
không phải ai cũng đủ trình độ để thưởng thức, do tính sử thi ẩn chứa trong loại
hình nghệ thuật này. Tính triết lý khắt khe, nhân văn cổ điển trong từng vở diễn
Rô băm luôn được đề cao. Do đó, nó đòi hỏi người xem phải có kiến thức và am tường
bộ môn nghệ thuật này. Muốn Rô băm không bị thất truyền, thì cần có sự quan tâm
hỗ trợ từ nhiều phía. Ngành chủ quản phải trực tiếp chỉ đạo và thực hiện việc
sưu tầm, đào tạo lớp diễn viên trẻ hát hay, múa dẻo, làm sao bảo tồn và phổ biến
cho bằng được môn nghệ thuật quí giá này. Đặc biệt, ở các phum sóc nếu có điều
kiện nên khuyến khích thành lập các đội Rô băm quần chúng để giao lưu rộng
rãi.Qua 200 năm hình thành và phát triển, “giờ đây” Rô băm rất cần được bảo tồn
và phổ biến, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật
truyền thống độc đáo của người Khmer Nam Bộ.
Diệp Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét