Hương sầu đông
Mời bà con thưởng thức một
bài viết của chị Liên Hưng, một người Quảng Trị xa quê quê hương đã lâu, thỉnh
thoảng gởi gắm nổi nhớ quê trong dòng chữ, hiện nay sống ở Biên hòa, Đồng nai
(theo như ý chị LH)
Mình đính kèm đây bài chị viết cho mình trong email. Cám ơn chị rất nhiều.
Trưa nay ông NĐMừng dự đám cưới đâu đó phone đến, có nhắc Tâm. Chị không có bài mới, gởi T một bài cũ đọc chơi. Bài nầy đã đăng ở đặc san Hương quê nhà của Nguyễn Hoàng Saigon.
Mình đính kèm đây bài chị viết cho mình trong email. Cám ơn chị rất nhiều.
Trưa nay ông NĐMừng dự đám cưới đâu đó phone đến, có nhắc Tâm. Chị không có bài mới, gởi T một bài cũ đọc chơi. Bài nầy đã đăng ở đặc san Hương quê nhà của Nguyễn Hoàng Saigon.
Anh M khen cái chất của HSĐ
là chất Quảng Trị 100%. Riêng chị thì chị nghĩ cây sầu đông ở Quảng Trị hay Huế
mới mang cái đặc trưng của tên gọi chứ ở nơi khác thì vô duyên lắm. Đặc biệt
mùi hoa và màu sắc chỉ thơm ngai ngái mà đẹp mê hồn trong cái mưa bụi lất phất
của mùa xuân quê mình, chứ ở miền nam sầu đông ra hoa vào ngày tết nhưng vì
đúng vào mùa khô của phương Nam nắng oi bức nên chẳng ai để ý.
Hình như T đang say ngủ vì
online của 008453 - Im lìm. Hi hi...
HƯƠNG SẦU ĐÔNG
Tặng Anh H.
Người cùng uống chung
nước một dòng sông thời thơ ấu.
Sáng nay, anh M. ở SaiGon phone đến bảo rằng H. ơi! hãy viết bài cho
Hương Quê Nhà, cho em thời gian 10 ngày đó.
Ồ! Viết ư? Tôi thật sự ngỡ ngàng. Đã lâu lắm rồi tôi không hề viết gì, kể cả viết thư cho bạn bè, thời đại công nghệ thông tin, cần gì cứ “alô” là xong, riết rồi con người cũng đâm ra máy móc. Hơn nữa công việc của tôi cũng toàn là con số, những người đối thoại với tôi hàng ngày cũng là những con số. Tôi không hề nghĩ rằng một ngày nào đó những cảm nghĩ của mình sẽ được một số người (dù ít ỏi) đón nhận … cho đến khi trò chuyện với chị Quỳnh, chị khuyên tôi hãy ghi lại những hồi ức thời đi học để góp mặt trong “Nguyễn Hoàng – Chân dung và kỷ niệm”. Tôi và các bạn học cũ bàn với nhau “Chị Quỳnh đã là người nhóm lên ngọn lửa, chị kêu gọi những người đồng môn xưa hãy nối vòng tay lớn thì mình tiếc chi một bàn tay mà không đưa ra” và tôi cắm cúi viết, những dòng ký ức tuôn trào về khoảng đời làm học trò trường Nguyễn Hoàng của một cô bé nơi quê xưa Quảng Trị, rồi gởi ra cho chị Quỳnh. Đó là sự khởi đầu cho cú điện thoại sáng nay.
Ồ! Viết ư? Tôi thật sự ngỡ ngàng. Đã lâu lắm rồi tôi không hề viết gì, kể cả viết thư cho bạn bè, thời đại công nghệ thông tin, cần gì cứ “alô” là xong, riết rồi con người cũng đâm ra máy móc. Hơn nữa công việc của tôi cũng toàn là con số, những người đối thoại với tôi hàng ngày cũng là những con số. Tôi không hề nghĩ rằng một ngày nào đó những cảm nghĩ của mình sẽ được một số người (dù ít ỏi) đón nhận … cho đến khi trò chuyện với chị Quỳnh, chị khuyên tôi hãy ghi lại những hồi ức thời đi học để góp mặt trong “Nguyễn Hoàng – Chân dung và kỷ niệm”. Tôi và các bạn học cũ bàn với nhau “Chị Quỳnh đã là người nhóm lên ngọn lửa, chị kêu gọi những người đồng môn xưa hãy nối vòng tay lớn thì mình tiếc chi một bàn tay mà không đưa ra” và tôi cắm cúi viết, những dòng ký ức tuôn trào về khoảng đời làm học trò trường Nguyễn Hoàng của một cô bé nơi quê xưa Quảng Trị, rồi gởi ra cho chị Quỳnh. Đó là sự khởi đầu cho cú điện thoại sáng nay.
Quả thật tôi vui, rất vui
vì được sự quan tâm của các anh chị đồng môn, đồng hương nhưng … biết
viết gì bây chừ. Những ký ức về một thuở Nguyễn Hoàng tôi đã hứa
là để dành cho Nguyễn Hoàng – Chân dung và Kỷ niệm rồi. Bối rối, tôi
bèn hỏi ý kiến anh H, người anh cùng uống chung với tôi dòng nước
mát rượi của Vĩnh Định giang thời thơ ấu hiện đang ở quê nhà, ai dè
anh trả lời rằng anh cũng đang muốn bảo tôi như thế, vậy thì “cung
kính không bằng tuân lệnh, em viết đây ạ” và Eurca - tìm ra rồi, tôi
sẽ viết, viết về “cái tên” của tờ đặc san này vậy.
Hương Quê Nhà - Thật hay
cho người tìm ra tên mang chủ đề này. Chao ơi ! chỉ ba chữ ngắn gọn
mà chứa chan bao nhiêu là ý tứ, ba chữ đơn sơ mà ẩn dấu lắm nghĩa
tình hoài niệm của những người con xa xứ, mênh mông bao la như sóng
nước đại dương, bàng bạc bâng khuâng như mây trời cố quận. Thôi thì
hãy góp vào Hương Quê Nhà một chút “hương quê nhà”theo một trong những
nghĩa đen vậy. Nói là một trong những nghĩa đen vì quê nhà Quảng Trị
chúng ta có lắm hương, hương lúa đồng nội, hương cau bên thềm, hương
giàn thiên lý đầu hè, hương đồi sim tím … cơ man làm sao kể xiết.
Nhưng với tôi, có lẽ mùi hương sầu đông là ấn tượng nhất, bởi vì
suốt một thời thơ ấu tôi đã đếm tuổi không chỉ khi hoa mai nở mà cả
mùi hương sầu đông thoang thoảng báo tin mỗi độ xuân về. Còn ba mươi
năm qua, miền đất phương Nam tôi đến, tôi chưa hề được thấy những chùm
hoa tím dịu dàng đó, ở đây, người ta cũng có trồng sầu đông, nhưng
là để lấy gỗ làm guốc nên thường thu hoạch khi cây chưa kịp ra hoa.
Ôi! hương sầu đông, hương quê nhà một thuở.
Tôi vốn sinh ra trong một xóm nhỏ mang tên Bắc Tả của làng Lam Thủy, có rặng tre già bao bọc xóm thôn, có cánh đồng rộng cho bầy cò sải cánh bên dòng sông Vĩnh Định lặng lờ trôi theo năm tháng. Tôi là con gái của dòng Nguyễn Ngọc, đa số những ngôi nhà của cái xóm Tả nhỏ bé thuộc về họ tộc này. Như một thông lệ, cứ sinh ra con trai thì đặt tên là Nguyễn Ngọc ….chi đó, còn con gái nếu muốn đặt thêm chữ đệm thì dứt khoát phải là Nguyễn Thị Ngọc … chi đó. Chỉ có nhà tôi là phá lệ, ba tôi không dùng chữ Ngọc làm tên đệm cho chị em chúng tôi mà lại là An Lành, Liên Hưng, Vỉnh Phước. Bởi thế mà khi vào học trường tiểu học Lam Thuỷ, gặp lớp ông anh họ thuộc dòng Nguyễn Ngọc dạy, tôi bị anh la cho một trận vì cái tội “tự ý sửa tên, Ngọc Hưng sao viết thành Liên Hưng?” vì thuở đó có những đứa con gái khi ở nhà mang tên Chút, Chít, Nậy … khi đi học tự ý ghi tên vào nhãn vở là Hoa, Lan, Huệ … cho đẹp. Bị mắng oan tôi về khóc với ba, thứ nhất là mất chữ Ngọc, thứ hai là bị lũ con trai trong lớp trêu ghẹo rằng con gái mà mang tên Hưng của tụi hắn và “xin ba sửa tên lại cho con”. Không những ba tôi không sửa mà còn phán một câu rằng ông đã lục hết sách vở mới tìm được cái tên vừa ý để đặt cho tôi, sao đổi được. Thấy tôi còn tấm tức, ông bèn giãi nghĩa cho tôi Liên là gì, Hưng là gì, ông đặt tên cho tôi như thế là kỳ vọng vào tôi điều gì vv và vv… Thế là tôi “sáng mắt sáng lòng” nhận cái tên cha mẹ cho một cách vui vẻ, về sau có ai thắc mắc con gái mà tên kỳ cục tôi lại hãnh diện giãi thích chữ nghĩa y như kiểu ba tôi đã phân tích cho tôi từ thuở nhỏ. Sau này khi lớn lên, tôi càng thích cái tên đó hơn vì nó không hề bị trùng lặp. Khi bị ai đó gọi nhầm tên, tôi thường đính chính “Dạ, tên em không có ơ ạ!”.
Ngôi nhà của gia đình tôi là một căn nhà gạch ba gian, nhà ăn nhà bếp nằm ngang phía dưới nối liền với nhà trên như hầu hết các căn nhà trong xóm. Mẹ tôi kể lại rằng gạch để xây căn nhà này là thu lượm lại của khu nhà lầu cũ, đó là một cơ ngơi khá lớn tọa lạc giữa khu vườn mênh mông. Mẹ tôi thường kể rằng khi mới về làm dâu, bà có lần đi lạc trong khu vườn đó. Từng dãy nhà ngang dọc con cháu, người làm … ai đâu ở đó, còn căn nhà chính để thờ gia tiên và nơi ông nội tôi ở thì khi có lệnh con cháu mới được vào. Khi chiến tranh xãy ra, giặc Tây đã lấy ngôi nhà để làm bản doanh, khi rút đi, chúng lại bắt dân làng gánh rơm rạ chất đầy để đốt nhà. Hoà bình lập lại, ba mẹ tôi về, nhặt nhạnh từng viên gạch rơi vãi còn sót lại để xây nhà mới cho gia đình. Khi tôi chào đời thì không còn tiếng súng, tôi đã lớn lên trong căn nhà được xây lại từ tro tàn năm cũ bên cạnh những người thân. Ba tôi bận công tác xã hội trên quận, trên tỉnh cả ngày, chiều tối mới đạp xe về nhà. Mẹ tôi vẫn lam lũ một nắng hai sương với ruộng vườn để lo cho chồng con có miếng cơm tấm áo. Trong vườn, ba tôi trồng đủ loại cây ăn quả, những cây quýt đầy trái căng tròn mọng nước, những trái mãng cầu chín khoe mắt nhung đen vì bị lũ chim ăn vụng, những quả thanh yên xanh xanh dòn rụm … những hàng cau thẳng tắp luôn có bầy chim non ríu rít. Đầu hiên nhà, dưới giàn thiên lý là những cụm hoa mộc, hoa sói bên hòn non bộ có những tiên ông, tiên cô như từ trong cổ tích bước ra, vườn hoa từ đầu hè kéo dài ra tận ngõ, ba tôi lại trồng lắm thứ, nào hoa cúc vàng, hoa thược dược, phụng tiên, huệ trắng, mai vàng, mai đỏ, những cụm mẫu đơn khoe sắc, những cánh dành dành trắng nuốt thơm nức mà sau này tôi mới biết đó là một trong những loài hoa mang họ trà mi vương giả, rồi hải đường, phù dung… cây tường vi vươn mình đưa những chùm hoa hồng tím ra tận bụi trúc bên bờ ao, cả những loại cây ít người trồng như hổ vỹ, cây quỳnh, cành giao …. cũng được bàn tay của ba mẹ tôi cùng nâng niu,chăm sóc. Bởi vậy nên vườn nhà tôi lúc nào cũng rập rờn bướm lượn đủ màu. Phía bìa sân, ngoài những cọng hoàng anh khoe sắc vàng tươi quanh năm, nhà tôi cũng có rặng chè tàu cắt xén và những hàng sầu đông như bao ngôi nhà khác ở trong xóm. Khi xuân sang, những chùm hoa sầu đông tim tím với những cánh mõng manh bé xíu đưa mùi hương thoang thoảng không lẫn được với mùi hoa nào, nhất là đêm trăng sáng, những chùm hoa lấp loáng dưới ánh trăng lay động trong sương đêm gợi cho trí óc nhỏ nhoi của chúng tôi những chuyện huyễn hoặc thần tiên trong cổ tích. Hè đến, những cánh hoa tím lại rắc đầy sân để nhường chổ cho những chùm trái non mơn mỡn đong đưa trong gió nhẹ, chúng tôi hái trái để chơi ô làng. Trái sầu đông bát ngát thế mà khi bị thua vài trái có khi tôi cũng chảy nước mắt vì tiếc. Đến khi thu về, những trái sầu vàng xuộm rụng đầy trên lối đi. Chúng tôi nhặt trái, ghé răng nhăn nhăn vào trái chín để thưởng thức cái vị vừa ngòn ngọt, vừa chát chát lại vừa đăng đắng một cách thú vị nhưng không dám ăn nhiều, say chết. Rồi mùa đông đến, những cành cây khẳng khiu không chiếc lá, trơ xương đón những luồng gió rét, nghiêng ngã dưới mưa dầm để chờ gió xuân cho một chu kỳ tiếp nối. Có lần, người ông đồng hàng ông nội tôi chống gậy đến nhà chơi, ông nhìn hàng sầu đông trước ngõ và cất cao giọng ngâm rằng “Sầu đâu đưa tới em hoài. Sầu trong chưa giãi, sầu ngoài đưa vô “ rồi bảo ba tôi hãy đốn hàng sầu đông đi, trước nhà mà trồng cây sầu là không tốt. (Ở Quảng Trị, người ta gọi cây sầu đông là sầu đâu). Rất may là ba tôi không nghe theo lời ông, do đó tuổi thơ của tôi được lớn dần theo dãy sầu đông trước ngõ. Bên góc sân cạnh nhà bếp, có một cây sầu đông to bằng cột đình, những tán lá cao như muốn vươn tới khoảng không gian bao la vô tận. Tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm bên gốc sầu đông già đó.Dưới bóng mát tàng cây, tôi và thằng bạn cùng xóm đã bày đủ các trò chơi, kể cả trò chơi “gia đình”. Chúng tôi lấy lá chuối tươi xé nhỏ ra rồi túm lại cột vào cái đuôi gà để làm tóc dài, hắn trèo lên cây bẻ chùm hoa sầu đông cho tôi ôm trên tay làm cô dâu rồi khoác tay nhau đi đi lại lại một cách nghiêm trang. Sau đó chui vào nhà (được hai đứa dựng bằng cây sắn, cành sầu đông và lợp lá chuối tươi, các kèo cột được nối với nhau bằng dây chuối khô), hai đứa hô “trời tối rồi” thế là nằm ngay đơ, giả bộ ngáy khò khò như người đang ngũ. Một lát hắn lại giả tiếng gà gáy “ò ó o” và chúng tôi vội vàng chổi dậy vì trời đã sáng . Bắt chước người lớn, hắn giã bộ cuốc đất, trồng cây bên góc bụi chuối (cuốc được làm bằng cây sắn còn nguyên gốc) còn tôi thì lo giữ con, tôi bỏ con là chiếc bẹ chuối cắt thành hình người vào cái võng cũng bằng bẹ chuối ru hời những câu “Mẹ thương con ra cầu Ái Tử. Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu… hay “Chàng ơi phụ thiếp làm chi. Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng” vv… chao ơi là những câu hát ru của quê hương, tôi đã nghe và hình như đã thuộc làu từ cái thuở nằm nôi. Có khi tôi lại bắt một chú chó con để làm con. Tôi bế nó đi quanh sân, cất tiếng ru, cho nó ăn và … đè ra đánh đít no,́ miệng hỏi “trừa chưa, trừa chưa” làm nó kêu ăng ẳng rồi vùng chạy thoát. “Ôi ngày thơ! Tình thơ!. Mất về đâu tuổi dại… “ P. ơi! có lẽ bạn không nhớ đâu, nhưng với tôi sao những kỷ niệm cái thuở năm, sáu tuổi ấy cứ mãi nằm trong tiềm thức. Mỗi lần hoài niệm quê hương, hình ảnh ngày xưa lại hiện ra rõ mồm một, êm đềm quá, thơ mộng quá, có phải đó là một trong những ngăn ký ức đẹp nhất của một đời người? Khi làng quê không còn yên ả với tiếng chày giã gạo đêm trăng, với mái chèo khua dòng nước trong xanh hiền hoà trên con sông nhỏ, gia đình tôi đến ngụ cư tại làng Thạch Hãn. Ba tôi vẫn trồng hàng sầu đông trước ngõ để tưởng nhớ quê nhà. Ngôi trường Nguyễn Hoàng tôi học, vẫn có sầu đông chen lẫn với hàng dương, tán phượng. Con đường từ nhà đến trường ngoài luỹ tre già lả ngọn vẫn thoảng mùi hương nhè nhẹ của hoa sầu đông mỗi độ xuân về. Và thế... Mầu hoa man mác đó đã theo tôi suốt cả thời thơ dại, thổi vào hồn tôi niềm say mê, mơ mộng bay bỗng như nhũng cánh chim trời. Rồi một ngày tôi lên xe vào Nam. Lời ca Thuyền Viễn Xứ người bạn học hát tặng tôi trong buổi chia tay cứ vang mãi bên tai làm tôi khóc lặng lẽ suốt cả chặng đường dài. Miền Nam, những nơi tôi đến, tôi đi, mõi mắt tìm kiếm cũng không bao giờ gặp được mùi hương năm cũ. Một đôi lần trở lại quê xưa, ngang qua nhà ai có hàng sầu đông trước ngõ tôi lại đứng lặng thẩn thờ, bồi hồi như nghe mùi hương thoang thoảng đâu đây dù tiết mùa đã cuối hạ hay sang thu. Hương sầu đông. Hương quê nhà của tôi. Xin góp một vài dòng chữ nhỏ như những cánh li ti của một loài hoa không hề được trọng vọng, tôn sùng, một loài hoa dân giã nơi làng quê Quảng Trị. Loài hoa gợi nhớ cho một miền ký ức êm đềm bên dòng sông Vĩnh Định năm xưa của người con xa xứ.
Tôi vốn sinh ra trong một xóm nhỏ mang tên Bắc Tả của làng Lam Thủy, có rặng tre già bao bọc xóm thôn, có cánh đồng rộng cho bầy cò sải cánh bên dòng sông Vĩnh Định lặng lờ trôi theo năm tháng. Tôi là con gái của dòng Nguyễn Ngọc, đa số những ngôi nhà của cái xóm Tả nhỏ bé thuộc về họ tộc này. Như một thông lệ, cứ sinh ra con trai thì đặt tên là Nguyễn Ngọc ….chi đó, còn con gái nếu muốn đặt thêm chữ đệm thì dứt khoát phải là Nguyễn Thị Ngọc … chi đó. Chỉ có nhà tôi là phá lệ, ba tôi không dùng chữ Ngọc làm tên đệm cho chị em chúng tôi mà lại là An Lành, Liên Hưng, Vỉnh Phước. Bởi thế mà khi vào học trường tiểu học Lam Thuỷ, gặp lớp ông anh họ thuộc dòng Nguyễn Ngọc dạy, tôi bị anh la cho một trận vì cái tội “tự ý sửa tên, Ngọc Hưng sao viết thành Liên Hưng?” vì thuở đó có những đứa con gái khi ở nhà mang tên Chút, Chít, Nậy … khi đi học tự ý ghi tên vào nhãn vở là Hoa, Lan, Huệ … cho đẹp. Bị mắng oan tôi về khóc với ba, thứ nhất là mất chữ Ngọc, thứ hai là bị lũ con trai trong lớp trêu ghẹo rằng con gái mà mang tên Hưng của tụi hắn và “xin ba sửa tên lại cho con”. Không những ba tôi không sửa mà còn phán một câu rằng ông đã lục hết sách vở mới tìm được cái tên vừa ý để đặt cho tôi, sao đổi được. Thấy tôi còn tấm tức, ông bèn giãi nghĩa cho tôi Liên là gì, Hưng là gì, ông đặt tên cho tôi như thế là kỳ vọng vào tôi điều gì vv và vv… Thế là tôi “sáng mắt sáng lòng” nhận cái tên cha mẹ cho một cách vui vẻ, về sau có ai thắc mắc con gái mà tên kỳ cục tôi lại hãnh diện giãi thích chữ nghĩa y như kiểu ba tôi đã phân tích cho tôi từ thuở nhỏ. Sau này khi lớn lên, tôi càng thích cái tên đó hơn vì nó không hề bị trùng lặp. Khi bị ai đó gọi nhầm tên, tôi thường đính chính “Dạ, tên em không có ơ ạ!”.
Ngôi nhà của gia đình tôi là một căn nhà gạch ba gian, nhà ăn nhà bếp nằm ngang phía dưới nối liền với nhà trên như hầu hết các căn nhà trong xóm. Mẹ tôi kể lại rằng gạch để xây căn nhà này là thu lượm lại của khu nhà lầu cũ, đó là một cơ ngơi khá lớn tọa lạc giữa khu vườn mênh mông. Mẹ tôi thường kể rằng khi mới về làm dâu, bà có lần đi lạc trong khu vườn đó. Từng dãy nhà ngang dọc con cháu, người làm … ai đâu ở đó, còn căn nhà chính để thờ gia tiên và nơi ông nội tôi ở thì khi có lệnh con cháu mới được vào. Khi chiến tranh xãy ra, giặc Tây đã lấy ngôi nhà để làm bản doanh, khi rút đi, chúng lại bắt dân làng gánh rơm rạ chất đầy để đốt nhà. Hoà bình lập lại, ba mẹ tôi về, nhặt nhạnh từng viên gạch rơi vãi còn sót lại để xây nhà mới cho gia đình. Khi tôi chào đời thì không còn tiếng súng, tôi đã lớn lên trong căn nhà được xây lại từ tro tàn năm cũ bên cạnh những người thân. Ba tôi bận công tác xã hội trên quận, trên tỉnh cả ngày, chiều tối mới đạp xe về nhà. Mẹ tôi vẫn lam lũ một nắng hai sương với ruộng vườn để lo cho chồng con có miếng cơm tấm áo. Trong vườn, ba tôi trồng đủ loại cây ăn quả, những cây quýt đầy trái căng tròn mọng nước, những trái mãng cầu chín khoe mắt nhung đen vì bị lũ chim ăn vụng, những quả thanh yên xanh xanh dòn rụm … những hàng cau thẳng tắp luôn có bầy chim non ríu rít. Đầu hiên nhà, dưới giàn thiên lý là những cụm hoa mộc, hoa sói bên hòn non bộ có những tiên ông, tiên cô như từ trong cổ tích bước ra, vườn hoa từ đầu hè kéo dài ra tận ngõ, ba tôi lại trồng lắm thứ, nào hoa cúc vàng, hoa thược dược, phụng tiên, huệ trắng, mai vàng, mai đỏ, những cụm mẫu đơn khoe sắc, những cánh dành dành trắng nuốt thơm nức mà sau này tôi mới biết đó là một trong những loài hoa mang họ trà mi vương giả, rồi hải đường, phù dung… cây tường vi vươn mình đưa những chùm hoa hồng tím ra tận bụi trúc bên bờ ao, cả những loại cây ít người trồng như hổ vỹ, cây quỳnh, cành giao …. cũng được bàn tay của ba mẹ tôi cùng nâng niu,chăm sóc. Bởi vậy nên vườn nhà tôi lúc nào cũng rập rờn bướm lượn đủ màu. Phía bìa sân, ngoài những cọng hoàng anh khoe sắc vàng tươi quanh năm, nhà tôi cũng có rặng chè tàu cắt xén và những hàng sầu đông như bao ngôi nhà khác ở trong xóm. Khi xuân sang, những chùm hoa sầu đông tim tím với những cánh mõng manh bé xíu đưa mùi hương thoang thoảng không lẫn được với mùi hoa nào, nhất là đêm trăng sáng, những chùm hoa lấp loáng dưới ánh trăng lay động trong sương đêm gợi cho trí óc nhỏ nhoi của chúng tôi những chuyện huyễn hoặc thần tiên trong cổ tích. Hè đến, những cánh hoa tím lại rắc đầy sân để nhường chổ cho những chùm trái non mơn mỡn đong đưa trong gió nhẹ, chúng tôi hái trái để chơi ô làng. Trái sầu đông bát ngát thế mà khi bị thua vài trái có khi tôi cũng chảy nước mắt vì tiếc. Đến khi thu về, những trái sầu vàng xuộm rụng đầy trên lối đi. Chúng tôi nhặt trái, ghé răng nhăn nhăn vào trái chín để thưởng thức cái vị vừa ngòn ngọt, vừa chát chát lại vừa đăng đắng một cách thú vị nhưng không dám ăn nhiều, say chết. Rồi mùa đông đến, những cành cây khẳng khiu không chiếc lá, trơ xương đón những luồng gió rét, nghiêng ngã dưới mưa dầm để chờ gió xuân cho một chu kỳ tiếp nối. Có lần, người ông đồng hàng ông nội tôi chống gậy đến nhà chơi, ông nhìn hàng sầu đông trước ngõ và cất cao giọng ngâm rằng “Sầu đâu đưa tới em hoài. Sầu trong chưa giãi, sầu ngoài đưa vô “ rồi bảo ba tôi hãy đốn hàng sầu đông đi, trước nhà mà trồng cây sầu là không tốt. (Ở Quảng Trị, người ta gọi cây sầu đông là sầu đâu). Rất may là ba tôi không nghe theo lời ông, do đó tuổi thơ của tôi được lớn dần theo dãy sầu đông trước ngõ. Bên góc sân cạnh nhà bếp, có một cây sầu đông to bằng cột đình, những tán lá cao như muốn vươn tới khoảng không gian bao la vô tận. Tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm bên gốc sầu đông già đó.Dưới bóng mát tàng cây, tôi và thằng bạn cùng xóm đã bày đủ các trò chơi, kể cả trò chơi “gia đình”. Chúng tôi lấy lá chuối tươi xé nhỏ ra rồi túm lại cột vào cái đuôi gà để làm tóc dài, hắn trèo lên cây bẻ chùm hoa sầu đông cho tôi ôm trên tay làm cô dâu rồi khoác tay nhau đi đi lại lại một cách nghiêm trang. Sau đó chui vào nhà (được hai đứa dựng bằng cây sắn, cành sầu đông và lợp lá chuối tươi, các kèo cột được nối với nhau bằng dây chuối khô), hai đứa hô “trời tối rồi” thế là nằm ngay đơ, giả bộ ngáy khò khò như người đang ngũ. Một lát hắn lại giả tiếng gà gáy “ò ó o” và chúng tôi vội vàng chổi dậy vì trời đã sáng . Bắt chước người lớn, hắn giã bộ cuốc đất, trồng cây bên góc bụi chuối (cuốc được làm bằng cây sắn còn nguyên gốc) còn tôi thì lo giữ con, tôi bỏ con là chiếc bẹ chuối cắt thành hình người vào cái võng cũng bằng bẹ chuối ru hời những câu “Mẹ thương con ra cầu Ái Tử. Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu… hay “Chàng ơi phụ thiếp làm chi. Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng” vv… chao ơi là những câu hát ru của quê hương, tôi đã nghe và hình như đã thuộc làu từ cái thuở nằm nôi. Có khi tôi lại bắt một chú chó con để làm con. Tôi bế nó đi quanh sân, cất tiếng ru, cho nó ăn và … đè ra đánh đít no,́ miệng hỏi “trừa chưa, trừa chưa” làm nó kêu ăng ẳng rồi vùng chạy thoát. “Ôi ngày thơ! Tình thơ!. Mất về đâu tuổi dại… “ P. ơi! có lẽ bạn không nhớ đâu, nhưng với tôi sao những kỷ niệm cái thuở năm, sáu tuổi ấy cứ mãi nằm trong tiềm thức. Mỗi lần hoài niệm quê hương, hình ảnh ngày xưa lại hiện ra rõ mồm một, êm đềm quá, thơ mộng quá, có phải đó là một trong những ngăn ký ức đẹp nhất của một đời người? Khi làng quê không còn yên ả với tiếng chày giã gạo đêm trăng, với mái chèo khua dòng nước trong xanh hiền hoà trên con sông nhỏ, gia đình tôi đến ngụ cư tại làng Thạch Hãn. Ba tôi vẫn trồng hàng sầu đông trước ngõ để tưởng nhớ quê nhà. Ngôi trường Nguyễn Hoàng tôi học, vẫn có sầu đông chen lẫn với hàng dương, tán phượng. Con đường từ nhà đến trường ngoài luỹ tre già lả ngọn vẫn thoảng mùi hương nhè nhẹ của hoa sầu đông mỗi độ xuân về. Và thế... Mầu hoa man mác đó đã theo tôi suốt cả thời thơ dại, thổi vào hồn tôi niềm say mê, mơ mộng bay bỗng như nhũng cánh chim trời. Rồi một ngày tôi lên xe vào Nam. Lời ca Thuyền Viễn Xứ người bạn học hát tặng tôi trong buổi chia tay cứ vang mãi bên tai làm tôi khóc lặng lẽ suốt cả chặng đường dài. Miền Nam, những nơi tôi đến, tôi đi, mõi mắt tìm kiếm cũng không bao giờ gặp được mùi hương năm cũ. Một đôi lần trở lại quê xưa, ngang qua nhà ai có hàng sầu đông trước ngõ tôi lại đứng lặng thẩn thờ, bồi hồi như nghe mùi hương thoang thoảng đâu đây dù tiết mùa đã cuối hạ hay sang thu. Hương sầu đông. Hương quê nhà của tôi. Xin góp một vài dòng chữ nhỏ như những cánh li ti của một loài hoa không hề được trọng vọng, tôn sùng, một loài hoa dân giã nơi làng quê Quảng Trị. Loài hoa gợi nhớ cho một miền ký ức êm đềm bên dòng sông Vĩnh Định năm xưa của người con xa xứ.
Biên Hoà, chiều gió cuối
thu 2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét