Khi
người đàn bà yêu
Là cây bút trẻ, nhưng tác giả không bị xô dạt
theo thời thượng, sa đà vào lối viết rắc rối, bí hiểm, xộc xệch chữ nghĩa cùng
tiểu tiết vụn vặt, tuy đôi khi chớm cận kề, chạm tới ranh giới chập chờn ẩn hiện
của lối viết đây đó như khiêu khích, gọi mời. Nếu còn điều gì băn khoăn thì phải
chăng là biên độ của đối tượng phản ánh, dè chừng với phía trái chiều tiềm ẩn ở
chính ưu thế trong thơ mình.
VHP trân trọng giới thiệu bài viết của nhà
thơ Phạm Ngà về tập thơ “Khát những mùa yêu” của nhà thơ trẻ Trần Ngọc Mỹ.
Mỗi khi lần giờ tập thơ mới của tác giả bạn
bè, đặc biệt là cây bút trẻ, lại có gì phân vân hồi hộp và cả sự phấp phỏng chờ
đợi. Sẽ đi về đâu giữa dòng chảy xô bồ, ồn ã của thơ ca đương đại? Nhập cuộc
vào những ngổn ngang đời thường với dòng thơ thế sự, hay nhẩn nha với cảnh và
người, trang trải chút tâm tình muôn thuở như đâu đó đã diễn ra, hoặc dấn thân
vào những góc khuất của ngôn từ, tìm nhặt những mảnh vụn của chữ nghĩa rồi
còn biết bao những nẻo đường nào nữa. “Khát những mùa yêu” lại khác. Không mê
hoặc bằng những câu chữ cầu kỳ rắc rối, dẫn dụ người đọc bởi cái lạ thường nhiều
khi nhầm lẫn như là đổi mới; Cũng không vuốt ve mơn trớn với những vần thơ chải
chuốt ngọt ngào; Và đương nhiên càng cách biệt những dạng thơ cổ kính được trân
trọng một thời.
Trần Ngọc Mỹ bắt đầu từ chính mình. Tập thơ
là dòng chảy của cảm xúc được phân mảnh ở nhiều trạng huống khác nhau như một lời
tự bạch đầy gập ghềnh mà vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng ai đó ở đâu đây, rộng
ra là cuộc đời. Người đàn bà là chủ thể xuyên suốt tác phẩm, trực tiếp hoặc
gián tiếp. Khi thì: “Người đàn bà
gánh thiên đường qua cửa”
(Quán cà phê
16),
khi thì:
“Ước mơ đàn bà giản dị
Ngôi nhà bình yên
Bóng người đàn
ông ra vào sớm tối”
(Phía hoàng hôn),
để rồi tự khép mình:
“Em là người đàn bà
đã có chồng
Như ngôi nhà đóng cửa
Như khóa đã cài then”
(Nói với người lạ).
Lâu nay, thơ ca viết về tình yêu rồi hạnh phúc gia đình cũng đã nhiều, nhưng để
nói như Trần Ngọc Mỹ thì quả còn hiếm hoi: “Về đi thôi
Khi ta còn bến đậu
Không ai nghèo khi có một gia đình”
(Về đi).
Gia đình, nơi xuất phát và cũng là bến đậu. Cứ ngỡ tất thảy như vậy sẽ là yên ả, êm thấm. Thế nhưng, ở đây, thơ còn giãi bày cả nỗi giằng xé, những số phận buồn đau, đổ vỡ và chất chứa cả nỗi cô đơn. Đôi khi người ta như trống vắng, cô đơn ngay cả những lúc sum vầy, tụ họp; thiếu thốn ngay cả khi dư dật đủ đầy. Phải chăng cái khoảng mong manh hư thực ấy, cái kẽ rạn nứt nhỏ nhoi ấy lại là chỗ cho thơ ca nẩy nở và phát sáng. Có cái gì như ngẫu nhiên mà tất yếu, ngỡ như là nghịch lý. Một con người đã an nhiên trong cuộc sống gia đình, dường như bằng lòng về một tổ ấm bằng lặng, yên ả hạnh phúc bỗng bộc lộ những lời thảng thốt:
Khi ta còn bến đậu
Không ai nghèo khi có một gia đình”
(Về đi).
Gia đình, nơi xuất phát và cũng là bến đậu. Cứ ngỡ tất thảy như vậy sẽ là yên ả, êm thấm. Thế nhưng, ở đây, thơ còn giãi bày cả nỗi giằng xé, những số phận buồn đau, đổ vỡ và chất chứa cả nỗi cô đơn. Đôi khi người ta như trống vắng, cô đơn ngay cả những lúc sum vầy, tụ họp; thiếu thốn ngay cả khi dư dật đủ đầy. Phải chăng cái khoảng mong manh hư thực ấy, cái kẽ rạn nứt nhỏ nhoi ấy lại là chỗ cho thơ ca nẩy nở và phát sáng. Có cái gì như ngẫu nhiên mà tất yếu, ngỡ như là nghịch lý. Một con người đã an nhiên trong cuộc sống gia đình, dường như bằng lòng về một tổ ấm bằng lặng, yên ả hạnh phúc bỗng bộc lộ những lời thảng thốt:
“Thèm một phút
Tự do như cánh
chim thỏa mình vùng vẫy
Xé đi quy tắc trá hình”
(Buổi chiều không trọng
lượng).
Tập thơ không đề cập nhiều đến những đối tượng bên ngoài, những sự việc,
cảnh vật đây đó mà như một vòng xoáy đồng tâm, quây quần là chồng con, là gia
đình họ hàng, là xóm phố, quê hương, quẩn quanh với ngôi nhà:
“Và khi em là
ngôi nhà trống
không giữa cuộc đời
không giữa cuộc đời
Ngay cả anh cũng là vô nghĩa”
(Căn nhà
trống);
“Ngôi nhà bình yên
Bóng người đàn ông vào ra sớm tối”
(Phía hoàng
hôn).
Thu hẹp thêm nữa, có khi chỉ là căn phòng:
“Căn phòng trống chỉ mình em với
gió
Xin nỗi buồn đừng rụng xuống
như ngoài kia mưa lả tả bay bay
Một
mình em làm sao chịu nổi”
(Xin nỗi buồn đừng rụng xuống đêm nay).
Thì
ra, cái đáng sợ lại nằm ngay trong cái chu toàn tươm tất, một ngôi nhà biểu
trưng cho hạnh phúc, đầy ý nghĩa ám dụ. Đọc câu thơ mà ngỡ như người viết nói hộ
bao người. Chỉ ngần ấy cảnh vật, sự việc mà khỏa lấp bao nỗi niềm, không nhàm lặp,
bởi tác giả không thiên về kể lể và miêu tả, mà cảm xúc trào dâng như thấm đượm,
lan tỏa ở nhiều cung bậc, giãi bày qua nhiều sắc thái khác nhau, với cách phô
diễn bất ngờ và phát hiện. Rồi, còn điều này nữa, sức lay động của câu thơ còn ở
sự đẩy tới cùng của tâm trạng. Một nỗi buồn triền miên, không mờ nhạt, thỏa hiệp,
mà được khắc họa sắc nét cùng ví von mạnh mẽ:
“Hình như em đã mắc nợ nỗi buồn
triền miên
Như một kẻ đa đoan mang bản án tiền kiếp”
(Nợ nần).
Những lời
tâm sự thật bạo tợn và bứt phá với hình ảnh, câu chữ thật ấn tượng. Đôi lúc khiến
ta không khỏi ngạc nhiên bởi sự khám phá mới mẻ, bất ngờ không giống ai. Một
người đàn bà
“Đêm đêm tự cắn mình bằng những vết bầm năm tháng”
(Đàn bà);
rồi
“Em chạy quanh giẫm lên bóng mình xiêu vẹo”
Mùa thu xưa
nay từng làm ngơ ngẩn bao thế hệ thi sỹ cùng nghệ sỹ, với những lời thơ điệu
hát đầy quyến rũ, vậy mà tác giả “Khát những mùa yêu” viết:
“Tiếng con thơ trong giấc mơ ngọng nghịu
Bông cúc vàng cõng mùa thu đi”
(Tâm sự với chồng).
“Tiếng con thơ trong giấc mơ ngọng nghịu
Bông cúc vàng cõng mùa thu đi”
(Tâm sự với chồng).
Mùa thu và hoa cúc, cặp song trùng vốn dĩ được
gắn kết bao đời, mà vẫn như mới mẻ. Đến đây, dường như ta đã khám phá ra một điều,
thơ Trần Ngọc Mỹ chính là sự khát khao của tình yêu, như tên bài thơ đã bày tỏ,
một tình yêu mãnh liệt, day dứt với nỗi buồn vui, những vò xé, giằng co, thấm
đượm giữa sự ấm áp, vun đắp về một tổ ấm gia đình với cả nỗi cô đơn, nhọc nhằn,
gập ghềnh của số phận đổi thay trong cuộc đời, những đứt gãy, bứt phá, buông
lơi qua những lời tự thú mà càng dồn nén chất chứa càng thốt lên mạnh mẽ, ẩn giấu
sự dày vò mâu thuẫn:
“Tưởng bình yên mà lòng buồn hiu hắt”
(Đàn bà);
“Hạnh
phúc giấu mình trong bầm dập đớn đau”
(Mình yêu nhau để làm gì).
Tập thơ được viết theo nhiều dạng thức nhưng
phần nhiều theo thể tự do. Có lẽ thể thơ này hợp với dòng chảy của cảm xúc cũng
như điệu tâm hồn của tác giả. Những câu chữ thoáng đọc như diễn đạt tự nhiên mà
có sự tìm tòi phát hiện, ở mối liên tưởng, ở hình ảnh đa chiều cùng câu thơ đa
tuyến.
Là cây bút trẻ, nhưng tác giả không bị xô dạt
theo thời thượng, sa đà vào lối viết rắc rối, bí hiểm, xộc xệch chữ nghĩa cùng
tiểu tiết vụn vặt, tuy đôi khi chớm cận kề, chạm tới ranh giới chập chờn ẩn hiện
của lối viết đây đó như khiêu khích, gọi mời. Nếu còn điều gì băn khoăn thì phải
chăng là biên độ của đối tượng phản ánh, dè chừng với phía trái chiều tiềm ẩn ở
chính ưu thế trong thơ mình. Chắc hẳn đến giờ tác giả vẫn còn tiếp tục
rong ruổi trên nẻo đường thơ ca đầy khát vọng yêu đương của cái thuở ban đầu
như một duyên nợ tiền kiếp. Và, giá như cần một sự hoán đổi, thì hãy để những lời
bộc bạch sau đây cho một thế hệ tuổi tác nào hơn chăng, bởi một người đàn bà bước
vào tuổi ba mươi, dẫu sao vẫn còn quá sớm để thở than nuối tiếc mà lời lẽ trong
bài thơ “Phố gọi” cũng chỉ là một dẫn chứng:
“Vẫn biết mình không còn trẻ nữa
Sao trái tim cứ tha thiết
Như nụ phập phồng bắt đầu mùa yêu”.
Tháng 5.2016
Phạm Ngà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét