Ký ức làng quê Việt
Dây đủng đỉnh mùa tháng Chạp, se duyên mối
tình quê
Trong đám cưới, nhiều thứ có thể xa hoa, cầu kì nhưng cái cổng cưới nhất định phải quấn bằng đủng đỉnh. Cổng cưới được xem như cái cổng bước vào đời sống hôn nhân, dây đủng đỉnh quấn chặt thể hiện một tình yêu bền chặt không thể tách rời.
Không biết tự bao giờ người dân Vũng Liêm (Vĩnh Long) quê tôi có thói quen dùng dây đủng đỉnh để trang trí cho cổng cưới. Theo nhận xét của những khách đến ăn cưới ở quê tôi, dù cho cổng cưới được trang trí bằng lá đủng đỉnh không cao xa lộng lẫy như các cổng cưới nơi chốn thị thành, nhưng nó toát lên vẻ đẹp bình dị, thanh tao như chính người dân quê hiền lành, chất phác.
Đủng đỉnh là loài cây “tự sinh”, dáng vươn thẳng đứng, thường có trong các khu vườn tạp, chưa được khai phá để trồng thành cây đặc sản. Ngày xưa, quê tôi đủng đỉnh rất nhiều, dạo quanh bờ đê là nhìn thấy hàng đủng đỉnh xanh tươi, quanh năm tươi tốt. Nhưng mấy năm trở lại đây, dân quê đốn bỏ đủng đỉnh để trồng cây ăn trái nên vì thế mà đủng đỉnh trở nên hiếm dần.
Nghe lời ba tôi kể, thân cây đủng đỉnh có thể làm được cột nhà, đặc biệt là nhà chôn. Vì khi chôn xuống đất, đủng đỉnh sẽ không bị mối ăn, thân cây xanh tươi dường như là còn đang sống “tự nhiên”. Cũng chính vì thế mà đủng đỉnh thường “góp mặt” để dựng nhà, làm cột cho các đôi vợ chồng trẻ mới “ra riêng”.
Đủng đỉnh thường xanh tươi, ra hoa, đậu trái vào tầm tháng Chạp, cũng đúng thời điểm mà người dân quê tôi tổ chức tiệc tùng, đặc biệt là lễ cưới. Trước ngày cưới, trai làng tụ tập lại để làm cái cổng cưới thật đẹp, vì theo quan niệm của người dân quê, cổng cưới có vai trò đặc biệt, góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc của đôi trẻ sau này.
Cổng cưới quê tôi được thiết kế rất công phu, sáng tạo, nguyên liệu bằng cây lá hoang dã nên cũng dễ tìm. Trồng 2 cây chuối xiêm hai bên để làm cột, thanh thì làm bằng tàu lá; khi đã xong bộ khung cổng là đến phần trang trí với dây đủng đỉnh làm chủ đạo. Cổng cưới trang trí bằng dây đủng đỉnh không tốn tiền mà lại đẹp theo kiểu đậm chất sông nước miền Tây.
Trước ngày cưới của tôi, ba tôi cũng chuẩn bị cổng cưới bằng dây đủng đỉnh. Theo lời ba tôi nói, mọi thứ trong đám cưới có thể xa hoa, cầu kì nhưng cái cổng cưới nhất định phải quấn bằng đủng đỉnh. Dù không phải là tục lệ nhưng cổng cưới được xem như cái cổng bước vào đời sống hôn nhân, dây đủng đỉnh quấn chặt thể hiện 1 tình yêu bền chặt không thể tách rời.
Giờ đây nơi phố thị, đám cưới thường được tổ chức xa hoa trong các nhà hàng, được trang trí cờ hoa bắt mắt, tôi lại nhớ về cái cổng cưới ở quê được quấn bằng dây đủng đỉnh. Nó bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo. Những tàu lá dừa kết bím đan xen dây đủng đỉnh thành thử cổng cưới quê tôi có màu xanh. Màu xanh ấy tiêu biểu cho màu nước sông, cây lá mang đậm chất sông nước tự nhiên hoang dã ở đồng bằng.Theo quan niệm của người dân quê tôi, đủng đỉnh còn tượng trung cho sự thủy chung, son sắc trong tình yêu đôi lứa. Vì vậy, vô hình đủng đỉnh đã đi vào thơ vào nhạc:
“Em đi theo chồng xa thôn làng cách biệt dòng sông
Em đi theo chồng anh nơi này mỏi mòn đợi trông
Như dây đủng đỉnh nuôi trái tình bao tháng ngày qua
Tình đã trong xanh rồi người nỡ đem đi hái cho đành…”
Nhớ quê, nhớ cái cổng cưới quê được quấn bằng dây đủng đỉnh tôi lại hồi ức về ngày cưới của mình ngày ấy. Nhớ lại lời của ba, tôi đinh ninh rằng, dây đủng đỉnh quê nhà là tượng trưng cho 1 tình yêu đẹp, chung thủy, sắc son.
Hoàng Lê
Nguồn http://danviet.vn/
Trong đám cưới, nhiều thứ có thể xa hoa, cầu kì nhưng cái cổng cưới nhất định phải quấn bằng đủng đỉnh. Cổng cưới được xem như cái cổng bước vào đời sống hôn nhân, dây đủng đỉnh quấn chặt thể hiện một tình yêu bền chặt không thể tách rời.
Không biết tự bao giờ người dân Vũng Liêm (Vĩnh Long) quê tôi có thói quen dùng dây đủng đỉnh để trang trí cho cổng cưới. Theo nhận xét của những khách đến ăn cưới ở quê tôi, dù cho cổng cưới được trang trí bằng lá đủng đỉnh không cao xa lộng lẫy như các cổng cưới nơi chốn thị thành, nhưng nó toát lên vẻ đẹp bình dị, thanh tao như chính người dân quê hiền lành, chất phác.
Đủng đỉnh là loài cây “tự sinh”, dáng vươn thẳng đứng, thường có trong các khu vườn tạp, chưa được khai phá để trồng thành cây đặc sản. Ngày xưa, quê tôi đủng đỉnh rất nhiều, dạo quanh bờ đê là nhìn thấy hàng đủng đỉnh xanh tươi, quanh năm tươi tốt. Nhưng mấy năm trở lại đây, dân quê đốn bỏ đủng đỉnh để trồng cây ăn trái nên vì thế mà đủng đỉnh trở nên hiếm dần.
Nghe lời ba tôi kể, thân cây đủng đỉnh có thể làm được cột nhà, đặc biệt là nhà chôn. Vì khi chôn xuống đất, đủng đỉnh sẽ không bị mối ăn, thân cây xanh tươi dường như là còn đang sống “tự nhiên”. Cũng chính vì thế mà đủng đỉnh thường “góp mặt” để dựng nhà, làm cột cho các đôi vợ chồng trẻ mới “ra riêng”.
Đủng đỉnh thường xanh tươi, ra hoa, đậu trái vào tầm tháng Chạp, cũng đúng thời điểm mà người dân quê tôi tổ chức tiệc tùng, đặc biệt là lễ cưới. Trước ngày cưới, trai làng tụ tập lại để làm cái cổng cưới thật đẹp, vì theo quan niệm của người dân quê, cổng cưới có vai trò đặc biệt, góp phần đem lại cuộc sống hạnh phúc của đôi trẻ sau này.
Cổng cưới quê tôi được thiết kế rất công phu, sáng tạo, nguyên liệu bằng cây lá hoang dã nên cũng dễ tìm. Trồng 2 cây chuối xiêm hai bên để làm cột, thanh thì làm bằng tàu lá; khi đã xong bộ khung cổng là đến phần trang trí với dây đủng đỉnh làm chủ đạo. Cổng cưới trang trí bằng dây đủng đỉnh không tốn tiền mà lại đẹp theo kiểu đậm chất sông nước miền Tây.
Trước ngày cưới của tôi, ba tôi cũng chuẩn bị cổng cưới bằng dây đủng đỉnh. Theo lời ba tôi nói, mọi thứ trong đám cưới có thể xa hoa, cầu kì nhưng cái cổng cưới nhất định phải quấn bằng đủng đỉnh. Dù không phải là tục lệ nhưng cổng cưới được xem như cái cổng bước vào đời sống hôn nhân, dây đủng đỉnh quấn chặt thể hiện 1 tình yêu bền chặt không thể tách rời.
Giờ đây nơi phố thị, đám cưới thường được tổ chức xa hoa trong các nhà hàng, được trang trí cờ hoa bắt mắt, tôi lại nhớ về cái cổng cưới ở quê được quấn bằng dây đủng đỉnh. Nó bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo. Những tàu lá dừa kết bím đan xen dây đủng đỉnh thành thử cổng cưới quê tôi có màu xanh. Màu xanh ấy tiêu biểu cho màu nước sông, cây lá mang đậm chất sông nước tự nhiên hoang dã ở đồng bằng.Theo quan niệm của người dân quê tôi, đủng đỉnh còn tượng trung cho sự thủy chung, son sắc trong tình yêu đôi lứa. Vì vậy, vô hình đủng đỉnh đã đi vào thơ vào nhạc:
“Em đi theo chồng xa thôn làng cách biệt dòng sông
Em đi theo chồng anh nơi này mỏi mòn đợi trông
Như dây đủng đỉnh nuôi trái tình bao tháng ngày qua
Tình đã trong xanh rồi người nỡ đem đi hái cho đành…”
Nhớ quê, nhớ cái cổng cưới quê được quấn bằng dây đủng đỉnh tôi lại hồi ức về ngày cưới của mình ngày ấy. Nhớ lại lời của ba, tôi đinh ninh rằng, dây đủng đỉnh quê nhà là tượng trưng cho 1 tình yêu đẹp, chung thủy, sắc son.
Hoàng Lê
Nguồn http://danviet.vn/
Nhớ thời cự củi nhà quê!
Người miền Tây Nam bộ ngày trước luôn dùng củi cây để chụm, nấu đồ ăn, thức uống. Và gắn liền với nó là hình bóng những cự củi được chất ngay ngắn trong chái bếp nhà quê.
Nghe tiếng củi tưởng chừng như đơn giản nhưng kỳ thực nó muôn hình vạn trạng. Đơn giản nhất là rơm, rạ, lá tre khô, lá tàu dừa phơi khô hay chiếc mo nan cau, mo nan dừa, … xa hơn là những thứ cây tạp mọc quanh nhà, thứ nào đốt được là làm củi được.Nhưng để có củi chụm qua mùa mưa, nước ngập hễ ra giêng là người ta đốn những vườn trâm bầu, bình bát, hay những cây bần to để cưa củi, bửa củi phơi khô rồi chất thành cự để dành.
Dễ cháy và lửa đượm là tre, trúc, bình bát đem ngâm, lột vỏ rồi mới làm củi. Củi nhỏ thì dùng dao phay chặt khúc. Củi lớn như tràm, đước thì phải cưa. Rồi dùng búa chẻ nhỏ ra. Có những cây sớ thịt chằng chịt lại dai như me thì khó bửa thấu trời.Dân gian miền Tây kể rằng, có chàng rể sang nhà vợ sắp cưới chúc Tết. Anh ta được bà mẹ vợ nhờ bửa đống củi. Từ sáng sớm đến xế trưa, gặp những khúc me dai, anh ta hoa cả mặt mày mà cũng chẳng xong. Sớm mai ông già vợ về, kể lại chuyện của chính ông đi làm rể và bửa củi ngày xưa, anh ta mới thoát được thử thách của … mẹ vợ.
Than củi đước thì nồng nàn và đỏ rực. Cơm nấu bằng củi thướng có cơm cháy - món mà đứa trẻ con nào cũng ưa thích. Than củi còn hữu dụng trong các món nướng. Từ củ khoai, trái bắp lùi vào bếp than lột vỏ ăn ngọt lịm. Tôm, tép, cá trê, cá rô cặp gắp nướng trên bếp than mỡ cháy xèo xèo vàng rượm, ăn với nước mắm me, nước mắm gừng thì … hết ý. Từ tro than củi, các bà, các mẹ ngày xưa thường hay đem lóng trong các khạp da bò để gội đầu cho con gái. Nước tro bếp ấy cũng dùng để ngâm nếp gói bánh tét, bánh ú, …
Ngày nay, khi điện khí hóa nông thôn, vườn tạp đã thu hẹp và dần vắng bóng, hình ảnh những cự củi ngày xưa cùng hình ảnh những người dân quê chân chất, mình trần bóng lưỡng ngồi cưa củi, chẻ củi buổi chiều tà xế bóng. Bởi vậy, cự củi nhà quê giờ đây cũng chỉ còn trong tiềm thức.
Hai Miệt Vườn
Nguồn http://danviet.vn/
Nhớ gian chái bếp nhà xưaNgười miền Tây Nam bộ ngày trước luôn dùng củi cây để chụm, nấu đồ ăn, thức uống. Và gắn liền với nó là hình bóng những cự củi được chất ngay ngắn trong chái bếp nhà quê.
Nghe tiếng củi tưởng chừng như đơn giản nhưng kỳ thực nó muôn hình vạn trạng. Đơn giản nhất là rơm, rạ, lá tre khô, lá tàu dừa phơi khô hay chiếc mo nan cau, mo nan dừa, … xa hơn là những thứ cây tạp mọc quanh nhà, thứ nào đốt được là làm củi được.Nhưng để có củi chụm qua mùa mưa, nước ngập hễ ra giêng là người ta đốn những vườn trâm bầu, bình bát, hay những cây bần to để cưa củi, bửa củi phơi khô rồi chất thành cự để dành.
Dễ cháy và lửa đượm là tre, trúc, bình bát đem ngâm, lột vỏ rồi mới làm củi. Củi nhỏ thì dùng dao phay chặt khúc. Củi lớn như tràm, đước thì phải cưa. Rồi dùng búa chẻ nhỏ ra. Có những cây sớ thịt chằng chịt lại dai như me thì khó bửa thấu trời.Dân gian miền Tây kể rằng, có chàng rể sang nhà vợ sắp cưới chúc Tết. Anh ta được bà mẹ vợ nhờ bửa đống củi. Từ sáng sớm đến xế trưa, gặp những khúc me dai, anh ta hoa cả mặt mày mà cũng chẳng xong. Sớm mai ông già vợ về, kể lại chuyện của chính ông đi làm rể và bửa củi ngày xưa, anh ta mới thoát được thử thách của … mẹ vợ.
Than củi đước thì nồng nàn và đỏ rực. Cơm nấu bằng củi thướng có cơm cháy - món mà đứa trẻ con nào cũng ưa thích. Than củi còn hữu dụng trong các món nướng. Từ củ khoai, trái bắp lùi vào bếp than lột vỏ ăn ngọt lịm. Tôm, tép, cá trê, cá rô cặp gắp nướng trên bếp than mỡ cháy xèo xèo vàng rượm, ăn với nước mắm me, nước mắm gừng thì … hết ý. Từ tro than củi, các bà, các mẹ ngày xưa thường hay đem lóng trong các khạp da bò để gội đầu cho con gái. Nước tro bếp ấy cũng dùng để ngâm nếp gói bánh tét, bánh ú, …
Ngày nay, khi điện khí hóa nông thôn, vườn tạp đã thu hẹp và dần vắng bóng, hình ảnh những cự củi ngày xưa cùng hình ảnh những người dân quê chân chất, mình trần bóng lưỡng ngồi cưa củi, chẻ củi buổi chiều tà xế bóng. Bởi vậy, cự củi nhà quê giờ đây cũng chỉ còn trong tiềm thức.
Hai Miệt Vườn
Nguồn http://danviet.vn/
Hồi trước, ở nông thôn miền Tây nhà cửa đa số đều được làm bằng lá dừa nước, một
gian nhà lớn ba căn và bên hông nó luôn luôn có một gian nhà nhỏ liền kề, mà
người ta gọi nôm na là cái chái bếp.
Dân ở đây vẫn quan niệm: Ngôi nhà lớn xây nhằm hướng tốt thì học hành đỗ đạt,
mùa màng và công việc làm ăn tốt; còn chái bếp tốt thì gia đạo sẽ thuận hoà, đầm
ấm.
Bởi thế mà dù là nhà nghèo thì ở miền sông nước miền Tây này, mỗi nhà không thế
thiếu một chái bếp con con. Nếu nhà nào có đất vườn rộng thì phía sân sau người
ta còn che một mái hiên, dùng để chứa công cụ lao động, chứa củi, lá dừa khô để
đun nấu quanh năm.
Không gian chái bếp của mỗi gia đình ở quê tuy có thể chật hẹp nhưng việc sắp xếp
gọn gàng cũng thể hiện sự đảm đam của người phụ nữ trong gia đình. Cũng vì vậy
mà hồi trước ở quê, mỗi bận đi xem mắt (coi mắt) dâu, ngoài chuyện để ý lời ăn
tiếng nói của cô con dâu tương lai, bên chồng còn “cử” mấy bà cô dì đi “dò la”
từng ngóc ngách nhà, tất nhiên không quên gian chái bếp. Nghĩa là cái chu đáo,
đức hạnh biết lo toan của người phụ nữ thể hiện rất nhiều trong việc vun vén
chái bếp nhà sao cho tươm tất.
Đặc biệt là trong những những ngày lễ, tết hay giỗ lạt cái chái bếp hiên sau vẫn
là nơi ấm áp nhất. Mọi hoạt động chuẩn bị cúng kiếng sẽ được chuẩn bị một cách
náo nhiệt nhất nơi chái bếp nhà. Bên bếp lửa hồng ấm áp hiên sau, mỗi người một
việc, mâm cơm cúng ông bà được con cháu chung tay lo liệu. Người dân quê còn tận
dụng hơi nóng của chái bếp để bảo quản thực phẩm khô và cả những hạt giống cho
vụ mùa sau. Chính vì vậy mà trong chái bếp thường không thể thiếu hình ảnh treo
lủng lẳng những trái bắp, mướp, trái bầu khô.Biết bao con người sinh ra, lớn
lên và trưởng thành từ nhũng mâm cơm được làm từ gian chái bếp một thời lam lũ,
gian khó đó. Bây giờ ở thôn quê ít dần những ngôi nhà lá và những chái bếp nhà
xưa. Thời của bếp gas có lẽ cũng vắng dần những câu chuyện vui buồn bên bếp lửa
hồng với nồi bánh tét đêm cuối năm…Thế nhưng, còn hạnh phúc nào hơn khi tất cả
anh em đều tề tựu dưới một mái nhà, bên cạnh cha mẹ già để cùng nhau chuyện
trò, khi thấy con cháu trưởng thành và quay về tề tựu bên chái bếp.Dẫu năm tháng
có đi qua với nhiều đổi thay, song trong lòng mỗi người sinh ra ở miền quê này
vẫn còn đó hình ảnh và tình cảm một chái bếp nhiều kỷ niệm. Ánh lửa hồng như
truyền mãi hơi ấm của một miền ký ức chẳng dễ gì phai.
Ngọc Quyên
Nguồn http://danviet.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét