Mùa xuân
chín
Trong làn nắng ửng: khói mơ
tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm
vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân
sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh
ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc
chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng
núi,
Hổn hển như lời của nước
mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới
trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân
chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ
làng:
Chị ấy, năm nay còn gánh
thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang
chang?...
Thường thì người ta diễn tả
mùa xuân bằng màu xanh non tươi của cỏ cây hoa lá. Nhưng ở bức tranh "Mùa
xuân chín" của Hàn Mặc Tử lại được vẽ dưới một gam màu "nóng" -
xuân chín. Đây không phải là lần đầu tiên nhà thơ nhìn và cảm nhận mùa xuân với
sắc độ màu như thế. Hình như đây là một cách cảm, hơn thế, một hồn thơ rất
riêng của nhà thơ này.
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý: bóng xuân sang
Một bức tranh xuân vừa tĩnh lại vừa động, có viễn lại có cận. Và cái âm thanh "sột soạt" trên tà áo biếc kia, bỗng cho ta cảm nhận thật mơ hồ, khó phân biệt đây là cô gái thực hay là "nàng xuân" đang đến trong bộ xiêm y mới lộng lẫy của đất trời? Tuy nhiên, dẫu có mơ hồ đến mấy, thì bức tranh xuân này vẫn cho người đọc liên tưởng tới một ngày hội hát giao duyên của trai gái với bao say đắm lòng người.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây
Nhà thơ không sa vào miêu tả trực tiếp tiếng hát cũng như người hát trong ngày hội. Với một khoảng lùi xa, "nghe" tiếng hát qua sự lắng đọng của thiên nhiên nước mây, cỏ cây... Tuy nhiên, bằng vào sự cảm nhận mới lạ, được diễn tả bằng những từ ngữ rất mộc mạc, có phần thô tháp "vắt vẻo", "hổn hển", "thầm thĩ" (thường thấy ở văn xuôi), song khi được đặt đúng chỗ, lại phát huy hết khả năng gợi cảm, gợi tưởng tượng. Câu thơ như bay lên cùng tiếng hát. Và dường như không còn thấy tiếng hát nữa, mà chỉ thấy lòng người đương xuân đầy sức sống, với cả hơi thở, nhịp đập con tim trong đó.
Có thể thấy trong bức tranh "Mùa xuân chín", tác giả không chỉ mở rộng không gian hết tầm cỡ (từ lòng người đến nước mây), mà thời gian cũng được dung nạp với liên tưởng từ tương lai đến quá khứ, khá bất ngờ, thú vị. Đang say đắm tiếng hát, (bỗng) đó là:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi"...
"Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Như bây giờ ta thường nói, có lẽ đây cũng là một "không gian văn hóa" của lễ hội miêu tả trong bài thơ chăng?
Nhưng thôi, xin hãy trở lại với chủ thể, điểm xuất phát, cái "tôi trữ tình" của bài thơ. Thì ra mùa xuân ở đây không chỉ "chín", truyền cảm xúc rạo rực cho lòng người, mà còn ngay phút đó nó đã lại mang một nỗi buồn nuối tiếc, nhớ nhung da diết. Âu đấy cũng là cái quy luật cuộc sống, là lô-gích của tình cảm chăng? Âu cũng là nỗi buồn nhân thế như ai đó nói, để mà cảm nhận mùa xuân một cách sâu sắc.
Có lẽ hai câu thơ đầy nhạc điệu âm sắc hay nhất trong bài thơ, lại là hai câu kết khá bất ngờ, có vẻ như lạc điệu này:
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Phải chăng mùa xuân đã vãn, mà cái "nắng chang chang" đang thiêu đốt nó. Phải chăng mọi cuộc vui cũng đang được đón đợi với bao nỗi nắng nôi cuộc đời?...
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý: bóng xuân sang
Một bức tranh xuân vừa tĩnh lại vừa động, có viễn lại có cận. Và cái âm thanh "sột soạt" trên tà áo biếc kia, bỗng cho ta cảm nhận thật mơ hồ, khó phân biệt đây là cô gái thực hay là "nàng xuân" đang đến trong bộ xiêm y mới lộng lẫy của đất trời? Tuy nhiên, dẫu có mơ hồ đến mấy, thì bức tranh xuân này vẫn cho người đọc liên tưởng tới một ngày hội hát giao duyên của trai gái với bao say đắm lòng người.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây
Nhà thơ không sa vào miêu tả trực tiếp tiếng hát cũng như người hát trong ngày hội. Với một khoảng lùi xa, "nghe" tiếng hát qua sự lắng đọng của thiên nhiên nước mây, cỏ cây... Tuy nhiên, bằng vào sự cảm nhận mới lạ, được diễn tả bằng những từ ngữ rất mộc mạc, có phần thô tháp "vắt vẻo", "hổn hển", "thầm thĩ" (thường thấy ở văn xuôi), song khi được đặt đúng chỗ, lại phát huy hết khả năng gợi cảm, gợi tưởng tượng. Câu thơ như bay lên cùng tiếng hát. Và dường như không còn thấy tiếng hát nữa, mà chỉ thấy lòng người đương xuân đầy sức sống, với cả hơi thở, nhịp đập con tim trong đó.
Có thể thấy trong bức tranh "Mùa xuân chín", tác giả không chỉ mở rộng không gian hết tầm cỡ (từ lòng người đến nước mây), mà thời gian cũng được dung nạp với liên tưởng từ tương lai đến quá khứ, khá bất ngờ, thú vị. Đang say đắm tiếng hát, (bỗng) đó là:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi"...
"Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Như bây giờ ta thường nói, có lẽ đây cũng là một "không gian văn hóa" của lễ hội miêu tả trong bài thơ chăng?
Nhưng thôi, xin hãy trở lại với chủ thể, điểm xuất phát, cái "tôi trữ tình" của bài thơ. Thì ra mùa xuân ở đây không chỉ "chín", truyền cảm xúc rạo rực cho lòng người, mà còn ngay phút đó nó đã lại mang một nỗi buồn nuối tiếc, nhớ nhung da diết. Âu đấy cũng là cái quy luật cuộc sống, là lô-gích của tình cảm chăng? Âu cũng là nỗi buồn nhân thế như ai đó nói, để mà cảm nhận mùa xuân một cách sâu sắc.
Có lẽ hai câu thơ đầy nhạc điệu âm sắc hay nhất trong bài thơ, lại là hai câu kết khá bất ngờ, có vẻ như lạc điệu này:
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Phải chăng mùa xuân đã vãn, mà cái "nắng chang chang" đang thiêu đốt nó. Phải chăng mọi cuộc vui cũng đang được đón đợi với bao nỗi nắng nôi cuộc đời?...
NGUYỄN SIÊU VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét