Nguyễn Bính là nhà thơ tài năng về thể thơ lục
bát. Thơ ông giản dị, dễ hiểu như những lời nói mộc mạc hằng ngày, thấm đẫm lời
ăn tiếng nói của dân tộc. Viết về tình yêu học trò và cái duyên của người con
gái gắn với tuổi học đường, chúng ta không thể không nhắc đến Trường huyện với
những câu thơ giản dị mà đầy mê hoặc:
“Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện
giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa
thôi”.
Ngoài thi phẩm Trường huyện nổi tiếng, hình ảnh người con gái với chiếc
áo dài trắng thướt tha trong mùa tựu trường cũng thực sự đánh thức những rung cảm
thẩm mỹ của người đọc suốt mấy chục năm qua mỗi lần đọc thi phẩm Tựu trường
trong sáng, dễ thương như chính tuổi học trò mơ mộng.
|
Bài thơ ngắn gọn, chỉ tám câu thơ lục bát được
vắt thành hai khổ nhưng đã phác họa được vẻ đẹp của người con gái Huế, cũng
chính là vẻ đẹp của người thiếu nữ Việt Nam tuổi xuân thì. Bốn câu đầu tác giả
tập trung khắc họa vẻ đẹp hình thức, một vẻ đẹp làm nền cho cái duyên ở cuối
bài để rồi hoàn chỉnh một kiểu mẫu con gái mà bất kỳ ai cũng hằng mơ ước:
Những nàng thiếu nữ sông Hương,
Da thơm là phấn, môi hường là son.
Tựu trường san sát chân thon,
Lao xao nón mới, màu son sáng ngời.
Ở đây nếu người đọc chịu khó để ý một chút sẽ dễ nhận thấy cách so sánh của Nguyễn Bính thật độc đáo qua câu thơ:
“Da thơm là phấn, môi hường là son”.
Nói là so sánh, chứ thực ra Nguyễn Bính đã đồng nhất hóa, khẳng định vẻ đẹp kiêu sa của “những nàng thiếu nữ sông Hương” với làn da trắng mịn như là phấn, đôi môi đỏ thắm như son. Lời ngợi khen thật tài tình và có duyên. Con gái xứ Huế kiêu sa là thế, thảo nào mà dân gian từng có những câu thơ thật đích đáng để gán cho các chàng trai xứ Quảng ngày xưa mỗi lần ra chốn kinh kỳ ứng thí:
Những nàng thiếu nữ sông Hương,
Da thơm là phấn, môi hường là son.
Tựu trường san sát chân thon,
Lao xao nón mới, màu son sáng ngời.
Ở đây nếu người đọc chịu khó để ý một chút sẽ dễ nhận thấy cách so sánh của Nguyễn Bính thật độc đáo qua câu thơ:
“Da thơm là phấn, môi hường là son”.
Nói là so sánh, chứ thực ra Nguyễn Bính đã đồng nhất hóa, khẳng định vẻ đẹp kiêu sa của “những nàng thiếu nữ sông Hương” với làn da trắng mịn như là phấn, đôi môi đỏ thắm như son. Lời ngợi khen thật tài tình và có duyên. Con gái xứ Huế kiêu sa là thế, thảo nào mà dân gian từng có những câu thơ thật đích đáng để gán cho các chàng trai xứ Quảng ngày xưa mỗi lần ra chốn kinh kỳ ứng thí:
“Học trò
trong Quảng ra thi
Thấy con gái Huế chân đi không đành”.
Màu da trắng, làn môi
hồng, chiếc nón Huế trong buổi tựu trường sao mà đẹp một cách mê hoặc, tất cả
như hòa phối, dung hợp trên cái nền sáng trong của mùa thu dịu mát. Nguyễn Bính
không là họa sĩ, nhưng đọc thơ ông, ta thường bắt gặp những màu sắc được ông
miêu tả thật tài tình qua ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh để rồi biến thành những
hình tượng thơ thật đặc sắc. Buổi tựu trường đông vui “san sát chân thon” giữa
ngôi trường ngói mới. Khung cảnh thật ấm áp, vui tươi hòa cùng niềm vui rạo rực
của biết bao tâm hồn “với nụ cười bằng ngọc” (Huy Cận).
Bài thơ nếu chỉ dừng ở đó e là chưa nói hết tình ý của tác giả muốn gửi gắm, và chắc người đọc cũng thấy thiếu hụt một cái gì đó mà hồn mình chưa thỏa. Nguyễn Bính đã mượn một làn gió “trêu ngươi” để diễn tả cái duyên của người con gái qua đường trong một buổi sáng mùa thu tựu trường thơ mộng. Ngọn gió tinh nghịch ấy đã khéo làm cho “đôi thân áo mỏng tơi bời bay lên”, và ta có cảm tưởng những nàng thiếu nữ giật mình hoảng hốt nhưng vẫn dịu dàng qua những ngón tay tiên giữ hờ mép áo. Nguyễn Bính đã rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp hình thể bên ngoài và tinh tế khi diễn tả vẻ đẹp tâm lý bên trong. Cái duyên đằm thắm, vẻ đẹp nữ tính của những nàng thiếu nữ sông Hương trong buổi sáng “tựu trường san sát chân thon” cũng nằm ở chính câu kết bài đầy tình tứ ấy: “Giữ hờ mép áo làm duyên qua đường”.
Tám câu thơ lục bát như một cận cảnh đầy chất thơ trong buổi tựu trường đầu thu thật mộng mơ, trong sáng. Bài thơ khép lại nhưng bóng dáng của những nàng ngọc nữ tròn trăng cứ vấn vít không rời. Tựu trường không quá tài hoa, độc đáo về cấu tứ, song vẫn ám ảnh người đọc nhờ cái duyên đằm thắm, kiều diễm mà Nguyễn Bính khơi truyền từ hình ảnh người con gái đất thần kinh đến với người đọc.
Bài thơ nếu chỉ dừng ở đó e là chưa nói hết tình ý của tác giả muốn gửi gắm, và chắc người đọc cũng thấy thiếu hụt một cái gì đó mà hồn mình chưa thỏa. Nguyễn Bính đã mượn một làn gió “trêu ngươi” để diễn tả cái duyên của người con gái qua đường trong một buổi sáng mùa thu tựu trường thơ mộng. Ngọn gió tinh nghịch ấy đã khéo làm cho “đôi thân áo mỏng tơi bời bay lên”, và ta có cảm tưởng những nàng thiếu nữ giật mình hoảng hốt nhưng vẫn dịu dàng qua những ngón tay tiên giữ hờ mép áo. Nguyễn Bính đã rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp hình thể bên ngoài và tinh tế khi diễn tả vẻ đẹp tâm lý bên trong. Cái duyên đằm thắm, vẻ đẹp nữ tính của những nàng thiếu nữ sông Hương trong buổi sáng “tựu trường san sát chân thon” cũng nằm ở chính câu kết bài đầy tình tứ ấy: “Giữ hờ mép áo làm duyên qua đường”.
Tám câu thơ lục bát như một cận cảnh đầy chất thơ trong buổi tựu trường đầu thu thật mộng mơ, trong sáng. Bài thơ khép lại nhưng bóng dáng của những nàng ngọc nữ tròn trăng cứ vấn vít không rời. Tựu trường không quá tài hoa, độc đáo về cấu tứ, song vẫn ám ảnh người đọc nhờ cái duyên đằm thắm, kiều diễm mà Nguyễn Bính khơi truyền từ hình ảnh người con gái đất thần kinh đến với người đọc.
NHẤT KHÔNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét