Độc đáo rối nước làng Nguyên
Xá
Rối nước Nguyên Xá cho ta cái cảm xúc kỳ ảo, vừa thực vừa hư bởi cái nghịch lý
của loại hình sân khấu này và cả cái nghịch lý trong cách tổ chức phường hội
nơi đây.
Những kỳ tích để đời
Ra đời cách đây khoảng 700 năm, phường rối nước Nguyên Xá, còn gọi là làng Nguyễn
ở Đông Hưng, Thái Bình là một trong những cái nôi của múa rối nước Việt Nam. Trải
qua nhiều thế kỷ, sân khấu rối nước Nguyên Xá chỉ giới hạn trong làng quê của
mình với những tích trò phục lễ hội và tín ngưỡng như: Lễ tế trâu của đình Thượng,
đình Đoài; lễ cầu mát của chùa Quỳnh, chùa Trại; đôi khi họ phục vụ cả những buổi
mừng thọ, đám cưới, khánh thành công trình… Do hạn chế về số lượng khán giả và
nội dung, đã có thời rối nước làng Nguyễn không còn kinh phí hoạt động, dần bị
mai một. Nhưng may sao, năm 1954 Bác Hồ về thăm và ra chỉ thị khôi phục phường
rối nước. Ngay sau đó, Nhà hát Múa rối nước Trung ương cử người về học 15 trò
hay nhất của làng để tổ chức thành những chương trình biểu diễn lớn. Từ đây, lịch
sử múa rối nước Nguyên Xá bước sang một trang mới.
Những năm 1960 đến nay, múa rối nước làng Nguyễn phát triển rực rỡ và liên tục.
Chặng đường 10 năm đánh Mỹ 1965-1975 rối nước làng Nguyễn nhiều lần biểu diễn
cho cán bộ-chiến sỹ Quân khu III. Dưới mưa bom bão đạn, những buổi biểu diễn vẫn
đầy đủ âm thanh, ánh sáng với các tích trò cổ như cáo bắt vịt, múa sư tử… đan
xen với những vở mới như săn máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Năm 1974, Bộ Văn
hóa tổ chức Hội nghị khoa học múa rối nước, đã mời làng Nguyễn biểu diễn minh họa.
Những năm 1980, rối nước làng Nguyễn bận rộn với những buổi công diễn phục vụ
khách quốc tế như Liên Xô, Trung Quốc, Nhật, Pháp, Canađa… Từ những năm 1990
đánh dấu bước trưởng thành về nghệ thuật với những cơn “mưa vàng, bạc” huy
chương. Riêng nghệ nhân Phan Văn Uyển được phần thưởng đặc biệt của Hiệp hội
múa rối quốc tế. Năm 2002-2006, rối nước Nguyên Xá liên tiếp giành giải nhất tại
Liên hoan rối nước Phú Thọ và 2 kỳ Festival tại Huế. Rối nước Nguyên Xá còn gắn
với những kỳ tích vô tiền khoáng hậu trong làng múa rối nước ta. Được công nhận
là nơi lưu giữ nhiều con rối nhất với gần 1.000 con và con rối có kích cỡ to nhất
nước ta với chú Tễu, cao 1m, ngang 35cm. Thủy đình, nơi biểu diễn của rối nước
Nguyên Xá cũng to nhất nước. Thêm nữa, trong các tích trò cổ của Nhà hát Múa rối
nước Trung Ương có tới 9 tích trò được phường rối nước làng Nguyễn truyền lại.
Năm 1984, lần đầu tiên nước ta “xuất khẩu” nghệ thuật rối nước với 6 nghệ nhân
Nguyên Xá là đại diện công diễn ở Pháp, Ý…
Bí truyền: tác dụng hai mặt
Người ta bảo sức hấp dẫn của rối nước Nguyên Xá là do vùng đất này cũng là cái nôi của nghệ thuật chèo cổ. Các làn điệu xẩm xoan, lưu thủy, sắp cổ phong hay các điệu vỉa đã nâng đỡ cho các tích trò diễn đi diễn lại hàng chục lần mà vẫn cuốn hút người xem. Đến nay, thời của âm nhạc điện tử nhưng rối nước làng Nguyễn vẫn duy trì cách thức công diễn từ hàng trăm năm trước. Đó là diễn nhạc “sống” chứ không dùng băng thu sẵn và chỉ sử dụng 3 bộ nhạc cụ dân gian, gồm bộ gõ (trống, thanh la, não bạt, mõ, chiêng); bộ hơi(sáo, kèn) và bộ dây (hồ, líu, nhị, đàn tranh, đàn tam).
Mặc dù vậy, nếu chỉ có các tích trò độc đáo hay làn điệu chèo cổ thì rối nước Nguyên Xá cũng khó có những kỳ tích vô tiền khoáng hậu kể trên. Thực ra, “vũ khí bí mật” của làng Nguyễn lại nằm cách tổ chức phường hội mang tính bí truyền. Các nghệ nhân được truyền hoặc tự sáng tạo những tích trò, những miếng nghề, rồi đem góp lại trong phường hội nhưng không buộc phải phổ biến trong phường. Do đó, trò của ai người đó diễn, không ai thay được. Không ai được tiết lộ cách điều khiển con rối bằng máy dây hay máy sào. Bí mật tới mức không truyền nghề cho con gái, thậm chí anh em ruột không truyền cho nhau. Trước đây, khi gia nhập phường còn phải cắt máu ăn thề không truyền nghề cho con rể và người ngoài. Sự cực đoan đó có tác dụng chống lại sự ăn cắp bản quyền, đảm bảo cho những nghệ nhân trong phường yên tâm sống với nghề và giúp cho phường có vị thế độc tôn trong các phường rối nước. Chẳng hạn như các tích trò “ngũ phương”, “sư chạy đàn” vẫn giữ được sự độc quyền hàng trăm năm nay, không phường rối nước nào trên cả nước diễn được, ngoại trừ làng Nguyễn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Có khá nhiều tích trò chưa kịp truyền lại cho con cháu thì nghệ nhân đã qua đời như trò Rồng hành Mã của cụ Tổng Chuẩn xưa kia, giờ chỉ còn là huyền tích. Ngay hiện giờ, cách đây hơn 10 năm, nghệ nhân cuối cùng chuyên tạo hình con rối của Nguyên Xá đã qua đời mà không kịp truyền cho ai. Hậu quả là phường rối nước làng Nguyễn phải lặn lội sang tận tỉnh Hà Nam nhờ người đảm trách.
Bí truyền: tác dụng hai mặt
Người ta bảo sức hấp dẫn của rối nước Nguyên Xá là do vùng đất này cũng là cái nôi của nghệ thuật chèo cổ. Các làn điệu xẩm xoan, lưu thủy, sắp cổ phong hay các điệu vỉa đã nâng đỡ cho các tích trò diễn đi diễn lại hàng chục lần mà vẫn cuốn hút người xem. Đến nay, thời của âm nhạc điện tử nhưng rối nước làng Nguyễn vẫn duy trì cách thức công diễn từ hàng trăm năm trước. Đó là diễn nhạc “sống” chứ không dùng băng thu sẵn và chỉ sử dụng 3 bộ nhạc cụ dân gian, gồm bộ gõ (trống, thanh la, não bạt, mõ, chiêng); bộ hơi(sáo, kèn) và bộ dây (hồ, líu, nhị, đàn tranh, đàn tam).
Mặc dù vậy, nếu chỉ có các tích trò độc đáo hay làn điệu chèo cổ thì rối nước Nguyên Xá cũng khó có những kỳ tích vô tiền khoáng hậu kể trên. Thực ra, “vũ khí bí mật” của làng Nguyễn lại nằm cách tổ chức phường hội mang tính bí truyền. Các nghệ nhân được truyền hoặc tự sáng tạo những tích trò, những miếng nghề, rồi đem góp lại trong phường hội nhưng không buộc phải phổ biến trong phường. Do đó, trò của ai người đó diễn, không ai thay được. Không ai được tiết lộ cách điều khiển con rối bằng máy dây hay máy sào. Bí mật tới mức không truyền nghề cho con gái, thậm chí anh em ruột không truyền cho nhau. Trước đây, khi gia nhập phường còn phải cắt máu ăn thề không truyền nghề cho con rể và người ngoài. Sự cực đoan đó có tác dụng chống lại sự ăn cắp bản quyền, đảm bảo cho những nghệ nhân trong phường yên tâm sống với nghề và giúp cho phường có vị thế độc tôn trong các phường rối nước. Chẳng hạn như các tích trò “ngũ phương”, “sư chạy đàn” vẫn giữ được sự độc quyền hàng trăm năm nay, không phường rối nước nào trên cả nước diễn được, ngoại trừ làng Nguyễn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Có khá nhiều tích trò chưa kịp truyền lại cho con cháu thì nghệ nhân đã qua đời như trò Rồng hành Mã của cụ Tổng Chuẩn xưa kia, giờ chỉ còn là huyền tích. Ngay hiện giờ, cách đây hơn 10 năm, nghệ nhân cuối cùng chuyên tạo hình con rối của Nguyên Xá đã qua đời mà không kịp truyền cho ai. Hậu quả là phường rối nước làng Nguyễn phải lặn lội sang tận tỉnh Hà Nam nhờ người đảm trách.
Hương Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét