Quyến rũ điệu múa Chăm dưới
tháp Poshanư
Nằm trên đồi Ngọc Lâm, ngọn tháp Poshanư uy nghiêm và cổ kính từ lâu đã trở
thành một trong những biểu tượng về văn hóa và du lịch của thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận.
Dưới chân ngọn tháp đã gần 1.300 năm tuổi này còn là một thế giới văn hóa sống
động muôn màu của đồng bào Chăm đang sinh sống ở đây, thể hiện qua những lễ hội,
điệu múa, tiếng hát lời ca trầm hùng, bay bổng và lãng mạn.
Có thể nói tháp Poshanư là điểm hẹn của người Chăm Bình Thuận. Vào bất cứ dịp lễ hội nào trong năm, hoặc có khi chỉ là một ngày vui của cộng đồng, người Chăm lại tổ chức ca hát nhảy múa dưới chân tháp, chia sẻ niềm vui và cũng là lời cảm tạ đối với các vị tiền nhân. Đặc biệt là vào các dịp lễ Rija Nưga, Poh Mbăng Yang vào tháng giêng, lễ hội Ka Tê vào tháng 9, chính là những dịp tuyệt vời nhất để người Chăm trình diễn điệu múa hát truyền thống giàu màu sắc, vũ điệu và âm nhạc của mình.
Có thể nói tháp Poshanư là điểm hẹn của người Chăm Bình Thuận. Vào bất cứ dịp lễ hội nào trong năm, hoặc có khi chỉ là một ngày vui của cộng đồng, người Chăm lại tổ chức ca hát nhảy múa dưới chân tháp, chia sẻ niềm vui và cũng là lời cảm tạ đối với các vị tiền nhân. Đặc biệt là vào các dịp lễ Rija Nưga, Poh Mbăng Yang vào tháng giêng, lễ hội Ka Tê vào tháng 9, chính là những dịp tuyệt vời nhất để người Chăm trình diễn điệu múa hát truyền thống giàu màu sắc, vũ điệu và âm nhạc của mình.
Múa và vũ điệu chiếm phần quan trọng hàng đầu trong đời sống tâm linh của người
Chăm. Đây cũng là một nghi thức quan trọng bậc nhất để trình diễn trong các lễ
hội chính hằng năm của cộng đồng Chăm. Người Chăm cần được múa hát như cần được
thở, bởi những ảnh hưởng vô cùng to lớn của hoạt động này đối với tâm hồn của từng
người. Khi múa hát, không chỉ bày tỏ sự vui tươi, dạt dào tình cảm, người Chăm
còn múa hát để tưởng nhớ và ca ngợi các bậc tiền nhân, các vị vua mà trong tâm
trí họ, được tôn vinh như là những vị thần.
Múa dân gian Chăm có rất nhiều điệu
khác nhau dựa vào phụ kiện mà các vũ công cầm khi biểu diễn như múa quạt, múa
đội lu (như cái chum nhỏ), múa khăn, múa kiếm, múa roi. Cũng có những điệu
múa mang ý nghĩa triết lý, tâm linh như múa âm dương, múa đạp lửa… Mỗi điệu
múa là một ngôn ngữ, một sự thể hiện, mỗi triết lý và ý nghĩa riêng, nhưng tất
cả đều toát lên vẻ đẹp của văn hóa và con người Chăm.
|
Múa Chăm là một sự kết hợp tuyệt vời của màu sắc, vũ điệu và âm nhạc. Phụ nữ Chăm trong trang phục váy áo truyền thống thật quyến rũ. Các chàng trai cũng rực rỡ không kém.
Tất cả những người tham gia múa đều đội khăn màu sắc và duyên dáng. Phụ nữ Chăm tay cầm quạt hoặc nhiều phụ kiện độc đáo, phô diễn sự khéo léo, đắm say, mê mãi qua cách di chuyển cơ thể, tay và chân. Tiếng trống, tiếng nhạc đệm từ những nhạc cụ truyền thống chính là một phần quan trọng trong việc tạo nên sự tuyệt vời cho các điệu múa Chăm.
Trống Ginăng, trống Baranưng, đàn Kanhi, chiêng, Grong (lục lạc), mỗi nhạc cụ góp một giai điệu khác nhau trong dàn hợp xướng lúc hào hùng mạnh mẽ, lúc réo rắt thiết tha, lúc dịu dàng tình cảm. Trong đó, trống Ginăng được xem là nhạc cụ chính bởi âm điệu hùng hồn trầm bổng, có tính chất hiệu triệu, gọi mời, đặc biệt phù hợp trong không gian vui mừng, lễ hội.
Cứ thế, đàn ông chơi nhạc cụ, phụ nữ nhảy múa theo nhịp, bước đi khi lả lướt khoan thai, khi thúc giục quyến rũ, khi nồng nhiệt say mê. Tất cả như cuốn hút người xem trong một không gian của văn hóa, nghệ thuật và những đam mê vô tận.
Năm tháng trôi qua, dù cuộc sống có bao biến đổi thăng trầm, người Chăm vẫn giữ nguyên vẹn tình yêu mãnh liệt với phong tục văn hóa của mình, vẫn say mê không ngừng những điệu múa lời ca, tiếng trống tiếng chiêng cũng như tình yêu vô tận với thiên nhiên, cuộc sống, lòng tôn kính với các bậc tiền nhân. Tất cả đã góp phần tạo nên nét đẹp và sự phong phú trong đời sống văn hóa Chăm, mà cũng là văn hóa của 54 dân tộc anh em trên đất Việt.
HUỲNH THU DUNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét