Phục hồi điệu múa rồng Thăng
Long
Múa rồng, hoạt động biểu diễn đỉnh cao trong những ngày hội lớn của người Việt,
đặc biệt là của Hà Nội, đang dần hồi sinh khi các nghệ nhân múa rồng của Thủ đô
được tụ hội trong một liên hoan và trình diễn điệu múa đầy sáng tạo của quê
mình.
Những câu chuyện…
Cuộc hội tụ của các nghệ nhân múa rồng Hà Nội diễn ra trước Sân vận động quốc gia Mỹ Đình vừa rồi là kỳ liên hoan thứ 3 của nghệ thuật này. Tuy nhiên, đây lại là lần đầu tiên kể từ khi Hà Nội mở rộng, nên cuộc hội ngộ rôm rả và xôm tụ hơn hẳn 2 lần trước.
Quả là sau 6 năm gián đoạn, nỗi mong đợi và niềm hứng khởi của cả người trong cuộc lẫn người đến xem đều không thể giấu nổi. 29 đội rồng của các quận, huyện mang đến 60 tiết mục múa rồng, nghĩa là tính bình quân, mỗi đội đã "giữ" 2 màn múa, có những đội còn hào hứng dựng 3 màn rồng hoành tráng. Huyện Đan Phượng xây dựng màn múa lân thông qua truyền thuyết về một thầy thuốc nhân từ, giỏi võ nghệ đã thuần phục con quái vật hung ác chuyên làm hại người dân (gọi là thân lân). Người đời biết ơn nên tôn xưng vị thần thuốc là ông Địa.
Cứ mỗi khi năm hết tết đến, ông Địa lại cùng lân về làng, mang hạnh phúc an khang thịnh vượng cho mọi gia đình. Các nghệ nhân múa rồng Đan Phượng đã gửi gắm khát vọng ấm no, hạnh phúc trong câu chuyện ấy.Với màn trình diễn "Đông Anh - truyền thống và phát triển", dưới nền nhạc sôi động cùng những động tác, kỹ thuật điêu luyện, sâu sắc và có độ cao, đội rồng huyện Đông Anh kể lại sự tích thành Cổ Loa, gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương.
Những vòng uốn lượn của thân rồng thể hiện các vòng thành, đầu rồng ở tâm hình xoắn ốc vươn cao, thể hiện quyền uy tối thượng của đức vua. Đồng thời, sự kết hợp đầy đủ, hài hòa của tứ linh đã thể hiện quá trình gian khổ trong quá trình xây thành dựng nước, chống thiên tai và giặc ngoại xâm của dân tộc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Quận Cầu giấy là một trong những đơn vị tích cực nhất. Năm 2004, các nghệ nhân múa rồng Cầu Giấy đã đoạt giải nhất ở kỳ liên hoan lần đầu tiên, năm sau (năm 2005, liên hoan lần thứ 2) lại tiếp tục "giật" giải nhì. Và không chỉ "đợi" các liên hoan, các nghệ nhân múa rồng Cầu Giấy còn liên tục mang rồng đi trình diễn ở các lễ hội địa phương và quận.
Màn trình diễn "Rồng phun lửa" của họ thể hiện rất rõ nhiệt huyết của một quận trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô ngày càng giàu mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân…
Chữa lành “vết thương” mai một
Các tiết mục đem đến trình diễn không chỉ mang hồn phách vùng đất Thăng Long, mà còn "gánh" được trên vai những yếu tố độc đáo.
Như đội rồng huyện Thanh Oai mang đến con rồng dài kỷ lục Việt Nam, dài 100m với 100 người biểu diễn. Các nghệ nhân múa rồng Thanh Oai đã "biến" con rồng kỷ lục của mình thành những hình ảnh rất ý nghĩa như: Bản đồ Việt Nam, ngôi sao vàng 5 cánh… Phải nói rằng, tất cả 29 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã từng bước khôi phục và phát triển các đội rồng. Đáng ghi nhận là múa rồng Hà Nội vẫn giữ được bản sắc, rồng không lai căng, pha trộn, không bị ảnh hưởng của rồng nước ngoài. Múa rồng Hà Nội ngày càng gần gũi với con người và cuộc sống đời thường hơn. "Liên hoan múa rồng Hà Nội" được cho là sự kiện khuấy động trở lại điệu múa đang tồn tại một cách lặng lẽ ở đất Thăng Long này. Nói là tồn tại một cách lặng lẽ là bởi múa rồng đã có một thời gian phôi pha, tưởng như đã mai một.
Các nghệ nhân múa rồng buồn nhưng hiểu rằng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, điều kiện thời chiến không cho phép múa rồng tồn tại. Sau khi đất nước thống nhất, múa rồng được khôi phục trở lại và từng bước phát triển mở rộng. Cả người say sưa múa rồng lẫn người mê mải xem rồng đều tha thiết với nghệ thuật mang đầy dáng dấp đất Thăng Long này.
"Vết thương" mai một lặng lẽ đau một thời gian dài đã được chữa lành, song đến giờ ở Hà Nội vẫn chưa có đội múa rồng chuyên nghiệp nào, cho dù đội ngũ nghệ nhân còn khá nhiều. Nghệ thuật múa rồng sẽ còn "sống" và phát triển ở Thủ đô ngàn năm văn hiến, bởi như Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Nguyễn Khắc Lợi: "Múa rồng thì nhiều nơi có, nhưng với Hà Nội đó là một đặc sản… Chúng tôi sẽ cố gắng để liên hoan múa rồng diễn ra thường niên, đưa múa rồng trở thành một hoạt động văn hóa đặc trưng của Hà Nội". Thế nên, những người làm văn hóa Hà Nội cũng nên nghĩ đến sự có mặt của một đội múa rồng chuyên nghiệp đại diện cho Thủ đô.
Cuộc hội tụ của các nghệ nhân múa rồng Hà Nội diễn ra trước Sân vận động quốc gia Mỹ Đình vừa rồi là kỳ liên hoan thứ 3 của nghệ thuật này. Tuy nhiên, đây lại là lần đầu tiên kể từ khi Hà Nội mở rộng, nên cuộc hội ngộ rôm rả và xôm tụ hơn hẳn 2 lần trước.
Quả là sau 6 năm gián đoạn, nỗi mong đợi và niềm hứng khởi của cả người trong cuộc lẫn người đến xem đều không thể giấu nổi. 29 đội rồng của các quận, huyện mang đến 60 tiết mục múa rồng, nghĩa là tính bình quân, mỗi đội đã "giữ" 2 màn múa, có những đội còn hào hứng dựng 3 màn rồng hoành tráng. Huyện Đan Phượng xây dựng màn múa lân thông qua truyền thuyết về một thầy thuốc nhân từ, giỏi võ nghệ đã thuần phục con quái vật hung ác chuyên làm hại người dân (gọi là thân lân). Người đời biết ơn nên tôn xưng vị thần thuốc là ông Địa.
Cứ mỗi khi năm hết tết đến, ông Địa lại cùng lân về làng, mang hạnh phúc an khang thịnh vượng cho mọi gia đình. Các nghệ nhân múa rồng Đan Phượng đã gửi gắm khát vọng ấm no, hạnh phúc trong câu chuyện ấy.Với màn trình diễn "Đông Anh - truyền thống và phát triển", dưới nền nhạc sôi động cùng những động tác, kỹ thuật điêu luyện, sâu sắc và có độ cao, đội rồng huyện Đông Anh kể lại sự tích thành Cổ Loa, gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương.
Những vòng uốn lượn của thân rồng thể hiện các vòng thành, đầu rồng ở tâm hình xoắn ốc vươn cao, thể hiện quyền uy tối thượng của đức vua. Đồng thời, sự kết hợp đầy đủ, hài hòa của tứ linh đã thể hiện quá trình gian khổ trong quá trình xây thành dựng nước, chống thiên tai và giặc ngoại xâm của dân tộc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Quận Cầu giấy là một trong những đơn vị tích cực nhất. Năm 2004, các nghệ nhân múa rồng Cầu Giấy đã đoạt giải nhất ở kỳ liên hoan lần đầu tiên, năm sau (năm 2005, liên hoan lần thứ 2) lại tiếp tục "giật" giải nhì. Và không chỉ "đợi" các liên hoan, các nghệ nhân múa rồng Cầu Giấy còn liên tục mang rồng đi trình diễn ở các lễ hội địa phương và quận.
Màn trình diễn "Rồng phun lửa" của họ thể hiện rất rõ nhiệt huyết của một quận trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô ngày càng giàu mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân…
Chữa lành “vết thương” mai một
Các tiết mục đem đến trình diễn không chỉ mang hồn phách vùng đất Thăng Long, mà còn "gánh" được trên vai những yếu tố độc đáo.
Như đội rồng huyện Thanh Oai mang đến con rồng dài kỷ lục Việt Nam, dài 100m với 100 người biểu diễn. Các nghệ nhân múa rồng Thanh Oai đã "biến" con rồng kỷ lục của mình thành những hình ảnh rất ý nghĩa như: Bản đồ Việt Nam, ngôi sao vàng 5 cánh… Phải nói rằng, tất cả 29 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã từng bước khôi phục và phát triển các đội rồng. Đáng ghi nhận là múa rồng Hà Nội vẫn giữ được bản sắc, rồng không lai căng, pha trộn, không bị ảnh hưởng của rồng nước ngoài. Múa rồng Hà Nội ngày càng gần gũi với con người và cuộc sống đời thường hơn. "Liên hoan múa rồng Hà Nội" được cho là sự kiện khuấy động trở lại điệu múa đang tồn tại một cách lặng lẽ ở đất Thăng Long này. Nói là tồn tại một cách lặng lẽ là bởi múa rồng đã có một thời gian phôi pha, tưởng như đã mai một.
Các nghệ nhân múa rồng buồn nhưng hiểu rằng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, điều kiện thời chiến không cho phép múa rồng tồn tại. Sau khi đất nước thống nhất, múa rồng được khôi phục trở lại và từng bước phát triển mở rộng. Cả người say sưa múa rồng lẫn người mê mải xem rồng đều tha thiết với nghệ thuật mang đầy dáng dấp đất Thăng Long này.
"Vết thương" mai một lặng lẽ đau một thời gian dài đã được chữa lành, song đến giờ ở Hà Nội vẫn chưa có đội múa rồng chuyên nghiệp nào, cho dù đội ngũ nghệ nhân còn khá nhiều. Nghệ thuật múa rồng sẽ còn "sống" và phát triển ở Thủ đô ngàn năm văn hiến, bởi như Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Nguyễn Khắc Lợi: "Múa rồng thì nhiều nơi có, nhưng với Hà Nội đó là một đặc sản… Chúng tôi sẽ cố gắng để liên hoan múa rồng diễn ra thường niên, đưa múa rồng trở thành một hoạt động văn hóa đặc trưng của Hà Nội". Thế nên, những người làm văn hóa Hà Nội cũng nên nghĩ đến sự có mặt của một đội múa rồng chuyên nghiệp đại diện cho Thủ đô.
Nguồn LangViet Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét