Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
Nói đến nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một nhà tư tưởng thân dân vĩ đại. Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi không phải là sản phẩm tự thân, do Nguyễn Trãi nghĩ ra mà có nhiều cội nguồn sâu xa. Trần Nguyên Đán - ông ngoại Nguyễn Trãi - đã nói đến tấm lòng của mình đối với dân. Vị hoàng tộc nhà Trần đó có những nỗi buồn vì đã không thi thố được điều sở học cho lý tưởng thân dân: Tam vạn quyển thư vô dụng xứ/ Bạch đầu không phụ ái dân tâm (Đ?c ba v?n quy?n m? v? d?ng/ B?c ??u hu?ng ph? ni?m y?u d?n; Tr?n Nguy?n ??n -?ọc ba vạn quyển mà vô dụng/ Bạc đầu huống phụ niềm yêu dân; Trần Nguyên Đán - Nhâm Dần niên lục nguyệt tác). Nguyễn Phi Khanh, người cha thân thiết của Nguyễn Trãi, hình ảnh chiếc ống bễ quạt hơi nóng sưởi ấm cho người dân trong tiết trời giá lạnh đã đủ nói lên tư tưởng thân dân đồng thời cũng có chút gì như oán hận, như trách móc chế độ chuyên chế không tạo điều kiện cho sự thực hiện ước nguyện đó: An đắc thử thân như thác thược/ Hòa phong hư biến cửu châu tâm (Thân này ví đ??c l?m ?ng b?/ Th?i ?m l?ng ng??i kh?p ch?n ch?u; Nguy?n Phi Khanh -?ược làm ống bễ/ Thổi ấm lòng người khắp chín châu; Nguyễn Phi Khanh - Xuân hàn).
Phải chăng vì thế mà ở Nguyễn Trãi, tư tưởng thân dân đã hình thành rất sớm? Sau chiến tranh chống quân Minh, ông nhớ lại Ức tích Lam Sơn ngoạn võ kinh/ Đương thời chí dĩ tại thương sinh (Nhớ xưa tại Lam Sơn đọc binh thư/ Chính khi ấy chí đã để vào <thân phận="">của dân đen con đỏ). Đọc võ kinh - tức binh pháp, là để giải phóng đất nước, đem lại hòa bình cho thương sinh - dân đen con đỏ.</thân>
Tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc của người xưa đã được chúng ta luận giải nhiều. Nhưng vấn đề mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ là, nội dung chính yếu của tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là gì và khả năng thực thi của tư tưởng đó trong xã hội phong kiến đến đâu?
Theo đuổi nhân nghĩa, hiếu sinh.
Tư tưởng thân dân có thể được trình bày từ điểm nhìn của giai cấp phong kiến thống trị. Từ điểm nhìn đó, dân bao giờ cũng có vai trò ảnh hưởng đến sự an nguy, tồn vong của chế độ. Tuân Tử nói: “Dân là nước, nước có thể chở thuyền mà cũng có thể lật thuyền”. Biểu tượng nước - thuyền là một “giáo cụ trực quan” sinh động nhất, không cần suy tư nhiều mà bậc quân vương nào muốn giữ vững chế độ cũng dễ dàng thấu hiểu. Nguyễn Trãi cũng vận dụng tư tưởng đó khi viết Phúc chu thủy tín dân do thủy (Làm lật thuyền mới biết dân như nước). Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi về bản chất là tư tưởng được phát biểu từ góc độ người dân. Nội dung lớn của văn hóa chính trị mà Nguyễn Trãi suốt đời theo đuổi chính là nhân nghĩa. Trong cách hiểu của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa bao hàm những nội dung gì? Viết thư cho tướng giặc Phương Chính, ông tranh luận, phản bác và tố cáo bản chất bất nhân bất nghĩa của quân Minh xâm lược. Không nói thân dân, nhân nghĩa chung chung, sách vở, Nguyễn Trãi dựa vào thực tiễn để đấu tranh ngoại giao với kẻ thù tàn bạo, xảo quyệt. Khi quân Minh núng thế, bị vây trong thành Đông Quan (Thăng Long), nhiều tướng lĩnh của Lê Lợi bàn không cho chúng đầu hàng mà nhân dịp này, giết hết. Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi trung thành với đường lối nhân nghĩa, không hiếu sát mà hiếu sinh. Kiên quyết tiến công kẻ thù tàn bạo nhưng khi chúng đã đầu hàng thì chấp nhận giảng hòa để nhân dân hai nước nghỉ sức. Đại Việt sử ký toàn thư chép như vậy và Bình Ngô đại cáo cũng chép như vậy. Đây hiển nhiên là nội dung cơ bản của đức trị. Đối với kẻ thù mà còn như thế, huống chi đối với “đồng bào” (những người chung một bọc với mình). 
Nguyễn Trãi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên, rất tâm đắc với hình tượng Trần Thiệp phất ngọn cờ khởi nghĩa chống lại nền bạo chính của nhà Tần nên nhận được sự ủng hộ rầm rộ của nhân dân bốn phương; Nguyễn Trãi đã xây dựng hình tượng Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập (Giơ cây gậy trúc làm cờ, những kẻ chăn trâu, đi ở bốn phương theo về) để giới thiệu lãnh tụ Lê Lợi nhân đức. Ông cũng theo binh pháp Khương Thái Công mà dựng hình tượng vị lãnh tụ được lòng quân sĩ nhờ có sự chia ngọt sẻ bùi Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm (Hòa rư?u v?o s?ng ?? th?t ??i qu?n s?, ??o qu?n m?t l?ng tr?n d??i nh? cha con).?ợu vào sông để thết đãi quân sĩ, đạo quân một lòng trên dưới như cha con). Bình Ngô đại cáo vừa kế thừa truyền thống tư tưởng nhân chính, đức trị của phương Đông cổ đại, vừa có sáng tạo lớn của một tài năng văn học thiên bẩm.
Sau khi chiến tranh kết thúc thắng lợi, triều Lê thành lập. Trong không khí chiến thắng và thụ hưởng thành quả hòa bình, liệu có ai còn nhớ đến “dân”? Nguyễn Trãi không mỏi mệt nhắc nhở nhiều lần về dân: Thánh tâm dục dữ dân hưu tức/ Văn trị chung tu trí thái bình (Lòng bậc thánh nhân muốn để dân yên nghỉ/ Rốt cuộc phải xây dựng thái bình bằng văn trị - Quan duyệt thủy trận); Quyền mưu bản thị dụng trừ gian/ Nhân nghĩa duy trì quốc thế an (Hạ qui Lam Sơn, I). Trong bài biểu dâng lên Lê Thái Tông về vấn đề soạn nhã nhạc cung đình, ông viết: “Kể ra thì thời loạn trọng võ, thời bình trọng văn. Nay quả rất đúng lúc phải chế ra các loại lễ nhạc. Nhưng nhạc phải có gốc mới đứng, phải có văn mới hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc, dám đâu không dốc hết sức ra mà làm, nhưng vì học thuật thì nông cạn, chỉ sợ thanh luật chẳng được hài hòa. Cúi xin bệ hạ thương yêu mà nuôi nấng dân, khiến cho mọi xóm thôn không còn tiếng oán hờn buồn khổ, như thế mới giữ được gốc của nhạc”. Bản thân ông luôn tâm niệm một lòng một dạ vì lợi ích của dân: Ước bề trả ơn minh chúa/ Hết khỏe phù đạo thánh nhân/ Quốc phú binh cường chăng có chước/ Bằng tôi nào thửa ích chưng dân (Trần tình, 1).
Giữ vững tín niệm trong vòng xoáy xã hội
Tư tưởng thân dân là một giá trị đẹp, một định hướng văn hóa chính trị rất vĩ đại cần kế thừa. Nhưng thực tế xã hội phong kiến có thuận lợi cho tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi?
Lê Lợi là một vị lãnh tụ kháng chiến vĩ đại. Sau khi hòa bình lập lại, ông làm một số công việc có ý nghĩa tích cực đối với dân, với nước mà tiêu biểu là miễn thuế cho nông dân hai năm đầu tiên ở triều đại mới (1428 - 1429). Song những quy luật muôn đời của chế độ quân chủ chuyên chế đã mau chóng chi phối Lê Lợi. Nhà nhân đạo cao cả, vị tướng lĩnh tài ba của thời chiến tranh cũng bị cuốn vào vòng xoáy của quyền lực, địa vị, hưởng thụ, do đó phải gạt bỏ tất cả các trở lực hữu hình và vô hình ngăn cản cho bước tiến tới các mục tiêu này. Sau chiến tranh, ngay cả những cộng sự tin cậy còn bị Lê Lợi thanh toán thì thử hỏi những dân đen con đỏ liệu có còn được quan tâm như trước? Bản thân Nguyễn Trãi cũng từng bị bắt giam một thời gian. Sau chiến tranh, về lại Côn Sơn, ông cảm động viết “Can qua vị tức hạnh thân toàn” (Can qua chưa hết, may mà được toàn vẹn chiếc thân - Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác). Đó là nỗi mừng vì sống sót sau chiến tranh hay sau những cuộc thanh trừng đẫm máu?
Có thể nhận định rằng sau khi hòa bình lập lại, tình hình xã hội đã đổi khác. Triều đại mới của Lê Lợi bắt đầu đi vào quỹ đạo của chế độ phong kiến quân chủ độc đoán. Thắng lợi rồi, giai đoạn đoàn kết nhân dân để giải phóng dân tộc (như ta quen nói ngày nay), để “lấy thiên hạ” (lời Lê Lợi theo như Đại Việt sử ký toàn thư thuật lại) đã lùi vào quá khứ. Vị trí của Nguyễn Trãi đã khác, nhất là sang thời Lê Thái Tông, thực quyền của ông còn rất ít. Các vua Lê lo củng cố quyền lực của dòng họ nhiều hơn quan tâm đến dân; vây quanh ngai vàng là bọn quyền thần tìm cách vơ vét bóc lột dân để được lòng vua. Nhưng Nguyễn Trãi vẫn kiên định lý tưởng, ông tiếp tục khẳng định nhân nghĩa như là một chuẩn mực văn hóa chính trị, của chính sách cai trị dân.
Có thể nói, bi kịch của Nguyễn Trãi trước hết là tấn bi kịch của cuộc xung đột giữa lý tưởng văn hóa chính trị có nhiều yếu tố không tưởng và hiện thực xã hội quân chủ chuyên chế. Trên thực tế, sự thành lập của các triều đại phong kiến đều kèm theo ít nhiều bạo lực, tuy có khi là do chống giặc ngoại xâm mà nên, có khi lại do lật đổ, thoán đoạt mà nên. Việc duy trì, bảo vệ quyền lực tuyệt đối thậm chí còn dẫn đến nhiều cuộc tàn sát lẫn nhau trong nội bộ gia đình hoàng tộc, giữa những người cùng dòng máu như cha con, anh em, họ hàng. Khả năng một ông vua từ chối quyền lực hay chấp nhận chia sẻ, hạn chế quyền lực để vì dân là hiếm xảy ra. Tư tưởng thân dân, nhân nghĩa tuy có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, từng được Mạnh Tử diễn đạt bằng công thức nổi tiếng: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” và ngay trong thơ văn thời Lý - Trần đã có thể bắt gặp khá phổ biến, nhưng đầy ảo tưởng và không tưởng là vì thế.
Nhưng trong bối cảnh đó, Nguyễn Trãi vẫn giữ vững tín niệm của mình. Mặc cho thế tìnhphượng những tiếc cao diều hãy lượn, hoa thì hay héo cỏ thường tươi, ông kiên quyết, lòng ông sáng, chí ông vững, thân ông cứng cỏi, dạ ông đá vàng. Hình ảnh một loài cây cứng cỏi, hiên ngang hứng chịu gió bão rất được ông yêu thích, dường như là một sự thách thức:
Đạo này để trong trời đất,
Nghĩa ấy bền chưng đá vàng.
Gió kíp hay là cỏ cứng,
Đục nhiều dễ biết đường quang.
Khi bão mới hay là cỏ cứng,
Thuở nghèo mới biết có tôi lành.
Non cao, non thấp mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm gió hay.
Xung đột của nhân cách nhà Nho với chế độ chuyên chế là tất yếu. Có lẽ vì phần nào cảm nhận được xung đột bi kịch này mà Nguyễn Trãi tâm đắc với thân phận Khuất Nguyên, một nhà thơ cũng có thân phận đầy bi kịch vì xung đột với xã hội chuyên chế nước Sở xa xưa. Có thể đoán định, hầu hết sáng tác của Nguyễn Trãi liên quan đến Khuất Nguyên được viết sau khi kháng chiến chống Minh kết thúc.
Nguyễn Trãi đầy ảo tưởng, không tưởng khi luôn tin vào khả năng thực thi lý tưởng vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn là vì ông đã tận mắt chứng kiến khả năng thành công to lớn của Lê Lợi, một nhà lãnh đạo tài tình và nhân đức trong chiến tranh giải phóng. Ông đã di chuyển kinh nghiệm này sang thời bình mà không nhận thức được rằng (tất nhiên) trong một xã hội mà ruộng đất công nằm trong tay của triều đình thì cơ cấu quyền lực của “thiên tử” có thể tha hóa kẻ lãnh đạo như thế nào.
Ngày nay, đất nước ta đang tiến bước trên con đường xây dựng một xã hội dân chủ, do dân, vì dân, của dân. Nhớ lại các bài học tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là một dịp để hình dung lại các bước đường tư tưởng không hề bằng phẳng mà dân tộc ta đã trải qua, và có thêm quyết tâm xây dựng một xã hội đúng như mong mỏi của nhà văn hóa vĩ đại.
Trần Nho Thìn
Theo http://www.tapchicuaviet.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...