Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê

Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với 
thơ mới qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê 

Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài 
Trong hơn một thập kỷ tồn tại, Thơ mới (1932-1945) đã để lại những dấu ấn nhất định trong tiến trình thơ ca Việt Nam. Phong trào Thơ mới, gắn với sự ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây cùng với những đổi mới trong tư tưởng, thi pháp đã thực sự tạo nên “Một Thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh). Không phải dĩ nhiên mà một phong trào thơ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi như Thơ mới, nhưng lại chứng kiến những biến đổi cũng như sự sung sức nhất trong thơ ca Việt Nam với nhiều tên tuổi kiệt xuất, nổi tiếng sớm như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Nguyễn Bính... Tất cả như được thời đại sắp đặt và sứ mệnh mà lịch sử trao cho thi ca giai đoạn trước cách mạng đó là vai trò cách tân mạnh mẽ. Loại bỏ những “cặn bã của một lối thơ đến lúc tàn” (Hoài Thanh), Thơ mới đã mạnh mẽ cách tân và thực sự tạo ra một hiệu ứng sâu rộng cả trong tư tưởng, nghệ thuật cũng như nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Có thể nói, Thơ mới (1932-1945) đã thổi một luồng mới lạ, làm xôn xao và đánh thức cả một nền thơ đang “triền miên trong cõi chết” (Lưu Trọng Lư). 
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan dưới góc độ nghiên cứu loại hình học và lý thuyết văn học so sánh, nhiều nhà nghiên cứu sau này đều thừa nhận rằng bản thân phong trào Thơ mới không tự dưng xuất hiện, mà đó là sự ảnh hưởng của những tác động khách quan đến tiến trình văn học. Cụ thể, đó là một hiện tượng văn học nảy sinh trong những điều kiện lịch sử, xã hội và thẩm mỹ tương đồng của các nền văn hóa khác nhau trong khu vực. Trên phương diện lịch sử, văn hóa, sự ra đời của những tư tưởng, trào lưu mới trong Thơ mới là kết quả của quá trình tiếp xúc, giao lưu và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây để đổi mới, cách tân. Bản thân những tác giả của Thơ mới lúc bấy giờ cũng đã thừa nhận ảnh hưởng của thơ ca Pháp, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng. Nhà phê bình Hoài Thanh cũng chỉ ra “sự ám ảnh” của Baudelaire - một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của trường phái chủ nghĩa tượng trưng (Pháp) đối với nhiều tài năng của Thơ mới. Xuân Diệu đã học được của Baudelaire “một nghệ thuật tinh vi”. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên “đều chịu rất nặng ảnh hưởng Baudelaire”. Chế Lan Viên phải thừa nhận: “Tôi yêu Baudelaire từ bé, yêu tác giả Ác Hoa (Fleurs du Mal) từ buổi hoa niên cho đến bây giờ...” (Tuyển tập Chế Lan Viên, NXB Văn học, 1990, tr. 192). Huy Cận chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cả Baudelaire và Edgar Allan Poe (1809-1849) - nhà thơ Mỹ, người được coi là “mở đầu cho chủ nghĩa tượng trưng”, đặc biệt là thủ pháp tương phản và cách sử dụng âm thanh, nhạc điệu trong thơ... 
Như vậy, nghiên cứu Thơ mới sẽ không thể thấu đáo, nếu như không không được gắn với nghiên cứu ảnh hưởng chủ nghĩa tượng trưng, đặc biệt chủ yếu là chủ nghĩa tượng trưng trong văn học Pháp thế kỷ XIX. Sự đánh giá thấu đáo ảnh hưởng của Chủ nghĩa tượng trưng đối với Thơ mới không chỉ góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị mới có tính chất cách tân cho thơ hiện đại, mà còn góp phần làm sâu sắc hơn vai trò và tầm ảnh hưởng của những tác giả đỉnh cao của Thơ mới. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi xin tập trung vào ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với Thơ mới, khảo sát qua thơ của ba tác giả: Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê. 
2. Lịch sử vấn đề 
Nhìn một cách tổng thể, kể từ khi Thơ mới ra đời từ năm 1932 đến nay, đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu, sách, tạp chí đề cập đến các vấn đề liên quan đến phong trào Thơ mới, tác giả, tác phẩm trong phong trào Thơ mới. Bên cạnh đó là một số ít các công trình đề cập đến chủ nghĩa tượng trưng và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam. Nhìn một cách tổng thể hai vấn đề này, chúng ta có thể chia lịch sử vấn đề nghiên cứu của luận văn này thành ba giai đoạn: trước năm 1945, từ sau năm 1945 đến 1986, từ sau năm 1986 tới nay. 
2.1. Trước năm 1945 
Đầu tiên, ta có thể nhắc tới công trình Thi nghệ: Lược luận về thơ và nghệ thuật làm thơ của tác giả Lê Văn Hòe, do NXB Quốc học thư xã ấn hành năm 1941 đã đề cập tới Thơ mới và yêu cầu đối với Thơ mới (có trích dẫn một số bài thơ tiêu biểu). 
Tiếp đó, ta không thể không nhắc tới cuốn Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941 của tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân, in lần đầu tiên năm 1942 tại nhà in Nguyễn Đức Phiên và cho đến nay đã được tái bản nhiều lần. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ Thơ mới, phác họa đôi nét nhận xét, đánh giá về thời đại và phong trào thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ chọn lọc, có giá trị của các nhà thơ đó trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. 
Ngoài ra, thời kỳ này còn có một số tập thơ được in với nhan đề chỉ rõ đó là Thơ mới của một số tác giả. 
2.2. Từ sau năm 1945 đến năm 1986 
Trong khoảng thời gian 1946 đến năm 1954, đất nước ta phải trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nên Thơ mới và những tìm hiểu về Thơ mới (được coi là ủy mị, làm nhụt tinh thần chiến đấu của người lính nên không còn phù hợp với thực tế lúc bấy giờ) được gác lại một bên, dành chỗ cho thơ ca động viên cách mạng. 
Từ sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954, miền Nam vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, trong khi đó miền Bắc đã được giải phóng (vẫn còn chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ đưa từ miền Nam ra) và hướng xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, việc khắc phục hậu quả chiến tranh là một điều không hề đơn giản. Chính vì thế mà phong trào Thơ mới những năm đầu sau khi miền Bắc được giải phong cũng chưa được quan tâm. Mãi tới năm 1966, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ mới đưa ra công trình Phong trào Thơ mới do NXB Khoa học xã hội phát hành. Công trình này đề cập tới vấn đề lịch sử phong trào Thơ mới lãng mạn 1932-1945, những quan điểm mỹ học, yếu tố tích cực, giá trị nghệ thuật và những hạn chế suy đồi của phong trào Thơ mới với bề dày của sự nghiên cứu có phần chuyên sâu hơn với các công trình nghiên cứu về Thơ mới trước đó. Và tới năm 1982, cuốn sách được tái bản lần 2 có sửa đổi và bổ sung. Năm 1975, đất nước được thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, cùng khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực nhưng nghiên cứu Thơ mới cũng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nên ít có công trình nào về vấn đề này được ra đời. 
2.3. Từ sau năm 1986 đến nay 
Sau thời kỳ đổi mới, Thơ mới được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nhưng chỉ được đánh dấu sự trở lại từ năm 1989 với sự ra đời của công trình Tổng tập văn học Việt Nam do Hà Minh Đức chủ biên. Tiếp đó là hàng loạt các công trình như: Con mắt thơ: phê bình phong cách Thơ mới (Đỗ Lai Thúy) năm 1994; Nhìn lại một cuộc cách mạng thi ca: 60 năm phong trào Thơ mới (Huy Cận, Hà Minh Đức chủ biên) năm 1992; Cùng năm này, tác giả Hà Minh Đức cũng xuất bản cuốn Một thời đại trong thi ca (về phong trào thơ Mới 1932-1945), 
Từ năm 1998 tới nay, Thơ mới lại được coi là một địa hạt màu mỡ để các nhà nghiên cứu tìm hiểu, cày xới, để cho ra đời những công trình có tính khoa học cao. Tiêu biểu là một số công trình như: Tinh hoa Thơ mới: thẩm bình và suy ngẫm (nhiều tác giả); Thơ mới 1932-1945: tác giả và tác phẩm (nhiều tác giả); Thơ mới lãng mạn - những lời bình (Vũ Thanh Việt biên soạn); Giọng điệu trong thơ trữ tình: qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới (Nguyễn Đăng Điệp); Đặc trưng từ vực Thơ mới 1932-1945 (Vũ Thị Ân) v.v... 
Ngoài ra, còn rất nhiều luận án Tiến sĩ, các công trình nghiên cứu cũng tập trung vào Thơ mới hoặc những đặc điểm nghệ thuật của các tác giả cụ thể trong Thơ mới nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn, chúng tôi xin phép không đề cập ở đây. 
Đặc biệt, trên internet có một số trang web đã đề cập tới vấn đề chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới. Ta có thể kể ở đây một số trang như: http://van.hoctainha.vn/ có bài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
I. Sách 
1. Lê Thị Anh (2007), Thơ mới với thơ Đường, NXB Văn học. 
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
3. Nguyễn Bao (sưu tầm, biên soạn và giới thiệu), Toàn tập Xuân Diệu - tập 1, NXB Văn học. 
4. Nguyễn Đại Bằng (2004), Từ láy tiếng Việt: Đỉnh cao sáng tạo từ, NXB Văn hóa Dân tộc. 
5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 
6. Huy Cận, Trần Khánh Thành (sưu tầm, tuyển chọn) (1999), Huy Cận - đời và thơ, NXB Văn học. 
7. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
8. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội. 
9. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
10. Phan Cự Đệ (1966), Phong trào Thơ mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
11. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1932-1945, NXB Văn học, Hà Nội. 
12. Phan Cự Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, những vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình: qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, NXB Văn học. 
14. Nguyễn Đăng Điệp (2009), Huy Cận - tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục. 
15. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại: Tiến trình và hiện tượng, NXB Văn học, Hà Nội. 
16. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội. 
17. Văn Hạc (1941), Thi nghệ: Lược luận về thơ và nghệ thuật làm thơ, Tủ sách nghệ thuật, Quốc học Thư xá. 
18. Lê Bá Hán (chủ biên) (2002), Tinh hoa Thơ mới: Thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
19. Henri Benac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, NXB Giáo dục. 20. Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi (2008), Bích Khê - Tinh hoa và Tinh huyết (kỷ yếu hội thảo Bích Khê năm 2006 tại Quảng Ngãi, NXB Hội nhà văn. 
21. Mã Giang Lân, Thơ Xuân Diệu và những lời bình/ tuyển chọn, NXB Văn hóa thông tin, 1999. 
22. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
23. Tôn Thảo Miên, Thơ thơ và Gửi hương cho gió: tác phẩm và lời bình/ tuyển chọn, NXB Văn học, 2007. 
24. Nguyễn Xuân Nam (1999), Chế Lan Viên - Huy Cận, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
25. N.A. Gulaiep, Lý luận văn học, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1982. 
26. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) (1996), Xuân Diệu thơ và đời, NXB Văn học. 
27. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
28. Nhiều tác giả (2006), Văn học Việt Nam 1900-1945, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
29. Nhiều tác giả (2001), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
30. Nhiều tác giả (2005), 70 năm đọc thơ Bích Khê, NXB Văn học, Hà Nội. 
31. Lê Hồng Sâm (1990), Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX,NXB Ngoại Văn. 
32. Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, NXB Giáo dục, 2003. 
33. Trần Đình Sử (chủ biên) (2011), Lý luận văn học (tập 2) - Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
34. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
35. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
36. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học phương Tây, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 
37. Hoài Thanh, Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học. 
38. Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp Thơ Huy Cận, NXB Văn học. 
39. Thơ Bích Khê (2007), NXB Đồng Nai. 
40. Lý Hoài Thu, Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945 (Thơ thơ và Gửi hương cho gió), NXB Giáo dục, 1998. 
41. Đỗ Lai Thúy (2012), Mắt thơ: Phê bình phong cách Thơ mới, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 
42. Tuyển tập Huy Cận, (tập 1) (1986), NXB Văn học và Huy Cận toàn tập: thơ, (tập 1) (2011), NXB Văn học. 
43. Tuyển tập Xuân Diệu, (tập 1) (1983), NXB Văn học. 
44. Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX (tập II), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
45. Liễu Trương (2007), Tiếp cận văn học Pháp, NXB Văn học, Hà Nội. 46. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2010), Giáo trình văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XXNXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
47. Xuân Diệu - thơ và đời (tuyển tập), NXB Văn học, 1996. 

II. Luận văn, luận án 
48. Lê Tiến Dũng (1996), Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945 trong quá trình cách tân thơ hiện đại, Luận án Tiến sĩ, trường ĐHKHXH&NV TPHCM. 
49. Nguyễn Thị Thùy Dương (2012), Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, luận văn thạc sĩ văn học, ĐHKHXH&NV. 
50. Hoàng Thị Hiền (2013), Thế giới nghệ thuật trong thơ Bích Khê, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
51. Lê Quang Hưng (1996), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm ngữ văn - Trường Đại học sư phạm, chuyên ngành Lý thuyết và Lịch sử văn học. 
52. Hồ Hạnh Ngọc (2011), Nhịp điệu trong Thơ mới (khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, ĐHKHXH&NV. 
53. Nguyễn Thị Thùy (2003), Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV. 
54. Nguyễn Thị Kim Ửng (2011), Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng, LATS Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. 

III. Báo, tạp chí. 
55. Tế Hanh (1997), Cuộc gặp mặt và trao đổi ý kiến của những nhà Thơ mới, Vũ Tuấn Anh tổng thuật, Tạp chí Văn học, số 2, trang 23. 
56. Xuân Diệu, Bàn về thơ, Báo văn nghệ số 1618, ra ngày 12/1/1991. IV. Tài liệu trên internet 
57. Mai Bá Ẩn, Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng. Nguồn: http://vanchuongviet.org/
58. Hoàng Ngọc Hiến, Baudelaire - Chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới. Nguồn: http://thotanhinhthuc.org. 
59. Nguyễn Hữu Hiếu, Khảo sát sự chuyển hướng thẩm mỹ văn học Pháp cuối thế kỷ XIX. Nguồn: http://khoavanhocngonngu.edu.vn/ 
60. Nguyễn Hữu Hiếu, Vấn đề tiếp nhận các yếu tố nghệ thuật của thơ tượng trưng phương Tây trong Thơ Mới Việt Nam 1932-1945. Nguồn: http://khoavanhocngonngu.edu.vn/
61. Đào Lê Na, Thơ tượng trưng, thơ của dấu hiệu và giao cảm bí mật. Nguồn: http://daolena.blogspot.com/
62. Trần Thế Nhân, Nhìn nhận yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ mới. Nguồn: http://www.thuathienhue.edu.vn/
63. Đặng Thị Ngọc Phượng, Bích Khê - nhà thơ của đỉnh cao nghệ thuật ngôn từ. http://www.bichkhe.org/ 

64. Bích Thu, Đi vào cõi thơ Bích Khê. Nguồn: http://www.bichkhe.org/ 
65. Phạm Xuân Nguyên, Bích Khê: “thuần túy và tượng trưng”. Nguồn: http://www.bichkhe.org/
66. Lê Lưu Oanh, Thơ Bích Khê - Một thể nghiệm trong thơ tượng trưng, http://leluuoanh.wordpress.com/
67. Đinh Phan Cẩm Vân, Ảnh hưởng của C.P.Baudelaire trong thơ lãng mạn Trung Quốc và Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nguồn: http://www.khoavanhocngonngu.edu.vn/
68. Tào Văn Ân, Ảnh hưởng của văn học Pháp đối với Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Nguồn: http://timtailieu.vn/.

Hà Nội 2014
Vũ Thị Loan
Theo http://vannghiep.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...