Gió tự ngàn xa
Tự bao giờ thân tâm nổi gió. Gió cuốn tầng
cao, gió sà lớp thấp. Gió lướt chênh sông, gió tràn nghiêng biển... Để một đêm
kia hơn ngàn năm trước nhà thơ Trương Kế nằm thao thức: Lửa chài cây bến sầu vương
giấc hồ và hơn ngàn năm sau một chiều xưa ấy thi sĩ Phạm Hầu khẽ hỏi: Chẳng biết
xa lòng có những ai? Gió tự ngàn xa kéo về réo gọi, cũng là dấu hỏi lớn trong
hành trình kiếm tìm của nhân sinh.
Bến sầu
Chúng tôi đến Tô Châu (Giang Tô - Trung Quốc) vào tiết Lập
thu. Theo lịch trình chúng tôi tham quan chùa Hàn San - một ngôi chùa cổ, đặc
biệt nơi đây có dấu tích bài thơ Phong kiều dạ bạc nổi tiếng của Trương Kế thời
thịnh Đường (713-756):Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên.Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Hơn ngàn năm qua, bao người đã tốn khá nhiều giấy mực giải mã
bài thơ ấy, nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Trong bài thơ có người cho chỗ khó hiểu là
“đối sầu miên”. Trong Đường thi tam bách thủ, Tân Cương Thanh thiếu niên 1997
chú rằng, sầu miên chỉ du khách mang nỗi sầu lữ thứ nằm thao thức trên thuyền
(dẫn GS. Kiều Thu Hoạch). Còn bản Đường thi tam bách thủ, Thượng Hải cổ tịch
1999, sầu miên chỉ người đêm buồn rầu không ngủ được. Như vậy các nhà chú giải
đều viết sầu miên chỉ lữ khách buồn rầu không ngủ được. Chính không ngủ được lữ
khách mới nghe thấy và cảm nhận những điều hư hư thực thực quanh đây. Nhà thơ
thấy trăng lặn, nghe tiếng quạ kêu, cảm nhận sương phủ đầy trời, thấy cây phong
bên sông, thấy lửa thuyền chài le lói, cảm thức thời cuộc ngoài thành Cô Tô trải
qua bao lớp sóng phế hưng dâu bể, khổ đau của kiếp người. Nhận diện cuộc đời
như lớp ba lan vỗ bờ mãi mãi, như con người nhỏ bé phải đối mặt với nỗi sầu bất
tận, mờ mịt sương giăng của đêm thu. Trương Nhược Hư cảm thức trong Xuân giang
hoa nguyệt dạ: Bạch vân nhất phiến khứ du du/ Thanh phong phố thượng bất thăng
sầu (Một mảnh mây trắng trôi đi dằng dặc không lúc nào nghỉ. Hàng phong xanh
bên bến sông khiến khách buồn không sao kể xiết) cũng dặn lòng mình như thế!
Khung cảnh bài thơ Phong kiều dạ bạc còn vẽ nên nỗi u hoài, nỗi u sầu, nỗi cô
đơn bởi vì nhà thơ cũng là nhà họa sĩ không thể vẽ nên vẻ đẹp đầy đủ nếu thiếu
nỗi buồn (E.M.D’Jakonova). Kawabata cũng nói: “Người lữ khách ưu sầu đi tìm cái
đẹp”.Duy khi tiếng chuông ngân vọng mới xua tan những bến sầu miên
man mà con người vốn nặng mang và giằng níu cho mình một điều gì riêng - nhất.
Phật giáo Tây Tạng tin rằng, khi niệm chú, nhờ sức vang của tiếng chuông mà các
câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm nhẹ vơi nỗi khổ đau của cuộc đời...
Đâu biết rằng tâm hồn thi nhân Trương Kế lúc ấy cũng rẫy đầy phiền não. Chợt
nghe tiếng chuông vọng vang trong đêm thanh vắng như một thông điệp thiết tha gửi
đến nhà thơ hãy quay về một nơi nương tựa(!). Có bài kệ: “Nghe chuông phiền não
nhẹ/ Trí huệ giác ngộ sanh”. Về thỉnh chuông có 4 thời khắc tý ngọ mão dậu.
Có thể dạ bán chung thanh rơi lúc nửa đêm 3 giờ (?). Hay tiếng chuông là tự thỉnh
của lòng mình? Tiếng chuông gióng lên 3 tiếng và kết thúc 2 tiếng hoặc 3
hồi 9 tiếng bắt đầu cho những cuộc hành trì. Số lượng thỉnh chuông thường 18,
36 hoặc 108. Thỉnh 18 tiếng là biểu thị sự thanh lọc của 6 căn (mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý); 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và 6 thức (nhãn, nhĩ,
tỷ, thiệt, thân, ý). Thỉnh 108 tiếng biểu thị nỗ lực của hành giả làm vơi cạn
đi 108 loại phiền não nơi nội tâm (ứng với các con số 12 tháng, 24 tiết khí và
72 thời hậu)...
Tháp chuông chùa Hàn San. Ảnh: Đ.Q
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét