Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020
Huế luận
Có lẽ trong các thành phố của Việt Nam, chỉ xếp sau Hà Nội (Thăng Long), Huế là địa danh đi vào thi ca nhạc họa nhiều hơn cả. Là kinh đô cuối cùng trong thời phong kiến, nhắc về Huế bao giờ cũng là một biển trời hoài niệm.
Có một sự gặp gỡ tương đồng thú vị khi viết về sông Hương trong văn và nhạc, và cả hai tác phẩm đều nổi tiếng. Đó là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa 12 hơn mười năm nay và nhạc sĩ Trần Hữu Pháp với ca khúc lừng danh nhất của ông Dòng sông ai đã đặt tên. Với bài bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là một áng văn giàu chất thơ, tích hợp trong nó cả những kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục, thể hiện sự tài hoa uyên bác của nhà văn. Dòng Hương được miêu tả trong vẻ đẹp đa dạng, lúc thì trữ tình êm ả hiền hòa như một “thiếu nữ dịu dàng duyên dáng”, lúc thì phóng khoáng, man dại, rầm rộ, mãnh liệt như “bản trường ca của rừng già”, có khi dịu dàng và trí tuệ như “người mẹ phù sa”, lúc lại biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, hoặc có khi vui tươi, có khi như một mặt hồ yên tĩnh... Dòng sông trong ca từ của Trần Hữu Pháp cũng là dòng sông chảy theo một chiều dài lịch sử của dân tộc và số phận mỗi cá nhân. Và điều quan trọng là dòng sông ấy luôn in sâu trong tâm hồn người Huế, như thể trở thành một phần máu thịt: Dòng sông ai đã đặt tên. Để người đi nhớ Huế không quên. Xa con sông mang theo nỗi nhớ. Người ở lại tháng năm đợi chờ. Nhiều địa danh khác của Huế cũng đã đi vào văn chương nghệ thuật, mang tính điển hình rất cao, trong đó phải kể đến thôn Vỹ Dạ: Sao anh không về chơi thôn Vỹ?/ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Hàn Mặc Tử), Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn/ Biếc che cần trúc không buồn mà say (Bích Khê).
Huế Tình Yêu Của Tôi - Bảo Yến [Official Audio].
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét