Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020
Trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam
Trào lưu lãng mạn
Trào lưu văn học nghệ thuật lãng mạn được phát triển trước nhất
ở Anh. Chủ nghĩa văn học lãng mạn (romanticism) phát xuất đầu tiên ở Anh và Đức
vào cuối thế kỷ thứ 18 và sau đó lan sang Pháp và những nước khác. Trong văn
chương Anh, chủ nghĩa lãng mạn được thể hiện qua thi ca của William Blake (1),
William Wordsworth (2), Samuel Taylor Coleridge (3), Lord Byron (4), Percy
Bysshe Shelley (5) và John Keats (6). Những vần thi ca mơ mộng của Blake không
phải lúc nào cũng dễ hiểu vì nhà thơ sáng tạo ra những huyền thoại riêng để diễn
tả tư tưởng của mình. Thơ ông biểu lộ sự tưởng tượng đầy nghệ thuật dạt dào sức
sống. Byron là thi sĩ nhiều màu sắc nhất của trào lưu văn chương lãng mạn Anh.
Thơ Byron có lúc dữ dội, có khi lại mềm mại nhưng luôn luôn nhấn mạnh đến chủ
điểm là con người phải được tư do lựa chọn lối sống của mình. Shelley không chỉ
là một thi sĩ lãng mạn mà còn là nhà thơ tình vĩ đại của văn học Anh.
Keats, với nhiều lối thi ca khác nhau, hướng vào sự vui thích, sung sướng trước
cái đẹp của nhân loại, buồn rầu với những đau khổ không thể tránh được xảy đến
cho con người. Thơ ông là nhịp cầu giữa thế giới sụp đổ với thế giới vĩnh cửu.
Coleridge cùng Wordsworth mở đầu trào lưu văn chương lãng mạn ở Anh và cũng là
của thế giới bằng thi tập Lyrical Ballads xuất bản năm 1798. Thi phẩm này gồm
đa số thơ của Wordsworth nhưng trong đó có bài thơ bất hủ The Rime of the
Ancient Mariner của Coleridge là một thành tựu lớn nhất của nền văn chương Anh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét