Khi bóng chiều đổ xuống...
(Nhân đọc bài thơ "Dì tôi" của Ninh Đức Hậu)Dì tôiBàn tay run rẩy bàn tay
Lơ thơ vài sợi tóc mây lâu rồi
Mặt nhăn nheo da đồi mồi
Bàn chân chầm chậm… Dì tôi… bóng chiều
Bóng chiều đổ xuống liêu xiêu
Đổ vào gày guộc bao nhiêu nỗi đời
Mấy mươi năm không tiếng cười
Nước mắt chảy ngược tận nơi đáy lòng
Một thời thắt đáy lưng ong
Tóc xanh da trắng má hồng môi hoa
Trường Sơn hăm hở đi xa
Đạn bom sương khói nhạt nhòa tuổi xanh…
Rừng già sống chết mong manh
Cắm vào năm tháng mà thành cây khô
Chập chờn trong những giấc mơ
Lời thề hẹn ước người xưa xa vời…
Vào ra cùng với ngậm ngùi
Lẻ loi một bóng dì tôi chòng chành
Vàng khô cái lá mong manh
Phất phơ vào gió đầu cành đợi buông.
(NINH ĐỨC HẬU)
Lời bình của MAI THỊ HỒNG QUẾ
Sau cuộc hành trình đuổi theo sự cách tân của các thể thơ hiện
đại, bị cuốn vào những vòng xoáy phức tạp không giới hạn của hình thức thơ ca,
tôi muốn tìm về một khoảng bình yên quen thuộc: lục bát truyền thống. Lục bát vẫn
giản dị, chân thành như chính những nỗi niềm được giãi bày trong thơ. Và dường
như có một sự liên quan không nhỏ giữa thể thơ giàu tình cảm này với tính cách
của những chủ thể sáng tạo. Tôi nhận ra điều đó khi đọc thơ lục bát của nhà thơ
đồng hương, nhà thơ Ninh Đức Hậu.
Thơ lục bát của nhà thơ Ninh Đức Hậu, có một mảng lớn dành
cho gia đình, với chân dung của những người thân thiết và ký thác vào đó tình cảm
trước hết là của cháu con, sau đó đến tình người với người trong cõi nhân sinh
Từng rưng rưng xúc cảm khi đọc bài thơ viết về người mẹ có đứa
con hi sinh trong chiến trận, mùa nào năm nào cũng ngồi “bấm đốt ngón tay”, đọc
đến “Dì tôi”, tôi chợt nhận ra, Ninh Đức Hậu có một “thế giới” những câu chuyện
kể thời hậu chiến, những câu chuyện mà với thế hệ chúng tôi đã trở nên xa lơ xa
lắc. Chỉ có những người từng có một tuổi thơ “chiến trận” như anh, gắn bó với
những con người mang vết đau hậu chiến mới có thể dễ dàng đồng cảm đến vậy. Với
chúng tôi, hình ảnh một người phụ nữ lớn tuổi nào đó, như “dì” gặp ở ngoài đời,
cũng chỉ là những bà già cô độc, còn với những người từng trải như nhà thơ, anh
hiểu được đằng sau dáng vẻ “lẻ loi một bóng” ấy là cả một cuộc đời, với những
hy sinh, mất mát, những yêu thương, mỏi mòn đợi chờ.
Bài thơ “Dì tôi” có năm khổ thơ, mỗi khổ bốn câu như một bài
tứ tuyệt xinh xắn. Tứ thơ kết nối là hình ảnh người dì với run rẩy, nhăn nheo,
chầm chậm… của dáng vẻ bề ngoài với chồng chất nỗi buồn thương trong cõi
lòng sâu thẳm. Đó cũng là sự kết nối giữ bà già lẻ loi, đơn côi chiếc
lá vàng sắp rụng với người thiếu nữ da trắng tóc xanh thủa nào. Nhìn dì hiện tại
có đứa con cháu nào lại không thấy xót xa: “Bàn tay run rẩy bàn tay/ Lơ
thơ vài sợi tóc mây lâu rồi/ Mặt nhăn nheo da đồi mồi/ Bàn chân chầm
chậm… Dì tôi… bóng chiều”.Chiều đông
Ảnh: ĐỒNG TIỆP KHẮC
Chiều đông
Ảnh: ĐỒNG TIỆP KHẮC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét