Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020
Làng quê trong Thơ mới 1932-1945
Trong lịch sử thi ca Việt Nam, làng quê là một nguồn cảm hứng
lớn. Ca dao, thơ trung đại đã có nhiều bài xuất sắc về đề tài này. Ở mỗi thời kỳ,
đề tài làng quê đều có tác giả, tác phẩm đặc sắc. Nhưng có thể nói, chỉ đến Thơ
mới trở đi, thơ làng quê mới thực sự phong phú như chưa từng có. Mảng sáng tác
này có một khối lượng tác phẩm khá lớn. Theo thống kê của chúng tôi (dựa vào bộ
tuyển tập: Thơ mới 1932-1945, Tác giả và tác phẩm do Lại Nguyên Ân sưu tầm và
biên soạn, NXB Hội nhà văn, H, 1999 - đây là công trình được coi là tập hợp đầy
đủ và nghiêm túc nhất về Thơ mới hiện nay) thì số bài viết về làng quê là 426/
1075 chiếm 39,62%. Con số này chỉ có giá trị tương đối song có thể tham khảo và
cho phép chúng ta hình dung về số lượng tương đối lớn của mảng sáng tác này.
Trong số đó, không ít bài được xem như kiệt tác. Đây là bộ phận thi ca quy tụ
được một đội ngũ tác giả đông đảo. Hầu như không có thi sĩ Thơ mới nào không viết
một đôi bài, một đôi câu, thường vào loại hay nhất của mình về làng quê. Trong
đội ngũ sáng tác đông đảo ấy, có nhóm tả chân chuyên về đề tài này: Bàng Bá
Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ... Nguyễn Bính - một trong những tên tuổi lớn nhất của
Thơ mới - được coi là nhà thơ "chân quê", với hồn thơ "quê
mùa". Một số nhà thơ khác tuy không chuyên hẳn về làng quê nhưng cảm hứng
quê hương có vị trí quan trọng trong sự nghiệp của họ. Mỗi người đều có một
chùm thơ làng quê rất đặc sắc: Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Tế Hanh... Sự phong phú của
mảng sáng tác này còn được thể hiện cả về nội dung cụ thể, về các khuynh hướng
thẩm mỹ, các phong cách, bút pháp thơ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét