Câu chuyện dòng sông 1
Chương 1: Tất Đạt
Cạnh những con thuyền, dưới ánh nắng ven sông, trong bóng cây cổ thụ và trong khu rừng vàng nhạt, Tất Đạt, người con trai Bà La Môn đĩnh ngộ ấy đang lớn lên cùng bạn chàng là Thiện Hữu. Nắng nhuộm màu “bồ quân” đôi vai thon đẹp khi chàng tắm lễ “thánh tẩy”. Mắt chàng thoáng những nét trầm tư mỗi lúc chàng dạo chơi trong khu rừng xoài, khi nghe mẹ hát, trong những buổi học với cha, hay khi chuyện trò cùng những người thức giả. Tất Đạt từ lâu đã sớm dự phần trong các cuộc đàm luận của những bậc tri thức, thường tranh biện với Thiện Hữu và cùng bạn thực tập suy tư quán tưởng. Chàng có thể đọc tiếng “Om”* trong im lặng – nói tiếng ấy trong tâm khi thở vào và thở ra, với tất cả tâm hồn, vầng trán chàng chói ngời tia sáng trí tuệ.
Cha chàng rất sung sướng vì con thông minh và khát khao hiểu biết. Ông tin tưởng chàng sẽ lớn lên thành một học giả, một mục sư, một hoàng tử trong giới Bà La Môn.
Mẹ chàng đầy kiêu hãnh khi nhìn con đi, đứng, khoẻ mạnh, xinh đẹp, dẻo dai. Tất Đạt chào mẹ với một dáng điệu nho nhã.
Và mỗi khi Tất Đạt dạo bước qua phố phường, với vầng trán cao, đôi mắt vương giả, dáng điệu thanh tao, thì những cô gái Bà La Môn bỗng nghe lòng rộn lên một niềm yêu thương rào rạt.
Thiện Hữu bạn chàng, con một người Bà La Môn, yêu chàng hơn ai hết. Chàng yêu đôi mắt và giọng nói trong trẻo của Tất Đạt. Chàng yêu dáng đi của Tất Đạt, cử động của chàng. Chàng yêu tất cả những điều Tất Đạt làm và nói, và trên tất cả, chàng yêu kiến thức của Tất Đạt, những tư tưởng đẹp đẽ và đầy nhiệt tình, ý chí mạnh mẽ và thiên tính cao vời của chàng. Thiện Hữu biết rằng chàng trai kia sẽ không trở thành một người Bà La Môn tầm thường, một người hành lễ tế thần biếng nhác, một kẻ ham nói phù chú, một người hùng biện khoác lác, một mục sư xảo quyệt, hay chỉ một con chiên ngoan ngớ ngẩn giữa đàn chiên đông. Không, và chính chàng, Thiện Hữu cũng không muốn trở thành một Bà La Môn như trăm ngàn Bà La Môn khác. Chàng muốn theo Tất Đạt, con người khả ái tuyệt vời kia. Vì nếu Tất Đạt có ngày trở thành một vị chúa tể, nếu có một ngày chàng bước vào cõi quang minh, thì lúc ấy Thiện Hữu muốn theo chàng như bạn chàng, như người tôi tớ của chàng, như cái bóng của chàng.
Mọi người đều yêu quí Tất Đạt như thế. Chàng làm cho họ vui vẻ hạnh phúc. Nhưng chính chàng, Tất Đạt, lại không hạnh phúc. Lúc lang thang dọc những con đường hồng trong vườn, khi ngồi trầm tư trong bóng xanh nhạt của cụm rừng, khi rửa đôi chân trong buổi thánh tẩy với tư thái đầy trang nghiêm, đâu đâu chàng cũng được mọi người quí trọng và là nguồn vui cho tất cả. Tuy thế thâm tâm chàng lại không được yên vui. Mộng ảo và những suy tư khắc khoải dồn vào tâm tưởng chàng từ khúc sông cuồn cuộn, từ những vì sao lấp lánh, từ ánh mặt trời chan hoà. Mộng tưởng và vọng động xâm chiếm chàng, dâng lên từ làn khói của những cuộc tế thần, phát ra từ những thánh thi tuôn tràn từ những giáo lý của các vị Bà La Môn.
Tất Đạt bắt đầu thấy những hạt giống khổ đau trong chàng. Chàng bắt đầu cảm thấy tình thương của song thân cũng như tình thương của Thiện Hữu không thể cho chàng hạnh phúc bình an, không thể thoả mãn chàng. Chàng bắt đầu ngờ rằng phụ thân đáng kính của chàng và các sư phụ khác, những vị Bà La Môn thông thái đã truyền hết cho chàng những tri kiến của họ rồi, tất cả kiến thức của họ đã trút vào túi khôn của chàng rồi. Nhưng túi khôn không đầy, trí năng chàng không thoả mãn, linh hồn chàng không bình yên và con tim không an nghỉ. Nước tịnh thuỷ tắm hàng ngày thật tốt, nhưng đây cũng chỉ là nước, không thể rửa sạch tội lỗi, không làm vơi bớt khổ đau của tâm hồn. Những cuộc tế thần và khấn nguyện cùng Thượng đế thật là tuyệt diệu, nhưng đấy phải chăng là tất cả... Và thần linh ấy là gì... Có phải thật là đấng sáng tạo ra thế giới... Không phải rằng linh hồn duy nhất đã tạo ra vũ trụ hay sao... Và thần linh phải chăng là những hình thái được tạo dựng như tôi và người, những sinh vật phù du... Và như thế phải chăng rất nên dâng lễ cho các thần linh... Và ta phải dâng cúng lễ vật cho ai nữa, phải kính nể ai nữa nếu không phải thần linh. Linh hồn duy nhất... Và linh hồn ở đâu, trái tim bất diệt ở đâu, nếu không phải Tự ngã, trong phần thâm sâu, bất diệt mà mỗi người đều mang sẵn... Nhưng đâu là Tự ngã ấy, phần thâm sâu ấy... Đấy không phải là thịt xương, cũng không phải tư tưởng hay ý thức. Những người trí thức đều dạy chàng như thế. Vậy thì nó ở đâu... Đi tìm Tự ngã, Linh hồn ấy, có nơi nào khác đáng đặt chân không... Không ai chỉ đường, vì không ai biết, từ cha chàng, thầy chàng, những bậc thức giả cho đến những bài thánh thi. Những người Bà La Môn và những thánh kinh của họ biết hết về mọi sự, họ đã đi sâu vào mọi vấn đề - sự tạo thiên lập địa, nguồn gốc của ngôn ngữ, thức ăn, hơi thở vào, thở ra, sự sắp đặt của những giác quan, hành động của những thần linh. Họ thông thạo vô số vấn đề - nhưng có bỏ công không, nếu họ không thấu hiểu vấn đề quan trọng độc nhất...
Nhiều câu thơ của thánh kinh nhất là Áo Nghĩa Thư – có nói về cái thâm sâu ấy. Kinh chép rằng: “Linh hồn mi là cả vũ trụ”. Khi một người ngủ, người ấy đi vào trong phần thâm sâu của mình va an trú trong linh hồn. Những câu thơ này chứa đựng một trí tuệ tuyệt diệu, mọi hiểu biết của thánh hiền đã diễn tả đầy trong ngôn ngữ diễm lệ, trong trẻo như mật hoa mà những con ong hút được. Không, vốn liếng tri thức to tát ấy, đã được bao thế hệ kế tiếp của những người hiền triết Bà La Môn kết tập duy trì, không thể nào dễ khinh thường. Nhưng đâu là những người Bà La Môn, mục sư, hiền triết đã thành công – không những trong sự nắm vững được tri thức sâu xa nhất này mà còn trong sự chứng nghiệm tri thức ấy... Đâu là người đã được điểm đạo để có thể, khi đạt đến linh hồn trong giấc ngủ, giữ linh hồn ấy lại trong trí thức, trong đời sống, khắp nơi, trong ngôn ngữ và hành động hàng ngày... Tất Đạt quen biết rất nhiều vị Bà La Môn đáng kính, nhất là cha chàng, một người thánh thiện, thông thái và được quí trọng. Cha chàng thật đáng kính phục với phong độ trầm tĩnh uy nghi. Ông sống một đời sống tốt đẹp, lời nói thì khôn ngoan, tư tưởng thì thanh cao, tế nhị - nhưng cả đến ông ta, người biết nhiều như thế, ông ta sống có hạnh phúc chăng... Có được bình an chăng... Ông ta lại không là người không ngớt tìm kiếm đó sao... Ông lại không liên tục tìm đến nguồn với cơn khát không bao giờ được thoả mãn, đến những cuộc tế thần, hay tìm đến sách vở và những cuộc luận đàm của dòng Bà La Môn đấy hay sao... Tại sao cha, người không có lỗi lầm ấy, phải rửa sạch tội lỗi và ráng sức tẩy mình mỗi ngày... Thế thì linh hồn không có ở trong cha hay sao... Nguồn suối không có sẵn trong chính tâm ông sao... Người ta phải tìm thấy nguồn ở ngay trong tự thân mình, phải chiếm hữu nó. Mọi việc làm khác đều là mò mẫm sai lầm.
Đấy là những suy tư của Tất Đạt, nỗi khát khao của chàng, nỗi sầu muộn của chàng.
Chàng nhẩm lại với mình những lời trong quyển thánh kinh: “Thật ra tên của Đại ngã là chân lý. Thật vậy, ai biết điều này sẽ đi vào thế giới thần tiên mỗi ngày”. Thế giới thần tiên ấy có vẻ như gần, nhưng chưa bao giờ chàng hoàn toàn đạt đến nó thật sự, chưa bao giờ chàng thoả mãn được nỗi khát khao to lớn nhất. Và trong số những bậc hiền triết mà chàng quen biết và nghiền ngẫm lời dạy, cũng không có một ai hoàn toàn đạt đến cõi ấy - thế giới thần tiên. Không một ai giải thích được niềm khát khao tối hậu.
- Thiện Hữu, Tất Đạt nói với bạn, bạn hãy đi cùng tôi lại cây bàng kia. Chúng ta hãy tập thiền quán.
Họ đến cây bàng và ngồi cách nhau hai chục bước. Khi chàng ngồi, sẵn sàng đọc chữ “Om”, Tất Đạt lẩm nhẩm đọc câu thơ: “Om là chiếc cung, mà tên là linh hồn. Thượng đế, là đích mũi tên. Ở đó người nhắm đến không lay chuyển”.
Khi giờ tập toạ thiền ấy đã qua, Thiện Hữu đứng dậy. Trời đã về chiều. Ấy là giờ thánh tẩy buổi chiều. Thiện Hữu gọi tên bạn, nhưng Tất Đạt không trả lời. Chàng ngồi đăm chiêu, đôi mắt chú mục như hướng về một cõi xa xăm, đầu lưỡi hơi lộ ra giữa hai hàm răng bầu biếc. Chàng không có vẻ như đang hô hấp; chàng ngồi như thể mất hút trong quán tưởng, nghĩ “Om”, linh hồn như mũi tên hướng về Đại ngã, Thượng đế.
Một ngày kia, vài vị Sa Môn đi qua thành phố của Tất Đạt. Là những người khổ hạnh lang thang, họ gồm ba người đã gầy mòn, không già không trẻ, đôi vai đầy bụi và rướm máu, gần như trần trụi, thân thể rám nắng, họ có vẻ cô đơn lạ lùng và tương phản với thế giới loài người. Xung quanh họ bao phủ một làn không khí của lòng say mê tận tuỵ và xã kỷ không chút tiếc thương.
Chiều ấy sau giờ quán tưởng, Tất Đạt nói với bạn: “Ngày mai tôi sẽ đi theo những vị Sa Môn. Tất Đạt sẽ trở thành Sa Môn như họ”. Thiện Hữu choáng váng khi nghe những lời nói ấy và đọc niềm cương quyết trên nét mặt cương nghị của bạn, một niềm cương quyết không chuyển hướng tợ mũi tên phóng khỏi tầm cung. Khi nhìn nét mặt bạn, Thiện Hữu nhận rõ ngay giờ đã đến; Tất Đạt sắp bước lên đường chọn lựa; định mệnh chàng bắt đầu ló dạng và cùng với định mệnh Tất Đạt, định mệnh Thiện Hữu cũng theo cùng. Và mặt Thiện Hữu bỗng tái xanh như tàu lá, chàng kêu lên:
- Ồ! Tất Đạt! Liệu phụ thân anh có cho phép chăng...
Tất Đạt nhìn bạn như một người tỉnh giấc. Nhanh như chớp chàng đọc thấu tâm can bạn, nỗi lo âu, lòng tùng phục.
- Đừng phí lời, Thiện Hữu – Chàng khẽ nói. Ngày mai, lúc rạng đông tôi sẽ bắt đầu đời sống Sa Môn. Chúng ta đừng thảo luận chuyện ấy nữa.
Tất Đạt bước vào phòng khi cha đang ngồi trên một tấm đệm. Chàng tiến đến sau lưng cha và đứng lặng cho đến khi cha biết có chàng.
- Con đấy ư, Tất Đạt... Ông hỏi. Cứ nói lên cho cha nghe những gì con đang nghĩ.
- Thưa cha, nếu cha cho phép, con đến thưa cha rằng con muốn rời nhà ngày mai, để đi theo những người khổ hạnh. Con muốn trở thành một vị Sa Môn. Con tin rằng cha sẽ không ngăn cản.
Người hiền triết Bà La Môn lặng im rất lâu, lâu quá đến nỗi khi những vì sao đã lạc qua song cửa nhỏ và chuyển hướng, sự im lặng trong gian phòng mới được đánh tan. Người con đứng lặng, hai vòng tay khép chặt. Người cha cũng bất động ngồi trên chiếc thảm. Những ngôi sao băng qua nền trời. Rồi ông bảo:
- Không lẽ cha, một người tu đạo lại thốt lời giận dữ hùng hổ, nhưng cha rất bất bình. Cha không muốn con lặp lại lời xin ấy một lần nữa.
Bậc hiền nhân từ từ đứng lên. Tất Đạt vẫn khoanh tay đứng lặng.
- Tại sao còn đợi đấy... Cha chàng hỏi.
- Cha cũng hiểu tại sao rồi. Chàng đáp.
Người cha rời phòng, bất mãn và đi nằm.
Khi đã một giờ trôi qua không ngủ được, vị hiền nhân đứng dậy, đi bách bộ ra khỏi nhà. Ông nhìn qua cửa sổ nhỏ và thấy Tất Đạt vẫn đứng khoanh tay bất động. Ông có thể thấy chiếc áo nhạt của chàng thấp thoáng. Tâm hồn bất an, người cha trở về giường nằm. Một giờ nữa lại trôi qua, ông không ngủ được, lại trở dậy đi bách bộ, ra khỏi nhà và thấy trăng đã lên. Ông nhìn qua cửa sổ. Tất Đạt còn đứng đấy bất động, vòng tay vẫn khép; mảnh trăng chiếu sáng trên chân chàng. Người cha đi ngủ, lòng xao xuyến.
Một giờ sau ông trở ra và hai giờ sau ra lại, nhìn qua cửa sổ thấy Tất Đạt vẫn còn đứng đó trong ánh trăng, trong ánh sao, trong đêm tối. Ông yên lặng trở lại hàng giờ, và vẫn thấy Tất Đạt đứng đấy bất động. Lòng ông tràn ngập giận, lo, sợ và buồn.
Vào giờ cuối đêm, trước bình minh, người cha trở lại, đi vào phòng và thấy đứa con niên thiếu vẫn còn đứng.
Ông trông thấy dáng chàng cao xa lạ với mình. Ông gọi:
- Này Tất Đạt, sao con còn đợi kia...
- Cha đã biết tại sao.
- Con có đợi được đến mai, trưa, chiều hay không...
- Con sẽ đứng và đợi.
- Con sẽ mệt mỏi, Tất Đạt...
- Con không mệt mỏi.
- Con sẽ buồn ngủ, Tất Đạt...
- Con sẽ không buồn ngủ.
- Con sẽ chết, Tất Đạt...
- Con sẽ chết.
- Và con thà chết còn hơn là nghe lời cha con...
- Con luôn luôn nghe lời cha.
- Vậy thì con hãy bỏ ý định của con đi...
- Con sẽ làm những gì cha dạy bảo.
Ánh sáng đầu tiên của ngày lan vào phòng. Người Bà La Môn trông thấy hai đầu gối của Tất Đạt run nhẹ, nhưng gương mặt chàng bình thản, đôi mắt nhìn vô tận. Người cha nhận ra rằng Tất Đạt không thể ở lại với mình lâu hơn - rằng Tất Đạt sắp rời bỏ mình. Ông đặt tay lên vai Tất Đạt và bảo:
- Con sẽ đi vào rừng làm thầy Sa Môn. Nếu con tìm thấy hạnh phúc trong rừng sâu, hãy trở về và chỉ lại cho ta. Nếu con thấy đấy chỉ là ảo tưởng, hãy trở về, và chúng ta sẽ lại cúng tế các thần linh. Bây giờ hãy hôn mẹ con và thưa lại cho mẹ hay nơi con đến. Còn ta đã đến giờ ra sông làm lễ thánh tẩy.
Ông buông vai Tất Đạt và ra đi. Tất Đạt lảo đảo bước. Chàng cố gượng cúi chào cha và tìm mẹ theo lời cha dặn.
Khi Tất Đạt rời châu thành yên tĩnh đang say ngủ vào lúc rạng đông với đôi chân tê cóng, một bóng người âm thầm xuất hiện từ căn lều cuối cùng và theo dõi chàng. Đó là Thiện Hữu. Tất Đạt mỉm cười.
- Bạn đến đấy à!
- Tôi vừa đến. Thiện Hữu trả lời.
Cạnh những con thuyền, dưới ánh nắng ven sông, trong bóng cây cổ thụ và trong khu rừng vàng nhạt, Tất Đạt, người con trai Bà La Môn đĩnh ngộ ấy đang lớn lên cùng bạn chàng là Thiện Hữu. Nắng nhuộm màu “bồ quân” đôi vai thon đẹp khi chàng tắm lễ “thánh tẩy”. Mắt chàng thoáng những nét trầm tư mỗi lúc chàng dạo chơi trong khu rừng xoài, khi nghe mẹ hát, trong những buổi học với cha, hay khi chuyện trò cùng những người thức giả. Tất Đạt từ lâu đã sớm dự phần trong các cuộc đàm luận của những bậc tri thức, thường tranh biện với Thiện Hữu và cùng bạn thực tập suy tư quán tưởng. Chàng có thể đọc tiếng “Om”* trong im lặng – nói tiếng ấy trong tâm khi thở vào và thở ra, với tất cả tâm hồn, vầng trán chàng chói ngời tia sáng trí tuệ.
Cha chàng rất sung sướng vì con thông minh và khát khao hiểu biết. Ông tin tưởng chàng sẽ lớn lên thành một học giả, một mục sư, một hoàng tử trong giới Bà La Môn.
Mẹ chàng đầy kiêu hãnh khi nhìn con đi, đứng, khoẻ mạnh, xinh đẹp, dẻo dai. Tất Đạt chào mẹ với một dáng điệu nho nhã.
Và mỗi khi Tất Đạt dạo bước qua phố phường, với vầng trán cao, đôi mắt vương giả, dáng điệu thanh tao, thì những cô gái Bà La Môn bỗng nghe lòng rộn lên một niềm yêu thương rào rạt.
Thiện Hữu bạn chàng, con một người Bà La Môn, yêu chàng hơn ai hết. Chàng yêu đôi mắt và giọng nói trong trẻo của Tất Đạt. Chàng yêu dáng đi của Tất Đạt, cử động của chàng. Chàng yêu tất cả những điều Tất Đạt làm và nói, và trên tất cả, chàng yêu kiến thức của Tất Đạt, những tư tưởng đẹp đẽ và đầy nhiệt tình, ý chí mạnh mẽ và thiên tính cao vời của chàng. Thiện Hữu biết rằng chàng trai kia sẽ không trở thành một người Bà La Môn tầm thường, một người hành lễ tế thần biếng nhác, một kẻ ham nói phù chú, một người hùng biện khoác lác, một mục sư xảo quyệt, hay chỉ một con chiên ngoan ngớ ngẩn giữa đàn chiên đông. Không, và chính chàng, Thiện Hữu cũng không muốn trở thành một Bà La Môn như trăm ngàn Bà La Môn khác. Chàng muốn theo Tất Đạt, con người khả ái tuyệt vời kia. Vì nếu Tất Đạt có ngày trở thành một vị chúa tể, nếu có một ngày chàng bước vào cõi quang minh, thì lúc ấy Thiện Hữu muốn theo chàng như bạn chàng, như người tôi tớ của chàng, như cái bóng của chàng.
Mọi người đều yêu quí Tất Đạt như thế. Chàng làm cho họ vui vẻ hạnh phúc. Nhưng chính chàng, Tất Đạt, lại không hạnh phúc. Lúc lang thang dọc những con đường hồng trong vườn, khi ngồi trầm tư trong bóng xanh nhạt của cụm rừng, khi rửa đôi chân trong buổi thánh tẩy với tư thái đầy trang nghiêm, đâu đâu chàng cũng được mọi người quí trọng và là nguồn vui cho tất cả. Tuy thế thâm tâm chàng lại không được yên vui. Mộng ảo và những suy tư khắc khoải dồn vào tâm tưởng chàng từ khúc sông cuồn cuộn, từ những vì sao lấp lánh, từ ánh mặt trời chan hoà. Mộng tưởng và vọng động xâm chiếm chàng, dâng lên từ làn khói của những cuộc tế thần, phát ra từ những thánh thi tuôn tràn từ những giáo lý của các vị Bà La Môn.
Tất Đạt bắt đầu thấy những hạt giống khổ đau trong chàng. Chàng bắt đầu cảm thấy tình thương của song thân cũng như tình thương của Thiện Hữu không thể cho chàng hạnh phúc bình an, không thể thoả mãn chàng. Chàng bắt đầu ngờ rằng phụ thân đáng kính của chàng và các sư phụ khác, những vị Bà La Môn thông thái đã truyền hết cho chàng những tri kiến của họ rồi, tất cả kiến thức của họ đã trút vào túi khôn của chàng rồi. Nhưng túi khôn không đầy, trí năng chàng không thoả mãn, linh hồn chàng không bình yên và con tim không an nghỉ. Nước tịnh thuỷ tắm hàng ngày thật tốt, nhưng đây cũng chỉ là nước, không thể rửa sạch tội lỗi, không làm vơi bớt khổ đau của tâm hồn. Những cuộc tế thần và khấn nguyện cùng Thượng đế thật là tuyệt diệu, nhưng đấy phải chăng là tất cả... Và thần linh ấy là gì... Có phải thật là đấng sáng tạo ra thế giới... Không phải rằng linh hồn duy nhất đã tạo ra vũ trụ hay sao... Và thần linh phải chăng là những hình thái được tạo dựng như tôi và người, những sinh vật phù du... Và như thế phải chăng rất nên dâng lễ cho các thần linh... Và ta phải dâng cúng lễ vật cho ai nữa, phải kính nể ai nữa nếu không phải thần linh. Linh hồn duy nhất... Và linh hồn ở đâu, trái tim bất diệt ở đâu, nếu không phải Tự ngã, trong phần thâm sâu, bất diệt mà mỗi người đều mang sẵn... Nhưng đâu là Tự ngã ấy, phần thâm sâu ấy... Đấy không phải là thịt xương, cũng không phải tư tưởng hay ý thức. Những người trí thức đều dạy chàng như thế. Vậy thì nó ở đâu... Đi tìm Tự ngã, Linh hồn ấy, có nơi nào khác đáng đặt chân không... Không ai chỉ đường, vì không ai biết, từ cha chàng, thầy chàng, những bậc thức giả cho đến những bài thánh thi. Những người Bà La Môn và những thánh kinh của họ biết hết về mọi sự, họ đã đi sâu vào mọi vấn đề - sự tạo thiên lập địa, nguồn gốc của ngôn ngữ, thức ăn, hơi thở vào, thở ra, sự sắp đặt của những giác quan, hành động của những thần linh. Họ thông thạo vô số vấn đề - nhưng có bỏ công không, nếu họ không thấu hiểu vấn đề quan trọng độc nhất...
Nhiều câu thơ của thánh kinh nhất là Áo Nghĩa Thư – có nói về cái thâm sâu ấy. Kinh chép rằng: “Linh hồn mi là cả vũ trụ”. Khi một người ngủ, người ấy đi vào trong phần thâm sâu của mình va an trú trong linh hồn. Những câu thơ này chứa đựng một trí tuệ tuyệt diệu, mọi hiểu biết của thánh hiền đã diễn tả đầy trong ngôn ngữ diễm lệ, trong trẻo như mật hoa mà những con ong hút được. Không, vốn liếng tri thức to tát ấy, đã được bao thế hệ kế tiếp của những người hiền triết Bà La Môn kết tập duy trì, không thể nào dễ khinh thường. Nhưng đâu là những người Bà La Môn, mục sư, hiền triết đã thành công – không những trong sự nắm vững được tri thức sâu xa nhất này mà còn trong sự chứng nghiệm tri thức ấy... Đâu là người đã được điểm đạo để có thể, khi đạt đến linh hồn trong giấc ngủ, giữ linh hồn ấy lại trong trí thức, trong đời sống, khắp nơi, trong ngôn ngữ và hành động hàng ngày... Tất Đạt quen biết rất nhiều vị Bà La Môn đáng kính, nhất là cha chàng, một người thánh thiện, thông thái và được quí trọng. Cha chàng thật đáng kính phục với phong độ trầm tĩnh uy nghi. Ông sống một đời sống tốt đẹp, lời nói thì khôn ngoan, tư tưởng thì thanh cao, tế nhị - nhưng cả đến ông ta, người biết nhiều như thế, ông ta sống có hạnh phúc chăng... Có được bình an chăng... Ông ta lại không là người không ngớt tìm kiếm đó sao... Ông lại không liên tục tìm đến nguồn với cơn khát không bao giờ được thoả mãn, đến những cuộc tế thần, hay tìm đến sách vở và những cuộc luận đàm của dòng Bà La Môn đấy hay sao... Tại sao cha, người không có lỗi lầm ấy, phải rửa sạch tội lỗi và ráng sức tẩy mình mỗi ngày... Thế thì linh hồn không có ở trong cha hay sao... Nguồn suối không có sẵn trong chính tâm ông sao... Người ta phải tìm thấy nguồn ở ngay trong tự thân mình, phải chiếm hữu nó. Mọi việc làm khác đều là mò mẫm sai lầm.
Đấy là những suy tư của Tất Đạt, nỗi khát khao của chàng, nỗi sầu muộn của chàng.
Chàng nhẩm lại với mình những lời trong quyển thánh kinh: “Thật ra tên của Đại ngã là chân lý. Thật vậy, ai biết điều này sẽ đi vào thế giới thần tiên mỗi ngày”. Thế giới thần tiên ấy có vẻ như gần, nhưng chưa bao giờ chàng hoàn toàn đạt đến nó thật sự, chưa bao giờ chàng thoả mãn được nỗi khát khao to lớn nhất. Và trong số những bậc hiền triết mà chàng quen biết và nghiền ngẫm lời dạy, cũng không có một ai hoàn toàn đạt đến cõi ấy - thế giới thần tiên. Không một ai giải thích được niềm khát khao tối hậu.
- Thiện Hữu, Tất Đạt nói với bạn, bạn hãy đi cùng tôi lại cây bàng kia. Chúng ta hãy tập thiền quán.
Họ đến cây bàng và ngồi cách nhau hai chục bước. Khi chàng ngồi, sẵn sàng đọc chữ “Om”, Tất Đạt lẩm nhẩm đọc câu thơ: “Om là chiếc cung, mà tên là linh hồn. Thượng đế, là đích mũi tên. Ở đó người nhắm đến không lay chuyển”.
Khi giờ tập toạ thiền ấy đã qua, Thiện Hữu đứng dậy. Trời đã về chiều. Ấy là giờ thánh tẩy buổi chiều. Thiện Hữu gọi tên bạn, nhưng Tất Đạt không trả lời. Chàng ngồi đăm chiêu, đôi mắt chú mục như hướng về một cõi xa xăm, đầu lưỡi hơi lộ ra giữa hai hàm răng bầu biếc. Chàng không có vẻ như đang hô hấp; chàng ngồi như thể mất hút trong quán tưởng, nghĩ “Om”, linh hồn như mũi tên hướng về Đại ngã, Thượng đế.
Một ngày kia, vài vị Sa Môn đi qua thành phố của Tất Đạt. Là những người khổ hạnh lang thang, họ gồm ba người đã gầy mòn, không già không trẻ, đôi vai đầy bụi và rướm máu, gần như trần trụi, thân thể rám nắng, họ có vẻ cô đơn lạ lùng và tương phản với thế giới loài người. Xung quanh họ bao phủ một làn không khí của lòng say mê tận tuỵ và xã kỷ không chút tiếc thương.
Chiều ấy sau giờ quán tưởng, Tất Đạt nói với bạn: “Ngày mai tôi sẽ đi theo những vị Sa Môn. Tất Đạt sẽ trở thành Sa Môn như họ”. Thiện Hữu choáng váng khi nghe những lời nói ấy và đọc niềm cương quyết trên nét mặt cương nghị của bạn, một niềm cương quyết không chuyển hướng tợ mũi tên phóng khỏi tầm cung. Khi nhìn nét mặt bạn, Thiện Hữu nhận rõ ngay giờ đã đến; Tất Đạt sắp bước lên đường chọn lựa; định mệnh chàng bắt đầu ló dạng và cùng với định mệnh Tất Đạt, định mệnh Thiện Hữu cũng theo cùng. Và mặt Thiện Hữu bỗng tái xanh như tàu lá, chàng kêu lên:
- Ồ! Tất Đạt! Liệu phụ thân anh có cho phép chăng...
Tất Đạt nhìn bạn như một người tỉnh giấc. Nhanh như chớp chàng đọc thấu tâm can bạn, nỗi lo âu, lòng tùng phục.
- Đừng phí lời, Thiện Hữu – Chàng khẽ nói. Ngày mai, lúc rạng đông tôi sẽ bắt đầu đời sống Sa Môn. Chúng ta đừng thảo luận chuyện ấy nữa.
Tất Đạt bước vào phòng khi cha đang ngồi trên một tấm đệm. Chàng tiến đến sau lưng cha và đứng lặng cho đến khi cha biết có chàng.
- Con đấy ư, Tất Đạt... Ông hỏi. Cứ nói lên cho cha nghe những gì con đang nghĩ.
- Thưa cha, nếu cha cho phép, con đến thưa cha rằng con muốn rời nhà ngày mai, để đi theo những người khổ hạnh. Con muốn trở thành một vị Sa Môn. Con tin rằng cha sẽ không ngăn cản.
Người hiền triết Bà La Môn lặng im rất lâu, lâu quá đến nỗi khi những vì sao đã lạc qua song cửa nhỏ và chuyển hướng, sự im lặng trong gian phòng mới được đánh tan. Người con đứng lặng, hai vòng tay khép chặt. Người cha cũng bất động ngồi trên chiếc thảm. Những ngôi sao băng qua nền trời. Rồi ông bảo:
- Không lẽ cha, một người tu đạo lại thốt lời giận dữ hùng hổ, nhưng cha rất bất bình. Cha không muốn con lặp lại lời xin ấy một lần nữa.
Bậc hiền nhân từ từ đứng lên. Tất Đạt vẫn khoanh tay đứng lặng.
- Tại sao còn đợi đấy... Cha chàng hỏi.
- Cha cũng hiểu tại sao rồi. Chàng đáp.
Người cha rời phòng, bất mãn và đi nằm.
Khi đã một giờ trôi qua không ngủ được, vị hiền nhân đứng dậy, đi bách bộ ra khỏi nhà. Ông nhìn qua cửa sổ nhỏ và thấy Tất Đạt vẫn đứng khoanh tay bất động. Ông có thể thấy chiếc áo nhạt của chàng thấp thoáng. Tâm hồn bất an, người cha trở về giường nằm. Một giờ nữa lại trôi qua, ông không ngủ được, lại trở dậy đi bách bộ, ra khỏi nhà và thấy trăng đã lên. Ông nhìn qua cửa sổ. Tất Đạt còn đứng đấy bất động, vòng tay vẫn khép; mảnh trăng chiếu sáng trên chân chàng. Người cha đi ngủ, lòng xao xuyến.
Một giờ sau ông trở ra và hai giờ sau ra lại, nhìn qua cửa sổ thấy Tất Đạt vẫn còn đứng đó trong ánh trăng, trong ánh sao, trong đêm tối. Ông yên lặng trở lại hàng giờ, và vẫn thấy Tất Đạt đứng đấy bất động. Lòng ông tràn ngập giận, lo, sợ và buồn.
Vào giờ cuối đêm, trước bình minh, người cha trở lại, đi vào phòng và thấy đứa con niên thiếu vẫn còn đứng.
Ông trông thấy dáng chàng cao xa lạ với mình. Ông gọi:
- Này Tất Đạt, sao con còn đợi kia...
- Cha đã biết tại sao.
- Con có đợi được đến mai, trưa, chiều hay không...
- Con sẽ đứng và đợi.
- Con sẽ mệt mỏi, Tất Đạt...
- Con không mệt mỏi.
- Con sẽ buồn ngủ, Tất Đạt...
- Con sẽ không buồn ngủ.
- Con sẽ chết, Tất Đạt...
- Con sẽ chết.
- Và con thà chết còn hơn là nghe lời cha con...
- Con luôn luôn nghe lời cha.
- Vậy thì con hãy bỏ ý định của con đi...
- Con sẽ làm những gì cha dạy bảo.
Ánh sáng đầu tiên của ngày lan vào phòng. Người Bà La Môn trông thấy hai đầu gối của Tất Đạt run nhẹ, nhưng gương mặt chàng bình thản, đôi mắt nhìn vô tận. Người cha nhận ra rằng Tất Đạt không thể ở lại với mình lâu hơn - rằng Tất Đạt sắp rời bỏ mình. Ông đặt tay lên vai Tất Đạt và bảo:
- Con sẽ đi vào rừng làm thầy Sa Môn. Nếu con tìm thấy hạnh phúc trong rừng sâu, hãy trở về và chỉ lại cho ta. Nếu con thấy đấy chỉ là ảo tưởng, hãy trở về, và chúng ta sẽ lại cúng tế các thần linh. Bây giờ hãy hôn mẹ con và thưa lại cho mẹ hay nơi con đến. Còn ta đã đến giờ ra sông làm lễ thánh tẩy.
Ông buông vai Tất Đạt và ra đi. Tất Đạt lảo đảo bước. Chàng cố gượng cúi chào cha và tìm mẹ theo lời cha dặn.
Khi Tất Đạt rời châu thành yên tĩnh đang say ngủ vào lúc rạng đông với đôi chân tê cóng, một bóng người âm thầm xuất hiện từ căn lều cuối cùng và theo dõi chàng. Đó là Thiện Hữu. Tất Đạt mỉm cười.
- Bạn đến đấy à!
- Tôi vừa đến. Thiện Hữu trả lời.
Chương 2: Đoàn Sa Môn
Chiều hôm đó gặp các vị Sa Môn và xin gia nhập đoàn thể. Các vị Sa Môn chấp nhận. Tất Đạt cho một người Bà La Môn nghèo khổ gặp trên đường quần áo của mình và chỉ giữ lại chiếc áo cừu và chiếc áo khoác rách vai màu đất. Chàng chỉ ăn mỗi ngày một bữa và không bao giờ nấu đồ ăn. Chàng nhịn mười bốn ngày - Rồi hai mươi tám ngày. Trên bắp chân và trên má, thịt biến đi đâu mất. Những giấc mơ lạ phản chiếu trên đôi mắt lớn của chàng. Móng tay chàng mọc dài trên đầu những ngón gầy, và một chòm râu khô cứng xuất hiện dưới cằm. Cái nhìn của chàng trở nên lạnh giá khi tiếp xúc với đàn bà, đôi môi mím lại một vẻ khinh thường khi chàng đi qua phố thị có đông người ăn mặc xa hoa. Chàng nhìn những thương gia buôn bán, các ông hoàng đi săn, những người tang chế khóc người chết, những người kỹ nữ bán thân, các bác sĩ săn sóc bệnh, những tình nhân đang tình tự, những người mẹ đang vỗ về con. Và tất cả không đáng một cái nhìn thoáng qua, tất cả đều lừa dối: hạnh phúc và sắc đẹp đều là ảo ảnh của giác quan - tất cả đều đưa về huỷ diệt. Thế gian đượm vị đắng cay. Cuộc đời là nỗi đau khổ.
Tất Đạt chỉ có một mục đích duy nhất là trở thành trầm tĩnh. Không khao khát, không ham muốn, không mộng mị, không vui và không buồn. Để cho cái ngã tiêu diệt – không còn ngã nữa, chứng nghiệm được sự bình an của một tâm hồn tịch mịch, chứng nghiệm tâm linh thuần tuý. Đó là mục đích của chàng. Khi cái ngã bị nhiếp phục và huỷ diệt, khi mọi đam mê và dục vọng bị lắng xuống, thì thực thể thâm cùng phải biểu lộ - không còn ngã nữa, nhưng là một cái gì huyền nhiệm cao vời. Tất Đạt đứng lặng im trong ánh nắng dữ dội, vừa đau rát vừa khát cháy, và đứng cho đến khi không còn cảm thấy đau, khát nữa. Chàng đứng lặng im trong mưa, nước từ mái tuôn xuống đôi vai cóng lạnh, xuống bắp vế và hai ống chân. Và người khổ hạnh đứng cho đến khi đôi vai và hai chân hết giá buốt, cho đến khi chúng hết cảm giác, bất động. Chàng lặng lẽ ngồi trên gai nhọn. Máu nhỏ giọt từ làn da quằn quại của chàng, ung nhọt thành hình, và Tất Đạt vẫn bất động, kiên cố, cho đến khi máu ngừng chảy, cho đến khi hết nghe châm chích, hết nghe đau đớn.
Tất Đạt ngồi thẳng và tập tiết kiệm hơi thở, cố thở ít lại, nhịn thở. Chàng tập lắng nhịp của tim khi thở vào, tập làm tim đập ít lại – cho đến khi rất ít, rồi không còn nữa. Nhờ vị Sa Môn trọng tuổi nhất dạy bảo, Tất Đạt tập sự quên mình và trầm tư theo những quy luật của Sa Môn. Một con hạc bay qua rừng trúc và Tất Đạt thu nhiếp nó vào tâm, bay qua rừng núi, trở thành con hạc, ăn cá, đói cái đói của hạc, dùng ngôn ngữ hạc và chết cái chết của một con hạc. Một con chồn chết nằm trên bờ cát và hồn của Tất Đạt nhập vào xác nó; chàng trở thành một con chồn chết, nằm trên bãi, bị sình trương, hôi thối, bị báo ăn hết bốn chân, diều hâu rỉa thịt, trở thành một bộ xương, trở thành cát bụi hoà với không khí. Và hồn Tất Đạt trở lại chết, huỷ hoại, thành cát bụi, thực nghiệm vòng khổ đau của một chu kỳ sống. Chàng đợi chờ với một niềm khát khao mới như một người đi săn đứng trên vực thẳm, nơi mà chu trình sống kết liễu, ở đó không cần nguyên nhân và ở đó sự thường tại không đau khổ bắt đầu. Chàng tiêu diệt mọi cảm giác, tiêu diệt ký ức, đi ra khỏi cái ngã của mình dưới trăm nghìn hình hài khác nhau. Chàng quán mình là đá, gỗ, nước. Và sau mỗi lần chàng lại tỉnh dậy, mặt trời hay mặt trăng vẫn chiếu, chàng lại là chính chàng, đi vào chu kỳ sống, khát khao, chiến thắng khát khao, rồi lại có những khát khao mới.
Tất Đạt học hỏi rất nhiều từ các vị Sa Môn, chàng học được nhiều cách thức để diệt ngã. Chàng phiêu du qua các đoạn đường diệt ngã bằng khổ đau, qua đói khát và mệt nhọc. Chàng phiêu lưu qua những con đường diệt ngã bằng trầm tư, bằng gạn lọc khỏi tư tưởng hết mọi hình ảnh. Chàng đã học trải qua những con đường này và những con đường khác. Chàng diệt ngã được một nghìn lần và có những ngày chàng đã sống trong phi ngã. Nhưng mặc dầu những con đường đưa chàng ra khỏi ngã, cuối cùng chúng luôn luôn đưa chàng trở lại ngã. Mặc dầu Tất Đạt rời bỏ ngã một ngàn lần, sống bằng phi ngã trong con vật hay đá, đất, sự trở lại vẫn không thể tránh. Không thể tránh lúc chàng trở lại chính chàng, trong ánh mặt trời hay trong ánh trăng, trong nắng hay dưới mưa, và trở lại Ngã hay Tất Đạt, trở về niềm khắc khoải, về kiếp luân hồi nặng nề.
Cạnh chàng Thiện Hữu sống như cái bóng của chàng; Thiện Hữu cùng phiêu lưu qua con đường của chàng, và cùng làm những cố gắng của chàng. Họ ít trò chuyện riêng với nhau trừ những điều cần thiết về công việc hay thực tập. Một đôi khi họ cùng đi qua các làng khất thực. Một lần Tất Đạt hỏi Thiện Hữu:
- Này Thiện Hữu, anh nghĩ sao... Anh có nghĩ rằng chúng ta đã tiến thêm bước nào chưa... Đã đạt được mục đích của chúng ta chưa...
- Chúng ta đã và đang học tập. Rồi anh sẽ trở thành một Sa Môn cao cả, Tất Đạt. Anh đã học thật là nhanh các bài tập, vị Sa Môn trưởng thường khen anh. Một ngày kia anh sẽ là một bậc thánh, Tất Đạt.
- Không có việc ấy đâu bạn ơi, những điều tôi đã học với các vị Sa Môn cho đến nay, đáng lẽ tôi cũng có thể học mau hơn và dễ dàng hơn trong bất cứ tửu quán nào, trong xóm điếm, với những phu khuân vác và những người cờ bạc.
- Nói đùa chứ. Làm sao anh có thể tập thiền quán, nín thở và thản nhiên trước đói khát, đớn đau với những người vô phúc đó...
Tất Đạt trả lời nhỏ, như nói với chính mình:
- Thiền quán là gì... Bỏ quên tự thân là gì... Nhịn đói là gì... Điều hoà hơi thở là gì... Đó là sự vượt ra ngoài Tự ngã, đó là sự vượt ra ngoài dày vò của Tự ngã trong nhất thời, những viên thuốc tạm bợ chống lại đau khổ và điên đảo cuộc đời: người đánh xe bò cũng dùng lối thoát đó, phương thuốc nhất thời đó khi ông ta uống chén rượu nếp trong quán; ông ta không còn cảm thấy có mình nữa, không còn cảm thấy khổ đau của cuộc đời, và như thế, ông chứng nghiệm sự thoát ly trong chốc lát. Gục trên chén rượu nếp, ông ta biết được cái mà Tất Đạt và Thiện Hữu tìm thấy khi chúng ta thoát khỏi tự thân bằng những tập luyện và sống trong vô ngã.
- Anh nói vậy nhưng anh cũng biết là Tất Đạt không phải là người đánh xe bò và một Sa Môn thì không uống rượu – người uống rượu tất nhiên cũng tìm được thoát ly và an nghỉ, nhưng nó sẽ thức tỉnh trước ảo tưởng và tìm thấy mọi vật như cũ. Nó không thể khôn ngoan, nó không tăng thêm trí thức, nó không trèo cao hơn chút nào.
Tất Đạt trả lời với nụ cười trên nét mặt:
- Tôi không biết – Tôi chưa bao giờ uống rượu. Nhưng tôi chỉ tìm thấy một an ủi ngắn ngủi trong những thực tập về thiền quán của tôi, và tôi thật còn xa vời trí tuệ, giải thoát, như một đứa trẻ còn trong lòng mẹ, và điều này thì Thiện Hữu ơi, tôi biết rõ lắm.
Một dịp khác khi Tất Đạt rời khỏi cánh rừng cùng Thiện Hữu đi khất thực, Tất Đạt bắt đầu trò chuyện và hỏi:
- Này Thiện Hữu. Chúng ta đã đi đúng đường chưa... Chúng ta có tăng thêm tri thức không... Chúng ta đã gần đạt đến giải thoát... Hay chúng ta chỉ đang đi trong những vòng luân hồi – trong lúc chúng ta đang nghĩ cách thoát khỏi...
Thiện Hữu nói:
- Chúng ta đã học nhiều Tất Đạt ạ. Chúng ta không ở mãi trong vòng luân hồi đó, chúng ta đang đi ra ngoài. Con đường là một đường xoáy ốc. Chúng ta vừa trèo xong nhiều bậc rồi.
- Bạn nghĩ vị thầy khả kính của chúng ta chừng bao nhiêu tuổi.
- Tôi nghĩ nhiều nhất là vào khoảng sáu mươi.
- Người đã sáu mươi tuổi và chưa đạt đến Niết Bàn. Người sẽ già bảy mươi, tám mươi và anh với tôi sẽ lớn lên và già như người, tập được nhịn đói và thiền quán, nhưng chúng ta sẽ không đạt đến Niết Bàn, người cũng như chúng ta. Thiện Hữu ơi, tôi tin rằng giữa các Sa Môn, có thể không được ai vào Niết Bàn cả. Chúng ta tìm thấy an ủi, chúng ta học những mánh lới tự lừa dối chúng ta, nhưng điều cốt yếu - Chính Đạo – ta không tìm thấy.
- Đừng nói gở như thế Tất Đạt ơi! Làm sao có thể tin rằng giữa bao nhiêu người học thức, giữa bao nhiêu người Bà La Môn, bao nhiêu Sa Môn xứng đáng và khắc khổ, giữa bao nhiêu người đi tìm, bao nhiêu người hy sinh cho đời sống nội tâm, bao nhiêu người thánh thiện ấy, lại chẳng có ai sẽ tìm ra Chính Đạo...
Tất Đạt vẫn nói bằng một giọng chua chát pha lẫn chút phiền muộn. Có một vẻ gì buồn bã, một vẻ gì dí dỏm trong giọng nói của chàng:
- Thiện Hữu, rồi bạn anh sẽ rời con đường của các Sa Môn mà trên đó nó đã du ngoạn với anh rất lâu. Tôi đau niềm khao khát và trên bước đường Sa Môn dài, niềm khao khát của tôi không hề thuyên giảm. Tôi luôn khao khát hiểu biết và luôn luôn tràn đầy những nghi vấn. Năm này qua năm khác tôi đã đi hỏi các vị Bà La Môn, hỏi những pho kinh thánh. Thiện Hữu ạ, có lẽ đi hỏi một chú lợn rừng hay một chị vượn cũng đáng và cũng thiêng liêng bằng. Tôi đã phí rất nhiều năm tháng nhưng vẫn chưa xong, để học được một điều này là: người ta không học được gì cả. Tôi tin rằng trong bản chất mỗi sự vật, có một cái gì mà chúng ta không thể học được. Thiện Hữu ơi, chỉ có một tri thức ở khắp nơi, là Đại ngã, trong tôi, trong anh và trong mọi sinh vật, và tôi bắt đầu tin rằng tri thức ấy không có một kẻ thù nào nghịch hơn là con người tri thức, hơn sự học.
Đến đây Thiện Hữu dừng lại trên đường, đưa hai tay lên và nói:
- Tất Đạt, đừng làm bạn anh phiền muộn với những câu chuyện như vậy. Thật thế, những lời của anh làm tôi xao động. Hãy suy nghĩ lại, những bài cầu nguyện của chúng ta, sự khả kính của các vị Bà La Môn, sự thiêng liêng của các Sa Môn sẽ có nghĩa gì nếu không có học thức như lời anh nói... Tất Đạt, mọi sự sẽ trở thành gì trên trái đất này, còn cái gì thánh thiện nữa, còn cái gì thiêng liêng và quý giá nữa...
Thiện Hữu lẩm nhẩm một câu thơ, một câu kinh từ Áo Nghĩa Thư, “Kẻ mà linh hồn trong sạch thấm nhuần Đại ngã sẽ hiểu thánh ân không thể diễn tả bằng ngôn từ”. Tất Đạt im lặng. Chàng đắm chìm trong lời thơ mà Thiện Hữu vừa thốt ra.
Phải – chàng đứng cúi đầu suy nghĩ – cái gì còn lại từ tất cả những gì mà chúng ta cho là thiêng liêng... Cái gì còn lại... Cái gì được bảo tồn... Và chàng lắc đầu.
Lúc hai người sống chung với các vị Sa Môn được chừng ba năm và cùng nhau tham dự những buổi thực tập, một hôm, họ bỗng nghe một tiếng đồn từ nhiều nguồn.
Có một người đã xuất hiện, tên là Cồ Đàm, đức Như Lai, đức Phật. Người đã nhiếp phục được nỗi khổ của đời và làm ngưng được con đường sinh tử. Người lang thang khắp xứ để giảng đạo, các đồ đệ vây quanh. Không của cải, nhà cửa, vợ con. Người mặc một cái áo khoác màu vàng của nhà khổ hạnh, vừng trán cao và thánh thiện. Những người Bà La Môn và các hoàng tử nghiêng mình trước Người và trở thành học trò của Người. Tin ấy được đồn đãi ra xa và lan khắp.
Những người Bà La Môn bàn về tin ấy trong thành thị, những Sa Môn bàn trong núi rừng, dần dần đến tai đôi bạn trẻ, có khi nghe hoan nghênh, có khi nghe phỉ báng. Cũng như khi một miền bị bệnh dịch hoành hành, và có một tin đồn rằng có một hiền nhân, một nhà thức giả, có thể dùng lời nói và hơi thở để chữa lành bệnh, khi tin ấy được bàn tán khắp nơi, sẽ có nhiều người ngờ vực, nhiều người đến tìm vị thánh nhân ấy tức khắc, cũng như thế, lời đồn đãi về đấng Cồ Đàm, đức Phật, dòng họ Thích Ca lan khắp xứ. Người có trí tuệ cao vời – người ta bảo: Người nhớ được tiền kiếp, đã đạt đến Niết Bàn và không còn luân hồi sinh tử, không chìm đắm trong dòng hình hài vẩn đục. Nhiều điều kỳ diệu và khó tin được đồn về Người rằng, Người đã làm phép thần thông, đã nhiếp phục được ma quỷ, đã chuyện trò với thần linh. Những đối thủ và những người hoài nghi thì bảo rằng Cồ Đàm ấy chỉ là một người lừa bịp biếng nhác, ông sống xa hoa, khinh thường tế tự, không có học thức và cũng không biết gì về sự tu hành ép xác khổ hạnh.
Tin đồn về đức Phật có mãnh lực gây chú ý, hình như có phép lạ gì trong những lời đồn ấy. Thế giới đang bệnh hoạn, sự sống đầy khổ đau nên đâu đâu dường như cũng loé sáng một niềm hy vọng mới, một sứ giả đem lại vỗ về an lạc, đầy hứa hẹn. Khắp nơi đều có tin đồn về đức Phật. Các thanh niên khắp xứ Ấn Độ lắng nghe, cảm thấy một niềm khát khao hy vọng và trong làng mạc thành thị những người con của các vị Bà La Môn đón tiếp nồng hậu mỗi khi có người lạ mặt mang đến hoặc kẻ hành hương mang tin về đấng Giác Ngộ, đức Thích Ca Mâu Ni.
Tiếng đồn đến tai các vị Sa Môn trong rừng và Tất Đạt, Thiện Hữu nghe mỗi mẩu tin với niềm hy vọng, với nỗi hoài nghi. Họ ít bàn đến tin đồn ấy, vì vị Sa Môn trưởng không tán thành tin kia. Ông đã nghe rằng đức Phật người ta nói đến, ngày xưa đã từng khổ hạnh và sống trong rừng sâu nhưng sau đó trở lại sống xa hoa với lạc thú thế tục và vì thế ông không tin Cồ Đàm.
- Tất Đạt ơi, Thiện Hữu một hôm bảo bạn, sáng nay khi tôi vào làng, một người Bà La Môn đã mời tôi vào nhà, và trong nhà có một người con trai Bà La Môn đã đến từ thành Thất La. Anh ta đã thấy tận mắt đức Phật và nghe Ngài thuyết pháp. Thật tôi đã tràn đầy khát vọng và tôi nghĩ: “Tôi mong sao cả Tất Đạt và tôi được sống đến ngày chúng ta có thể nghe lời dạy từ kim khẩu của đấng Vô Thượng Giác”. Bạn ơi, chúng ta lại không đến đấy hay sao, để nghe chính Ngài chỉ giáo...
Tất Đạt bảo:
- Tôi vẫn tưởng rằng Thiện Hữu sẽ ở lại với những vị Sa Môn. Tôi luôn luôn tin rằng bạn tôi sẽ sống sáu mươi, bảy mươi tuổi mà vẫn còn thực hành những bí quyết của các Sa Môn dạy. Nhưng tôi đã hiểu bạn ít làm sao! Tôi đã chẳng hiểu gì trong thâm tâm bạn cả! Bây giờ, bạn ơi, bạn đã mong mỏi vạch một con đường mới và đi nghe lời Người dạy.
Thiện Hữu nói:
- Anh vẫn thích thú để chế nhạo tôi. Không sao đâu, Tất Đạt. Nhưng chính anh, anh không cảm thấy mong muốn khát khao được nghe lời dạy ấy hay sao... Và chính anh đã không có lần nói với tôi rằng anh không đi theo con đường của những Sa Môn nữa đó sao...
Tất Đạt cười lớn và trong giọng chàng có lẫn vị nửa buồn rầu nửa châm biếm. Chàng bảo:
- Đúng đấy, Thiện Hữu, bạn đã nhớ rất giỏi. Nhưng bạn cũng nên nhớ những điều khác tôi đã nói cùng bạn - rằng tôi trở nên nghi ngờ sự dạy dỗ cũng như học hành và tôi không tin mấy về những lời mà những vị thầy nói ra. Nhưng tốt lắm bạn ơi: tôi cũng sẵn sàng để nghe những lời chỉ giáo mới mẻ mặc dù trong thâm tâm tôi vẫn tin rằng chúng ta đã nếm những quả tốt đẹp nhất của những lời giảng dạy ấy.
Thiện Hữu trả lời:
- Tôi rất sung sướng vì Tất Đạt đã bằng lòng. Nhưng hãy nói cho tôi nghe, làm sao những lời chỉ giáo của Cồ Đàm đã cho ta thấy những quả quí báu nhất khi mà ta chưa nghe lời Người nói.
Tất Đạt bảo Thiện Hữu:
- Hãy thưởng thức trái ngon này và chờ đợi những trái sau. Trái ngon mà ta đã thừa hưởng của Cồ Đàm là sự kiện Ngài đã lôi kéo chúng ta ra khỏi những thầy Sa Môn. Còn có quả nào khác hơn và tốt lành hơn nữa, chúng ta hãy kiên tâm chờ xem.
Cùng hôm đó, Tất Đạt báo tin cho vị Sa Môn trưởng rằng chàng quyết định rời bỏ Người. Chàng nói với vẻ khiêm tốn của một môn đệ trẻ tuổi. Nhưng vị Sa Môn già tức giận khi thấy rằng cả hai người học trò trẻ tuổi muốn bỏ mình, và ông cao giọng rầy mắng họ kịch liệt.
Thiện Hữu ngạc nhiên cực độ nhưng Tất Đạt rỉ tai bạn: “Bây giờ tôi sẽ làm cho ông già thấy rõ rằng tôi đã học được ít nhiều với ông ta”.
Chàng đứng gần vị Sa Môn, tập trung thần trí; chàng nhìn vào đôi mắt của ông lão và dùng nhãn lực xâm chiếm ông ta, thôi miên ông, làm ông câm nín, thu phục ý chí ông và lặng lẽ sai bảo ông ta làm theo ý chàng. Ông già trở nên im lặng, đôi mắt long lên, ý chí kiệt quệ hẳn, cánh tay buông thõng. Ông ta bất lực dưới bùa chú của Tất Đạt. Ý tưởng Tất Đạt nhiếp phục hết ý tưởng của thầy Sa Môn già, ông ta phải làm những gì chàng sai khiến và cứ thế ông cúi đầu nhiều bận, ban phép lành và lẩm bẩm những lời chúc tụng chàng một cuộc hành trình tốt đẹp. Đôi bạn trẻ cám ơn ông ta, đáp lễ và ra đi. Trên đường Thiện Hữu bảo: - Tất Đạt, anh đã học của những thầy Sa Môn nhiều hơn là tôi tưởng. Thôi miên được một vị Sa Môn già rất khó khăn. Quả thật nếu anh ở lại, nhất định anh sẽ học được cách đi trên nước.
- Tôi không muốn được đi trên nước, Tất Đạt bảo – hãy để cho những Sa Môn tự mãn với những bí thuật như vậy.
Chiều hôm đó gặp các vị Sa Môn và xin gia nhập đoàn thể. Các vị Sa Môn chấp nhận. Tất Đạt cho một người Bà La Môn nghèo khổ gặp trên đường quần áo của mình và chỉ giữ lại chiếc áo cừu và chiếc áo khoác rách vai màu đất. Chàng chỉ ăn mỗi ngày một bữa và không bao giờ nấu đồ ăn. Chàng nhịn mười bốn ngày - Rồi hai mươi tám ngày. Trên bắp chân và trên má, thịt biến đi đâu mất. Những giấc mơ lạ phản chiếu trên đôi mắt lớn của chàng. Móng tay chàng mọc dài trên đầu những ngón gầy, và một chòm râu khô cứng xuất hiện dưới cằm. Cái nhìn của chàng trở nên lạnh giá khi tiếp xúc với đàn bà, đôi môi mím lại một vẻ khinh thường khi chàng đi qua phố thị có đông người ăn mặc xa hoa. Chàng nhìn những thương gia buôn bán, các ông hoàng đi săn, những người tang chế khóc người chết, những người kỹ nữ bán thân, các bác sĩ săn sóc bệnh, những tình nhân đang tình tự, những người mẹ đang vỗ về con. Và tất cả không đáng một cái nhìn thoáng qua, tất cả đều lừa dối: hạnh phúc và sắc đẹp đều là ảo ảnh của giác quan - tất cả đều đưa về huỷ diệt. Thế gian đượm vị đắng cay. Cuộc đời là nỗi đau khổ.
Tất Đạt chỉ có một mục đích duy nhất là trở thành trầm tĩnh. Không khao khát, không ham muốn, không mộng mị, không vui và không buồn. Để cho cái ngã tiêu diệt – không còn ngã nữa, chứng nghiệm được sự bình an của một tâm hồn tịch mịch, chứng nghiệm tâm linh thuần tuý. Đó là mục đích của chàng. Khi cái ngã bị nhiếp phục và huỷ diệt, khi mọi đam mê và dục vọng bị lắng xuống, thì thực thể thâm cùng phải biểu lộ - không còn ngã nữa, nhưng là một cái gì huyền nhiệm cao vời. Tất Đạt đứng lặng im trong ánh nắng dữ dội, vừa đau rát vừa khát cháy, và đứng cho đến khi không còn cảm thấy đau, khát nữa. Chàng đứng lặng im trong mưa, nước từ mái tuôn xuống đôi vai cóng lạnh, xuống bắp vế và hai ống chân. Và người khổ hạnh đứng cho đến khi đôi vai và hai chân hết giá buốt, cho đến khi chúng hết cảm giác, bất động. Chàng lặng lẽ ngồi trên gai nhọn. Máu nhỏ giọt từ làn da quằn quại của chàng, ung nhọt thành hình, và Tất Đạt vẫn bất động, kiên cố, cho đến khi máu ngừng chảy, cho đến khi hết nghe châm chích, hết nghe đau đớn.
Tất Đạt ngồi thẳng và tập tiết kiệm hơi thở, cố thở ít lại, nhịn thở. Chàng tập lắng nhịp của tim khi thở vào, tập làm tim đập ít lại – cho đến khi rất ít, rồi không còn nữa. Nhờ vị Sa Môn trọng tuổi nhất dạy bảo, Tất Đạt tập sự quên mình và trầm tư theo những quy luật của Sa Môn. Một con hạc bay qua rừng trúc và Tất Đạt thu nhiếp nó vào tâm, bay qua rừng núi, trở thành con hạc, ăn cá, đói cái đói của hạc, dùng ngôn ngữ hạc và chết cái chết của một con hạc. Một con chồn chết nằm trên bờ cát và hồn của Tất Đạt nhập vào xác nó; chàng trở thành một con chồn chết, nằm trên bãi, bị sình trương, hôi thối, bị báo ăn hết bốn chân, diều hâu rỉa thịt, trở thành một bộ xương, trở thành cát bụi hoà với không khí. Và hồn Tất Đạt trở lại chết, huỷ hoại, thành cát bụi, thực nghiệm vòng khổ đau của một chu kỳ sống. Chàng đợi chờ với một niềm khát khao mới như một người đi săn đứng trên vực thẳm, nơi mà chu trình sống kết liễu, ở đó không cần nguyên nhân và ở đó sự thường tại không đau khổ bắt đầu. Chàng tiêu diệt mọi cảm giác, tiêu diệt ký ức, đi ra khỏi cái ngã của mình dưới trăm nghìn hình hài khác nhau. Chàng quán mình là đá, gỗ, nước. Và sau mỗi lần chàng lại tỉnh dậy, mặt trời hay mặt trăng vẫn chiếu, chàng lại là chính chàng, đi vào chu kỳ sống, khát khao, chiến thắng khát khao, rồi lại có những khát khao mới.
Tất Đạt học hỏi rất nhiều từ các vị Sa Môn, chàng học được nhiều cách thức để diệt ngã. Chàng phiêu du qua các đoạn đường diệt ngã bằng khổ đau, qua đói khát và mệt nhọc. Chàng phiêu lưu qua những con đường diệt ngã bằng trầm tư, bằng gạn lọc khỏi tư tưởng hết mọi hình ảnh. Chàng đã học trải qua những con đường này và những con đường khác. Chàng diệt ngã được một nghìn lần và có những ngày chàng đã sống trong phi ngã. Nhưng mặc dầu những con đường đưa chàng ra khỏi ngã, cuối cùng chúng luôn luôn đưa chàng trở lại ngã. Mặc dầu Tất Đạt rời bỏ ngã một ngàn lần, sống bằng phi ngã trong con vật hay đá, đất, sự trở lại vẫn không thể tránh. Không thể tránh lúc chàng trở lại chính chàng, trong ánh mặt trời hay trong ánh trăng, trong nắng hay dưới mưa, và trở lại Ngã hay Tất Đạt, trở về niềm khắc khoải, về kiếp luân hồi nặng nề.
Cạnh chàng Thiện Hữu sống như cái bóng của chàng; Thiện Hữu cùng phiêu lưu qua con đường của chàng, và cùng làm những cố gắng của chàng. Họ ít trò chuyện riêng với nhau trừ những điều cần thiết về công việc hay thực tập. Một đôi khi họ cùng đi qua các làng khất thực. Một lần Tất Đạt hỏi Thiện Hữu:
- Này Thiện Hữu, anh nghĩ sao... Anh có nghĩ rằng chúng ta đã tiến thêm bước nào chưa... Đã đạt được mục đích của chúng ta chưa...
- Chúng ta đã và đang học tập. Rồi anh sẽ trở thành một Sa Môn cao cả, Tất Đạt. Anh đã học thật là nhanh các bài tập, vị Sa Môn trưởng thường khen anh. Một ngày kia anh sẽ là một bậc thánh, Tất Đạt.
- Không có việc ấy đâu bạn ơi, những điều tôi đã học với các vị Sa Môn cho đến nay, đáng lẽ tôi cũng có thể học mau hơn và dễ dàng hơn trong bất cứ tửu quán nào, trong xóm điếm, với những phu khuân vác và những người cờ bạc.
- Nói đùa chứ. Làm sao anh có thể tập thiền quán, nín thở và thản nhiên trước đói khát, đớn đau với những người vô phúc đó...
Tất Đạt trả lời nhỏ, như nói với chính mình:
- Thiền quán là gì... Bỏ quên tự thân là gì... Nhịn đói là gì... Điều hoà hơi thở là gì... Đó là sự vượt ra ngoài Tự ngã, đó là sự vượt ra ngoài dày vò của Tự ngã trong nhất thời, những viên thuốc tạm bợ chống lại đau khổ và điên đảo cuộc đời: người đánh xe bò cũng dùng lối thoát đó, phương thuốc nhất thời đó khi ông ta uống chén rượu nếp trong quán; ông ta không còn cảm thấy có mình nữa, không còn cảm thấy khổ đau của cuộc đời, và như thế, ông chứng nghiệm sự thoát ly trong chốc lát. Gục trên chén rượu nếp, ông ta biết được cái mà Tất Đạt và Thiện Hữu tìm thấy khi chúng ta thoát khỏi tự thân bằng những tập luyện và sống trong vô ngã.
- Anh nói vậy nhưng anh cũng biết là Tất Đạt không phải là người đánh xe bò và một Sa Môn thì không uống rượu – người uống rượu tất nhiên cũng tìm được thoát ly và an nghỉ, nhưng nó sẽ thức tỉnh trước ảo tưởng và tìm thấy mọi vật như cũ. Nó không thể khôn ngoan, nó không tăng thêm trí thức, nó không trèo cao hơn chút nào.
Tất Đạt trả lời với nụ cười trên nét mặt:
- Tôi không biết – Tôi chưa bao giờ uống rượu. Nhưng tôi chỉ tìm thấy một an ủi ngắn ngủi trong những thực tập về thiền quán của tôi, và tôi thật còn xa vời trí tuệ, giải thoát, như một đứa trẻ còn trong lòng mẹ, và điều này thì Thiện Hữu ơi, tôi biết rõ lắm.
Một dịp khác khi Tất Đạt rời khỏi cánh rừng cùng Thiện Hữu đi khất thực, Tất Đạt bắt đầu trò chuyện và hỏi:
- Này Thiện Hữu. Chúng ta đã đi đúng đường chưa... Chúng ta có tăng thêm tri thức không... Chúng ta đã gần đạt đến giải thoát... Hay chúng ta chỉ đang đi trong những vòng luân hồi – trong lúc chúng ta đang nghĩ cách thoát khỏi...
Thiện Hữu nói:
- Chúng ta đã học nhiều Tất Đạt ạ. Chúng ta không ở mãi trong vòng luân hồi đó, chúng ta đang đi ra ngoài. Con đường là một đường xoáy ốc. Chúng ta vừa trèo xong nhiều bậc rồi.
- Bạn nghĩ vị thầy khả kính của chúng ta chừng bao nhiêu tuổi.
- Tôi nghĩ nhiều nhất là vào khoảng sáu mươi.
- Người đã sáu mươi tuổi và chưa đạt đến Niết Bàn. Người sẽ già bảy mươi, tám mươi và anh với tôi sẽ lớn lên và già như người, tập được nhịn đói và thiền quán, nhưng chúng ta sẽ không đạt đến Niết Bàn, người cũng như chúng ta. Thiện Hữu ơi, tôi tin rằng giữa các Sa Môn, có thể không được ai vào Niết Bàn cả. Chúng ta tìm thấy an ủi, chúng ta học những mánh lới tự lừa dối chúng ta, nhưng điều cốt yếu - Chính Đạo – ta không tìm thấy.
- Đừng nói gở như thế Tất Đạt ơi! Làm sao có thể tin rằng giữa bao nhiêu người học thức, giữa bao nhiêu người Bà La Môn, bao nhiêu Sa Môn xứng đáng và khắc khổ, giữa bao nhiêu người đi tìm, bao nhiêu người hy sinh cho đời sống nội tâm, bao nhiêu người thánh thiện ấy, lại chẳng có ai sẽ tìm ra Chính Đạo...
Tất Đạt vẫn nói bằng một giọng chua chát pha lẫn chút phiền muộn. Có một vẻ gì buồn bã, một vẻ gì dí dỏm trong giọng nói của chàng:
- Thiện Hữu, rồi bạn anh sẽ rời con đường của các Sa Môn mà trên đó nó đã du ngoạn với anh rất lâu. Tôi đau niềm khao khát và trên bước đường Sa Môn dài, niềm khao khát của tôi không hề thuyên giảm. Tôi luôn khao khát hiểu biết và luôn luôn tràn đầy những nghi vấn. Năm này qua năm khác tôi đã đi hỏi các vị Bà La Môn, hỏi những pho kinh thánh. Thiện Hữu ạ, có lẽ đi hỏi một chú lợn rừng hay một chị vượn cũng đáng và cũng thiêng liêng bằng. Tôi đã phí rất nhiều năm tháng nhưng vẫn chưa xong, để học được một điều này là: người ta không học được gì cả. Tôi tin rằng trong bản chất mỗi sự vật, có một cái gì mà chúng ta không thể học được. Thiện Hữu ơi, chỉ có một tri thức ở khắp nơi, là Đại ngã, trong tôi, trong anh và trong mọi sinh vật, và tôi bắt đầu tin rằng tri thức ấy không có một kẻ thù nào nghịch hơn là con người tri thức, hơn sự học.
Đến đây Thiện Hữu dừng lại trên đường, đưa hai tay lên và nói:
- Tất Đạt, đừng làm bạn anh phiền muộn với những câu chuyện như vậy. Thật thế, những lời của anh làm tôi xao động. Hãy suy nghĩ lại, những bài cầu nguyện của chúng ta, sự khả kính của các vị Bà La Môn, sự thiêng liêng của các Sa Môn sẽ có nghĩa gì nếu không có học thức như lời anh nói... Tất Đạt, mọi sự sẽ trở thành gì trên trái đất này, còn cái gì thánh thiện nữa, còn cái gì thiêng liêng và quý giá nữa...
Thiện Hữu lẩm nhẩm một câu thơ, một câu kinh từ Áo Nghĩa Thư, “Kẻ mà linh hồn trong sạch thấm nhuần Đại ngã sẽ hiểu thánh ân không thể diễn tả bằng ngôn từ”. Tất Đạt im lặng. Chàng đắm chìm trong lời thơ mà Thiện Hữu vừa thốt ra.
Phải – chàng đứng cúi đầu suy nghĩ – cái gì còn lại từ tất cả những gì mà chúng ta cho là thiêng liêng... Cái gì còn lại... Cái gì được bảo tồn... Và chàng lắc đầu.
Lúc hai người sống chung với các vị Sa Môn được chừng ba năm và cùng nhau tham dự những buổi thực tập, một hôm, họ bỗng nghe một tiếng đồn từ nhiều nguồn.
Có một người đã xuất hiện, tên là Cồ Đàm, đức Như Lai, đức Phật. Người đã nhiếp phục được nỗi khổ của đời và làm ngưng được con đường sinh tử. Người lang thang khắp xứ để giảng đạo, các đồ đệ vây quanh. Không của cải, nhà cửa, vợ con. Người mặc một cái áo khoác màu vàng của nhà khổ hạnh, vừng trán cao và thánh thiện. Những người Bà La Môn và các hoàng tử nghiêng mình trước Người và trở thành học trò của Người. Tin ấy được đồn đãi ra xa và lan khắp.
Những người Bà La Môn bàn về tin ấy trong thành thị, những Sa Môn bàn trong núi rừng, dần dần đến tai đôi bạn trẻ, có khi nghe hoan nghênh, có khi nghe phỉ báng. Cũng như khi một miền bị bệnh dịch hoành hành, và có một tin đồn rằng có một hiền nhân, một nhà thức giả, có thể dùng lời nói và hơi thở để chữa lành bệnh, khi tin ấy được bàn tán khắp nơi, sẽ có nhiều người ngờ vực, nhiều người đến tìm vị thánh nhân ấy tức khắc, cũng như thế, lời đồn đãi về đấng Cồ Đàm, đức Phật, dòng họ Thích Ca lan khắp xứ. Người có trí tuệ cao vời – người ta bảo: Người nhớ được tiền kiếp, đã đạt đến Niết Bàn và không còn luân hồi sinh tử, không chìm đắm trong dòng hình hài vẩn đục. Nhiều điều kỳ diệu và khó tin được đồn về Người rằng, Người đã làm phép thần thông, đã nhiếp phục được ma quỷ, đã chuyện trò với thần linh. Những đối thủ và những người hoài nghi thì bảo rằng Cồ Đàm ấy chỉ là một người lừa bịp biếng nhác, ông sống xa hoa, khinh thường tế tự, không có học thức và cũng không biết gì về sự tu hành ép xác khổ hạnh.
Tin đồn về đức Phật có mãnh lực gây chú ý, hình như có phép lạ gì trong những lời đồn ấy. Thế giới đang bệnh hoạn, sự sống đầy khổ đau nên đâu đâu dường như cũng loé sáng một niềm hy vọng mới, một sứ giả đem lại vỗ về an lạc, đầy hứa hẹn. Khắp nơi đều có tin đồn về đức Phật. Các thanh niên khắp xứ Ấn Độ lắng nghe, cảm thấy một niềm khát khao hy vọng và trong làng mạc thành thị những người con của các vị Bà La Môn đón tiếp nồng hậu mỗi khi có người lạ mặt mang đến hoặc kẻ hành hương mang tin về đấng Giác Ngộ, đức Thích Ca Mâu Ni.
Tiếng đồn đến tai các vị Sa Môn trong rừng và Tất Đạt, Thiện Hữu nghe mỗi mẩu tin với niềm hy vọng, với nỗi hoài nghi. Họ ít bàn đến tin đồn ấy, vì vị Sa Môn trưởng không tán thành tin kia. Ông đã nghe rằng đức Phật người ta nói đến, ngày xưa đã từng khổ hạnh và sống trong rừng sâu nhưng sau đó trở lại sống xa hoa với lạc thú thế tục và vì thế ông không tin Cồ Đàm.
- Tất Đạt ơi, Thiện Hữu một hôm bảo bạn, sáng nay khi tôi vào làng, một người Bà La Môn đã mời tôi vào nhà, và trong nhà có một người con trai Bà La Môn đã đến từ thành Thất La. Anh ta đã thấy tận mắt đức Phật và nghe Ngài thuyết pháp. Thật tôi đã tràn đầy khát vọng và tôi nghĩ: “Tôi mong sao cả Tất Đạt và tôi được sống đến ngày chúng ta có thể nghe lời dạy từ kim khẩu của đấng Vô Thượng Giác”. Bạn ơi, chúng ta lại không đến đấy hay sao, để nghe chính Ngài chỉ giáo...
Tất Đạt bảo:
- Tôi vẫn tưởng rằng Thiện Hữu sẽ ở lại với những vị Sa Môn. Tôi luôn luôn tin rằng bạn tôi sẽ sống sáu mươi, bảy mươi tuổi mà vẫn còn thực hành những bí quyết của các Sa Môn dạy. Nhưng tôi đã hiểu bạn ít làm sao! Tôi đã chẳng hiểu gì trong thâm tâm bạn cả! Bây giờ, bạn ơi, bạn đã mong mỏi vạch một con đường mới và đi nghe lời Người dạy.
Thiện Hữu nói:
- Anh vẫn thích thú để chế nhạo tôi. Không sao đâu, Tất Đạt. Nhưng chính anh, anh không cảm thấy mong muốn khát khao được nghe lời dạy ấy hay sao... Và chính anh đã không có lần nói với tôi rằng anh không đi theo con đường của những Sa Môn nữa đó sao...
Tất Đạt cười lớn và trong giọng chàng có lẫn vị nửa buồn rầu nửa châm biếm. Chàng bảo:
- Đúng đấy, Thiện Hữu, bạn đã nhớ rất giỏi. Nhưng bạn cũng nên nhớ những điều khác tôi đã nói cùng bạn - rằng tôi trở nên nghi ngờ sự dạy dỗ cũng như học hành và tôi không tin mấy về những lời mà những vị thầy nói ra. Nhưng tốt lắm bạn ơi: tôi cũng sẵn sàng để nghe những lời chỉ giáo mới mẻ mặc dù trong thâm tâm tôi vẫn tin rằng chúng ta đã nếm những quả tốt đẹp nhất của những lời giảng dạy ấy.
Thiện Hữu trả lời:
- Tôi rất sung sướng vì Tất Đạt đã bằng lòng. Nhưng hãy nói cho tôi nghe, làm sao những lời chỉ giáo của Cồ Đàm đã cho ta thấy những quả quí báu nhất khi mà ta chưa nghe lời Người nói.
Tất Đạt bảo Thiện Hữu:
- Hãy thưởng thức trái ngon này và chờ đợi những trái sau. Trái ngon mà ta đã thừa hưởng của Cồ Đàm là sự kiện Ngài đã lôi kéo chúng ta ra khỏi những thầy Sa Môn. Còn có quả nào khác hơn và tốt lành hơn nữa, chúng ta hãy kiên tâm chờ xem.
Cùng hôm đó, Tất Đạt báo tin cho vị Sa Môn trưởng rằng chàng quyết định rời bỏ Người. Chàng nói với vẻ khiêm tốn của một môn đệ trẻ tuổi. Nhưng vị Sa Môn già tức giận khi thấy rằng cả hai người học trò trẻ tuổi muốn bỏ mình, và ông cao giọng rầy mắng họ kịch liệt.
Thiện Hữu ngạc nhiên cực độ nhưng Tất Đạt rỉ tai bạn: “Bây giờ tôi sẽ làm cho ông già thấy rõ rằng tôi đã học được ít nhiều với ông ta”.
Chàng đứng gần vị Sa Môn, tập trung thần trí; chàng nhìn vào đôi mắt của ông lão và dùng nhãn lực xâm chiếm ông ta, thôi miên ông, làm ông câm nín, thu phục ý chí ông và lặng lẽ sai bảo ông ta làm theo ý chàng. Ông già trở nên im lặng, đôi mắt long lên, ý chí kiệt quệ hẳn, cánh tay buông thõng. Ông ta bất lực dưới bùa chú của Tất Đạt. Ý tưởng Tất Đạt nhiếp phục hết ý tưởng của thầy Sa Môn già, ông ta phải làm những gì chàng sai khiến và cứ thế ông cúi đầu nhiều bận, ban phép lành và lẩm bẩm những lời chúc tụng chàng một cuộc hành trình tốt đẹp. Đôi bạn trẻ cám ơn ông ta, đáp lễ và ra đi. Trên đường Thiện Hữu bảo: - Tất Đạt, anh đã học của những thầy Sa Môn nhiều hơn là tôi tưởng. Thôi miên được một vị Sa Môn già rất khó khăn. Quả thật nếu anh ở lại, nhất định anh sẽ học được cách đi trên nước.
- Tôi không muốn được đi trên nước, Tất Đạt bảo – hãy để cho những Sa Môn tự mãn với những bí thuật như vậy.
Chương 3: Cồ Đàm
Trong thành Thất La, mọi trẻ con đều biết đến đức Phật Đại Giác và mọi nhà sẵn sàng đồ cúng dường sử dụng, để đổ vào bình bát của những đồ đệ Ngài lặng lẽ đi khất thực. Gần thành phố có chỗ ưa thích của đức Cồ Đàm, rừng Lộc Uyển mà thương gia giàu có tên Cấp Cô Độc, một cư sĩ đã tận tuỵ cúng dường Ngài. Hai bạn trẻ khổ hạnh, khi đi tìm chỗ ở của đức Cồ Đàm đã được chỉ đến vùng này; và khi họ đến Thất La lặng lẽ khất thực trước cửa nhà đầu tiên, thức ăn liền được dâng cúng. Họ chia nhau thực phẩm, Tất Đạt hỏi người đàn bà cúng dường:
- Thưa bà, chúng tôi rất muốn biết đức Phật, đấng Giác Ngộ hiện đang ở đâu... Chúng tôi là Sa Môn từ rừng núi xuống và muốn đi gặp đấng Giác Ngộ để nghe những lời dạy từ miệng Ngài thốt ra.
Người đàn bà nói: “Các ngài đã đến đúng chỗ, thưa các vị Sa Môn hạ sơn. Đấng Giác Ngộ hiện đang ở rừng Lộc Uyển. Các ngài có thể ngủ lại ở đấy, hỡi quí vị khất sĩ, vì có đủ chỗ cho rất đông người đến tụ tập để nghe Ngài chỉ giáo”.
Thiện Hữu sung sướng nói: Thế thì chúng ta đã đến đích và hành trình đã xong. Nhưng hỡi bà mẹ quí, bà có biết đức Phật không... Bà có thấy Ngài tận mắt không...
Người đàn bà đáp:
- Tôi đã thấy đức Giác Ngộ nhiều lần rồi chứ. Nhiều hôm tôi thấy Ngài đi qua những đường phố, lặng lẽ khoác áo vàng, và im lặng chìa bát khất thực trước cửa các nhà rồi trở về với bát đầy.
Thiện Hữu lắng nghe thích thú và muốn hỏi nhiều, nghe nhiều nữa, nhưng Tất Đạt nhắc chàng phải đi. Họ cảm tạ rồi ra đi. Bấy giờ thì không phải hỏi đường nữa, vì có một số đồ đệ của đức Cồ Đàm đang trên đường đi đến vườn Lộc Uyển. Khi họ đến đấy vào đêm, còn có nhiều người tiếp tục đến. Nhiều lời nói nổi lên nhao nhao từ những kẻ đến xin chỗ trọ. Hai thầy Sa Môn nhờ quen đời sống núi rừng nên dễ dàng tìm chỗ nghỉ và ở lại cho đến sáng.
Khi mặt trời lên cao họ ngạc nhiên thấy số lượng khổng lồ những tín đồ và kẻ hiếu kỳ đã ngủ qua đêm tại đây. Những thầy tu vận áo vàng đi bách bộ dọc khắp các con đường nhỏ trong khu rừng thâm u. Lác đác đây đó vài vị ngồi dưới bóng cây, mài miệt trầm tư hoặc luận đàm đạo lý. Khu vườn rợp bóng trông như một thành phố đầy ong chen chúc. Phần đông những tu sĩ ra đi với những bát khất thực để xin thức ăn cho buổi trưa, buổi ăn độc nhất trong ngày. Cả đến đức Phật cũng đi khất thực về ban sáng.
Tất Đạt trông thấy Ngài và nhận ra ngay, như thể một vị thần linh nào đã chỉ cho chàng. Chàng thấy Ngài mang bình bát lặng lẽ rời chỗ ở.
- Kìa! Đấy là đức Phật, Tất Đạt khẽ bảo Thiện Hữu. Thiện Hữu chú mục nhìn vị tu sĩ đắp y vàng, một vị tu sĩ khó mà phân biệt được giữa hàng trăm tu sĩ khác, những Thiện Hữu cũng nhận ra. Phải, đấy chính là đức Phật, và họ đi theo chiêm ngưỡng Ngài.
Đức Phật lặng lẽ đi, dáng đăm chiêu suy nghĩ. Nét mặt bình an của Ngài không sung sướng cũng không buồn khổ. Ngài dường như hiền dịu mỉm cười trong tâm với một nụ cười kín đáo không khác nụ cười của một trẻ thơ khoẻ mạnh. Người bước đi bình an, lặng lẽ. Ngài đắp y và đi bộ giống hệt các vị tỳ kheo khác nhưng nét mặt Ngài cùng bước chân Ngài, cái nhìn xuống trầm lặng và đôi tay buông thả, và mỗi ngón tay Ngài đều nói lên một niềm bình thản đầy đặn, không tìm kiếm gì, không học đòi một cái gì, mỗi ngón tay phản chiếu một sự bình lặng liên tục, một ánh sáng không phai mờ, một niềm bình an bất khả tổn thương.
Cứ thế đức Cồ Đàm đi vào thành thị để khất thực, và hai người Sa Môn nhận ra Ngài chỉ nhờ tư thái tuyệt diệu của Ngài, sắc tướng vắng lặng của Ngài trong đó không có sự kiếm tìm, không có hiện diện của ý chí hay sự gắng công - chỉ thuần ánh sáng và niềm bình thản.
- Hôm nay chúng ta sẽ nghe lời dạy từ chính kim khẩu của Ngài, Thiện Hữu bảo.
Tất Đạt không trả lời. Chàng không thiết tha mấy tới những lời chỉ giáo. Chàng không nghĩ chúng sẽ dạy chàng điều gì mới lạ. Chàng cũng như Thiện Hữu, đã nghe những tinh hoa của Phật pháp dù chỉ nghe những lời tường thuật qua hai ba lần kể. Nhưng chàng nhìn chăm chú vào đầu đức Phật, vào vai Ngài, vào chân, vào bàn tay buông thong thả và chàng tưởng như mỗi đốt tay của Ngài đều chứa đựng tri thức, chúng nói lên, thở ra, tuôn phát ra chân lý. Người này, đức Phật này, quả là một người thánh thiện đến từng đầu ngón tay. Chưa bao giờ Tất Đạt thấy kính trọng một người đến thế, chưa bao giờ chàng thương quí một người đến thế.
Buổi chiều, không khí nóng nực đã giảm và mọi người trong trại đã thức dậy tụ họp, họ nghe Phật thuyết pháp. Họ nghe thấy tiếng Ngài, và tiếng ấy cũng thật tuyệt diệu, lặng lẽ và đầy thanh bình. Ngài nói về Khổ, nguồn gốc của Khổ, cách diệt Khổ. Sự sống là khổ đau, thế giới đầy đau thương, song con đường thoát khổ đã tìm ra. Những người theo đường của đức Phật sẽ được sự cứu rỗi. Đấng Giác Ngộ với một giọng dịu dàng nhưng đoan quyết, Ngài dạy về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo; và cùng với phương pháp dạy thông thường Ngài kiên nhẫn thêm vào những ví dụ và nhắc lại nhiều lần. Lặng lẽ và rõ ràng, giọng Ngài bay đến những thính giả như một ánh sáng, như một vì sao từ thiên giới.
Khi đức Phật đã chấm dứt - trời đã về đêm – nhiều khách hành hương tiến lên xin được gia nhập vào giáo hội, đức Phật nhận lời và bảo:
- Các ngươi đã nghe những lời của Như Lai. Hãy đi theo ta và đi với niềm an lạc, chấm dứt mọi khổ đau.
Thiện Hữu, con người rụt rè, cũng bước lên nói:
- Tôi cũng muốn xin theo đấng Giác Ngộ và lời chỉ giáo của Ngài.
Chàng xin được nhập vào tăng chúng và liền được chấp thuận.
Khi đức Phật đã lui về nghỉ ban đêm, Thiện Hữu quay lại Tất Đạt và nói với vẻ nồng nhiệt:
- Tất Đạt, tôi không quen chỉ trích anh. Chúng ta đều đã nghe đấng Giác Ngộ. Tôi đã lắng nghe lời dạy và đã chấp thuận những lời ấy, nhưng còn bạn, bạn ơi, bạn lại không đặt chân lên con đường giải thoát hay sao... Bạn còn trì hoãn gì nữa! Còn đợi gì nữa sao...
Khi nghe lời Thiện Hữu, Tất Đạt bừng tỉnh như vừa ngủ dậy. Chàng nhìn vào mặt Thiện Hữu một lúc lâu. Rồi chàng nhẹ nhàng bảo - giọng không còn chế giễu:
- Thiện Hữu, bạn ơi, bạn đã bước chân đi và chọn đường, bạn đã luôn luôn là bạn quí của tôi. Thiện Hữu, bạn đã luôn đi sau tôi một bước. Tôi vẫn thường nghĩ: “Thiện Hữu có bao giờ bước một bước mà không cần đến tôi chăng... Một bước đi từ sự tin tưởng vững vàng của chàng... ”. Giờ đây, bạn đã là một người đàn ông và đã chọn con đường riêng của bạn. Ước mong sao bạn sẽ đi đến cùng. Thiện Hữu, ước mong bạn sẽ tìm được giải thoát.
Thiện Hữu vẫn chưa hiểu rõ, lặp lại câu hỏi một cách nóng nảy:
- Nói đi, bạn! Hãy nói rằng bạn cũng sẽ không làm gì khác hơn là nguyện theo gót đức Phật...
Tất Đạt đặt tay lên vai bạn:
- Bạn đã nghe tôi chúc lành cho bạn, hỡi Thiện Hữu. Tôi lặp lại: mong sao cho bạn đi cuộc hành trình cho đến cùng; cho bạn tìm ra giải thoát!
Lúc ấy, Thiện Hữu mới nhận ra rằng bạn chàng đang bỏ chàng. Chàng bắt đầu khóc.
- Ồ Tất Đạt! Thiện Hữu nấc lên.
Tất Đạt dịu dàng bảo:
- Thiện Hữu ơi, đừng quên rằng bây giờ bạn ở vào hàng đệ tử của Phật. Bạn đã khước từ dòng dõi và tài sản, khước từ ý chí riêng, khước từ tình bạn hữu. Đấy là những gì giáo điều giảng dạy, đấy là ý muốn của đấng Giác Ngộ. Đấy cũng là những gì chính lòng bạn muốn. Ngày mai, Thiện Hữu ơi, tôi sẽ rời bạn.
Một lúc lâu, đôi bạn lang thang qua các khu rừng. Họ nằm xuống đất rất lâu nhưng không sao ngủ được. Thiện Hữu gạn hỏi bạn nhiều lần tại sao Tất Đạt không muốn theo lời dạy của đức Phật, chàng đã thấy khuyết điểm gì trong lời dạy ấy, nhưng mỗi lần Tất Đạt đều khoát tay:
- Bạn hãy bình tĩnh, Thiện Hữu. Lời dạy của đấng Giác Ngộ thật chí lý. Làm sao tôi có thể tìm ra khuyết điểm trong ấy...
Sáng sớm, một đồ đệ của đức Phật, một trong những vị tỳ kheo già nhất, đi khắp khu rừng và triệu tập tất cả những đồ đệ mới phát nguyện để khoác cho họ chiếc áo vàng và dặn dò những lời chỉ giáo đầu tiên về phận sự của họ. Khi ấy Thiện Hữu chỉ chạy đến hôn người bạn từ thời thơ ấu và khoác chiếc áo tăng lữ đầu tiên.
Tất Đạt đi lang thang trong khu rừng, để tâm trí trong suy tư. Ở đấy chàng gặp Cồ Đàm, đấng Giác Ngộ, và khi chàng kính cẩn chào Ngài và thấy nét mặt Phật đầy thiện đức và bình an, chàng thu hết can đảm xin phép được nói chuyện cùng Ngài, đấng Giác Ngộ lặng lẽ gật đầu.
Tất Đạt nói:
- Bạch đấng Đại Giác, hôm qua tôi đã hân hạnh được nghe những lời chỉ giáo tuyệt vời của Ngài. Tôi từ xa đến với bạn tôi để nghe Ngài và bây giờ bạn tôi sẽ ở lại với Ngài, bạn đã nguyện theo Ngài. Còn tôi, tôi vẫn lại tiếp tục hành trình.
- Người cứ tự tiện, đấng Giác Ngộ ôn tồn đáp.
Tất Đạt tiếp lời:
- Có lẽ những lời của tôi quá táo bạo nhưng tôi không muốn từ giã đấng Giác Ngộ mà không thành tâm trình bày cùng Ngài những thiển ý của tôi. Ngài có thể nghe tôi hầu chuyện một lúc nữa chăng...
Đức Phật lại lặng lẽ gật đầu.
- Hỡi đấng Giác Ngộ, trước hết tôi rất thán phục những điều Ngài dạy bảo. Mọi sự đều được chứng minh đầy đủ rõ ràng. Ngài trình bày thế giới như một sợi dây xích liên tục không đứt đoạn, một sợi dây bất tuyệt nối liền với nhau bởi nhân và quả. Chưa bao giờ vũ trụ được trình bày rõ ràng như thế, và chứng minh một cách khúc chiết như thế. Chắc hẳn một người Bà La Môn phải giật mình kinh hãi, khi qua những lời giảng dạy của Ngài, họ nhìn thấy một vũ trụ hoàn toàn mật thiết với nhau đến không có một lỗ hổng, trong suốt như pha lê, không phụ thuộc may rủi, không phụ thuộc thần linh. Thế giới tốt hay xấu, sự sống tự nó là đau khổ hay khoái lạc, sự sống bất trắc hay không, điều này không quan trọng nhưng sự nhất thể của thế giới, lẽ tương quan tương liên của mọi sự vật, lớn nhỏ bao gồm nhau, sinh thành bao gồm trong huỷ diệt: những điều Ngài dạy thật sáng lạng và phân minh. Nhưng theo những lời dạy ấy, sự nhất tính và liên tục hợp lý của mọi sự có một chỗ hở. Qua khe hở nhỏ ấy, một cái gì lạ lùng bỗng tuôn trào vào trong thế giới nhất thể này, một cái gì mới mẻ, một cái gì không có ở đấy trước kia và không thể chứng minh hay chứng nghiệm được: ấy là thuyết của Ngài về sự vươn lên trên thế giới, thuyết cứu độ. Với khe hở nhỏ này, chỗ gián đoạn bé bỏng ấy, dù sao, luật vũ trụ duy nhất không tiền khoáng hậu lại bị sụp đổ. Xin Ngài tha thứ nếu tôi đưa ra sự đối chất này.
Đức Cồ Đàm đã lắng nghe, lặng lẽ bất động. Và Ngài cất một giọng nhã nhặn trong sáng:
- Người đã khá nghe những lời giảng dạy, hỡi người thanh niên Bà La Môn, và thật quý hoá người đã nghĩ sâu xa về những lời ấy. Người đã tìm thấy một khuyết điểm. Hãy nghĩ kỹ lại về điều đó. Ta chỉ khuyên người, một người khao khát hiểu biết, hãy tránh xa rừng quan niệm và sự xung đột giữa các danh từ. Quan niệm không có nghĩa gì, chúng có thể đẹp hay xấu, khôn hay dại và bất cứ ai cũng có thể chấp nhận hay bác bỏ. Giáo lý mà người đã nghe, tuy vậy, không phải là quan niệm của ta, và mục đích của nó không phải là để giải thích vũ trụ cho những người ham hiểu biết. Mục đích của nó hoàn toàn khác biệt. Mục đích ấy là giải thoát khỏi khổ đau. Đấy là những gì Cồ Đàm dạy, không gì khác hơn.
- Xin Ngài đừng giận tôi, hỡi đấng Giác Ngộ, người trẻ tuổi nói. Tôi không nói thế để tranh biện với Ngài về danh từ. Ngài rất hợp lý khi dạy rằng quan niệm không có nghĩa lý gì, nhưng xin Ngài cho tôi được nói thêm một lời. Tôi không nghi ngờ rằng Ngài là đức Phật, rằng Ngài đã đạt đến đích cao cả nhất mà người người Bà La Môn và con trai họ đang nỗ lực để đạt đến. Ngài đã đạt được nhờ sự tìm kiếm của riêng Ngài và bằng đường đi của chính Ngài, bằng suy tư, bằng thiền quán, bằng hiểu biết và trí tuệ. Ngài bảo không học được gì từ những lời giảng dạy, và bởi thế, kính bạch đấng Giác Ngộ, tôi nghĩ rằng không ai tìm được giải thoát qua những lời chỉ giáo. Ngài không thể, hỡi đấng Toàn Giác, truyền cho ai bằng danh từ và giáo lý những gì đã đến với Ngài trong giờ Ngài giác ngộ. Lời chỉ giáo của đấng Giác Ngộ bao hàm rất nhiều, dạy rất nhiều, phải sống thế nào, phải tránh điều ác như thế nào. Nhưng có một điều mà giáo lý sáng sủa và giá trị ấy không chứa đựng, ấy là những gì huyền bí mà đấng Giác Ngộ đã chứng nghiệm – Ngài độc nhất giữa hàng trăm nghìn người khác. Chính vì lẽ thế mà tôi phải đi con đường của tôi, không phải để tìm thêm một lý thuyết tốt đẹp hơn, vì tôi biết không có, nhưng để từ bỏ tất cả lý thuyết và thầy dạy, để tự mình đạt đến đích – hay chết. Nhưng tôi sẽ luôn luôn nhớ lại hôm nay, hỡi đấng Toàn Giác, và giờ này, khi mắt tôi được chiêm ngưỡng một bậc thánh nhân.
Mắt của đức Phật hạ thấp xuống, nét mặt khôn dò của Ngài diễn tả một niềm bình an thuần tịnh.
- Ta mong người không lầm trong lối lập luận ấy – Người chậm rãi nói. Mong sao cho người đến đích! Nhưng người hãy nói ta nghe; người đã thấy nhiều bậc thánh thiện tụ họp quanh ta chưa... Những người đệ tử đã quy y theo giáo lý của ta ấy... Hỡi người Sa Môn từ xa đến, người có nghĩ rằng tốt hơn họ nên hồi lại và trở về sự sống thế nhân với dục lạc...
- Tôi không bao giờ nghĩ đến điều đó... Tất Đạt kêu lên. Ước sao cho họ đi đến đích! Mong sao cho họ đều theo lời chỉ giáo! Không phải việc của tôi để đi phê phán cuộc đời khác. Tôi phải phê phán cho chính tôi. Tôi phải lựa chọn và gạt bỏ. Chúng tôi là những Sa Môn tìm kiếm sự giải thoát khỏi bản ngã. Nếu tôi là một trong những đồ đệ của Ngài, tôi sợ rằng đấy chỉ là bề mặt, rằng tôi sẽ tự lừa dối mình là tôi đang bình an và đã giải thoát trong khi thực ra cái ngã vẫn còn tiếp tục sống và tăng trưởng, vì nó sẽ được biến vào trong những lời chỉ giáo của Ngài, trong sự quy y của tôi và lòng thương mến của tôi đối với Ngài và đoàn thể tăng chúng.
Hơi mỉm cười, sắc diện vẫn sáng ngời hào quang, đức Phật thân mật nhìn người khách lạ chăm chăm và Tất Đạt đoán rằng Ngài muốn từ giã chàng.
- Hỡi Sa Môn, ông rất là khôn ngoan, Ngài nói. Ông biết ăn nói khôn khéo lắm, ông bạn. Nhưng hãy cẩn thận trước sự khôn ngoan quá mức.
Đức Phật bỏ đi và cái nhìn của Ngài, nụ cười của Ngài khắc sâu trong ký ức của Tất Đạt mãi mãi. Ta chưa hề thấy một người nhìn, mỉm cười, đi, đứng, ngồi như thế. Tất Đạt tự nhủ: Ta cũng muốn nhìn, cười, đi, đứng như thế, tự tại làm sao, vừa dè dặt, vừa trong sáng hồn nhiên, vừa huyền bí. Một người chỉ nhìn và bước đi như thế một khi họ đã nhiếp phục được Tự ngã. Ta, ta cũng sẽ nhiếp phục được Tự ngã. Ta đã thấy một người, chỉ một người thôi, mà trước người ấy ta phải cúi đầu, – Tất Đạt thầm nghĩ. Ta sẽ không bao giờ cúi đầu trước người nào nữa. Không lời chỉ giáo nào khác sẽ quyến rũ ta được.
Đức Phật đã cướp của ta, Tất Đạt suy nghĩ. Ngài đã cướp của ta, tuy nhiên, Ngài đã cho ta một giá trị khác cao hơn. Ngài đã cướp khỏi tay ta người bạn đã tin tưởng nơi ta mà bây giờ tin theo Ngài, người bạn ấy đã là cái bóng của ta nhưng bây giờ là cái bóng của Cồ Đàm. Nhưng Ngài đã đem lại cho ta chính ta.
Trong thành Thất La, mọi trẻ con đều biết đến đức Phật Đại Giác và mọi nhà sẵn sàng đồ cúng dường sử dụng, để đổ vào bình bát của những đồ đệ Ngài lặng lẽ đi khất thực. Gần thành phố có chỗ ưa thích của đức Cồ Đàm, rừng Lộc Uyển mà thương gia giàu có tên Cấp Cô Độc, một cư sĩ đã tận tuỵ cúng dường Ngài. Hai bạn trẻ khổ hạnh, khi đi tìm chỗ ở của đức Cồ Đàm đã được chỉ đến vùng này; và khi họ đến Thất La lặng lẽ khất thực trước cửa nhà đầu tiên, thức ăn liền được dâng cúng. Họ chia nhau thực phẩm, Tất Đạt hỏi người đàn bà cúng dường:
- Thưa bà, chúng tôi rất muốn biết đức Phật, đấng Giác Ngộ hiện đang ở đâu... Chúng tôi là Sa Môn từ rừng núi xuống và muốn đi gặp đấng Giác Ngộ để nghe những lời dạy từ miệng Ngài thốt ra.
Người đàn bà nói: “Các ngài đã đến đúng chỗ, thưa các vị Sa Môn hạ sơn. Đấng Giác Ngộ hiện đang ở rừng Lộc Uyển. Các ngài có thể ngủ lại ở đấy, hỡi quí vị khất sĩ, vì có đủ chỗ cho rất đông người đến tụ tập để nghe Ngài chỉ giáo”.
Thiện Hữu sung sướng nói: Thế thì chúng ta đã đến đích và hành trình đã xong. Nhưng hỡi bà mẹ quí, bà có biết đức Phật không... Bà có thấy Ngài tận mắt không...
Người đàn bà đáp:
- Tôi đã thấy đức Giác Ngộ nhiều lần rồi chứ. Nhiều hôm tôi thấy Ngài đi qua những đường phố, lặng lẽ khoác áo vàng, và im lặng chìa bát khất thực trước cửa các nhà rồi trở về với bát đầy.
Thiện Hữu lắng nghe thích thú và muốn hỏi nhiều, nghe nhiều nữa, nhưng Tất Đạt nhắc chàng phải đi. Họ cảm tạ rồi ra đi. Bấy giờ thì không phải hỏi đường nữa, vì có một số đồ đệ của đức Cồ Đàm đang trên đường đi đến vườn Lộc Uyển. Khi họ đến đấy vào đêm, còn có nhiều người tiếp tục đến. Nhiều lời nói nổi lên nhao nhao từ những kẻ đến xin chỗ trọ. Hai thầy Sa Môn nhờ quen đời sống núi rừng nên dễ dàng tìm chỗ nghỉ và ở lại cho đến sáng.
Khi mặt trời lên cao họ ngạc nhiên thấy số lượng khổng lồ những tín đồ và kẻ hiếu kỳ đã ngủ qua đêm tại đây. Những thầy tu vận áo vàng đi bách bộ dọc khắp các con đường nhỏ trong khu rừng thâm u. Lác đác đây đó vài vị ngồi dưới bóng cây, mài miệt trầm tư hoặc luận đàm đạo lý. Khu vườn rợp bóng trông như một thành phố đầy ong chen chúc. Phần đông những tu sĩ ra đi với những bát khất thực để xin thức ăn cho buổi trưa, buổi ăn độc nhất trong ngày. Cả đến đức Phật cũng đi khất thực về ban sáng.
Tất Đạt trông thấy Ngài và nhận ra ngay, như thể một vị thần linh nào đã chỉ cho chàng. Chàng thấy Ngài mang bình bát lặng lẽ rời chỗ ở.
- Kìa! Đấy là đức Phật, Tất Đạt khẽ bảo Thiện Hữu. Thiện Hữu chú mục nhìn vị tu sĩ đắp y vàng, một vị tu sĩ khó mà phân biệt được giữa hàng trăm tu sĩ khác, những Thiện Hữu cũng nhận ra. Phải, đấy chính là đức Phật, và họ đi theo chiêm ngưỡng Ngài.
Đức Phật lặng lẽ đi, dáng đăm chiêu suy nghĩ. Nét mặt bình an của Ngài không sung sướng cũng không buồn khổ. Ngài dường như hiền dịu mỉm cười trong tâm với một nụ cười kín đáo không khác nụ cười của một trẻ thơ khoẻ mạnh. Người bước đi bình an, lặng lẽ. Ngài đắp y và đi bộ giống hệt các vị tỳ kheo khác nhưng nét mặt Ngài cùng bước chân Ngài, cái nhìn xuống trầm lặng và đôi tay buông thả, và mỗi ngón tay Ngài đều nói lên một niềm bình thản đầy đặn, không tìm kiếm gì, không học đòi một cái gì, mỗi ngón tay phản chiếu một sự bình lặng liên tục, một ánh sáng không phai mờ, một niềm bình an bất khả tổn thương.
Cứ thế đức Cồ Đàm đi vào thành thị để khất thực, và hai người Sa Môn nhận ra Ngài chỉ nhờ tư thái tuyệt diệu của Ngài, sắc tướng vắng lặng của Ngài trong đó không có sự kiếm tìm, không có hiện diện của ý chí hay sự gắng công - chỉ thuần ánh sáng và niềm bình thản.
- Hôm nay chúng ta sẽ nghe lời dạy từ chính kim khẩu của Ngài, Thiện Hữu bảo.
Tất Đạt không trả lời. Chàng không thiết tha mấy tới những lời chỉ giáo. Chàng không nghĩ chúng sẽ dạy chàng điều gì mới lạ. Chàng cũng như Thiện Hữu, đã nghe những tinh hoa của Phật pháp dù chỉ nghe những lời tường thuật qua hai ba lần kể. Nhưng chàng nhìn chăm chú vào đầu đức Phật, vào vai Ngài, vào chân, vào bàn tay buông thong thả và chàng tưởng như mỗi đốt tay của Ngài đều chứa đựng tri thức, chúng nói lên, thở ra, tuôn phát ra chân lý. Người này, đức Phật này, quả là một người thánh thiện đến từng đầu ngón tay. Chưa bao giờ Tất Đạt thấy kính trọng một người đến thế, chưa bao giờ chàng thương quí một người đến thế.
Buổi chiều, không khí nóng nực đã giảm và mọi người trong trại đã thức dậy tụ họp, họ nghe Phật thuyết pháp. Họ nghe thấy tiếng Ngài, và tiếng ấy cũng thật tuyệt diệu, lặng lẽ và đầy thanh bình. Ngài nói về Khổ, nguồn gốc của Khổ, cách diệt Khổ. Sự sống là khổ đau, thế giới đầy đau thương, song con đường thoát khổ đã tìm ra. Những người theo đường của đức Phật sẽ được sự cứu rỗi. Đấng Giác Ngộ với một giọng dịu dàng nhưng đoan quyết, Ngài dạy về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo; và cùng với phương pháp dạy thông thường Ngài kiên nhẫn thêm vào những ví dụ và nhắc lại nhiều lần. Lặng lẽ và rõ ràng, giọng Ngài bay đến những thính giả như một ánh sáng, như một vì sao từ thiên giới.
Khi đức Phật đã chấm dứt - trời đã về đêm – nhiều khách hành hương tiến lên xin được gia nhập vào giáo hội, đức Phật nhận lời và bảo:
- Các ngươi đã nghe những lời của Như Lai. Hãy đi theo ta và đi với niềm an lạc, chấm dứt mọi khổ đau.
Thiện Hữu, con người rụt rè, cũng bước lên nói:
- Tôi cũng muốn xin theo đấng Giác Ngộ và lời chỉ giáo của Ngài.
Chàng xin được nhập vào tăng chúng và liền được chấp thuận.
Khi đức Phật đã lui về nghỉ ban đêm, Thiện Hữu quay lại Tất Đạt và nói với vẻ nồng nhiệt:
- Tất Đạt, tôi không quen chỉ trích anh. Chúng ta đều đã nghe đấng Giác Ngộ. Tôi đã lắng nghe lời dạy và đã chấp thuận những lời ấy, nhưng còn bạn, bạn ơi, bạn lại không đặt chân lên con đường giải thoát hay sao... Bạn còn trì hoãn gì nữa! Còn đợi gì nữa sao...
Khi nghe lời Thiện Hữu, Tất Đạt bừng tỉnh như vừa ngủ dậy. Chàng nhìn vào mặt Thiện Hữu một lúc lâu. Rồi chàng nhẹ nhàng bảo - giọng không còn chế giễu:
- Thiện Hữu, bạn ơi, bạn đã bước chân đi và chọn đường, bạn đã luôn luôn là bạn quí của tôi. Thiện Hữu, bạn đã luôn đi sau tôi một bước. Tôi vẫn thường nghĩ: “Thiện Hữu có bao giờ bước một bước mà không cần đến tôi chăng... Một bước đi từ sự tin tưởng vững vàng của chàng... ”. Giờ đây, bạn đã là một người đàn ông và đã chọn con đường riêng của bạn. Ước mong sao bạn sẽ đi đến cùng. Thiện Hữu, ước mong bạn sẽ tìm được giải thoát.
Thiện Hữu vẫn chưa hiểu rõ, lặp lại câu hỏi một cách nóng nảy:
- Nói đi, bạn! Hãy nói rằng bạn cũng sẽ không làm gì khác hơn là nguyện theo gót đức Phật...
Tất Đạt đặt tay lên vai bạn:
- Bạn đã nghe tôi chúc lành cho bạn, hỡi Thiện Hữu. Tôi lặp lại: mong sao cho bạn đi cuộc hành trình cho đến cùng; cho bạn tìm ra giải thoát!
Lúc ấy, Thiện Hữu mới nhận ra rằng bạn chàng đang bỏ chàng. Chàng bắt đầu khóc.
- Ồ Tất Đạt! Thiện Hữu nấc lên.
Tất Đạt dịu dàng bảo:
- Thiện Hữu ơi, đừng quên rằng bây giờ bạn ở vào hàng đệ tử của Phật. Bạn đã khước từ dòng dõi và tài sản, khước từ ý chí riêng, khước từ tình bạn hữu. Đấy là những gì giáo điều giảng dạy, đấy là ý muốn của đấng Giác Ngộ. Đấy cũng là những gì chính lòng bạn muốn. Ngày mai, Thiện Hữu ơi, tôi sẽ rời bạn.
Một lúc lâu, đôi bạn lang thang qua các khu rừng. Họ nằm xuống đất rất lâu nhưng không sao ngủ được. Thiện Hữu gạn hỏi bạn nhiều lần tại sao Tất Đạt không muốn theo lời dạy của đức Phật, chàng đã thấy khuyết điểm gì trong lời dạy ấy, nhưng mỗi lần Tất Đạt đều khoát tay:
- Bạn hãy bình tĩnh, Thiện Hữu. Lời dạy của đấng Giác Ngộ thật chí lý. Làm sao tôi có thể tìm ra khuyết điểm trong ấy...
Sáng sớm, một đồ đệ của đức Phật, một trong những vị tỳ kheo già nhất, đi khắp khu rừng và triệu tập tất cả những đồ đệ mới phát nguyện để khoác cho họ chiếc áo vàng và dặn dò những lời chỉ giáo đầu tiên về phận sự của họ. Khi ấy Thiện Hữu chỉ chạy đến hôn người bạn từ thời thơ ấu và khoác chiếc áo tăng lữ đầu tiên.
Tất Đạt đi lang thang trong khu rừng, để tâm trí trong suy tư. Ở đấy chàng gặp Cồ Đàm, đấng Giác Ngộ, và khi chàng kính cẩn chào Ngài và thấy nét mặt Phật đầy thiện đức và bình an, chàng thu hết can đảm xin phép được nói chuyện cùng Ngài, đấng Giác Ngộ lặng lẽ gật đầu.
Tất Đạt nói:
- Bạch đấng Đại Giác, hôm qua tôi đã hân hạnh được nghe những lời chỉ giáo tuyệt vời của Ngài. Tôi từ xa đến với bạn tôi để nghe Ngài và bây giờ bạn tôi sẽ ở lại với Ngài, bạn đã nguyện theo Ngài. Còn tôi, tôi vẫn lại tiếp tục hành trình.
- Người cứ tự tiện, đấng Giác Ngộ ôn tồn đáp.
Tất Đạt tiếp lời:
- Có lẽ những lời của tôi quá táo bạo nhưng tôi không muốn từ giã đấng Giác Ngộ mà không thành tâm trình bày cùng Ngài những thiển ý của tôi. Ngài có thể nghe tôi hầu chuyện một lúc nữa chăng...
Đức Phật lại lặng lẽ gật đầu.
- Hỡi đấng Giác Ngộ, trước hết tôi rất thán phục những điều Ngài dạy bảo. Mọi sự đều được chứng minh đầy đủ rõ ràng. Ngài trình bày thế giới như một sợi dây xích liên tục không đứt đoạn, một sợi dây bất tuyệt nối liền với nhau bởi nhân và quả. Chưa bao giờ vũ trụ được trình bày rõ ràng như thế, và chứng minh một cách khúc chiết như thế. Chắc hẳn một người Bà La Môn phải giật mình kinh hãi, khi qua những lời giảng dạy của Ngài, họ nhìn thấy một vũ trụ hoàn toàn mật thiết với nhau đến không có một lỗ hổng, trong suốt như pha lê, không phụ thuộc may rủi, không phụ thuộc thần linh. Thế giới tốt hay xấu, sự sống tự nó là đau khổ hay khoái lạc, sự sống bất trắc hay không, điều này không quan trọng nhưng sự nhất thể của thế giới, lẽ tương quan tương liên của mọi sự vật, lớn nhỏ bao gồm nhau, sinh thành bao gồm trong huỷ diệt: những điều Ngài dạy thật sáng lạng và phân minh. Nhưng theo những lời dạy ấy, sự nhất tính và liên tục hợp lý của mọi sự có một chỗ hở. Qua khe hở nhỏ ấy, một cái gì lạ lùng bỗng tuôn trào vào trong thế giới nhất thể này, một cái gì mới mẻ, một cái gì không có ở đấy trước kia và không thể chứng minh hay chứng nghiệm được: ấy là thuyết của Ngài về sự vươn lên trên thế giới, thuyết cứu độ. Với khe hở nhỏ này, chỗ gián đoạn bé bỏng ấy, dù sao, luật vũ trụ duy nhất không tiền khoáng hậu lại bị sụp đổ. Xin Ngài tha thứ nếu tôi đưa ra sự đối chất này.
Đức Cồ Đàm đã lắng nghe, lặng lẽ bất động. Và Ngài cất một giọng nhã nhặn trong sáng:
- Người đã khá nghe những lời giảng dạy, hỡi người thanh niên Bà La Môn, và thật quý hoá người đã nghĩ sâu xa về những lời ấy. Người đã tìm thấy một khuyết điểm. Hãy nghĩ kỹ lại về điều đó. Ta chỉ khuyên người, một người khao khát hiểu biết, hãy tránh xa rừng quan niệm và sự xung đột giữa các danh từ. Quan niệm không có nghĩa gì, chúng có thể đẹp hay xấu, khôn hay dại và bất cứ ai cũng có thể chấp nhận hay bác bỏ. Giáo lý mà người đã nghe, tuy vậy, không phải là quan niệm của ta, và mục đích của nó không phải là để giải thích vũ trụ cho những người ham hiểu biết. Mục đích của nó hoàn toàn khác biệt. Mục đích ấy là giải thoát khỏi khổ đau. Đấy là những gì Cồ Đàm dạy, không gì khác hơn.
- Xin Ngài đừng giận tôi, hỡi đấng Giác Ngộ, người trẻ tuổi nói. Tôi không nói thế để tranh biện với Ngài về danh từ. Ngài rất hợp lý khi dạy rằng quan niệm không có nghĩa lý gì, nhưng xin Ngài cho tôi được nói thêm một lời. Tôi không nghi ngờ rằng Ngài là đức Phật, rằng Ngài đã đạt đến đích cao cả nhất mà người người Bà La Môn và con trai họ đang nỗ lực để đạt đến. Ngài đã đạt được nhờ sự tìm kiếm của riêng Ngài và bằng đường đi của chính Ngài, bằng suy tư, bằng thiền quán, bằng hiểu biết và trí tuệ. Ngài bảo không học được gì từ những lời giảng dạy, và bởi thế, kính bạch đấng Giác Ngộ, tôi nghĩ rằng không ai tìm được giải thoát qua những lời chỉ giáo. Ngài không thể, hỡi đấng Toàn Giác, truyền cho ai bằng danh từ và giáo lý những gì đã đến với Ngài trong giờ Ngài giác ngộ. Lời chỉ giáo của đấng Giác Ngộ bao hàm rất nhiều, dạy rất nhiều, phải sống thế nào, phải tránh điều ác như thế nào. Nhưng có một điều mà giáo lý sáng sủa và giá trị ấy không chứa đựng, ấy là những gì huyền bí mà đấng Giác Ngộ đã chứng nghiệm – Ngài độc nhất giữa hàng trăm nghìn người khác. Chính vì lẽ thế mà tôi phải đi con đường của tôi, không phải để tìm thêm một lý thuyết tốt đẹp hơn, vì tôi biết không có, nhưng để từ bỏ tất cả lý thuyết và thầy dạy, để tự mình đạt đến đích – hay chết. Nhưng tôi sẽ luôn luôn nhớ lại hôm nay, hỡi đấng Toàn Giác, và giờ này, khi mắt tôi được chiêm ngưỡng một bậc thánh nhân.
Mắt của đức Phật hạ thấp xuống, nét mặt khôn dò của Ngài diễn tả một niềm bình an thuần tịnh.
- Ta mong người không lầm trong lối lập luận ấy – Người chậm rãi nói. Mong sao cho người đến đích! Nhưng người hãy nói ta nghe; người đã thấy nhiều bậc thánh thiện tụ họp quanh ta chưa... Những người đệ tử đã quy y theo giáo lý của ta ấy... Hỡi người Sa Môn từ xa đến, người có nghĩ rằng tốt hơn họ nên hồi lại và trở về sự sống thế nhân với dục lạc...
- Tôi không bao giờ nghĩ đến điều đó... Tất Đạt kêu lên. Ước sao cho họ đi đến đích! Mong sao cho họ đều theo lời chỉ giáo! Không phải việc của tôi để đi phê phán cuộc đời khác. Tôi phải phê phán cho chính tôi. Tôi phải lựa chọn và gạt bỏ. Chúng tôi là những Sa Môn tìm kiếm sự giải thoát khỏi bản ngã. Nếu tôi là một trong những đồ đệ của Ngài, tôi sợ rằng đấy chỉ là bề mặt, rằng tôi sẽ tự lừa dối mình là tôi đang bình an và đã giải thoát trong khi thực ra cái ngã vẫn còn tiếp tục sống và tăng trưởng, vì nó sẽ được biến vào trong những lời chỉ giáo của Ngài, trong sự quy y của tôi và lòng thương mến của tôi đối với Ngài và đoàn thể tăng chúng.
Hơi mỉm cười, sắc diện vẫn sáng ngời hào quang, đức Phật thân mật nhìn người khách lạ chăm chăm và Tất Đạt đoán rằng Ngài muốn từ giã chàng.
- Hỡi Sa Môn, ông rất là khôn ngoan, Ngài nói. Ông biết ăn nói khôn khéo lắm, ông bạn. Nhưng hãy cẩn thận trước sự khôn ngoan quá mức.
Đức Phật bỏ đi và cái nhìn của Ngài, nụ cười của Ngài khắc sâu trong ký ức của Tất Đạt mãi mãi. Ta chưa hề thấy một người nhìn, mỉm cười, đi, đứng, ngồi như thế. Tất Đạt tự nhủ: Ta cũng muốn nhìn, cười, đi, đứng như thế, tự tại làm sao, vừa dè dặt, vừa trong sáng hồn nhiên, vừa huyền bí. Một người chỉ nhìn và bước đi như thế một khi họ đã nhiếp phục được Tự ngã. Ta, ta cũng sẽ nhiếp phục được Tự ngã. Ta đã thấy một người, chỉ một người thôi, mà trước người ấy ta phải cúi đầu, – Tất Đạt thầm nghĩ. Ta sẽ không bao giờ cúi đầu trước người nào nữa. Không lời chỉ giáo nào khác sẽ quyến rũ ta được.
Đức Phật đã cướp của ta, Tất Đạt suy nghĩ. Ngài đã cướp của ta, tuy nhiên, Ngài đã cho ta một giá trị khác cao hơn. Ngài đã cướp khỏi tay ta người bạn đã tin tưởng nơi ta mà bây giờ tin theo Ngài, người bạn ấy đã là cái bóng của ta nhưng bây giờ là cái bóng của Cồ Đàm. Nhưng Ngài đã đem lại cho ta chính ta.
Chương 4: Thức tỉnh
Khi Tất Đạt từ giã khu rừng trong đó có đức Phật, đấng Toàn Thiện ở lại, và bạn chàng cũng ở lại theo Ngài, chàng có cảm tưởng rằng chàng vừa từ bỏ một tiền kiếp lại sau lưng, trong cụm rừng. Khi chàng từ từ bước trên đường, đầu chàng nghĩ miên man về những điều ấy.
Chàng nhận ra rằng chàng không còn là một người con trai nữa, bây giờ chàng là một người đàn ông. Chàng trực nhận rằng một cái gì đó từ bỏ chàng, như một con rắn vừa thay vỏ. Một cái gì đó không còn ở trong chàng nữa, một cái gì đã theo chàng từ tấm bé và đã là một phần của người chàng: lòng ham muốn có bổn sư và được nghe những lời chỉ giáo. Chàng đã từ giã bậc thầy cuối cùng chàng gặp, cả đến vị thầy cao cả nhất, khôn ngoan nhất, thánh thiện nhất: đức Phật. Chàng phải từ giã Ngài, chàng không thể chấp nhận lời chỉ giáo của Ngài.
Con người suy tư ấy tiến bước chậm rãi và tự hỏi: ta muốn học cái gì từ những lời dạy và thầy học, và mặc dù họ dạy ta rất nhiều điều, cái gì họ không thể dạy cho ta... Và chàng nghĩ: chính là sự Ngã, đặc tính và bản chất của nó mà ta muốn biết. Ta muốn thoát khỏi Tự ngã, nhiếp phục nó nhưng ta không thể, ta chỉ có thề lừa dối nó, trốn thoát nó, lẩn tránh nó. Quả thế, không gì trong vũ trụ xâm chiếm tư tưởng ta nhiều như Tự ngã, bài toán khó giải ấy, vấn đề tôi tồn tại, tôi là một và tách rời khác hẳn bao kẻ khác, rằng tôi là Tất Đạt … thật không có gì trong vũ trụ mà tôi biết ít hơn là về chính tôi.
Đang đi chậm rãi trên đường, chàng bỗng đứng dừng lại, ý nghĩ vừa rồi đập mạnh vào trí chàng, và một ý nghĩ khác theo sau. Ấy là: lý do vì sao tôi không biết gì về tôi, lý do vì sao Tất Đạt đã vẫn xa lạ, lạc loài đối với chính mình chỉ do từ một điểm, một điểm độc nhất – là tôi sợ hãi chính tôi, tôi đang trốn chạy tôi. Tôi đang tìm kiếm Đại ngã Tiểu ngã, tôi muốn tự huỷ mình, ra khỏi chính mình, để mà tìm trong khu vực thâm cùng xa lạ cái nhân của mọi pháp, linh hồn, sự sống, sự thiêng liêng, sự tuyệt đối. Nhưng khi làm thế, tôi tự đánh mất chính tôi.
Tất Đạt nhìn lên quanh chàng, nụ cười thoáng nở trên mặt. Một cảm giác tỉnh thức từ giấc trường mộng chạy khắp người chàng. Chàng lại tiếp tục bước, nhanh nhẹn, như một người vừa biết mình phải làm gì.
Chàng thở mạnh và suy nghĩ: phải, ta sẽ thôi trốn chạy bản thân ta, ta sẽ thôi nghĩ về Tiểu ngã và những nỗi buồn nhân thế. Ta sẽ thôi huỷ hoại thân này để đi tìm một màu nhiệm nào đằng sau sự huỷ diệt. Ta sẽ thôi học khổ hạnh hay bất cứ giáo lý nào khác. Ta sẽ học chính ta, là người học trò của chính ta; ta sẽ học ngay trong ta cái màu nhiệm của Tất Đạt.
Chàng nhìn quanh như mới thấy vũ trụ lần đầu. Thiên nhiên đẹp hẳn lên, kỳ lạ nhiệm màu. Đây là màu xanh, đây là màu vàng, đây là màu lục, trời và nước, cây và rừng, tất cả đều đẹp, tất cả đều huyền bí và quyến rũ và giữa tất cả các cái đó, chàng, Tất Đạt, kẻ vừa giác ngộ, đang tự tìm mình. Tất cả sự vật, tất cả sắc xanh hay vàng, dòng sông hay rừng cây lần đầu tiên diễn ra dưới mắt Tất Đạt. Chúng không còn là phép lạ của thần Mara, chúng không còn là bức màn huyễn hoá, không còn là những bề ngoài vô nghĩa mà các người Bà La Môn khinh bỉ. Dòng sông là dòng sông, và nếu có cái Nhất thể thiêng liêng trong Tất Đạt đang sống tiềm tàng trong màu xanh kia và dòng sông nọ, thì đấy là sự hiện hữu của sắc màu, trời và rừng cây, và Tất Đạt. Ý nghĩa mà thực tại không ẩn núp đằng sau sự vật, mà trong sự vật, trong mọi sự vật.
Chàng đi nhanh hơn và suy nghĩ, ta thật là ngu và điếc. Khi một người đọc một bài để học thuộc, nó không khinh thường những từ ngữ và dấu chấm câu trong bài, không xem chúng là ảo tưởng, tình cờ, chỉ là những cái vỏ vô vị, mà trái lại, đọc chúng, học và thích từng chữ. Còn ta thích đọc quyển sách vũ trụ và sách bản thân ta, mà lại đi khinh thường những chữ và dấu hiệu. Ta gọi thế giới hiện tượng này là ảo ảnh, ta gọi mắt và lưỡi là sự tình cờ. Bây giờ đã hết: ta đã tỉnh thức. Ta đã giác ngộ và chỉ mới sinh ra ngày hôm nay.
Nhưng khi những tư tưởng đó đi qua đầu Tất Đạt, chàng bỗng đứng lặng yên, như có một con rắn đang nằm chắn đường. Rồi bỗng nhiên điều này khai thị trong chàng: chàng, mà quả thật là một người mới giác ngộ hay vừa sinh ra, phải bắt đầu cuộc đời lại từ khởi thuỷ. Khi chàng rời vườn Lộc Uyển sáng nay, khu vườn của bậc Toàn Giác, chàng có ý định trở về với phụ thân, với quê hương sau những năm dài khổ hạnh. Bây giờ khi đứng im lìm giữa đường, ý nghĩ này đến với chàng: ta còn là ta thuở trước, một người Bà La Môn. Ta sẽ làm gì... Ở nhà với phụ thân ư... Học ư... Cúng tế ư... Ngồi thiền ư... Tất cả điều ấy đối với ta đã hết rồi.
Tất Đạt đứng bất động, và trong lúc ấy chàng cảm thấy lạnh cả người. Tim chàng run lên, như một con vật nhỏ, một con chim hay một con thỏ, khi nhận rằng chàng quá cô đơn. Chàng đã sống kiếp không nhà từ nhiều năm mà không cảm thấy như vậy. Nhưng giờ đây chàng lại có cảm giác ấy. Trước kia, trong những giờ trầm tư miệt mài nhất, chàng vẫn còn là con của phụ thân, là một người Bà La Môn thượng lưu, một người ngoan đạo. Bây giờ chàng chỉ là Tất Đạt, người thức tỉnh; ngoài ra không còn là gì nữa. Chàng hít vào một hơi dài và rùng mình trong một lúc. Không ai cô đơn như chàng. Chàng không còn là người quý phái, thuộc một dòng họ quyền quí nào. Chàng không là người Bà La Môn, sống cuộc đời Bà La Môn, không là một người thuộc dòng Sa Môn khổ hạnh. Đến cả kẻ ẩn tu trong rừng vắng cũng không cô đơn, vì kẻ ấy thuộc vào một hạng người. Thiện Hữu đã trở thành một tu sĩ và có hàng trăm tu sĩ huynh đệ của chàng cùng mặc một loại áo, cùng thuộc một tín ngưỡng và nói cùng một ngôn ngữ. Mà chàng, Tất Đạt, chàng thuộc về đâu... Chàng sống theo đời ai... Chàng dùng ngôn ngữ ai...
Trong lúc đó, lúc vũ trụ quanh chàng tan rã, lúc chàng đứng cô đơn như một ngôi sao trên nền trời, lòng chàng tràn ngập một cảm giác thất vọng tái tê, nhưng chàng cũng cương quyết hơn bao giờ. Đó là sự run rẩy cuối cùng trước khi tỉnh thức, những đau đớn cuối cùng của sự thoát hình. Lập tức, chàng tiếp tục, và bắt đầu bước nhanh hối hả, không hướng về quê nhà, không trở lại thân phụ, không nhìn lui nữa.
Khi Tất Đạt từ giã khu rừng trong đó có đức Phật, đấng Toàn Thiện ở lại, và bạn chàng cũng ở lại theo Ngài, chàng có cảm tưởng rằng chàng vừa từ bỏ một tiền kiếp lại sau lưng, trong cụm rừng. Khi chàng từ từ bước trên đường, đầu chàng nghĩ miên man về những điều ấy.
Chàng nhận ra rằng chàng không còn là một người con trai nữa, bây giờ chàng là một người đàn ông. Chàng trực nhận rằng một cái gì đó từ bỏ chàng, như một con rắn vừa thay vỏ. Một cái gì đó không còn ở trong chàng nữa, một cái gì đã theo chàng từ tấm bé và đã là một phần của người chàng: lòng ham muốn có bổn sư và được nghe những lời chỉ giáo. Chàng đã từ giã bậc thầy cuối cùng chàng gặp, cả đến vị thầy cao cả nhất, khôn ngoan nhất, thánh thiện nhất: đức Phật. Chàng phải từ giã Ngài, chàng không thể chấp nhận lời chỉ giáo của Ngài.
Con người suy tư ấy tiến bước chậm rãi và tự hỏi: ta muốn học cái gì từ những lời dạy và thầy học, và mặc dù họ dạy ta rất nhiều điều, cái gì họ không thể dạy cho ta... Và chàng nghĩ: chính là sự Ngã, đặc tính và bản chất của nó mà ta muốn biết. Ta muốn thoát khỏi Tự ngã, nhiếp phục nó nhưng ta không thể, ta chỉ có thề lừa dối nó, trốn thoát nó, lẩn tránh nó. Quả thế, không gì trong vũ trụ xâm chiếm tư tưởng ta nhiều như Tự ngã, bài toán khó giải ấy, vấn đề tôi tồn tại, tôi là một và tách rời khác hẳn bao kẻ khác, rằng tôi là Tất Đạt … thật không có gì trong vũ trụ mà tôi biết ít hơn là về chính tôi.
Đang đi chậm rãi trên đường, chàng bỗng đứng dừng lại, ý nghĩ vừa rồi đập mạnh vào trí chàng, và một ý nghĩ khác theo sau. Ấy là: lý do vì sao tôi không biết gì về tôi, lý do vì sao Tất Đạt đã vẫn xa lạ, lạc loài đối với chính mình chỉ do từ một điểm, một điểm độc nhất – là tôi sợ hãi chính tôi, tôi đang trốn chạy tôi. Tôi đang tìm kiếm Đại ngã Tiểu ngã, tôi muốn tự huỷ mình, ra khỏi chính mình, để mà tìm trong khu vực thâm cùng xa lạ cái nhân của mọi pháp, linh hồn, sự sống, sự thiêng liêng, sự tuyệt đối. Nhưng khi làm thế, tôi tự đánh mất chính tôi.
Tất Đạt nhìn lên quanh chàng, nụ cười thoáng nở trên mặt. Một cảm giác tỉnh thức từ giấc trường mộng chạy khắp người chàng. Chàng lại tiếp tục bước, nhanh nhẹn, như một người vừa biết mình phải làm gì.
Chàng thở mạnh và suy nghĩ: phải, ta sẽ thôi trốn chạy bản thân ta, ta sẽ thôi nghĩ về Tiểu ngã và những nỗi buồn nhân thế. Ta sẽ thôi huỷ hoại thân này để đi tìm một màu nhiệm nào đằng sau sự huỷ diệt. Ta sẽ thôi học khổ hạnh hay bất cứ giáo lý nào khác. Ta sẽ học chính ta, là người học trò của chính ta; ta sẽ học ngay trong ta cái màu nhiệm của Tất Đạt.
Chàng nhìn quanh như mới thấy vũ trụ lần đầu. Thiên nhiên đẹp hẳn lên, kỳ lạ nhiệm màu. Đây là màu xanh, đây là màu vàng, đây là màu lục, trời và nước, cây và rừng, tất cả đều đẹp, tất cả đều huyền bí và quyến rũ và giữa tất cả các cái đó, chàng, Tất Đạt, kẻ vừa giác ngộ, đang tự tìm mình. Tất cả sự vật, tất cả sắc xanh hay vàng, dòng sông hay rừng cây lần đầu tiên diễn ra dưới mắt Tất Đạt. Chúng không còn là phép lạ của thần Mara, chúng không còn là bức màn huyễn hoá, không còn là những bề ngoài vô nghĩa mà các người Bà La Môn khinh bỉ. Dòng sông là dòng sông, và nếu có cái Nhất thể thiêng liêng trong Tất Đạt đang sống tiềm tàng trong màu xanh kia và dòng sông nọ, thì đấy là sự hiện hữu của sắc màu, trời và rừng cây, và Tất Đạt. Ý nghĩa mà thực tại không ẩn núp đằng sau sự vật, mà trong sự vật, trong mọi sự vật.
Chàng đi nhanh hơn và suy nghĩ, ta thật là ngu và điếc. Khi một người đọc một bài để học thuộc, nó không khinh thường những từ ngữ và dấu chấm câu trong bài, không xem chúng là ảo tưởng, tình cờ, chỉ là những cái vỏ vô vị, mà trái lại, đọc chúng, học và thích từng chữ. Còn ta thích đọc quyển sách vũ trụ và sách bản thân ta, mà lại đi khinh thường những chữ và dấu hiệu. Ta gọi thế giới hiện tượng này là ảo ảnh, ta gọi mắt và lưỡi là sự tình cờ. Bây giờ đã hết: ta đã tỉnh thức. Ta đã giác ngộ và chỉ mới sinh ra ngày hôm nay.
Nhưng khi những tư tưởng đó đi qua đầu Tất Đạt, chàng bỗng đứng lặng yên, như có một con rắn đang nằm chắn đường. Rồi bỗng nhiên điều này khai thị trong chàng: chàng, mà quả thật là một người mới giác ngộ hay vừa sinh ra, phải bắt đầu cuộc đời lại từ khởi thuỷ. Khi chàng rời vườn Lộc Uyển sáng nay, khu vườn của bậc Toàn Giác, chàng có ý định trở về với phụ thân, với quê hương sau những năm dài khổ hạnh. Bây giờ khi đứng im lìm giữa đường, ý nghĩ này đến với chàng: ta còn là ta thuở trước, một người Bà La Môn. Ta sẽ làm gì... Ở nhà với phụ thân ư... Học ư... Cúng tế ư... Ngồi thiền ư... Tất cả điều ấy đối với ta đã hết rồi.
Tất Đạt đứng bất động, và trong lúc ấy chàng cảm thấy lạnh cả người. Tim chàng run lên, như một con vật nhỏ, một con chim hay một con thỏ, khi nhận rằng chàng quá cô đơn. Chàng đã sống kiếp không nhà từ nhiều năm mà không cảm thấy như vậy. Nhưng giờ đây chàng lại có cảm giác ấy. Trước kia, trong những giờ trầm tư miệt mài nhất, chàng vẫn còn là con của phụ thân, là một người Bà La Môn thượng lưu, một người ngoan đạo. Bây giờ chàng chỉ là Tất Đạt, người thức tỉnh; ngoài ra không còn là gì nữa. Chàng hít vào một hơi dài và rùng mình trong một lúc. Không ai cô đơn như chàng. Chàng không còn là người quý phái, thuộc một dòng họ quyền quí nào. Chàng không là người Bà La Môn, sống cuộc đời Bà La Môn, không là một người thuộc dòng Sa Môn khổ hạnh. Đến cả kẻ ẩn tu trong rừng vắng cũng không cô đơn, vì kẻ ấy thuộc vào một hạng người. Thiện Hữu đã trở thành một tu sĩ và có hàng trăm tu sĩ huynh đệ của chàng cùng mặc một loại áo, cùng thuộc một tín ngưỡng và nói cùng một ngôn ngữ. Mà chàng, Tất Đạt, chàng thuộc về đâu... Chàng sống theo đời ai... Chàng dùng ngôn ngữ ai...
Trong lúc đó, lúc vũ trụ quanh chàng tan rã, lúc chàng đứng cô đơn như một ngôi sao trên nền trời, lòng chàng tràn ngập một cảm giác thất vọng tái tê, nhưng chàng cũng cương quyết hơn bao giờ. Đó là sự run rẩy cuối cùng trước khi tỉnh thức, những đau đớn cuối cùng của sự thoát hình. Lập tức, chàng tiếp tục, và bắt đầu bước nhanh hối hả, không hướng về quê nhà, không trở lại thân phụ, không nhìn lui nữa.
Chương 5: Kiều Lan
Tất Đạt học thêm trên mỗi bước đường một điều mới mẻ, vì vũ trụ đổi thay và chàng ở trong vũ trụ. Chàng thấy mặt trời lên trên núi rừng và lặn ở bãi xa. Ban đêm chàng thấy những vì sao trên nền trời và mảnh trăng lưỡi liềm như một con thuyền trôi trong màu xanh thẳm. Chàng thấy cây cối, trăng sao, loài vật, mây, ráng trời, hang đá, cỏ hoa, suối và dòng sông, sương lấp lánh trên bụi bờ buổi sớm, những dãy núi xa cao và xanh nhạt, chim hót, ong bay vù vù, gió thổi nhẹ qua đồng lúa. Tất cả thứ đó muôn màu sắc, muôn dáng hình vẫn luôn tồn tại ở đây. Mặt trời và mặt trăng vẫn luôn luôn tồn tại ở đây. Mặt trời và mặt trăng vẫn luôn luôn chiếu sáng, dòng sông luôn chảy và những con ong bay vù vù, nhưng ngày xưa đối với chàng, chúng không là gì cả ngoài ra một trò huyễn hoá trước mắt chàng, bị nhìn một cách hoài nghi, bị khinh thường và gạt ra khỏi tư tưởng vì chúng không phải là thực tại, vì thực tại nằm bên kia nhãn giới. Bây giờ chàng nhìn chúng, chàng thấy và nhận ra nhãn giới, chàng tìm thấy vị trí của chàng trong vũ trụ này. Chàng không kiếm tìm thực tại: mục đích của chàng không ở một phía nào khác nữa. Vũ trụ tươi đẹp khi ta nhìn nó bằng cái nhìn này, không tìm kiếm, một cái nhìn đơn giản, cái nhìn của trẻ thơ. Trăng sao đẹp, bờ suối, bờ bể, rừng và hang đá, con dê và con nai vàng, hoa và bướm đều đẹp. Vũ trụ sẽ đẹp nếu ta nhìn thấy nó như vậy, hồn nhiên, tỉnh thức, chỉ quan tâm tới hiện tại mà không một thoáng nghi ngờ. Nơi kia mặt trời nắng gắt, nơi kia có bóng rừng im mát, nơi kia có chuối và bí ngô. Ngày và đêm đều ngắn, mỗi giờ qua nhanh như một chiếc buồm của một con tàu chở đầy kho báu, chở đầy niềm vui. Tất Đạt trông thấy một đàn khỉ trong rừng sâu, chuyền qua những cành cao, và chàng nghe tiếng kêu man rợ của chúng. Tất Đạt trông thấy một anh cừu đực đi theo ái ân với một chị cừu cái. Trong một chiếc hồ, một con cá lớn đói đang đi săn mồi ăn chiều. Từng đàn cá nhỏ đang bơi lượn sáng loáng, lo lắng tránh xa cá lớn đang tìm ăn chúng. Sức mạnh và dục vọng phản chiếu trên những con sóng xao động vì cuộc đuổi bắt hăng say. Tất cả những điều ấy đã có từ bao giờ nhưng chàng không hề thấy, chàng chưa bao giờ hiện diện. Bây giờ chàng hiện diện và thuộc vào thế giới ấy. Bằng con mắt, chàng thấy ánh sáng và bóng tối, bằng trí óc, chàng trực nhận có trăng sao.
Trên đường đi, Tất Đạt nhớ lại tất cả những gì chàng đã thực nghiệm trong vườn Lộc Uyển, những giáo lý mà chàng đã nghe từ đức Phật, cuộc đối thoại với bậc Toàn Giác. Chàng hồi tưởng mỗi chữ chàng đã nói với đấng Giác Ngộ, và chàng ngạc nhiên rằng mình đã nói những điều mà chính mình chưa thật biết. Điều chàng nói với đức Phật - rằng sự giác ngộ của Phật là điều huyền bí không thể giảng dạy được, không thể diễn tả và thông cảm được – mà chàng đã một lần chứng nghiệm trong một giờ sáng suốt, chính là điều mà bây giờ chàng bắt đầu thực nghiệm. Chàng cần phải có kinh nghiệm bản thân. Chàng đã biết từ lâu rằng bản thân chàng là Tiểu ngã, cùng nguồn gốc với Đại ngã, nhưng chàng chưa bao giờ thật tìm thấy Tự ngã, vì chàng đã tóm nó vào cái lưới tư duy. Thân thể dĩ nhiên không là Tự ngã, cảm giác, tư tưởng, sự hiểu biết, sự tinh khôn để rút kết luận và dệt những tư tưởng mới từ những ý đã có sẵn, cũng không phải là Tự ngã. Không, thế giới tư duy cũng vẫn còn ở bên này bờ và nó không đưa đến mục đích nào khi con người phá huỷ giác quan để chỉ nuôi Tự ngã bằng tư duy và kiến thức. Tư tưởng và giác quan đều quý báu, sau chúng là ý nghĩa cuối cùng ẩn nấp. Thật đáng nên lắng nghe cả hai, không khinh thường cũng không xem trọng cái nào hơn, mà phải chú tâm lắng nghe cả hai một cách cẩn thận. Chàng sẽ chỉ lắng nghe lời chỉ bảo của tiếng nói nội tâm, không dừng lại bất cứ chỗ nào, ngoài chỗ mà tiếng nói ấy chỉ định. Tại sao đức Cồ Đàm đã ngồi dưới gốc cây khi Ngài đạt được toàn trí... Ngài đã nghe một tiếng nói trong thâm tâm, đã ra lệnh cho Ngài yên toạ dưới gốc cây đó, và Ngài đã không hành hạ thể xác, không tế thần linh, tắm nước thiêng hay cầu nguyện, uống hay ăn, ngủ hay mơ; Ngài đã nghe theo tiếng nói, không tuân theo mệnh lệnh nào khác ở ngoài, chỉ theo tiếng nói ấy – đó là điều hay và cần thiết – ngoài ra không có gì cần nữa.
Suốt đêm, khi ngủ trong một căn nhà tranh dành cho người bộ hành, chàng đã mơ một giấc mơ. Chàng mơ thấy Thiện Hữu đứng trước mặt trong chiếc áo vàng của nhà tu khổ hạnh. Thiện Hữu trông buồn bã và hỏi chàng: - Tại sao anh bỏ tôi...
Chàng liền ôm lấy bạn và khi kéo bạn sát lòng mình và hôn, thì bạn không còn là Thiện Hữu nữa, mà là một người đàn bà và ngoài cái áo của nàng là một bộ ngực đầy, và chàng nằm xuống uống những dòng sữa vị ngọt và nồng nàn. Có vị của đàn ông và đàn bà, của mặt trời và núi rừng, của loài vật và hoa lá, của mọi thứ quả, của mọi khoái lạc. Thứ sữa ấy làm mê man. Khi Tất Đạt thức dậy, con sông mờ nhạt loang loáng ánh qua líp cửa của chòi tranh, và trong rừng một tiếng cú kêu vang lên sâu thẳm và trong vắt.
Khi ngày bắt đầu lên, Tất Đạt nhờ người chủ nhà của chàng, một người lái đó đưa chàng qua sông. Người lái đò đưa chàng trên con thuyền tre. Mặt nước rộng và phẳng lì loang loáng hồng trong ánh nắng ban mai.
- Con sông thật đẹp – Chàng nói với người đồng hành.
- Vâng, người chèo đò đáp. Con sông rất đẹp, tôi yêu thích nó hơn tất cả mọi sự. Tôi đã thường lắng nghe nó, nhìn ngắm nó, và luôn học được ở nó một điều gì. Người ta có thể học được rất nhiều từ một dòng sông.
- Cám ơn ông lái đò, Sa Môn bảo khi chàng lên bờ. Tôi sợ e rằng tôi không có gì để tặng ông, cũng không có tiền trả. Tôi không nhà cửa, tôi là con của một người Bà La Môn và là một vị Sa Môn.
- Điều đó tôi cũng thấy rõ, người chèo đò nói – và tôi không chờ đợi ngài trả công hay cho chác gì tôi. Ngài sẽ cho tôi một lần khác.
- Ông nghĩ vậy sao... Tất Đạt vui mừng hỏi.
- Hẳn là thế. Tôi cũng học điều này từ con sông nữa. Mọi sự đều trở về. Ngài nữa, vị Sa Môn ơi, ngài cũng sẽ trở lại. Nào, chúng ta từ biệt! Mong ngài nghĩ đến tôi khi ngài tế lễ các vị thần.
Họ mỉm cười chia tay. Tất Đạt sung sướng trước sự thân mật của người chèo đò. Anh ta thật giống Thiện Hữu. Chàng nghĩ, vừa mỉm cười. Mọi người ta gặp đều giống Thiện Hữu, mọi người đều biết ơn, dù chính họ xứng đáng được tạ ơn. Mọi người đều ưa phục tòng, mọi người đều ước mong là bạn của ta, vâng lời và ít suy nghĩ. Người ta đều là trẻ con cả.
Đang trưa chàng đi qua một làng mạc. Trẻ con nhảy múa tung tăng trên con đường nhỏ trước mặt những chòi bằng đất sét. Chúng chơi đùa la hét và vật lộn nhau, nhưng bỏ chạy rụt rè khi người Sa Môn lạ lùng xuất hiện. Ở cuối làng, con đường chạy dài theo một dòng suối, và bên bờ suối, một người đàn bà đang quỳ gối giặt giũ. Khi Tất Đạt chào, nàng ngẩng đầu lên nhìn chàng với nụ cười và chàng thấy rõ tròng trắng của mắt nàng chiếu long lanh. Chàng nói lên một lời chúc tụng theo tục lệ những du khách, và hỏi đường còn bao xa nữa là đến thành phố. Khi ấy nàng đứng lên, tiến đến chàng, đôi mắt ướt sáng lên một cách quyến rũ trên gương mặt trẻ của nàng. Nàng trao đổi vài nhận xét với Tất Đạt, hỏi chàng ăn cơm chưa và có phải rằng những Sa Môn ngủ một mình trong rừng ban đêm không được theo người đàn bà nào cả hay không. Đoạn nàng đặt bàn chân trái lên trên chân phải của Tất Đạt và phác một cử chỉ thường làm khi một người đàn bà mời một người đàn ông hưởng thú khoái lạc ái tình mà thánh kinh gọi là “leo xuống cây”. Tất Đạt cảm thấy máu chàng nóng lên và chàng nhận ra hình ảnh giấc chiêm bao của chàng vừa qua, chàng hơi cúi mình về người đàn bà và hôn lên đầu chóp nâu của ngực nàng. Nhìn lên, chàng thấy mặt nàng tươi cười, đầy dục vọng, với đôi mắt hơi nhắm của nàng khẩn cầu khao khát.
Tất Đạt cũng cảm thấy khát khao và lòng rung động vì dục vọng, nhưng vì chàng chưa hề động đến một người đàn bà, chàng hơi do dự một lúc, mặc dù tay chàng đã ôm lấy nàng. Lúc ấy bỗng nghe tiếng nội tâm của chàng, và tiếng ấy nói “Đừng! ”. Rồi tất cả ma lực đều biến đi khỏi khuôn mặt tươi cười của người đàn bà, chàng chỉ nhìn thấy cái nhìn nồng nàn của một người đàn bà trẻ say đắm. Chàng vỗ nhẹ má nàng, và nhanh chân đi khỏi người đàn bà đang tiu nghỉu và khuất bóng trong rừng tre.
Trước khi chiều xuống, chàng đến một thành phố lớn, và chàng sung sướng, vì chàng khao khát gặp người ta. Chàng đã sống trong rừng rú khá lâu và chòi canh của người chèo đò trong đó chàng ngủ đêm trước, là mái nhà đầu tiên trên đầu chàng sau một thời gian dài.
Ngoài phố thị, cạnh một khu rừng đẹp, người lữ hành lang thang gặp một đoàn gia nhân mang đầy những giỏ. Ở giữa, trong một chiếc kiệu trang hoàng có bốn người gánh, một người đàn bà, bà chủ, ngồi trên chiếc ghế dựa đỏ, dưới chiếc tàn lọng sặc sỡ màu. Tất Đạt đứng lặng ở cửa vào khu rừng nhỏ và ngắm đoàn những người tớ trai tớ gái và giỏ. Chàng nhìn chiếc kiệu và người đàn bà ngồi trong. Dưới mớ tóc đen bới cao, chàng thấy một gương mặt rất sáng, dịu hiền và thông minh, một cái miệng đỏ chót như một trái anh đào mới cắt, đôi mày tuyệt xảo và một vòng cung cao, đôi mắt đen láy tinh khôn và ưa quan sát, chiếc cổ thon trắng muốt nổi trên chiếc áo choàng vàng lục của nàng. Đôi bàn tay mịn màng dẻo dai dài và thon, nơi cườm tay đeo những chiếc vòng vàng chói.
Tất Đạt thấy nàng tuyệt đẹp và lòng chàng vui rộn lên. Chàng cúi thấp khi chiếc kiệu đi qua gần chàng, và lại ngẩng đầu lên ngắm gương mặt xinh đẹp trong sáng, nhìn vào đôi mắt bồ câu một lúc và thở hít vào mùi hương mà chàng không nhận ra mùi gì. Người đàn bà đẹp gật đầu mỉm cười một lát, rồi biến khuất trong cụm rừng, theo sau là đàn tôi tớ.
Tất Đạt nghĩ: ta đã vào thành phố này dưới một ngôi sao may mắn. Chàng cảm thấy hăm hở muốn đi vào cụm rừng ngay, nhưng chàng nghĩ lại, vì chàng sực nhớ đến cái nhìn của bọn tôi tớ trai gái nhìn chàng trước cửa đi vào, một tia nhìn khinh mạn và nghi ngờ, một tia nhìn như muốn xua đuổi.
Ta vẫn còn là một Sa Môn, chàng nghĩ, vẫn còn là một nhà khổ hạnh, ăn xin. Ta không thể vẫn là một người như thế. Ta không thể đi vào cụm rừng ấy trong hình thức này. Và chàng cười lớn.
Chàng dò hỏi những người chàng gặp đầu tiên về khu rừng, và về người thiếu phụ; và được biết đó là khu rừng của Kiều Lan, một kỹ nữ danh tiếng, và ngoài khu rừng ra, nàng còn làm chủ một biệt thự trong thành phố. Chàng đi vào thành. Chàng chỉ có một mục đích. Theo đuổi mục đích ấy, chàng rảo bước qua thành phố, đi lang thang trong những đường hẻm, đứng lặng ở vài chỗ, và đứng nghỉ trên bực đá đưa xuống sông. Về chiều, chàng làm quen với một người thợ phụ hớt tóc, người chàng thấy đang làm việc dưới bóng một vòm cây. Chàng lại gặp ông ta đang cầu nguyện trong một ngôi đền, ở đấy ông ta kể lại cho chàng nghe những câu chuyện về thần Tình ái. Ban đêm chàng ngủ giữa những chiếc thuyền trên sông, và sáng sớm, trước khi những khách hàng đầu tiên đến tiệm, chàng đã nhờ người thợ phụ cạo hết râu cho mình. Chàng cũng bảo chải đầu và xức dầu láng. Rồi Tất Đạt đi tắm trên dòng sông.
Khi về chiều, nàng Kiều Lan xinh đẹp tiến vào khu rừng của nàng trong chiếc kiệu, Tất Đạt đang đứng ở cổng vào. Chàng cúi chào và đón nhận lời chào của nàng. Chàng ra hiệu cho người tôi tớ đi sau cùng, và nhờ anh ta báo tin cho chủ biết có một người Bà La Môn trẻ muốn nói chuyện với nàng. Sau một lúc, người gia nhân trở lại, bảo Tất Đạt theo mình, lặng lẽ dẫn Tất Đạt đi vào trong một gian trại ở đó Kiều Lan đang nằm trên một chiếc thảm, và để chàng lại đấy.
- Có phải anh đứng ngoài cổng hôm qua và chào ta không... Kiều Lan hỏi.
- Vâng, chính thế. Hôm qua tôi thấy nàng và chào nàng.
- Nhưng hôm qua hình như anh có bộ râu và tóc dài đầy bụi, phải không...
- Nàng đã quan sát rất giỏi, đã thấy mọi sự. Nàng đã thấy Tất Đạt, con một vị Bà La Môn, người đã từ bỏ gia đình để trở thành một thầy Sa Môn, và đã tu trong ba năm. Nhưng giờ đây tôi đã từ bỏ con đường ấy và đến thành phố này, và người đầu tiên tôi gặp chính là nàng. Tôi đến đây là để nói với nàng, hỡi nàng Kiều Lan, rằng nàng là người đàn bà đầu tiên mà Tất Đạt muốn nói chuyện cùng mà không hạ đôi mắt. Tôi sẽ không bao giờ hạ đôi mắt khi gặp một người đàn bà đẹp nữa.
Kiều Lan mỉm cười và mân mê chiếc quạt lông công, đoạn hỏi:
- Tất Đạt đến để nói với ta có chừng ấy sao...
- Tôi đến để nói cùng nàng điều đó, và để cám ơn nàng vì nàng quá xinh đẹp. Và nếu nàng không phật ý, hỡi nàng Kiều Lan, tôi yêu cầu nàng hãy là bạn và thầy của tôi, vì tôi không biết tí gì về nghệ thuật mà nàng đang nắm vững.
Lúc ấy Kiều Lan bật cười:
- Tôi chưa bao giờ nghe chuyện một người Sa Môn trên núi xuống muốn gặp tôi và học với tôi. Chưa bao giờ một người Sa Môn tóc dài, áo quần rách rưới đến với tôi. Nhiều thanh niên đến gặp tôi, kể cả con trai những người Bà La Môn, nhưng họ đều ăn mặc đẹp đẽ, giày bóng, đầu họ thơm tho và túi đầy tiền. Đấy những thanh niên đến với tôi như thế đấy, hỡi thầy Sa Môn.
Tất Đạt bảo:
- Tôi bắt đầu học được ở nàng hôm nay. Hôm qua tôi cũng đã học được một điều. Tôi đã cạo râu, chải đầu và bôi dầu láng. Hỡi người diễm tuyệt, tôi không còn thiếu bao nhiêu nữa: áo quần đẹp, giày đẹp và tiền trong túi. Tất Đạt đã làm những việc khó khăn hơn những chuyện tầm thường ấy, và đã thành công. Tại sao tôi lại không đạt được điều mà hôm qua tôi quyết định khởi sự - làm bạn với nàng và học nơi nàng những lạc thú của ái tình... Nàng sẽ thấy tôi là một người học trò có khả năng. Hỡi Kiều Lan, tôi đã học nhiều điều khó khăn hơn những gì nàng phải dạy tôi. Thế ra Tất Đạt chưa đủ tươm tất vừa ý nàng, với đầu tóc láng bóng, nhưng không có quần áo tốt, giày và tiền...
Kiều Lan cười lớn:
- Không, Tất Đạt không đủ tươm tất. Anh phải có quần áo thật đẹp và giày thật tốt, và tiền đầy túi, và tặng phẩm cho Kiều Lan. Anh đã biết chưa, hỡi thầy Sa Môn từ rừng núi xuống... Anh hiểu không...
- Tôi hiểu lắm. Tất Đạt kêu lên. Làm sao tôi không hiểu được, khi những lời ấy thốt ra từ một chiếc mồm xinh đẹp thế kia... Môi nàng giống như một trái anh đào mới cắt, hỡi Kiều Lan. Môi tôi cũng đỏ thắm và tươi mát, và sẽ hợp với môi nàng lắm, để nàng xem. Nhưng này, hỡi nàng Kiều Lan xinh đẹp, nàng không sợ hay sao, sợ vị Sa Môn từ rừng núi xuống để học về yêu đương...
- Tại sao tôi phải sợ một vị Sa Môn, một thầy Sa Môn ngốc nghếch từ rừng núi xuống, và không biết gì về đàn bà...
- Ồ, người Sa Môn rất hùng mạnh và không sợ gì cả. Người có thể cưỡng bức nàng, hỡi cô gái đẹp, người có thể cướp của nàng và làm nàng đau đớn.
- Không, hỡi Sa Môn. Tôi không sợ. Có bao giờ một thầy Sa Môn hay một Bà La Môn sợ rằng có kẻ sẽ đến đánh người ấy và cướp của người ấy kiến thức, lòng sùng bái, năng lực suy tư... Không, bởi vì những cái ấy thuộc về của chính ông ta, và ông ta chỉ có thể cho những gì ông ta muốn, và nếu ông ta muốn. Cũng hệt như thế với Kiều Lan và những lạc thú của tình yêu. Đôi môi của Kiều Lan đẹp lắm, nhưng ai muốn cưỡng bức Kiều Lan để hôn chúng, người ấy sẽ không hưởng chút gì ngọt ngào từ nơi môi ấy, mặc dù chúng biết rõ làm sao để ban bố sự ngọt ngào. Anh là một người học trò giỏi, hỡi Tất Đạt, bởi thế anh nên học thêm điều này: người ta có thể cầu xin, mua, được tặng hay gặp tình yêu trên các nẻo đường, nhưng tình yêu không bao giờ trộm cướp được. Anh đã hiểu lầm. Vâng, thật đáng tiếc, nếu một người thanh niên đẹp đẽ như anh mà hiểu lầm điều đó.
Tất Đạt cúi đầu mỉm cười:
- Nàng nói phải, Kiều Lan, thật đáng tiếc. Thật sẽ vô cùng đáng tiếc. Không, không một giọt ngọt ngào nào sẽ bị rơi mất từ môi nàng hay môi tôi. Vậy Tất Đạt sẽ trở lại khi có đủ những gì đang thiếu – áo quần, giầy, tiền bạc. Nhưng hỡi nàng Kiều Lan xinh đẹp, nàng không thể cho tôi vài lời khuyên nhủ sao...
- Lời khuyên... Sao lại không... Ai mà lại không sẵn sàng chỉ cho một thầy Sa Môn, nghèo khó ngu ngốc từ núi xuống, sống giữa những con lừa...
- Hỡi nàng Kiều Lan, tôi có thể đi đâu để kiếm được nhanh chóng ba thứ trên...
- Ông bạn ơi, nhiều người muốn biết điều đó lắm. Ông phải làm những gì ông đã học để kiếm tiền, quần áo và giày. Một người nghèo khó không thể kiếm tiền bằng cách nào khác hơn...
- Tôi biết suy tư, tôi biết chờ đợi, tôi biết nhịn đói.
- Không biết gì khác sao... - Không. Ồ có, tôi biết làm thơ. Nàng có thể cho tôi một cái hôn để đổi lấy một bài thơ...
- Tôi sẽ đổi nếu bài thơ của anh vừa ý. Bài thơ ấy gọi là gì...
Suy nghĩ một lúc, Tất Đạt đọc lên những vần thơ:
“Nhác trông nàng kiều nữ
Dạo gót sen về rừng
Ngõ vào, Sa Môn đứng
Nghiêng mình trước bông hoa
Nàng mỉm cười diễm lệ
Chàng Sa Môn thầm nghĩ:
“Nên dâng nàng lễ vật
Hơn cúng tế thần linh””
Kiều Lan vỗ tay thật lớn, đến nỗi những đôi vòng vàng của nàng kêu reng rẻng.
- Bài thơ của anh rất hay, hỡi thầy Sa Môn áo nâu. Và thật cũng không mất gì nếu tôi cho anh một chiếc hôn vì nó.
Nàng đảo mắt ra hiệu cho chàng lại gần. Chàng để mặt sát mặt nàng, kề môi sát môi nàng, đôi môi tựa trái anh đào mới cắt. Kiều Lan hôn chàng đắm đuối, và người Sa Môn ngạc nhiên vô cùng thấy nàng đã dạy chàng nhiều quá, nàng khôn khéo quá, cách nàng chế ngự chàng, xua đuổi chàng, và sau chiếc hôn dài đầu tiên, bao nhiêu cái hôn khác chờ đợi chàng, chàng đứng yên, thở rất dài. Lúc ấy chàng giống hệt một trẻ nhỏ ngạc nhiên trước sự hiểu biết và kiến thức tràn đầy trải qua trước mắt.
- Bài thơ của anh rất hay, Kiều Lan bảo, nếu tôi giàu có, tôi sẽ trả tiền cho anh về bài thơ ấy. Nhưng sẽ rất khó khăn cho anh nếu anh muốn kiếm được nhiều tiền như anh muốn với thi ca. Vì anh sẽ cần rất nhiều tiền nếu anh muốn là bạn của Kiều Lan.
- Nàng biết hôn thật tuyệt – Tất Đạt ấp úng.
- Quả thế, chính vì vậy mà tôi không thiếu áo quần, giày và mọi thứ xinh đẹp. Nhưng anh sẽ làm gì, anh không biết gì khác ngoài suy nghĩ, nhịn đói và làm thơ sao...
- Tôi còn biết hát những bài tế thần – Tất Đạt nói. Nhưng tôi sẽ không hát nữa. Tôi cũng biết những bài phù chú, nhưng tôi sẽ không đọc nữa. Tôi đã đọc những thánh kinh.
- Xem! Kiều Lan ngắt lời, - anh không biết viết và đọc...
- Dĩ nhiên là biết. Nhiều người có thể làm được việc ấy.
- Không có nhiều. Chẳng hạn như tôi, tôi không biết. Thật tốt, thật rất tốt, nếu anh biết đọc, biết viết. Có thể anh cần đến cả những bài phù chú.
Lúc ấy một người tớ bước vào thì thầm bên tai bà chủ. Kiều Lan vội bảo Tất Đạt:
- Tôi có một người khách. Nhanh lên, cút đi Tất Đạt. Không ai được thấy anh ở đây. Chúng ta sẽ gặp nhau lại ngày mai.
Tuy nhiên, nàng lại sai gia nhân đem tặng thầy Sa Môn thánh thiện một chiếc áo choàng trắng. Không biết rõ những gì đang xảy ra, Tất Đạt được gia nhân nàng dẫn đi ra, qua một con đường ngoằn ngoèo, đến một ngôi nhà có vườn. Chàng được tặng một chiếc áo, dẫn vào bụi rậm và người ta bảo chàng lập tức rời khỏi cụm rừng chớ để cho ai thấy chàng.
Vui mừng, chàng làm những gì người ta bảo. Đã quen với rừng núi, chàng lặng lẽ tiến ra khỏi khu rừng nhỏ và qua bên kia bờ rào. Vui mừng, chàng trở lại thành phố, mang theo chiếc áo cuộn tròn dưới cánh tay. Chàng đứng trước cửa một tửu quán ở đấy du khách tụ tập, lặng lẽ xin ăn và lặng lẽ nhận một mảnh bánh cốm. Có lẽ ngày mai, chàng nghĩ, ta sẽ không cần ăn xin nữa.
Bỗng chốc chàng cảm thấy tràn ngập một niềm kiêu hãnh. Chàng không còn là một Sa Môn: thật cũng không nên ăn xin nữa. Chàng quăng cho chó mảnh bánh cốm và nhịn ăn.
Đời sống ở đây thật là đơn giản, Tất Đạt nghĩ. Không có gì là khó khăn cả. Mọi sự đều là khó khăn, vô vọng khi ta là một Sa Môn. Bây giờ thì tất cả đều dễ dàng như cái hôn mà Kiều Lan dạy. Ta chỉ còn cần quần áo và tiền bạc. Đó là những mục đích dễ dàng không làm ai mất ngủ.
Hôm sau chàng trở lại nơi Kiều Lan ở để thăm nàng. Nàng bảo:
- Mọi sự đều tốt đẹp. Vạn Mỹ mời anh đến thăm ông ta. Ông ta là thương gia giàu có nhất trong thành phố. Nếu anh vừa ý ông ấy, ổng sẽ nhận anh giúp việc. Hãy khôn ngoan lên, vị Sa Môn áo nâu ơi! Và hãy thân mật với ông ấy: ông ta rất quyền thế, nhưng anh đừng nên quá nhún mình. Tôi không muốn anh là người tôi tớ của hắn ta, mà là người ngang hàng, nếu trái lại tôi sẽ bất bình về anh. Vạn Mỹ bắt đầu già và lười biếng. Nếu anh làm cho ổng vừa lòng, ổng sẽ rất tin cậy anh.
Tất Đạt cám ơn nàng và cười, và khi biết rằng chàng đã đói từ hai hôm nay, nàng ra lệnh lấy bánh và trái cây cho chàng. Nàng bảo chàng khi sắp từ giã:
- Anh may mắn đó. Hết cánh cửa này lại đến cánh cửa khác mở ra cho anh. Sao mà may mắn thế! Anh có bùa chú gì chăng...
Tất Đạt trả lời:
- Hôm qua tôi đã nói với nàng rằng tôi biết suy tư, chờ đợi và nhịn đói, nhưng nàng không cho đó là hữu ích. Rồi nàng sẽ thấy chúng rất hữu ích. Hôm kia tôi hãy còn là một khất sĩ lôi thôi, hôm qua tôi đã được hôn nàng, và bây giờ tôi sắp sửa là một thương gia có tiền, có tất cả những gì mà nàng yêu chuộng.
- Phải đó, - nàng biểu đồng tình, - nhưng anh sẽ làm gì nếu không có tôi... Anh sẽ ra sao nếu Kiều Lan không giúp anh...
- Kiều Lan thân mến ơi, khi tôi đến khu rừng của nàng, tôi đã đi bước đầu. Ý hướng của tôi là học về tình yêu từ nơi người đàn bà đẹp nhất. Ngay khi tôi đưa ra quyết định ấy, tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện nó. Tôi biết nàng sẽ giúp tôi, biết từ cái nhìn đầu tiên của nàng khi tôi mới đến.
- Và nếu tôi không muốn...
- Nhưng nàng đã muốn, Kiều Lan hãy nghe này, khi nàng ném một viên đá trong nước, nó tìm đường nhanh nhất để rơi xuống đáy. Cũng thế, khi Tất Đạt có một mục đích. Nó không làm gì cả: nó chờ đợi, suy tư và nhịn đói; và khi làm những công việc thế tục nó cũng không làm gì, không khuấy động gì, mà tự để mình rơi. Tất Đạt bị lôi cuốn bởi mục đích của chính mình, vì nó không cho phép một điều gì chống lại mục đích đó len vào trong trí óc. Đó là điều mà Tất Đạt đã học từ các vị Sa Môn. Đó là điều mà những kẻ phàm phu cho là phép lạ và do quỉ thần sai khiến. Không có gì do quỉ thần cả, và cũng không có quỉ thần. Mọi người đều có thể thực hiện phép màu, mọi người đều có thể đạt đến mục đích nếu họ biết suy tư, chờ đợi và nhịn đói.
Kiều Lan lắng nghe chàng nói. Nàng yêu giọng nói ấy, yêu cái nhìn ấy. Nàng dịu dàng bảo:
- Có lẽ như anh nói, nhưng cũng có lẽ chính vì Tất Đạt là một chàng trai khôi ngô, vì cái nhìn của chàng thu phục được đàn bà, nên chàng mới may mắn như thế.
Tất Đạt hôn nàng từ giã.
- Tôi cầu mong được như vậy, hỡi người đã dạy cho tôi. Cầu mong cái nhìn của tôi mãi mãi làm đẹp lòng nàng, cầu mong sự may mắn sẽ mãi mãi đến với tôi từ nơi nàng!
Tất Đạt học thêm trên mỗi bước đường một điều mới mẻ, vì vũ trụ đổi thay và chàng ở trong vũ trụ. Chàng thấy mặt trời lên trên núi rừng và lặn ở bãi xa. Ban đêm chàng thấy những vì sao trên nền trời và mảnh trăng lưỡi liềm như một con thuyền trôi trong màu xanh thẳm. Chàng thấy cây cối, trăng sao, loài vật, mây, ráng trời, hang đá, cỏ hoa, suối và dòng sông, sương lấp lánh trên bụi bờ buổi sớm, những dãy núi xa cao và xanh nhạt, chim hót, ong bay vù vù, gió thổi nhẹ qua đồng lúa. Tất cả thứ đó muôn màu sắc, muôn dáng hình vẫn luôn tồn tại ở đây. Mặt trời và mặt trăng vẫn luôn luôn tồn tại ở đây. Mặt trời và mặt trăng vẫn luôn luôn chiếu sáng, dòng sông luôn chảy và những con ong bay vù vù, nhưng ngày xưa đối với chàng, chúng không là gì cả ngoài ra một trò huyễn hoá trước mắt chàng, bị nhìn một cách hoài nghi, bị khinh thường và gạt ra khỏi tư tưởng vì chúng không phải là thực tại, vì thực tại nằm bên kia nhãn giới. Bây giờ chàng nhìn chúng, chàng thấy và nhận ra nhãn giới, chàng tìm thấy vị trí của chàng trong vũ trụ này. Chàng không kiếm tìm thực tại: mục đích của chàng không ở một phía nào khác nữa. Vũ trụ tươi đẹp khi ta nhìn nó bằng cái nhìn này, không tìm kiếm, một cái nhìn đơn giản, cái nhìn của trẻ thơ. Trăng sao đẹp, bờ suối, bờ bể, rừng và hang đá, con dê và con nai vàng, hoa và bướm đều đẹp. Vũ trụ sẽ đẹp nếu ta nhìn thấy nó như vậy, hồn nhiên, tỉnh thức, chỉ quan tâm tới hiện tại mà không một thoáng nghi ngờ. Nơi kia mặt trời nắng gắt, nơi kia có bóng rừng im mát, nơi kia có chuối và bí ngô. Ngày và đêm đều ngắn, mỗi giờ qua nhanh như một chiếc buồm của một con tàu chở đầy kho báu, chở đầy niềm vui. Tất Đạt trông thấy một đàn khỉ trong rừng sâu, chuyền qua những cành cao, và chàng nghe tiếng kêu man rợ của chúng. Tất Đạt trông thấy một anh cừu đực đi theo ái ân với một chị cừu cái. Trong một chiếc hồ, một con cá lớn đói đang đi săn mồi ăn chiều. Từng đàn cá nhỏ đang bơi lượn sáng loáng, lo lắng tránh xa cá lớn đang tìm ăn chúng. Sức mạnh và dục vọng phản chiếu trên những con sóng xao động vì cuộc đuổi bắt hăng say. Tất cả những điều ấy đã có từ bao giờ nhưng chàng không hề thấy, chàng chưa bao giờ hiện diện. Bây giờ chàng hiện diện và thuộc vào thế giới ấy. Bằng con mắt, chàng thấy ánh sáng và bóng tối, bằng trí óc, chàng trực nhận có trăng sao.
Trên đường đi, Tất Đạt nhớ lại tất cả những gì chàng đã thực nghiệm trong vườn Lộc Uyển, những giáo lý mà chàng đã nghe từ đức Phật, cuộc đối thoại với bậc Toàn Giác. Chàng hồi tưởng mỗi chữ chàng đã nói với đấng Giác Ngộ, và chàng ngạc nhiên rằng mình đã nói những điều mà chính mình chưa thật biết. Điều chàng nói với đức Phật - rằng sự giác ngộ của Phật là điều huyền bí không thể giảng dạy được, không thể diễn tả và thông cảm được – mà chàng đã một lần chứng nghiệm trong một giờ sáng suốt, chính là điều mà bây giờ chàng bắt đầu thực nghiệm. Chàng cần phải có kinh nghiệm bản thân. Chàng đã biết từ lâu rằng bản thân chàng là Tiểu ngã, cùng nguồn gốc với Đại ngã, nhưng chàng chưa bao giờ thật tìm thấy Tự ngã, vì chàng đã tóm nó vào cái lưới tư duy. Thân thể dĩ nhiên không là Tự ngã, cảm giác, tư tưởng, sự hiểu biết, sự tinh khôn để rút kết luận và dệt những tư tưởng mới từ những ý đã có sẵn, cũng không phải là Tự ngã. Không, thế giới tư duy cũng vẫn còn ở bên này bờ và nó không đưa đến mục đích nào khi con người phá huỷ giác quan để chỉ nuôi Tự ngã bằng tư duy và kiến thức. Tư tưởng và giác quan đều quý báu, sau chúng là ý nghĩa cuối cùng ẩn nấp. Thật đáng nên lắng nghe cả hai, không khinh thường cũng không xem trọng cái nào hơn, mà phải chú tâm lắng nghe cả hai một cách cẩn thận. Chàng sẽ chỉ lắng nghe lời chỉ bảo của tiếng nói nội tâm, không dừng lại bất cứ chỗ nào, ngoài chỗ mà tiếng nói ấy chỉ định. Tại sao đức Cồ Đàm đã ngồi dưới gốc cây khi Ngài đạt được toàn trí... Ngài đã nghe một tiếng nói trong thâm tâm, đã ra lệnh cho Ngài yên toạ dưới gốc cây đó, và Ngài đã không hành hạ thể xác, không tế thần linh, tắm nước thiêng hay cầu nguyện, uống hay ăn, ngủ hay mơ; Ngài đã nghe theo tiếng nói, không tuân theo mệnh lệnh nào khác ở ngoài, chỉ theo tiếng nói ấy – đó là điều hay và cần thiết – ngoài ra không có gì cần nữa.
Suốt đêm, khi ngủ trong một căn nhà tranh dành cho người bộ hành, chàng đã mơ một giấc mơ. Chàng mơ thấy Thiện Hữu đứng trước mặt trong chiếc áo vàng của nhà tu khổ hạnh. Thiện Hữu trông buồn bã và hỏi chàng: - Tại sao anh bỏ tôi...
Chàng liền ôm lấy bạn và khi kéo bạn sát lòng mình và hôn, thì bạn không còn là Thiện Hữu nữa, mà là một người đàn bà và ngoài cái áo của nàng là một bộ ngực đầy, và chàng nằm xuống uống những dòng sữa vị ngọt và nồng nàn. Có vị của đàn ông và đàn bà, của mặt trời và núi rừng, của loài vật và hoa lá, của mọi thứ quả, của mọi khoái lạc. Thứ sữa ấy làm mê man. Khi Tất Đạt thức dậy, con sông mờ nhạt loang loáng ánh qua líp cửa của chòi tranh, và trong rừng một tiếng cú kêu vang lên sâu thẳm và trong vắt.
Khi ngày bắt đầu lên, Tất Đạt nhờ người chủ nhà của chàng, một người lái đó đưa chàng qua sông. Người lái đò đưa chàng trên con thuyền tre. Mặt nước rộng và phẳng lì loang loáng hồng trong ánh nắng ban mai.
- Con sông thật đẹp – Chàng nói với người đồng hành.
- Vâng, người chèo đò đáp. Con sông rất đẹp, tôi yêu thích nó hơn tất cả mọi sự. Tôi đã thường lắng nghe nó, nhìn ngắm nó, và luôn học được ở nó một điều gì. Người ta có thể học được rất nhiều từ một dòng sông.
- Cám ơn ông lái đò, Sa Môn bảo khi chàng lên bờ. Tôi sợ e rằng tôi không có gì để tặng ông, cũng không có tiền trả. Tôi không nhà cửa, tôi là con của một người Bà La Môn và là một vị Sa Môn.
- Điều đó tôi cũng thấy rõ, người chèo đò nói – và tôi không chờ đợi ngài trả công hay cho chác gì tôi. Ngài sẽ cho tôi một lần khác.
- Ông nghĩ vậy sao... Tất Đạt vui mừng hỏi.
- Hẳn là thế. Tôi cũng học điều này từ con sông nữa. Mọi sự đều trở về. Ngài nữa, vị Sa Môn ơi, ngài cũng sẽ trở lại. Nào, chúng ta từ biệt! Mong ngài nghĩ đến tôi khi ngài tế lễ các vị thần.
Họ mỉm cười chia tay. Tất Đạt sung sướng trước sự thân mật của người chèo đò. Anh ta thật giống Thiện Hữu. Chàng nghĩ, vừa mỉm cười. Mọi người ta gặp đều giống Thiện Hữu, mọi người đều biết ơn, dù chính họ xứng đáng được tạ ơn. Mọi người đều ưa phục tòng, mọi người đều ước mong là bạn của ta, vâng lời và ít suy nghĩ. Người ta đều là trẻ con cả.
Đang trưa chàng đi qua một làng mạc. Trẻ con nhảy múa tung tăng trên con đường nhỏ trước mặt những chòi bằng đất sét. Chúng chơi đùa la hét và vật lộn nhau, nhưng bỏ chạy rụt rè khi người Sa Môn lạ lùng xuất hiện. Ở cuối làng, con đường chạy dài theo một dòng suối, và bên bờ suối, một người đàn bà đang quỳ gối giặt giũ. Khi Tất Đạt chào, nàng ngẩng đầu lên nhìn chàng với nụ cười và chàng thấy rõ tròng trắng của mắt nàng chiếu long lanh. Chàng nói lên một lời chúc tụng theo tục lệ những du khách, và hỏi đường còn bao xa nữa là đến thành phố. Khi ấy nàng đứng lên, tiến đến chàng, đôi mắt ướt sáng lên một cách quyến rũ trên gương mặt trẻ của nàng. Nàng trao đổi vài nhận xét với Tất Đạt, hỏi chàng ăn cơm chưa và có phải rằng những Sa Môn ngủ một mình trong rừng ban đêm không được theo người đàn bà nào cả hay không. Đoạn nàng đặt bàn chân trái lên trên chân phải của Tất Đạt và phác một cử chỉ thường làm khi một người đàn bà mời một người đàn ông hưởng thú khoái lạc ái tình mà thánh kinh gọi là “leo xuống cây”. Tất Đạt cảm thấy máu chàng nóng lên và chàng nhận ra hình ảnh giấc chiêm bao của chàng vừa qua, chàng hơi cúi mình về người đàn bà và hôn lên đầu chóp nâu của ngực nàng. Nhìn lên, chàng thấy mặt nàng tươi cười, đầy dục vọng, với đôi mắt hơi nhắm của nàng khẩn cầu khao khát.
Tất Đạt cũng cảm thấy khát khao và lòng rung động vì dục vọng, nhưng vì chàng chưa hề động đến một người đàn bà, chàng hơi do dự một lúc, mặc dù tay chàng đã ôm lấy nàng. Lúc ấy bỗng nghe tiếng nội tâm của chàng, và tiếng ấy nói “Đừng! ”. Rồi tất cả ma lực đều biến đi khỏi khuôn mặt tươi cười của người đàn bà, chàng chỉ nhìn thấy cái nhìn nồng nàn của một người đàn bà trẻ say đắm. Chàng vỗ nhẹ má nàng, và nhanh chân đi khỏi người đàn bà đang tiu nghỉu và khuất bóng trong rừng tre.
Trước khi chiều xuống, chàng đến một thành phố lớn, và chàng sung sướng, vì chàng khao khát gặp người ta. Chàng đã sống trong rừng rú khá lâu và chòi canh của người chèo đò trong đó chàng ngủ đêm trước, là mái nhà đầu tiên trên đầu chàng sau một thời gian dài.
Ngoài phố thị, cạnh một khu rừng đẹp, người lữ hành lang thang gặp một đoàn gia nhân mang đầy những giỏ. Ở giữa, trong một chiếc kiệu trang hoàng có bốn người gánh, một người đàn bà, bà chủ, ngồi trên chiếc ghế dựa đỏ, dưới chiếc tàn lọng sặc sỡ màu. Tất Đạt đứng lặng ở cửa vào khu rừng nhỏ và ngắm đoàn những người tớ trai tớ gái và giỏ. Chàng nhìn chiếc kiệu và người đàn bà ngồi trong. Dưới mớ tóc đen bới cao, chàng thấy một gương mặt rất sáng, dịu hiền và thông minh, một cái miệng đỏ chót như một trái anh đào mới cắt, đôi mày tuyệt xảo và một vòng cung cao, đôi mắt đen láy tinh khôn và ưa quan sát, chiếc cổ thon trắng muốt nổi trên chiếc áo choàng vàng lục của nàng. Đôi bàn tay mịn màng dẻo dai dài và thon, nơi cườm tay đeo những chiếc vòng vàng chói.
Tất Đạt thấy nàng tuyệt đẹp và lòng chàng vui rộn lên. Chàng cúi thấp khi chiếc kiệu đi qua gần chàng, và lại ngẩng đầu lên ngắm gương mặt xinh đẹp trong sáng, nhìn vào đôi mắt bồ câu một lúc và thở hít vào mùi hương mà chàng không nhận ra mùi gì. Người đàn bà đẹp gật đầu mỉm cười một lát, rồi biến khuất trong cụm rừng, theo sau là đàn tôi tớ.
Tất Đạt nghĩ: ta đã vào thành phố này dưới một ngôi sao may mắn. Chàng cảm thấy hăm hở muốn đi vào cụm rừng ngay, nhưng chàng nghĩ lại, vì chàng sực nhớ đến cái nhìn của bọn tôi tớ trai gái nhìn chàng trước cửa đi vào, một tia nhìn khinh mạn và nghi ngờ, một tia nhìn như muốn xua đuổi.
Ta vẫn còn là một Sa Môn, chàng nghĩ, vẫn còn là một nhà khổ hạnh, ăn xin. Ta không thể vẫn là một người như thế. Ta không thể đi vào cụm rừng ấy trong hình thức này. Và chàng cười lớn.
Chàng dò hỏi những người chàng gặp đầu tiên về khu rừng, và về người thiếu phụ; và được biết đó là khu rừng của Kiều Lan, một kỹ nữ danh tiếng, và ngoài khu rừng ra, nàng còn làm chủ một biệt thự trong thành phố. Chàng đi vào thành. Chàng chỉ có một mục đích. Theo đuổi mục đích ấy, chàng rảo bước qua thành phố, đi lang thang trong những đường hẻm, đứng lặng ở vài chỗ, và đứng nghỉ trên bực đá đưa xuống sông. Về chiều, chàng làm quen với một người thợ phụ hớt tóc, người chàng thấy đang làm việc dưới bóng một vòm cây. Chàng lại gặp ông ta đang cầu nguyện trong một ngôi đền, ở đấy ông ta kể lại cho chàng nghe những câu chuyện về thần Tình ái. Ban đêm chàng ngủ giữa những chiếc thuyền trên sông, và sáng sớm, trước khi những khách hàng đầu tiên đến tiệm, chàng đã nhờ người thợ phụ cạo hết râu cho mình. Chàng cũng bảo chải đầu và xức dầu láng. Rồi Tất Đạt đi tắm trên dòng sông.
Khi về chiều, nàng Kiều Lan xinh đẹp tiến vào khu rừng của nàng trong chiếc kiệu, Tất Đạt đang đứng ở cổng vào. Chàng cúi chào và đón nhận lời chào của nàng. Chàng ra hiệu cho người tôi tớ đi sau cùng, và nhờ anh ta báo tin cho chủ biết có một người Bà La Môn trẻ muốn nói chuyện với nàng. Sau một lúc, người gia nhân trở lại, bảo Tất Đạt theo mình, lặng lẽ dẫn Tất Đạt đi vào trong một gian trại ở đó Kiều Lan đang nằm trên một chiếc thảm, và để chàng lại đấy.
- Có phải anh đứng ngoài cổng hôm qua và chào ta không... Kiều Lan hỏi.
- Vâng, chính thế. Hôm qua tôi thấy nàng và chào nàng.
- Nhưng hôm qua hình như anh có bộ râu và tóc dài đầy bụi, phải không...
- Nàng đã quan sát rất giỏi, đã thấy mọi sự. Nàng đã thấy Tất Đạt, con một vị Bà La Môn, người đã từ bỏ gia đình để trở thành một thầy Sa Môn, và đã tu trong ba năm. Nhưng giờ đây tôi đã từ bỏ con đường ấy và đến thành phố này, và người đầu tiên tôi gặp chính là nàng. Tôi đến đây là để nói với nàng, hỡi nàng Kiều Lan, rằng nàng là người đàn bà đầu tiên mà Tất Đạt muốn nói chuyện cùng mà không hạ đôi mắt. Tôi sẽ không bao giờ hạ đôi mắt khi gặp một người đàn bà đẹp nữa.
Kiều Lan mỉm cười và mân mê chiếc quạt lông công, đoạn hỏi:
- Tất Đạt đến để nói với ta có chừng ấy sao...
- Tôi đến để nói cùng nàng điều đó, và để cám ơn nàng vì nàng quá xinh đẹp. Và nếu nàng không phật ý, hỡi nàng Kiều Lan, tôi yêu cầu nàng hãy là bạn và thầy của tôi, vì tôi không biết tí gì về nghệ thuật mà nàng đang nắm vững.
Lúc ấy Kiều Lan bật cười:
- Tôi chưa bao giờ nghe chuyện một người Sa Môn trên núi xuống muốn gặp tôi và học với tôi. Chưa bao giờ một người Sa Môn tóc dài, áo quần rách rưới đến với tôi. Nhiều thanh niên đến gặp tôi, kể cả con trai những người Bà La Môn, nhưng họ đều ăn mặc đẹp đẽ, giày bóng, đầu họ thơm tho và túi đầy tiền. Đấy những thanh niên đến với tôi như thế đấy, hỡi thầy Sa Môn.
Tất Đạt bảo:
- Tôi bắt đầu học được ở nàng hôm nay. Hôm qua tôi cũng đã học được một điều. Tôi đã cạo râu, chải đầu và bôi dầu láng. Hỡi người diễm tuyệt, tôi không còn thiếu bao nhiêu nữa: áo quần đẹp, giày đẹp và tiền trong túi. Tất Đạt đã làm những việc khó khăn hơn những chuyện tầm thường ấy, và đã thành công. Tại sao tôi lại không đạt được điều mà hôm qua tôi quyết định khởi sự - làm bạn với nàng và học nơi nàng những lạc thú của ái tình... Nàng sẽ thấy tôi là một người học trò có khả năng. Hỡi Kiều Lan, tôi đã học nhiều điều khó khăn hơn những gì nàng phải dạy tôi. Thế ra Tất Đạt chưa đủ tươm tất vừa ý nàng, với đầu tóc láng bóng, nhưng không có quần áo tốt, giày và tiền...
Kiều Lan cười lớn:
- Không, Tất Đạt không đủ tươm tất. Anh phải có quần áo thật đẹp và giày thật tốt, và tiền đầy túi, và tặng phẩm cho Kiều Lan. Anh đã biết chưa, hỡi thầy Sa Môn từ rừng núi xuống... Anh hiểu không...
- Tôi hiểu lắm. Tất Đạt kêu lên. Làm sao tôi không hiểu được, khi những lời ấy thốt ra từ một chiếc mồm xinh đẹp thế kia... Môi nàng giống như một trái anh đào mới cắt, hỡi Kiều Lan. Môi tôi cũng đỏ thắm và tươi mát, và sẽ hợp với môi nàng lắm, để nàng xem. Nhưng này, hỡi nàng Kiều Lan xinh đẹp, nàng không sợ hay sao, sợ vị Sa Môn từ rừng núi xuống để học về yêu đương...
- Tại sao tôi phải sợ một vị Sa Môn, một thầy Sa Môn ngốc nghếch từ rừng núi xuống, và không biết gì về đàn bà...
- Ồ, người Sa Môn rất hùng mạnh và không sợ gì cả. Người có thể cưỡng bức nàng, hỡi cô gái đẹp, người có thể cướp của nàng và làm nàng đau đớn.
- Không, hỡi Sa Môn. Tôi không sợ. Có bao giờ một thầy Sa Môn hay một Bà La Môn sợ rằng có kẻ sẽ đến đánh người ấy và cướp của người ấy kiến thức, lòng sùng bái, năng lực suy tư... Không, bởi vì những cái ấy thuộc về của chính ông ta, và ông ta chỉ có thể cho những gì ông ta muốn, và nếu ông ta muốn. Cũng hệt như thế với Kiều Lan và những lạc thú của tình yêu. Đôi môi của Kiều Lan đẹp lắm, nhưng ai muốn cưỡng bức Kiều Lan để hôn chúng, người ấy sẽ không hưởng chút gì ngọt ngào từ nơi môi ấy, mặc dù chúng biết rõ làm sao để ban bố sự ngọt ngào. Anh là một người học trò giỏi, hỡi Tất Đạt, bởi thế anh nên học thêm điều này: người ta có thể cầu xin, mua, được tặng hay gặp tình yêu trên các nẻo đường, nhưng tình yêu không bao giờ trộm cướp được. Anh đã hiểu lầm. Vâng, thật đáng tiếc, nếu một người thanh niên đẹp đẽ như anh mà hiểu lầm điều đó.
Tất Đạt cúi đầu mỉm cười:
- Nàng nói phải, Kiều Lan, thật đáng tiếc. Thật sẽ vô cùng đáng tiếc. Không, không một giọt ngọt ngào nào sẽ bị rơi mất từ môi nàng hay môi tôi. Vậy Tất Đạt sẽ trở lại khi có đủ những gì đang thiếu – áo quần, giầy, tiền bạc. Nhưng hỡi nàng Kiều Lan xinh đẹp, nàng không thể cho tôi vài lời khuyên nhủ sao...
- Lời khuyên... Sao lại không... Ai mà lại không sẵn sàng chỉ cho một thầy Sa Môn, nghèo khó ngu ngốc từ núi xuống, sống giữa những con lừa...
- Hỡi nàng Kiều Lan, tôi có thể đi đâu để kiếm được nhanh chóng ba thứ trên...
- Ông bạn ơi, nhiều người muốn biết điều đó lắm. Ông phải làm những gì ông đã học để kiếm tiền, quần áo và giày. Một người nghèo khó không thể kiếm tiền bằng cách nào khác hơn...
- Tôi biết suy tư, tôi biết chờ đợi, tôi biết nhịn đói.
- Không biết gì khác sao... - Không. Ồ có, tôi biết làm thơ. Nàng có thể cho tôi một cái hôn để đổi lấy một bài thơ...
- Tôi sẽ đổi nếu bài thơ của anh vừa ý. Bài thơ ấy gọi là gì...
Suy nghĩ một lúc, Tất Đạt đọc lên những vần thơ:
“Nhác trông nàng kiều nữ
Dạo gót sen về rừng
Ngõ vào, Sa Môn đứng
Nghiêng mình trước bông hoa
Nàng mỉm cười diễm lệ
Chàng Sa Môn thầm nghĩ:
“Nên dâng nàng lễ vật
Hơn cúng tế thần linh””
Kiều Lan vỗ tay thật lớn, đến nỗi những đôi vòng vàng của nàng kêu reng rẻng.
- Bài thơ của anh rất hay, hỡi thầy Sa Môn áo nâu. Và thật cũng không mất gì nếu tôi cho anh một chiếc hôn vì nó.
Nàng đảo mắt ra hiệu cho chàng lại gần. Chàng để mặt sát mặt nàng, kề môi sát môi nàng, đôi môi tựa trái anh đào mới cắt. Kiều Lan hôn chàng đắm đuối, và người Sa Môn ngạc nhiên vô cùng thấy nàng đã dạy chàng nhiều quá, nàng khôn khéo quá, cách nàng chế ngự chàng, xua đuổi chàng, và sau chiếc hôn dài đầu tiên, bao nhiêu cái hôn khác chờ đợi chàng, chàng đứng yên, thở rất dài. Lúc ấy chàng giống hệt một trẻ nhỏ ngạc nhiên trước sự hiểu biết và kiến thức tràn đầy trải qua trước mắt.
- Bài thơ của anh rất hay, Kiều Lan bảo, nếu tôi giàu có, tôi sẽ trả tiền cho anh về bài thơ ấy. Nhưng sẽ rất khó khăn cho anh nếu anh muốn kiếm được nhiều tiền như anh muốn với thi ca. Vì anh sẽ cần rất nhiều tiền nếu anh muốn là bạn của Kiều Lan.
- Nàng biết hôn thật tuyệt – Tất Đạt ấp úng.
- Quả thế, chính vì vậy mà tôi không thiếu áo quần, giày và mọi thứ xinh đẹp. Nhưng anh sẽ làm gì, anh không biết gì khác ngoài suy nghĩ, nhịn đói và làm thơ sao...
- Tôi còn biết hát những bài tế thần – Tất Đạt nói. Nhưng tôi sẽ không hát nữa. Tôi cũng biết những bài phù chú, nhưng tôi sẽ không đọc nữa. Tôi đã đọc những thánh kinh.
- Xem! Kiều Lan ngắt lời, - anh không biết viết và đọc...
- Dĩ nhiên là biết. Nhiều người có thể làm được việc ấy.
- Không có nhiều. Chẳng hạn như tôi, tôi không biết. Thật tốt, thật rất tốt, nếu anh biết đọc, biết viết. Có thể anh cần đến cả những bài phù chú.
Lúc ấy một người tớ bước vào thì thầm bên tai bà chủ. Kiều Lan vội bảo Tất Đạt:
- Tôi có một người khách. Nhanh lên, cút đi Tất Đạt. Không ai được thấy anh ở đây. Chúng ta sẽ gặp nhau lại ngày mai.
Tuy nhiên, nàng lại sai gia nhân đem tặng thầy Sa Môn thánh thiện một chiếc áo choàng trắng. Không biết rõ những gì đang xảy ra, Tất Đạt được gia nhân nàng dẫn đi ra, qua một con đường ngoằn ngoèo, đến một ngôi nhà có vườn. Chàng được tặng một chiếc áo, dẫn vào bụi rậm và người ta bảo chàng lập tức rời khỏi cụm rừng chớ để cho ai thấy chàng.
Vui mừng, chàng làm những gì người ta bảo. Đã quen với rừng núi, chàng lặng lẽ tiến ra khỏi khu rừng nhỏ và qua bên kia bờ rào. Vui mừng, chàng trở lại thành phố, mang theo chiếc áo cuộn tròn dưới cánh tay. Chàng đứng trước cửa một tửu quán ở đấy du khách tụ tập, lặng lẽ xin ăn và lặng lẽ nhận một mảnh bánh cốm. Có lẽ ngày mai, chàng nghĩ, ta sẽ không cần ăn xin nữa.
Bỗng chốc chàng cảm thấy tràn ngập một niềm kiêu hãnh. Chàng không còn là một Sa Môn: thật cũng không nên ăn xin nữa. Chàng quăng cho chó mảnh bánh cốm và nhịn ăn.
Đời sống ở đây thật là đơn giản, Tất Đạt nghĩ. Không có gì là khó khăn cả. Mọi sự đều là khó khăn, vô vọng khi ta là một Sa Môn. Bây giờ thì tất cả đều dễ dàng như cái hôn mà Kiều Lan dạy. Ta chỉ còn cần quần áo và tiền bạc. Đó là những mục đích dễ dàng không làm ai mất ngủ.
Hôm sau chàng trở lại nơi Kiều Lan ở để thăm nàng. Nàng bảo:
- Mọi sự đều tốt đẹp. Vạn Mỹ mời anh đến thăm ông ta. Ông ta là thương gia giàu có nhất trong thành phố. Nếu anh vừa ý ông ấy, ổng sẽ nhận anh giúp việc. Hãy khôn ngoan lên, vị Sa Môn áo nâu ơi! Và hãy thân mật với ông ấy: ông ta rất quyền thế, nhưng anh đừng nên quá nhún mình. Tôi không muốn anh là người tôi tớ của hắn ta, mà là người ngang hàng, nếu trái lại tôi sẽ bất bình về anh. Vạn Mỹ bắt đầu già và lười biếng. Nếu anh làm cho ổng vừa lòng, ổng sẽ rất tin cậy anh.
Tất Đạt cám ơn nàng và cười, và khi biết rằng chàng đã đói từ hai hôm nay, nàng ra lệnh lấy bánh và trái cây cho chàng. Nàng bảo chàng khi sắp từ giã:
- Anh may mắn đó. Hết cánh cửa này lại đến cánh cửa khác mở ra cho anh. Sao mà may mắn thế! Anh có bùa chú gì chăng...
Tất Đạt trả lời:
- Hôm qua tôi đã nói với nàng rằng tôi biết suy tư, chờ đợi và nhịn đói, nhưng nàng không cho đó là hữu ích. Rồi nàng sẽ thấy chúng rất hữu ích. Hôm kia tôi hãy còn là một khất sĩ lôi thôi, hôm qua tôi đã được hôn nàng, và bây giờ tôi sắp sửa là một thương gia có tiền, có tất cả những gì mà nàng yêu chuộng.
- Phải đó, - nàng biểu đồng tình, - nhưng anh sẽ làm gì nếu không có tôi... Anh sẽ ra sao nếu Kiều Lan không giúp anh...
- Kiều Lan thân mến ơi, khi tôi đến khu rừng của nàng, tôi đã đi bước đầu. Ý hướng của tôi là học về tình yêu từ nơi người đàn bà đẹp nhất. Ngay khi tôi đưa ra quyết định ấy, tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện nó. Tôi biết nàng sẽ giúp tôi, biết từ cái nhìn đầu tiên của nàng khi tôi mới đến.
- Và nếu tôi không muốn...
- Nhưng nàng đã muốn, Kiều Lan hãy nghe này, khi nàng ném một viên đá trong nước, nó tìm đường nhanh nhất để rơi xuống đáy. Cũng thế, khi Tất Đạt có một mục đích. Nó không làm gì cả: nó chờ đợi, suy tư và nhịn đói; và khi làm những công việc thế tục nó cũng không làm gì, không khuấy động gì, mà tự để mình rơi. Tất Đạt bị lôi cuốn bởi mục đích của chính mình, vì nó không cho phép một điều gì chống lại mục đích đó len vào trong trí óc. Đó là điều mà Tất Đạt đã học từ các vị Sa Môn. Đó là điều mà những kẻ phàm phu cho là phép lạ và do quỉ thần sai khiến. Không có gì do quỉ thần cả, và cũng không có quỉ thần. Mọi người đều có thể thực hiện phép màu, mọi người đều có thể đạt đến mục đích nếu họ biết suy tư, chờ đợi và nhịn đói.
Kiều Lan lắng nghe chàng nói. Nàng yêu giọng nói ấy, yêu cái nhìn ấy. Nàng dịu dàng bảo:
- Có lẽ như anh nói, nhưng cũng có lẽ chính vì Tất Đạt là một chàng trai khôi ngô, vì cái nhìn của chàng thu phục được đàn bà, nên chàng mới may mắn như thế.
Tất Đạt hôn nàng từ giã.
- Tôi cầu mong được như vậy, hỡi người đã dạy cho tôi. Cầu mong cái nhìn của tôi mãi mãi làm đẹp lòng nàng, cầu mong sự may mắn sẽ mãi mãi đến với tôi từ nơi nàng!
Chương 6: Giữa xã hội
Tất Đạt tìm đến Vạn Mỹ, người thương gia, và được chỉ vào một biệt thự giàu có. Gia nhân đưa chàng qua những tấm thảm rộng, vào một phòng, ở đấy chàng ngồi đợi chủ nhà.
Vạn Mỹ đi vào, ông ta là người hoạt bát, dẻo dai, tóc hoa râm, đôi mắt thông minh khôn khéo và cái miệng đầy nhục cảm. Chủ, khách thân mật chào nhau. Người thương gia bắt đầu:
- Tôi được nghe nói ngài là một người Bà La Môn học thức, nhưng muốn đi tìm việc với một thương gia. Vậy ngài túng thiếu lắm sao, nên đi kiếm việc làm...
Tất Đạt trả lời:
- Không, tôi không thiếu, và chẳng bao giờ thiếu gì. Tôi đến từ những vị Sa Môn mà tôi đã chung sống từ lâu.
- Nếu ngài ở trong đoàn Sa Môn, làm sao ngài lại không thiếu thốn... Các vị Sa Môn há không hoàn toàn vô sản...
- Tôi không có gì cả, - Tất Đạt nói - hiểu theo ý ông. Dĩ nhiên là tôi vô sản, nhưng do tôi tự nguyện, vì thế tôi không thiếu thốn.
- Nhưng làm sao ngài sống nếu không có tài sản...
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy, thưa ông. Tôi không có gì cả đã gần ba năm nay, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ về việc phải sống bằng cách nào.
- Nghĩa là ngài sống trên tài sản của kẻ khác...
- Bề ngoài thì như thế. Người thương gia cũng sống trên tư hữu của kẻ khác.
- Cũng đúng, nhưng người thương gia không lấy không. Họ cho lại hàng hóa của họ để trao đổi.
- Điều đó thành như định luật. Mọi người đều có cho, có nhận. Cuộc đời là như vậy.
- Ồ, nhưng nếu ngài không có gì, thì làm sao mà cho...
- Mỗi người cho cái mà mình có. Người lính cho sức mạnh, người thương gia cho hàng hoá, người thầy cho kiến thức, người làm ruộng cho lúa, người chài lưới cho cá.
- Phải lắm, nhưng ngài có thể cho gì... Ngài đã học được gì để cho...
- Tôi có thể suy tư, chờ đợi và nhịn đói.
- Chỉ có thế...
- Tôi nghĩ chỉ có thế.
- Nhưng những thứ ấy dùng để làm gì... Ví dụ như nhịn ăn, để làm gì...
- Nó có giá trị lớn lắm, thưa ông. Khi một người không có gì để ăn, nhịn đói là điều khôn ngoan nhất. Chẳng hạn nếu tôi không học cách nhịn, thì tôi phải tìm việc làm hôm nay, hoặc với ông, hoặc nơi khác, vì cơn đói hướng dẫn tôi. Nhưng bây giờ, tôi có thể chờ đợi một cách bình thản. Tôi không vội vàng, không thiếu thốn, tôi có thể nhịn rất lâu và xem thường sự đói. Vì thế mà nhịn đói là hữu ích, thưa ông.
- Thưa Sa Môn, ngài dạy rất phải. Xin ngài đợi cho một lát.
Vạn Mỹ đi ra, và trở vào với một cuộn giấy trao cho khách, đoạn hỏi:
- Ngài có thể đọc cái này không...
Tất Đạt nhìn vào cuộn giấy và bắt đầu đọc bản giao kèo về thương mãi. Vạn Mỹ bảo:
- Tốt lắm. Bây giờ xin ngài viết cho tôi một câu gì trên tờ giấy này, ông ta trao cho chàng giấy bút. Tất Đạt viết rồi trao trả tờ giấy. Vạn Mỹ đọc: “Viết lách rất tốt, nhưng suy nghĩ còn tốt hơn. Sự khôn khéo rất hay, nhưng kiên tâm còn hay hơn”. Người thương gia ngợi khen:
- Ngài viết hay lắm. Chúng ta sẽ còn bàn luận nhiều, nhưng hôm nay tôi mời ngài làm vị khách và ở trong nhà tôi.
Tất Đạt cám ơn ông ta và nhận lời. Người ta đem đến cho chàng áo quần, giày dép, và một gia nhân sửa soạn đồ tắm cho chàng mỗi ngày. Họ dọn cho chàng những mâm cơm ngon lành mỗi ngày hai dạo, nhưng chàng chỉ ăn có một buổi, và không dùng rượu thịt. Vạn Mỹ nói cho chàng nghe về việc mua bán, chỉ cho chàng xem hàng hóa, kho chứa hàng và sổ kế toán. Chàng học nhiều điều mới lạ, nghe nhiều và ít nói. Và nhớ đến lời Kiều Lan dặn, chàng không bao giờ hạ mình trước người thương gia mà buộc ông ta đối với chàng như một người ngang hàng hoặc cao hơn. Vạn Mỹ điều hành công việc cẩn thận say mê, nhưng Tất Đạt xem chúng như một trò chơi mà luật lệ thì chàng học thuộc nên chúng không làm chàng bận tâm.
Ở nhà Vạn Mỹ chưa lâu, chàng đã dự phần trong công việc kinh doanh của ông ta. Tuy thế, hàng ngày chàng vẫn đến thăm Kiều Lan vào giờ nàng mời, ăn vận tề chỉnh, mang giày bóng và mang quà đến tặng nàng. Chàng học hỏi được nhiều nơi đôi môi đỏ khôn khéo của nàng. Bàn tay mềm dịu của nàng dạy chàng rất nhiều. Vốn còn là một đứa con trai khờ dại trong tình yêu, chàng thường đắm mình trong ái ân một cách mù quáng không biết chán chê, không bao giờ thỏa mãn. Nhưng nàng dạy cho chàng rằng không ai có thể hưởng thụ khoái lạc mà không đồng thời ban bố nó, và mỗi cử chỉ, mỗi sự mơn trớn, mỗi cái nhìn, mỗi phần trong cơ thể đều có bí quyết riêng của nó để đem khoái cảm cho người biết thưởng thức. Nàng dạy cho chàng rằng những người yêu đương không nên rời nhau sau khi âu yếm mà không cảm phục nhau, không chinh phục người yêu và bị chinh phục, để cho không có cảm giác ngấy chán hay cô đơn nào phát sinh, và nhất là không có cái cảm giác khủng khiếp là mình đã lạm dụng hay bị lạm dụng. Chàng trải qua những giờ thần dịu bên người kỹ nữ khôn khéo xinh đẹp, và trở thành học trò của nàng, người yêu của nàng, bạn quí của nàng. Giá trị và ý nghĩa của cuộc đời chàng hiện tại ngưng đọng nơi cuộc gần gũi Kiều Lan chứ không phải trong công việc kinh doanh với Vạn Mỹ. Người thương gia giao cho chàng viết những bức thư và ngân phiếu quan trọng và dần dần có lệ hỏi ý chàng về những việc hệ trọng. Chẳng bao lâu ông ta đã nhận thấy rằng Tất Đạt ít hiểu biết về lúa gạo, len, về việc chuyên chở hàng hóa và mậu dịch, nhưng chàng lại có một năng khiếu tự nhiên và vượt hẳn ông ta về sự trầm tĩnh và thản nhiên, trong nghệ thuật nghe và làm cho người lạ có cảm tưởng tốt đẹp về chàng. Ông ta nói với một người bạn:
“Người Bà La Môn này không phải là một thương gia thực thụ và sẽ không bao giờ thành một thương gia cả, hắn không bao giờ say sưa với công việc ấy. Nhưng hắn có cái bí quyết của những người mà sự thành công tự đến với họ một cách dễ dàng, không biết vì hắn ra đời dưới một ngôi sao tốt, hay vì phép lạ, hay vì hắn đã học điều ấy nơi các Sa Môn. Hắn luôn luôn có vẻ thư thái trong công ăn việc làm, công việc chẳng bao giờ làm hắn bận tâm nhiều, hay chi phối hắn. Hắn chẳng bao giờ sợ thất bại và chẳng bao giờ lo mất mát”. Người bạn khuyên thương gia: “Hãy chia cho hắn một phần ba lợi tức của công việc hắn điều khiển, nhưng bắt hắn chịu cùng một tỷ lệ ấy nếu thua lỗ. Như vậy hắn sẽ hăng hái hơn”.
Người thương gia theo lời khuyên ấy, nhưng Tất Đạt không mấy lưu tâm. Nếu có lời chàng nhận nó một cách bình tĩnh; nếu lỗ, chàng cười lớn và nói: “Ồ! Thì ra chuyến buôn này tệ thật! ”.
Quả thế, chàng hầu như thờ ơ với việc thương mãi. Một hôm, chàng đi đến một làng nọ để mua một mùa lúa lớn. Khi chàng đến đấy, lúa đã bán cho một thương gia khác. Tuy vậy, chàng vẫn ở lại trong làng rất lâu, giao du với những người chủ trại, cho trẻ con tiền bạc, dự một đám cưới và trở về một cách thỏa mãn. Vạn Mỹ trách chàng đã không về ngay, để phí thời giờ và tiền bạc. Tất Đạt trả lời:
- Bạn ơi, đừng có trách móc. Không việc gì thành tựu bằng lời khiển trách cả. Nếu có sự tổn thất nào, tôi sẽ chịu. Tôi rất bằng lòng chuyến du lịch này. Tôi đã được quen rất nhiều người, thân với người Bà La Môn, trẻ con đã ngồi trên gối tôi, những người chủ trại đã chỉ cho tôi xem những cánh đồng của họ. Không ai xem tôi là một thương gia cả.
- Tất cả điều đó rất hay, Vạn Mỹ chấp nhận một cách miễn cưỡng – nhưng trên thực tế ngài là một thương gia. Hay là ngài chỉ đi vì sự ham vui của ngài thôi...
Tất Đạt cười:
- Dĩ nhiên tôi đi vì ham vui. (Chàng cười lớn). Sao lại không... Tôi đã quen với nhiều người và nhiều vùng mới. Tôi đã được tình bạn và lòng tin cậy. Nếu tôi là Vạn Mỹ, tôi đã bực bội bỏ ra về ngay khi thấy mình không mua chác được, mà lại tốn thì giờ, tiền bạc. Đằng này tôi đã trải qua những giờ tươi đẹp, học thêm nhiều điều, hưởng nhiều thú vui và không làm hại chính tôi cũng như kẻ khác vì sự bực dọc hay vội vàng. Nếu có dịp nào đến lại chỗ ấy, những người thân sẽ đón tiếp tôi, và tôi sẽ sung sướng vì lần trước tôi không tỏ ra vội vã bất bình. Dù sao, hãy gác câu chuyện ấy lại, ông bạn ạ, và đừng tự dày vò mình với những lời trách móc. Nếu có ngày ông nghĩ rằng Tất Đạt này hại ông, hãy chỉ nói một lời và Tất Đạt sẽ đi khỏi nơi đây. Cho đến ngày đó, giờ chúng ta hãy là những người bạn tốt của nhau.
Người thương gia cố làm cho chàng nhận chân được rằng chàng đang ăn cơm của ông ta, nhưng vô hiệu. Tất Đạt ăn cơm của riêng chàng. Hơn nữa, họ đều ăn cơm của người khác, cơm của mọi người. Tất Đạt không bao giờ bận tâm về những lo lắng của Vạn Mỹ, và Vạn Mỹ thì rất nhiều lo lắng. Khi một công việc có vẻ sắp thất bại, khi một chuyến hàng bị mất, khi một con nợ không chịu trả, Vạn Mỹ không bao giờ có thể làm cho người đồng nghiệp của mình tin rằng điều đó có thể làm điên tiết lên, làm cho trán nhăn lại và giấc ngủ trằn trọc. Một hôm, khi Vạn Mỹ nhắc lại rằng chàng đã học được mọi sự từ nơi ông ta, Tất Đạt trả lời:
- Đừng nói đùa chứ. Tôi đã học được của ông giá tiền rổ cá bao nhiêu, và cho vay tiền có lời bao nhiêu. Đó là kiến thức của ông. Nhưng tôi không học của ông cách suy tư, ông Vạn Mỹ thân mến, ông nên học ở tôi điều đó.
Quả thế, tâm hồn chàng không ở trong công việc thương mãi. Nó hữu ích cho chàng vì nó đem lại tiền để chàng biếu Kiều Lan, và chàng được nhiều tiền hơn là chàng cần. Hơn nữa, cảm tình và trí tò mò của chàng chỉ hướng về những con người, mà những công việc, lo âu, lạc thú và sự điên rồ của họ thật xa vời và lạ lùng đối với chàng hơn cả mặt trăng. Mặc dù chàng cảm thấy rất dễ dàng nói chuyện với mọi người, sống với mọi người, học hỏi mọi người, chàng ý thức sâu xa một điều rằng có một cái gì đó ngăn cách chàng với họ, và đều do thực trạng chàng đã là một Sa Môn. Chàng thấy mọi người sống một cách trẻ con và như thú vật, điều làm cho chàng vừa cảm thương vừa khinh bỉ. Chàng thấy họ lao nhọc đau khổ và bạc đầu về những chuyện mà đối với chàng thật không đáng một đồng xu, - tiền bạc, lạc thú nhỏ nhoi và những danh vọng hão huyền. Chàng thấy họ đánh mắng, chửi nhau, than vãn về những nổi khổ cực mà sẽ làm cho một vị Sa Môn bật cười, và họ khổ đau vì những thiếu thốn mà một vị Sa Môn không cảm thấy.
Chàng nhận lấy tất cả những gì người ta mang lại cho chàng. Người thương gia đem đến hàng vải để bán cũng được đón tiếp, con nợ đến vay cũng được đón tiếp y hệt, kẻ ăn xin cũng được tiếp đón, có khi ở lại hàng giờ để kể lể nỗi nghèo nàn với chàng mặc dù hắn không nghèo khó bằng bất cứ một Sa Môn nào. Chàng tiếp đãi không chút phân biệt, từ người thương gia giàu xa lạ đến người tôi tớ cạo râu cho chàng, và những anh hàng rong mà chàng mua chuối đã đánh cắp những đồng xu lẻ của chàng. Khi Vạn Mỹ đến kể cho chàng nghe những nỗi lo lắng và trách cứ về một vụ thua lỗ, chàng lắng nghe một cách tò mò chăm chú, và há hốc mồm, cố gắng để hiểu ông ta, nhượng bộ ông ta một tí khi cần, và tảng lờ ông ta để đến với người cần chàng hơn. Và rất nhiều người đến với chàng, người thì đến vì công việc mua bán, người thì để lừa gạt chàng, người để nghe chàng nói, người để nghe chàng cảm thông, người cần chàng chỉ bảo. Chàng giúp họ ý kiến, cảm thông với họ, cho chác họ, để cho họ lừa gạt chàng một ít, và để tư tưởng chàng bận rộn vì trò chơi này cũng như trước đấy chàng đã bận rộn vì thần linh và Đại ngã.
Thỉnh thoảng chàng nghe trong tâm tư một tiếng nói yếu ớt, nhẹ nhàng, nhắc nhở chàng một cách âm thầm, phàn nàn một cách lặng lẽ đến nỗi chàng khó có thể nghe thấy. Rồi đột nhiên chàng thấy rõ ràng chàng đang sống một nếp sống quái gở, rằng chàng đang làm việc chỉ đáng giá như một ván bài, rằng chàng cũng vui vẻ đấy và đôi khi hưởng khoái lạc nữa, nhưng sự sống chân thật đang trôi qua mà không chạm đến chàng. Như một cầu thủ chơi với quả cầu, chàng chơi với công việc kinh doanh, với những người chung quanh, ngắm nhìn họ, thích thú vì họ, nhưng tâm hồn chàng thì không có ở đấy. Bản ngã thực của chàng đang đi phiêu lưu một nơi nào đấy rất xa, âm thầm đi qua và không dính líu gì đến sự sống hiện tại của chàng. Đôi khi chàng sợ hãi những ý nghĩ ấy và ước sao được chia xẻ công việc hàng ngày trẻ con của họ một cách hăng hái, tham dự vào đời sống thực sự, thụ hưởng và sống đời sống của họ thực sự, thay vì chỉ ở đấy như một khách bàng quang.
Chàng đến thăm Kiều Lan thường xuyên, học nghệ thuật yêu đương trong đó cho và nhận trở thành một. Chàng nói chuyện với nàng, học ở nàng, chỉ bảo nàng và nhận những lời chỉ bảo. Nàng hiểu chàng hơn Thiện Hữu ngày xưa hiểu chàng, nàng giống chàng hơn là Thiện Hữu đã giống chàng.
Một hôm chàng bảo nàng:
- Em thật giống tôi, khác hẳn mọi người. Em là Kiều Lan và không giống ai khác, và ở trong em hình như có sự bình lặng, một nơi thiêng liêng ở đấy, em cũng như tôi, có thể lui về bất cứ lúc nào và trở thành chính em. Ít người có khả năng ấy, trong khi mọi người đều có thể có.
- Không phải mọi người đều khôn ngoan cả, Kiều Lan bảo.
- Điều ấy không can hệ gì, Kiều Lan. Vạn Mỹ cũng khôn như tôi, nhưng ông ta không có nơi thiêng liêng ấy. Nhiều người khác có nhưng lại chỉ là những trẻ con về kiến thức. Hầu hết đều giống những chiếc lá rơi phiêu bạt, quay cuồng trong không rồi rơi xuống đất. Nhưng một số ít người khác thì giống như những vì sao, đi một con đường đã định: không một cơn gió nào có thể chi phối họ, họ có sẵn trong mình kim chỉ nam và lối đi. Trong tất cả những người khôn ngoan – tôi biết nhiều người – có một người hoàn toàn về phương diện này. Tôi không bao giờ quên được người ấy. Ngài là Cồ Đàm, đấng Giác Ngộ. Mỗi ngày có hàng ngàn thanh niên theo nghe giáo lý của Ngài và theo lời Ngài mỗi giờ phút, nhưng họ đều là những chiếc lá rơi; họ không có trong họ sự khôn ngoan và hướng đạo.
Kiều Lan mỉm cười nhìn chàng:
- Anh lại nói về ông ấy rồi. Anh lại có những tư tưởng Sa Môn.
Tất Đạt im lặng, và họ chơi trò yêu đương. Thân nàng mềm mại như chiếc cung của một nhà thiện xạ, kẻ nào học tình yêu nơi nàng sẽ học được nhiều lạc thú, nhiều bí quyết. Nàng đùa giỡn với Tất Đạt một lúc, xua đuổi chàng làm chàng đê mê, chiếm đoạt chàng, và thích thú vì sự chế ngự của mình cho đến khi chàng chịu thua, kiệt sức nằm bên cạnh nàng.
Người kỹ nữ cúi xuống nhìn rất lâu vào mặt chàng, vào đôi mắt chàng đã mệt mỏi.
- Anh là người tình tài giỏi nhất mà em gặp, nàng nói một cách trầm ngâm. Anh khỏe mạnh hơn những người khác, dẻo dai hơn, hăng hái hơn. Anh đã học rất giỏi nghệ thuật của em, Tất Đạt. Một ngày kia, khi em lớn tuổi hơn, em muốn có một đứa con với anh. Nhưng anh ôi, anh vẫn còn là một Sa Môn. Anh không thực sự yêu em – Anh không yêu ai cả. Có phải thế không...
- Có lẽ, Tất Đạt mệt mỏi đáp. Tôi cũng như em, em cũng không thể yêu. Nếu không, làm sao em có thể luyện tập về yêu đương như một nghệ thuật... Có lẽ những người như chúng ta không thể yêu đương. Những người thường tình kia, mới có thể yêu đương được - đấy là bí quyết của họ.
Tất Đạt tìm đến Vạn Mỹ, người thương gia, và được chỉ vào một biệt thự giàu có. Gia nhân đưa chàng qua những tấm thảm rộng, vào một phòng, ở đấy chàng ngồi đợi chủ nhà.
Vạn Mỹ đi vào, ông ta là người hoạt bát, dẻo dai, tóc hoa râm, đôi mắt thông minh khôn khéo và cái miệng đầy nhục cảm. Chủ, khách thân mật chào nhau. Người thương gia bắt đầu:
- Tôi được nghe nói ngài là một người Bà La Môn học thức, nhưng muốn đi tìm việc với một thương gia. Vậy ngài túng thiếu lắm sao, nên đi kiếm việc làm...
Tất Đạt trả lời:
- Không, tôi không thiếu, và chẳng bao giờ thiếu gì. Tôi đến từ những vị Sa Môn mà tôi đã chung sống từ lâu.
- Nếu ngài ở trong đoàn Sa Môn, làm sao ngài lại không thiếu thốn... Các vị Sa Môn há không hoàn toàn vô sản...
- Tôi không có gì cả, - Tất Đạt nói - hiểu theo ý ông. Dĩ nhiên là tôi vô sản, nhưng do tôi tự nguyện, vì thế tôi không thiếu thốn.
- Nhưng làm sao ngài sống nếu không có tài sản...
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy, thưa ông. Tôi không có gì cả đã gần ba năm nay, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ về việc phải sống bằng cách nào.
- Nghĩa là ngài sống trên tài sản của kẻ khác...
- Bề ngoài thì như thế. Người thương gia cũng sống trên tư hữu của kẻ khác.
- Cũng đúng, nhưng người thương gia không lấy không. Họ cho lại hàng hóa của họ để trao đổi.
- Điều đó thành như định luật. Mọi người đều có cho, có nhận. Cuộc đời là như vậy.
- Ồ, nhưng nếu ngài không có gì, thì làm sao mà cho...
- Mỗi người cho cái mà mình có. Người lính cho sức mạnh, người thương gia cho hàng hoá, người thầy cho kiến thức, người làm ruộng cho lúa, người chài lưới cho cá.
- Phải lắm, nhưng ngài có thể cho gì... Ngài đã học được gì để cho...
- Tôi có thể suy tư, chờ đợi và nhịn đói.
- Chỉ có thế...
- Tôi nghĩ chỉ có thế.
- Nhưng những thứ ấy dùng để làm gì... Ví dụ như nhịn ăn, để làm gì...
- Nó có giá trị lớn lắm, thưa ông. Khi một người không có gì để ăn, nhịn đói là điều khôn ngoan nhất. Chẳng hạn nếu tôi không học cách nhịn, thì tôi phải tìm việc làm hôm nay, hoặc với ông, hoặc nơi khác, vì cơn đói hướng dẫn tôi. Nhưng bây giờ, tôi có thể chờ đợi một cách bình thản. Tôi không vội vàng, không thiếu thốn, tôi có thể nhịn rất lâu và xem thường sự đói. Vì thế mà nhịn đói là hữu ích, thưa ông.
- Thưa Sa Môn, ngài dạy rất phải. Xin ngài đợi cho một lát.
Vạn Mỹ đi ra, và trở vào với một cuộn giấy trao cho khách, đoạn hỏi:
- Ngài có thể đọc cái này không...
Tất Đạt nhìn vào cuộn giấy và bắt đầu đọc bản giao kèo về thương mãi. Vạn Mỹ bảo:
- Tốt lắm. Bây giờ xin ngài viết cho tôi một câu gì trên tờ giấy này, ông ta trao cho chàng giấy bút. Tất Đạt viết rồi trao trả tờ giấy. Vạn Mỹ đọc: “Viết lách rất tốt, nhưng suy nghĩ còn tốt hơn. Sự khôn khéo rất hay, nhưng kiên tâm còn hay hơn”. Người thương gia ngợi khen:
- Ngài viết hay lắm. Chúng ta sẽ còn bàn luận nhiều, nhưng hôm nay tôi mời ngài làm vị khách và ở trong nhà tôi.
Tất Đạt cám ơn ông ta và nhận lời. Người ta đem đến cho chàng áo quần, giày dép, và một gia nhân sửa soạn đồ tắm cho chàng mỗi ngày. Họ dọn cho chàng những mâm cơm ngon lành mỗi ngày hai dạo, nhưng chàng chỉ ăn có một buổi, và không dùng rượu thịt. Vạn Mỹ nói cho chàng nghe về việc mua bán, chỉ cho chàng xem hàng hóa, kho chứa hàng và sổ kế toán. Chàng học nhiều điều mới lạ, nghe nhiều và ít nói. Và nhớ đến lời Kiều Lan dặn, chàng không bao giờ hạ mình trước người thương gia mà buộc ông ta đối với chàng như một người ngang hàng hoặc cao hơn. Vạn Mỹ điều hành công việc cẩn thận say mê, nhưng Tất Đạt xem chúng như một trò chơi mà luật lệ thì chàng học thuộc nên chúng không làm chàng bận tâm.
Ở nhà Vạn Mỹ chưa lâu, chàng đã dự phần trong công việc kinh doanh của ông ta. Tuy thế, hàng ngày chàng vẫn đến thăm Kiều Lan vào giờ nàng mời, ăn vận tề chỉnh, mang giày bóng và mang quà đến tặng nàng. Chàng học hỏi được nhiều nơi đôi môi đỏ khôn khéo của nàng. Bàn tay mềm dịu của nàng dạy chàng rất nhiều. Vốn còn là một đứa con trai khờ dại trong tình yêu, chàng thường đắm mình trong ái ân một cách mù quáng không biết chán chê, không bao giờ thỏa mãn. Nhưng nàng dạy cho chàng rằng không ai có thể hưởng thụ khoái lạc mà không đồng thời ban bố nó, và mỗi cử chỉ, mỗi sự mơn trớn, mỗi cái nhìn, mỗi phần trong cơ thể đều có bí quyết riêng của nó để đem khoái cảm cho người biết thưởng thức. Nàng dạy cho chàng rằng những người yêu đương không nên rời nhau sau khi âu yếm mà không cảm phục nhau, không chinh phục người yêu và bị chinh phục, để cho không có cảm giác ngấy chán hay cô đơn nào phát sinh, và nhất là không có cái cảm giác khủng khiếp là mình đã lạm dụng hay bị lạm dụng. Chàng trải qua những giờ thần dịu bên người kỹ nữ khôn khéo xinh đẹp, và trở thành học trò của nàng, người yêu của nàng, bạn quí của nàng. Giá trị và ý nghĩa của cuộc đời chàng hiện tại ngưng đọng nơi cuộc gần gũi Kiều Lan chứ không phải trong công việc kinh doanh với Vạn Mỹ. Người thương gia giao cho chàng viết những bức thư và ngân phiếu quan trọng và dần dần có lệ hỏi ý chàng về những việc hệ trọng. Chẳng bao lâu ông ta đã nhận thấy rằng Tất Đạt ít hiểu biết về lúa gạo, len, về việc chuyên chở hàng hóa và mậu dịch, nhưng chàng lại có một năng khiếu tự nhiên và vượt hẳn ông ta về sự trầm tĩnh và thản nhiên, trong nghệ thuật nghe và làm cho người lạ có cảm tưởng tốt đẹp về chàng. Ông ta nói với một người bạn:
“Người Bà La Môn này không phải là một thương gia thực thụ và sẽ không bao giờ thành một thương gia cả, hắn không bao giờ say sưa với công việc ấy. Nhưng hắn có cái bí quyết của những người mà sự thành công tự đến với họ một cách dễ dàng, không biết vì hắn ra đời dưới một ngôi sao tốt, hay vì phép lạ, hay vì hắn đã học điều ấy nơi các Sa Môn. Hắn luôn luôn có vẻ thư thái trong công ăn việc làm, công việc chẳng bao giờ làm hắn bận tâm nhiều, hay chi phối hắn. Hắn chẳng bao giờ sợ thất bại và chẳng bao giờ lo mất mát”. Người bạn khuyên thương gia: “Hãy chia cho hắn một phần ba lợi tức của công việc hắn điều khiển, nhưng bắt hắn chịu cùng một tỷ lệ ấy nếu thua lỗ. Như vậy hắn sẽ hăng hái hơn”.
Người thương gia theo lời khuyên ấy, nhưng Tất Đạt không mấy lưu tâm. Nếu có lời chàng nhận nó một cách bình tĩnh; nếu lỗ, chàng cười lớn và nói: “Ồ! Thì ra chuyến buôn này tệ thật! ”.
Quả thế, chàng hầu như thờ ơ với việc thương mãi. Một hôm, chàng đi đến một làng nọ để mua một mùa lúa lớn. Khi chàng đến đấy, lúa đã bán cho một thương gia khác. Tuy vậy, chàng vẫn ở lại trong làng rất lâu, giao du với những người chủ trại, cho trẻ con tiền bạc, dự một đám cưới và trở về một cách thỏa mãn. Vạn Mỹ trách chàng đã không về ngay, để phí thời giờ và tiền bạc. Tất Đạt trả lời:
- Bạn ơi, đừng có trách móc. Không việc gì thành tựu bằng lời khiển trách cả. Nếu có sự tổn thất nào, tôi sẽ chịu. Tôi rất bằng lòng chuyến du lịch này. Tôi đã được quen rất nhiều người, thân với người Bà La Môn, trẻ con đã ngồi trên gối tôi, những người chủ trại đã chỉ cho tôi xem những cánh đồng của họ. Không ai xem tôi là một thương gia cả.
- Tất cả điều đó rất hay, Vạn Mỹ chấp nhận một cách miễn cưỡng – nhưng trên thực tế ngài là một thương gia. Hay là ngài chỉ đi vì sự ham vui của ngài thôi...
Tất Đạt cười:
- Dĩ nhiên tôi đi vì ham vui. (Chàng cười lớn). Sao lại không... Tôi đã quen với nhiều người và nhiều vùng mới. Tôi đã được tình bạn và lòng tin cậy. Nếu tôi là Vạn Mỹ, tôi đã bực bội bỏ ra về ngay khi thấy mình không mua chác được, mà lại tốn thì giờ, tiền bạc. Đằng này tôi đã trải qua những giờ tươi đẹp, học thêm nhiều điều, hưởng nhiều thú vui và không làm hại chính tôi cũng như kẻ khác vì sự bực dọc hay vội vàng. Nếu có dịp nào đến lại chỗ ấy, những người thân sẽ đón tiếp tôi, và tôi sẽ sung sướng vì lần trước tôi không tỏ ra vội vã bất bình. Dù sao, hãy gác câu chuyện ấy lại, ông bạn ạ, và đừng tự dày vò mình với những lời trách móc. Nếu có ngày ông nghĩ rằng Tất Đạt này hại ông, hãy chỉ nói một lời và Tất Đạt sẽ đi khỏi nơi đây. Cho đến ngày đó, giờ chúng ta hãy là những người bạn tốt của nhau.
Người thương gia cố làm cho chàng nhận chân được rằng chàng đang ăn cơm của ông ta, nhưng vô hiệu. Tất Đạt ăn cơm của riêng chàng. Hơn nữa, họ đều ăn cơm của người khác, cơm của mọi người. Tất Đạt không bao giờ bận tâm về những lo lắng của Vạn Mỹ, và Vạn Mỹ thì rất nhiều lo lắng. Khi một công việc có vẻ sắp thất bại, khi một chuyến hàng bị mất, khi một con nợ không chịu trả, Vạn Mỹ không bao giờ có thể làm cho người đồng nghiệp của mình tin rằng điều đó có thể làm điên tiết lên, làm cho trán nhăn lại và giấc ngủ trằn trọc. Một hôm, khi Vạn Mỹ nhắc lại rằng chàng đã học được mọi sự từ nơi ông ta, Tất Đạt trả lời:
- Đừng nói đùa chứ. Tôi đã học được của ông giá tiền rổ cá bao nhiêu, và cho vay tiền có lời bao nhiêu. Đó là kiến thức của ông. Nhưng tôi không học của ông cách suy tư, ông Vạn Mỹ thân mến, ông nên học ở tôi điều đó.
Quả thế, tâm hồn chàng không ở trong công việc thương mãi. Nó hữu ích cho chàng vì nó đem lại tiền để chàng biếu Kiều Lan, và chàng được nhiều tiền hơn là chàng cần. Hơn nữa, cảm tình và trí tò mò của chàng chỉ hướng về những con người, mà những công việc, lo âu, lạc thú và sự điên rồ của họ thật xa vời và lạ lùng đối với chàng hơn cả mặt trăng. Mặc dù chàng cảm thấy rất dễ dàng nói chuyện với mọi người, sống với mọi người, học hỏi mọi người, chàng ý thức sâu xa một điều rằng có một cái gì đó ngăn cách chàng với họ, và đều do thực trạng chàng đã là một Sa Môn. Chàng thấy mọi người sống một cách trẻ con và như thú vật, điều làm cho chàng vừa cảm thương vừa khinh bỉ. Chàng thấy họ lao nhọc đau khổ và bạc đầu về những chuyện mà đối với chàng thật không đáng một đồng xu, - tiền bạc, lạc thú nhỏ nhoi và những danh vọng hão huyền. Chàng thấy họ đánh mắng, chửi nhau, than vãn về những nổi khổ cực mà sẽ làm cho một vị Sa Môn bật cười, và họ khổ đau vì những thiếu thốn mà một vị Sa Môn không cảm thấy.
Chàng nhận lấy tất cả những gì người ta mang lại cho chàng. Người thương gia đem đến hàng vải để bán cũng được đón tiếp, con nợ đến vay cũng được đón tiếp y hệt, kẻ ăn xin cũng được tiếp đón, có khi ở lại hàng giờ để kể lể nỗi nghèo nàn với chàng mặc dù hắn không nghèo khó bằng bất cứ một Sa Môn nào. Chàng tiếp đãi không chút phân biệt, từ người thương gia giàu xa lạ đến người tôi tớ cạo râu cho chàng, và những anh hàng rong mà chàng mua chuối đã đánh cắp những đồng xu lẻ của chàng. Khi Vạn Mỹ đến kể cho chàng nghe những nỗi lo lắng và trách cứ về một vụ thua lỗ, chàng lắng nghe một cách tò mò chăm chú, và há hốc mồm, cố gắng để hiểu ông ta, nhượng bộ ông ta một tí khi cần, và tảng lờ ông ta để đến với người cần chàng hơn. Và rất nhiều người đến với chàng, người thì đến vì công việc mua bán, người thì để lừa gạt chàng, người để nghe chàng nói, người để nghe chàng cảm thông, người cần chàng chỉ bảo. Chàng giúp họ ý kiến, cảm thông với họ, cho chác họ, để cho họ lừa gạt chàng một ít, và để tư tưởng chàng bận rộn vì trò chơi này cũng như trước đấy chàng đã bận rộn vì thần linh và Đại ngã.
Thỉnh thoảng chàng nghe trong tâm tư một tiếng nói yếu ớt, nhẹ nhàng, nhắc nhở chàng một cách âm thầm, phàn nàn một cách lặng lẽ đến nỗi chàng khó có thể nghe thấy. Rồi đột nhiên chàng thấy rõ ràng chàng đang sống một nếp sống quái gở, rằng chàng đang làm việc chỉ đáng giá như một ván bài, rằng chàng cũng vui vẻ đấy và đôi khi hưởng khoái lạc nữa, nhưng sự sống chân thật đang trôi qua mà không chạm đến chàng. Như một cầu thủ chơi với quả cầu, chàng chơi với công việc kinh doanh, với những người chung quanh, ngắm nhìn họ, thích thú vì họ, nhưng tâm hồn chàng thì không có ở đấy. Bản ngã thực của chàng đang đi phiêu lưu một nơi nào đấy rất xa, âm thầm đi qua và không dính líu gì đến sự sống hiện tại của chàng. Đôi khi chàng sợ hãi những ý nghĩ ấy và ước sao được chia xẻ công việc hàng ngày trẻ con của họ một cách hăng hái, tham dự vào đời sống thực sự, thụ hưởng và sống đời sống của họ thực sự, thay vì chỉ ở đấy như một khách bàng quang.
Chàng đến thăm Kiều Lan thường xuyên, học nghệ thuật yêu đương trong đó cho và nhận trở thành một. Chàng nói chuyện với nàng, học ở nàng, chỉ bảo nàng và nhận những lời chỉ bảo. Nàng hiểu chàng hơn Thiện Hữu ngày xưa hiểu chàng, nàng giống chàng hơn là Thiện Hữu đã giống chàng.
Một hôm chàng bảo nàng:
- Em thật giống tôi, khác hẳn mọi người. Em là Kiều Lan và không giống ai khác, và ở trong em hình như có sự bình lặng, một nơi thiêng liêng ở đấy, em cũng như tôi, có thể lui về bất cứ lúc nào và trở thành chính em. Ít người có khả năng ấy, trong khi mọi người đều có thể có.
- Không phải mọi người đều khôn ngoan cả, Kiều Lan bảo.
- Điều ấy không can hệ gì, Kiều Lan. Vạn Mỹ cũng khôn như tôi, nhưng ông ta không có nơi thiêng liêng ấy. Nhiều người khác có nhưng lại chỉ là những trẻ con về kiến thức. Hầu hết đều giống những chiếc lá rơi phiêu bạt, quay cuồng trong không rồi rơi xuống đất. Nhưng một số ít người khác thì giống như những vì sao, đi một con đường đã định: không một cơn gió nào có thể chi phối họ, họ có sẵn trong mình kim chỉ nam và lối đi. Trong tất cả những người khôn ngoan – tôi biết nhiều người – có một người hoàn toàn về phương diện này. Tôi không bao giờ quên được người ấy. Ngài là Cồ Đàm, đấng Giác Ngộ. Mỗi ngày có hàng ngàn thanh niên theo nghe giáo lý của Ngài và theo lời Ngài mỗi giờ phút, nhưng họ đều là những chiếc lá rơi; họ không có trong họ sự khôn ngoan và hướng đạo.
Kiều Lan mỉm cười nhìn chàng:
- Anh lại nói về ông ấy rồi. Anh lại có những tư tưởng Sa Môn.
Tất Đạt im lặng, và họ chơi trò yêu đương. Thân nàng mềm mại như chiếc cung của một nhà thiện xạ, kẻ nào học tình yêu nơi nàng sẽ học được nhiều lạc thú, nhiều bí quyết. Nàng đùa giỡn với Tất Đạt một lúc, xua đuổi chàng làm chàng đê mê, chiếm đoạt chàng, và thích thú vì sự chế ngự của mình cho đến khi chàng chịu thua, kiệt sức nằm bên cạnh nàng.
Người kỹ nữ cúi xuống nhìn rất lâu vào mặt chàng, vào đôi mắt chàng đã mệt mỏi.
- Anh là người tình tài giỏi nhất mà em gặp, nàng nói một cách trầm ngâm. Anh khỏe mạnh hơn những người khác, dẻo dai hơn, hăng hái hơn. Anh đã học rất giỏi nghệ thuật của em, Tất Đạt. Một ngày kia, khi em lớn tuổi hơn, em muốn có một đứa con với anh. Nhưng anh ôi, anh vẫn còn là một Sa Môn. Anh không thực sự yêu em – Anh không yêu ai cả. Có phải thế không...
- Có lẽ, Tất Đạt mệt mỏi đáp. Tôi cũng như em, em cũng không thể yêu. Nếu không, làm sao em có thể luyện tập về yêu đương như một nghệ thuật... Có lẽ những người như chúng ta không thể yêu đương. Những người thường tình kia, mới có thể yêu đương được - đấy là bí quyết của họ.
Hermann Hesse
đặt vé eva airline
ve may bay eva di houston
korean airlines
mua ve may bay di my hang korea
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch