“Nỗi buồn
pha lê” - Bước tiến mới trong
thơ Trương Nam Chi
Bìa tập thơ "Nỗi buồn pha lê" do
NXB
Hội Nhà văn ấn hành, năm 2014
Cổ nhân
có câu: “Thơ chính là viết về cái đau, cái thốn, cái cảm của con người trước
hoàn cảnh”. Hoặc: “Ý hết, lời dứt đã là hay. Nhưng lời hết mà ý chưa dứt mới
hay hơn.” Lại nói: “Nhân tình luyện đạt, ấy văn chương”. Điều đó có nghĩa văn
chương chính là nghệ thuật diễn đạt nhân tình. Đọc tập thơ “Nỗi buồn pha lê”
của Trương Nam Chi, tôi thấy le lói đâu đó cái luận của người xưa. Tôi cũng bắt
gặp ở đâu đó trong thơ của chị những cảm nhận sắc lẻm về cuộc sống, cảm nhận về
cái đau, cái thốn và cả những được, mất của thân phận con người.
Chị viết:
Con đường đất tiễn người đi
Ruộng mương nứt nẻ mấy khi nhớ về
Phố đông lẫn khuất câu thề
Tiếng quê thảng thốt vỉa hè phồn hoa.
(Tiếng quê)
Con đường đất tiễn người đi
Ruộng mương nứt nẻ mấy khi nhớ về
Phố đông lẫn khuất câu thề
Tiếng quê thảng thốt vỉa hè phồn hoa.
(Tiếng quê)
Tôi quý trọng Trương Nam Chi ở điểm
này: Thơ chị nói toàn những điều bâng quơ, đôi khi chẳng ăn nhập đâu vào đâu,
nhưng nó cứ cứa vào lòng người ta, xới tung những thứ tưởng như đã lặn chìm
trong lòng, buộc người ta cứ phải dằn vặt, nghĩ ngợi, đồng cảm với chị. Thơ của
chị đôi khi cũng tung tẩy, làm mình làm mẩy theo cách của con gái, nhưng trong
sâu thẳm của từng con chữ lại lóe lên những ánh lửa nồng nàn. Trong tập thơ,
chị viết nhiều về nỗi buồn. Nhưng tuyệt nhiên chị không trách ai, ghét ai, mà
tự mình an ủi lấy mình. Chị chỉ mong có được sự cảm thông của mọi người để
sống.
Nếp nương cất bước theo
chồng
Cheo leo dò bậc thang lòng tìm quên
Xa rồi còn một cái tên
Khi buồn mình tự hát lên ru mình.
(Tự ru...)
Cheo leo dò bậc thang lòng tìm quên
Xa rồi còn một cái tên
Khi buồn mình tự hát lên ru mình.
(Tự ru...)
Trương Nam Chi có một tâm hồn quá ư nhạy
cảm, đồng thời là một người làm kinh tế. Người ta nói làm thơ mà lại làm kinh
tế thì chỉ có “ăn chữ”. Nhưng hình như sự nhạy cảm của người làm thơ cũng rất
cần cho việc kinh doanh. Chí ít là người làm thơ không thể kiếm tiền bằng bất
cứ giá nào. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà thơ chuyển sang kinh doanh bị đổ
nợ. Nhưng Nam Chi vẫn trụ được, ít nhất là vào thời điểm này. Đây cũng là môi
trường giúp cho chị cảm nhận được cái xô bồ, hỗn độn, tráo trở của xã hội. Công
việc đã đưa chị đến nhiều nơi mà chị cần phải đến. Có thể do vậy mà chị được
gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, nhiều nỗi éo le của người đời. Đó cũng là
lúc mà lòng trắc ẩn con gái trỗi dậy trong lòng chị. Để rồi chị nghĩ, chiêm
nghiệm và viết về những điều mà chị cảm nhận. Đơn giản lắm, bình thường lắm,
nhưng lại tràn đầy những nỗi niềm khắc khoải.
Nụ cười duyên dáng yêu kiều
Mà sao ánh mắt giấu nhiều ưu tư
Mà sao nước mắt hình như...
Hình như máu đỏ loang từ trong tim.
(Hình như máu đỏ)
Mà sao ánh mắt giấu nhiều ưu tư
Mà sao nước mắt hình như...
Hình như máu đỏ loang từ trong tim.
(Hình như máu đỏ)
Trương Nam Chi là phụ nữ. Do vậy mà chị hiểu
về sự phức tạp trong tình cảm của giới nữ. Họ vui đấy. Buồn đấy. Cười đấy. Rồi
khóc đấy. Với Nam Chi, chị không chối bỏ nỗi buồn trong lòng, mà trân trọng giữ
gìn nó. Dẫu sao, nỗi buồn cũng là một phần của cuộc sống con người. Người mà
không có nỗi buồn thì thành người thế nào được!?
Nỗi buồn mình chị nhen lên
Một mình canh lửa bốn bên ba bề
Một mình đốt đến si mê
Nỗi buồn hóa sắc pha lê em à...
(Nỗi buồn pha lê)
Một mình canh lửa bốn bên ba bề
Một mình đốt đến si mê
Nỗi buồn hóa sắc pha lê em à...
(Nỗi buồn pha lê)
Dù là viết về mình, viết về nỗi đau thầm kín
cùng với những khát vọng của riêng mình, thì thơ của Trương Nam Chi vẫn nói về
cái chung, cái đạo làm người. Chị vun vén cho bản thân, dĩ nhiên, nhưng chưa
đủ. Chị vẫn đa đoan, vẫn mua nhọc vào mình, như người ta thường nói. Chị vẫn
thường sẻ chia, vun đắp cho những mảnh đời bấp bênh, cô quạnh. Dường như cái số
kiếp bắt chị phải thế, bắt người thơ phải thế. Nếu không như thế đã chẳng phải
là chị. Chị vui với nỗi vui của người đời, buồn với nỗi buồn của người đời, để
rồi trải lòng ra với họ. Theo chị, chỉ có tình người mới có thể hàn gắn, làm
vợi đi nỗi đau, niềm cô quạnh của chính con người.
Quê nhà trở lại mấy khi
Mùa đông bóng nước phẳng lì mặt sông
Thương em có sợi nắng hồng
Đêm về ủ ấm nỗi lòng tha hương.
(Lạnh!)
Mùa đông bóng nước phẳng lì mặt sông
Thương em có sợi nắng hồng
Đêm về ủ ấm nỗi lòng tha hương.
(Lạnh!)
Trương Nam Chi viết nhiều về tình yêu. Điều
này chứng tỏ tình yêu rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất đối
với chị. Chị trân trọng tình yêu cao đẹp bao nhiêu, thì lại càng tiếc thương
cho những mối tình vội vàng, lầm lỡ bấy nhiêu, để rồi phải ăn năn, tự vấn.
Nhưng dẫu sao thì đó cũng là tình yêu. Có như thế tình yêu chân thành mới có
chỗ đứng, mới xứng đáng được tôn thờ:
Em về anh lén nhìn sang
Nụ cười cắn chỉ vắt ngang cõi lòng
Thì thôi, thôi nhé là xong
Anh còn lại mối tình không là tình.
(Thôi nhé người dưng)
Nụ cười cắn chỉ vắt ngang cõi lòng
Thì thôi, thôi nhé là xong
Anh còn lại mối tình không là tình.
(Thôi nhé người dưng)
Trương Nam Chi chọn thể thơ “lục bát” làm
nguồn cảm hứng sáng tác. Đối với chị, thơ lục bát không chỉ là phương tiện để
cứu rỗi cảm xúc mà còn là số phận nữa. Chị chung thủy với thơ lục bát không chỉ
là để tôn vinh sự sáng tạo của dân tộc, mà còn ở sự tương hợp với tình cảm của
mình. Thơ lục bát dễ làm, nhưng khó hay. Thơ lục bát biến hóa như rồng. Cái
quan trọng là người viết phải cao tay, sử dụng chữ nghĩa một cách đồng bóng,
tài tình giống như phù thủy điều khiển âm binh vậy. Làm được như thế mới là bậc
thượng thừa. Trương Nam Chi đã chọn cái khó nhất ấy để thể hiện mình. Tập thơ
“Nỗi buồn pha lê” của chị đã đem đến cho người đọc một cảm xúc mới lạ, ray rứt,
chân thành. Về mặt này, tôi nghĩ chị đã thành công. Xin chia vui với chị.
Nhà thơ VĂN LÊ
Đang chín dần một “Thương hiệu”
Lục Bát mang tên Trương Nam Chi
Lục Bát mang tên Trương Nam Chi
Ngày 27/12/2009, một cái tên tác giả lạ
hoắc, lần đầu tiên xuất hiện trên website Lục Bát Việt Nam, với bút danh Trương
Nam Chi, được ký dưới bài thơ “Đợi chờ”, với 16 câu, được viết theo thể truyền
thống 6/8. Đọc tác phẩm đầu tay này, người ta cảm nhận phảng phất một nỗi buồn
hoài cổ: Mơ màng tỉnh tỉnh say say/ Chạnh lòng nhớ bóng trăng gầy cô liêu/
Chòng chành giấc mộng đìu hiu/ Liêu xiêu như chiếc lá chiều đầu đông…
Công bằng mà nói: Cho dù tác giả đã cố gắng “Vớt từng con
chữ ghép thơ/ Bồi hồi kết lại dây tơ đứt rời” thì vần luật của bài thơ vẫn
chưa thật chuẩn. Tác phẩm chưa toàn bích, nhưng bù lại, người ta đã thấy lấp lánh
một điều gì đó rất khó giải thích, để bạn đọc có quyền chờ đợi và hi vọng…
Một điều thú vị nữa: Không hiều sao, nhiều
người đã nhầm tưởng Trương Nam Chi là… nam giới. Chẳng thế mà bạn đọc Vương
Quỳnh Thy (Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội), đã gửi lời góp ý qua email
thy_bienkich@gmail.com: Hai chữ “giùm tôi” cuối bài theo tôi nên thay bằng
"ngày xưa" sẽ hay hơn anh Trương Chi ạ! Mong đọc nhiều sáng tác của
anh. Trân trọng!
Thế rồi, ít ai có thể hình dung ra rằng thời
gian sau đó, thơ Trương Nam Chi đã xuất hiện thường xuyên, liên tục trên nhiều
diễn đàn và báo chí. Tác phẩm của chị được sáng tác bằng nhiều nhiều thể loại,
nhưng ấn tượng nhất vẫn là Lục Bát. Những bài 6/8 rất dân tộc, nhưng cũng rất
hiện đại đã chinh phục không chỉ cộng đồng mạng Lục Bát Việt Nam, bạn đọc của
website Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn rất nhiều báo chí khác, kể cả
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tuần báo Văn nghệ và website của Hội Nhà văn Việt
Nam…
Trong 4 năm (2011 – 2014), Trương Nam Chi đã
liên tiếp trình làng 4 tập thơ riêng: “Quà tặng tình yêu” (Nhà xuất bản CAND,
2011); “Lạc Duyên” (Nhà xuất bản Trẻ, 2012); “Dốc thiêng” (NXB Hội Nhà văn,
2013) và “Nỗi buồn pha lê” (NXB Hội Nhà văn, 2014)… Các tác phẩm của chị đã
được các nhà thơ Lê Quang Trang, Văn Lê, Nguyễn Thụy Kha, Lâm Xuân Vi, Bùi Chí
Vinh, Nguyễn Vũ Quỳnh, … giới thiệu và đều đánh giá cao.
Năm 2012, khi viết lời giới thiệu cho tập
“Lạc Duyên”, Nhà thơ, Nhà phê bình Lê Quang Trang đã nhận xét và dự báo: “Trương
Nam Chi được đào tạo chuyên ngành hóa học, nhưng là người có tâm hồn đam mê với
thơ ca, nhất là chị rất yêu mến thể thơ Lục Bát. Chị đến với thơ như là để giải
tỏa những rung động của lòng mình trước những cảm xúc, ý tưởng nảy sinh trong
cuộc sống, trong tình yêu. Trong câu chuyện cùng bạn bè, người ta nhận thấy
trong sâu thẳm tâm hồn chị, có chất nghệ sĩ ưa lãng mạn phiêu bồng của người
cha xứ Quảng từng nhiều năm là Biên tập Văn nghệ của Đài Phát thanh Tiếng nói
Việt Nam. Cộng với phẩm chất của người mẹ xứ Thanh, mang khí phách của những
trang nữ nhi đảm lược hòa quyện cùng nét duyên kín đáo của người phụ nữ xứ Bắc
dịu dàng. Cho nên, thơ chị vừa đam mê bùng nổ vừa đằm thắm giữ gìn.
Năm 2013, sau khi đọc tập “Dốc thiêng”, Nhà
thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết: “Dốc thiêng” là một tiếng thở dài về
nhân tình thế thái bằng thơ của một phụ nữ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên
mệnh”… Từ ám ảnh gốc ấy, cảm xúc Trương Nam Chi đã tỏa ra nhiều chiều, trên
nhiều cung bậc xao xuyến đến lạ lùng. Trước thực tại hôm nay, Trương Nam Chi
không né tránh như nhiều nhà thơ nữ khác. Chị đã nhìn thẳng vào để chia sẻ qua
“Người quê ở phố”, “Góc đêm” và đặc biệt là “Chuyện nơi đầu phố”. Có gì nghèn
nghẹn, đớn đau… Một bài thơ toàn bích, một bài thơ vào hạng hay nhất viết về
thân phận đàn bà trên trái đất này, có thể sánh với thơ Zimboska (Nhà thơ nữ
người Ba Lan đoạt giải Nobel gần đây)… Và: Có thể nói qua “Dốc thiêng”, Trương
Nam Chi đã trở thành nhà thơ theo đúng nghĩa của giới chuyên môn…
Còn nhà thơ “bụi đời và ngang tàng” Bùi Chí
Vinh thì thốt lên: Đọc “Dốc thiêng” thấy “Đời phàm”… Tự
nhiên thấy lòng thật thanh thản. Thanh thản bởi chữ “Tình”, đã được Trương Nam
Chi giải quyết nhẹ như không: “Lạt mềm em buộc làm sao/ Phút giây ai đổ dầu vào
lửa than/ Phút giây tiên bụt quy hàng/ Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời” (Lạt
mềm…). Thanh thản bởi chữ “Đời”, đã được cô cảnh báo: “Ra đường bụng nhủ dạ
rằng/ Tránh xa kẻ cướp nhập nhằng thường dân/ Coi chừng gặp kẻ tà tâm/ Giả danh
nhân nghĩa kết nhầm tâm giao” (Tự nhủ)... Và, Tập thơ “Dốc thiêng” khẳng định
được sở trường phóng tay làm “Lục Bát” của nữ sĩ. Không tin, mời bạn liếc qua
bài thơ “Suông…” chỉ vẻn vẹn 4 câu phá cách mà “thấm” khả năng “chơi chữ giỡn
từ” bao la của cô. Ở bài thơ này, hai chữ “suông” và “nhạt” săn đuổi nhau làm
thành một bức tranh âm nhạc “Serenade” trữ tình: “Rượu suông/ Nhạt mảnh trăng
thề/ Tình suông/ Nhạt cỏ ven đê hững hờ/ Chuông suông/ Nhạt giọt thẫn thờ/
Chiều suông/ Nắng nhạt/ Em chờ/ Đêm suông”.
“Dốc thiêng” đã lọt vào vòng Chung khảo Giải
thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Tập thơ đã nhận được khá
nhiều lời khen ngợi của các thành viên trong Hội đồng xét giải. Nhưng cũng có ý
kiến phản ứng quyết liệt, vì cho rằng tác giả còn “trẻ” quá, mới sáng tác được
đôi ba năm đã dễ dàng được công nhận là Hội viên Nhà văn Thành phố, nay lại
thêm giải thưởng thì hình như “có điều gì đó không ổn” và cần phải… thử thách
thêm!
Năm nay, 2014, Trương Nam Chi lại “trình
làng” một tập thơ mới mang tên “Nỗi buồn pha lê”. Phần nhiều là những bài Lục
Bát vừa được sáng tác, dường như còn nóng hổi câu chữ và những vấn đề nhân tình
thế thái mà đời sống xã hội đang quan tâm. Giới thiệu về tập thơ này, nhà thơ
Văn Lê đã khẳng định đây là “Bước tiến mới trong thơ Trương Nam Chi”: “…Đối với
chị, thơ Lục Bát không chỉ là phương tiện để cứu rỗi cảm xúc mà còn là số phận
nữa. Chị chung thủy với thơ Lục Bát không chỉ là để tôn vinh sự sáng tạo của
dân tộc, mà còn ở sự tương hợp với tình cảm của mình. Thơ Lục Bát dễ làm, nhưng
khó hay. Thơ Lục Bát biến hóa như rồng. Cái quan trọng là người viết phải cao
tay, sử dụng chữ nghĩa một cách đồng bóng, tài tình giống như phù thủy điều
khiển âm binh vậy. Làm được như thế mới là bậc thượng thừa. Trương Nam Chi đã
chọn cái khó nhất ấy để thể hiện mình. Tập thơ “Nỗi buồn pha lê” của chị đã đem
đến cho người đọc một cảm xúc mới lạ, ray rứt, chân thành…
Nhà thơ Nguyễn Vũ Quỳnh cũng có chung cảm
nhận về “Nỗi buồn pha lê”: Với Trương Nam Chi, Thơ Lục Bát như
hương vị của cuộc đời, cứ ngọt lịm, lắng đọng đến tận cùng tâm can. Thơ Lục Bát
là mối tình đầu của chị khi bước chân vào con đường thi ca. Cho nên, thơ Lục
Bát với chị là người bạn tâm giao. Làm thơ Lục Bát không khó nhưng để có bài
thơ Lục Bát hay đi theo năm tháng, và sống mãi cùng bạn đọc thì cực khó, và
không nhiều người làm được điều ấy. Trương Nam Chi đã có những câu thơ, bài thơ
đạt đến đỉnh cao của Lục Bát, vương vấn trong tâm can sâu xa của người đọc và
có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Không phải ngẫu nhiên mà “Nỗi buồn pha lê”
đang được dư luận người yêu Thơ cả nước đánh giá cao! Nhiều bạn thơ đã thừa
nhận: “Viết Lục Bát như Trương Nam Chi thật khó và rất ít người làm được”. Ba
năm trước, một nhóm tác giả yêu Lục Bát ở Thành phố mang tên Bác đã thành lập
CLB Lục Bát Sài Gòn. Họ mở cả trang riêng, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh
nghiệm sáng tác. Và Trương Nam Chi luôn là một trong những thành viên tích cực
nhất. Có lẽ cũng vì thế mà vài năm gần đây, chị cũng là một trong những tác giả
được website của Hội Nhà văn Thành phố giới thiệu nhiều chùm Thơ Lục Bát nhất.
Những bài thơ đích thực và những câu thơ
hay, thường không cần ai quảng cáo, hay “lăng xê” như người ta vẫn nói trong
thế giới nghệ thuật và giải trí. Nhưng tự chúng sẽ có cách tìm đến với bạn đọc
và lưu lại trong trí nhớ mỗi người. Để kiểm chứng, chỉ cần bạn mở máy tính và
gõ tìm kiếm qua Google… “Thơ Trương Nam Chi”, thì sẽ biết tác phẩm của chị, hầu
hết là Lục Bát, đã được lan tỏa và đăng tải nhiều như thế nào. Và đó cũng là
phần thưởng lớn nhất mà các tác giả đều mơ ước.
Giờ đây, những bài Lục Bát của Trương Nam
Chi đã xuất hiện thường xuyên, liên tục và được bạn đọc, đặc biệt là cộng đồng
mạng, đón nhận rất tự nhiên. Giới Văn nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh, khi ngồi
cà phê mà nói về Thơ Lục Bát, chắc chắn không thế không nhắc đến tên chị. Không
còn nghi ngờ gì nữa, đã có một “Thương hiệu” Lục Bát mang tên Trương Nam Chi,
đang chín dần và hứa hẹn cho những mùa trái ngọt bội thu.
đại lý vé máy bay eva air
đại lý vé máy bay đi mỹ
dai ly korean air
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch