Claude Debussy - Nhà soạn nhạc Pháp và
âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Văn hào người Anh RUDYARD KIPLING từng có câu nói: “Đông là
Đông, Tây là Tây, Đông và Tây chẳng bao giờ gặp nhau”. Trong thời kỳ hậu đệ nhị
thế chiến, quan niệm trục Đông Tây đã được người ta dùng để tượng trưng cho 2
khối cách biệt đối đầu với nhau về ảnh hưởng chính trị, văn hóa và trình độ
phát triển kinh tế trong thời gian khá dài kể như 44 năm tính ra từ 1945 đến
1989 khi bức tường ô nhục Bá Linh bị sụp đổ. Do đó, nói về tình trạng địa cầu
hiện nay, các nhà phân tích chiến lược đã không còn quan niệm Đông Tây cách biệt
nữa, mà bắt đầu nói đến cái trục Bắc Nam trong việc phân chia các quốc gia theo
ảnh hưởng về địa lý chính trị cũng như kinh tế văn hóa.
Trong lãnh vực văn hóa, nói riêng về âm nhạc, các nhà nghiên
cứu âm nhạc (Musicology) đã chỉ đơn thuần nhìn dưới nhãn quan của âm nhạc Tây
Phương. Vì thế qua những cuốn sách viết về quá trình lịch sử âm nhạc thế giới,
họ hoàn toàn chỉ đưa ra những nhạc sĩ của từng quốc gia đã soạn tác phẩm theo
khuôn mẫu giao hưởng (Symphonic music) hay nhạc thính phòng (Chamber music) để
trình diễn dưới dạng độc tấu (Solo), nhị tấu (Duo), tam tấu (Trio), tứ tấu
(Quartet), hòa tấu khúc (Concerto music) v.v…
Đặc biệt với các tác giả soạn nhạc Âu Châu, những nhà viết lịch
sử âm nhạc cũng đã phân tích các sắc thái đặc thù của âm nhạc từng địa phương
như SCHUBERT ở Áo, CHOPIN ở Ba Lan, BRAHMS với những vũ điệu dân tộc Hungary,
BARTOK ở Tiệp Khắc, GRIEG ở Phần Lan, TCHAIKOVSKY ở Nga, v.v… coi đó như những
chất liệu căn bản để sử dụng khi sáng tác. Nhưng đối với âm nhạc ở những nước
trong phần còn lại của thế giới, phải nói rằng chẳng có một nhà viết lịch sử âm
nhạc nào nói đến những nét đặc thù dân ca, dân vũ hay dân nhạc của mỗi dân tộc
. Đây là một sự bất công và thiếu sót lớn lao cần phải chú ý bổ khuyết cho đầy
đủ hơn . Riêng ở nước ta trải qua gần 5 ngàn năm văn hiến, âm nhạc dân tộc Việt
Nam đã có một kho tàng rất quí báu do tổ tiên để lại gồm phần QUAN NHẠC
(Musique mandarinale) (một số nhà biên khảo gọi là “nhạc cung đình”, NS Nguyễn
Hiền dùng cả từ ngữ Pháp lẫn Anh trong bài này) với lễ nhạc triều đình và phần
DÂN NHẠC (Music populaire) phổ biến trong dân gian gồm nhiều làn điệu rất phong
phú lưu truyền từ các thế hệ tiếp nối ở nông thôn.
Trong triều đình, âm nhạc được tổ chức theo qui củ với những
bài bản do giàn nhạc cung đình hòa tấu trong các dịp lễ lạc chính thức với những
nhạc cụ cổ truyền từ các thời Lý, Trần, Lê để lại. Dưới triều đại vua Lê Thái Tông
năm Thiệu Bình (1438) đã ra lệnh cho Nguyễn Trải cùng với giám sự Lương Đăng Thảo
ra định chế nhã nhạc trong triều đường gồm có 8 âm thanh cơ bản gọi là BÁT ÂM.
Những nhạc cụ được sử dụng thời đó có trống lớn (Đại cổ), bộ phận khánh và bộ
phận chương, theo nguyên văn bộ Lễ Định Quốc Nhạc và Tục Nhạc chép được gọi là
“biên khánh” và “biên chung” gồm các loại khánh và chuông lớn nhỏ phát ra những
thanh âm trong đục khác nhau. Về nhạc cụ có đàn cầm xưa gồm 5 dây về sau thêm 2
dây là 7 tất cả, đàn sắt xưa có 50 dây sau đổi lại còn 25 dây, mỗi dây có một
cái trụ, khi tấu lên làm di động trụ trên hay dưới để tạo ra thanh âm cao hoặc
thấp. Lại có nhạc cụ Sinh, Dung, Quản, Thược, Chúc, Ngữ, Huyên, Trì, nếu theo
cách xếp loại ngày nay thuộc nhạc khí thổi (Wind Instruments) tựa như các loại
kèn hay sáo vậy. Sinh ngày xưa làm bằng vỏ trái bầu, có 13 ống để thổi, Dung là
cái chuông lớn, khi tấu nhạc thì người nhạc công thổi ống Sinh trong khi một
người khác đánh chuông phụ họa. Sinh lấy nghĩa sinh trưởng tượng trưng cho
phương Đông, còn Dung có nghĩa thành công, tượng trưng cho phương Tây. Quản là
một nhạc khí xưa, đến nay đã thất truyền. Thược hình giống cái sáo nhưng kích
thước ngắn và nhỏ hơn. Chúc làm bằng gỗ, hình chiếc đấu vuông, ở giữa ván gỗ lồi
lên để dùng đập bằng tay lúc bắt đầu cử nhạc, còn Ngữ khi khúc nhạc gần xong.
Huyên là nhạc khí nặn bằng đất, trên thót dưới bằng, ở giữa rỗng, ở miệng có lỗ
để thổi, Trì là nhạc cụ chế bằng tre, khi cử nhạc thì Huyên và Trì cùng thổi để
hòa với nhau . Nhạc triều đường có Phương hưởng, Không hầu, đàn Tì bà, quản cổ
và quản dịch . Phương hưởng theo sử chép là nhạc khí chế bằng đồng, hình chữ nhật
gồm 16 phiến dày mỏng khác nhau treo chung trên một chiếc giá và đánh bằng dùi
nhỏ, tạo thanh âm cao thấp . Không hầu là tên gọi một loại đàn cổ sau đã thất
truyền ngày nay không tìm ra, còn đàn Tì bà chế từ gỗ cây ngô đồng, cổ dài, mặt
đàn phẳng, bụng trên thót, bụng dưới phình, ngày trước có 4 dây, về sau phần
nhiều dùng 6 dây theo giải thích của các sách Từ Nguyên và Từ Hải.
Trên đây, người viết đã trình bày về thành phần giàn nhạc triều
đình cùng những nhạc khí cổ truyền bát âm gồm cấu trúc chế tạo theo ngũ hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 chất liệu cơ bản của thiên nhiên. Theo suy luận
của văn hóa Đông phương, từ quan niệm đó chúng ta nhận thấy âm nhạc cổ truyền
được dựa trên hệ thống Ngũ cung (The Pentatonic system) gồm 5 cung chính là:
Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tương đương với ngũ sắc là 5 màu: Xanh, Đỏ, Trắng,
Tím, Vàng, khác hẳn với âm nhạc Tây phương gồm 7 nốt chính và lối phân chia màu
sắc 7 màu theo sự phân tích ánh sáng cầu vòng (cầu mống) gồm Tím, Chàm, Xanh
dương, Xanh lá cây, Vàng, Cam, Đỏ của khoa học thực nghiệm Tây phương. Có sự ngẫu
nhiên lạ lùng là âm nhạc Tây phương dùng 7 âm chính, cũng như về màu sắc họ
chia ra 7 màu, trong khi đó âm nhạc cổ truyền Việt Nam gồm ngũ âm (5 âm) và màu
sắc cũng có ngũ sắc (5 màu).
Nếu chưa tìm hiểu sâu xa, nhiều người sẽ cho rằng âm nhạc của
ta nghèo nàn hơn nhạc Tây phương, nhưng thật ra ngoài 5 cung chính: Cung,
Thương, Giốc, Chủy, Vũ, còn những biên cung nằm giữa nữa nên có nhiều thanh âm
màu sắc phong phú không kém khi ta nghiên cứu so sánh đôi bên. Tiếc rằng các
nhà viết sử âm nhạc thế giới vì không đủ điều kiện và phương tiện nên chưa có dịp
đi sâu vào kho tàng âm nhạc các dân tộc trong đó có nhạc cổ truyền Việt Nam.
Người viết bài này nhân dịp sưu tầm tài liệu từ vài chục năm
nay do một cơ duyên sắp đặt may mắn đã tìm ra những sử liệu chứng minh rằng nhà
soạn nhạc người Pháp nổi tiếng khắp thế giới, CLAUDE DEBUSSY, nhờ ông chịu ảnh
hưởng âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Điều đó là sự thật chẳng phải nói ngoa mà sau
đây xin trích dẫn tài liệu có thực cũng như đã xuất bản và phổ biến. Thiết tưởng
nhân đây chúng ta cũng cần biết sơ qua vài giòng về CLAUDE DEBUSSY để thêm niềm
hãnh diện về âm nhạc cổ truyền dân tộc mà chúng ta được thừa hưởng từ các vị tiền
nhân để lại sau gần 5 ngàn năm văn hiến của giòng giống Lạc Hồng . Ông ra dời
năm 1862 tại Saint Germain-en-Laye và mất năm 1918 tại Paris (Pháp) . Tên tuổi
của DEBUSSY đánh dấu giai đoạn mở đầu của trường phái âm nhạc hiện đại (Mordern
music) trên thế giới, tiếp nối các trường phái lãng mạn (Romantism) và cổ điển
(Classicism) . Theo các nhà viết nhạc sử, ông đứng hàng đầu trong 3 khuôn mặt
soạn nhạc lớn khác là SCHONBERG người Áo và STRAVINSKI người gốc Nga sau định
cư ở Hoa Kỳ . Chính nhờ họ mới tạo được một sắc thái độc đáo nổi bật cho nền âm
nhạc thế kỷ 20 trên thế giới trong đó nảy sinh một đường lối quan niệm mới của
chức năng âm nhạc cũng như cho nghệ thuật thưởng thức âm thanh .
Ngôn ngữ âm nhạc (Musical language) DEBUSSY mang nhiều tính
sáng tạo để thay thế cho ngôn ngữ biểu hiện của các lớp đi trước. Tính chất chủ
yếu trong âm nhạc không chỉ nằm trong nội dung hay hình thức của nó, mà trong
nhạc ngữ đích thực vươn lên tới đỉnh tận cùng của sức sáng tạo. Được học dương cầm
từ nhỏ, sau thụ giáo bà MOUTÉ DE FLEURVILLE đệ tử CHOPIN và là mẹ vợ của thi sĩ
VERLAINE, tuy tốt nghiệp từ trường Quốc Gia Âm Nhạc Paris, nhưng DEBUSSY vẫn
mang trong tâm trí hoài vọng cải cách và tự ông chối bỏ những khuôn sáo có tính
cách bác học mà mọi người thường ca tụng. Ông đi du lịch khắp Âu Châu, tìm hiểu
âm nhạc WAGNER năm 1879 và MOUSSORSKI rồi đi vào ngành thi ca và hội họa. Năm
1884, ông đoạt giải thưởng ROME với nhạc phẩm đánh dấu bước đầu của trường phái
ấn tượng (Impressionism) trong âm nhạc hiện đại qua bản “Những gửi gấm từ
ROME”, rồi tiếp đến tác phẩm “La Damoiselle Élue” phản ảnh chiều hướng nghiêng
về trường phái biểu tượng (Symbolism) của ông. Năm 1888-1889, ông đi sang
Beyreuth viết các nhạc phẩm soạn theo ý thơ của BAUDELAIRE và VERLAINE với tên
gọi “LES ARIETTES OUBLIÉES” mang tính chất độc đáo DEBUSSY. Sau đó ông soạn bản
“Tứ tấu cho đàn giây”, rồi năm 1894 ra đời bản “PRÉLUDE à l’après midi d’un
faune” mở đầu kỷ nguyên mới của âm nhạc hiện đại dựa trên giai điệu Đông Phương
(Orientalism) mà mọi người đều ghi nhận như một hiện tượng biện chứng âm nhạc của
thế kỷ 20 vừa qua. Tìm hiểu những động lực nào đã khiến DEBUSSY chuyển hướng
sáng tác độc đáo như vậy, đó là ở năm 1890 nhờ ông tham dự Hội chợ toàn cầu tại
thủ đô Pháp (Exposition universelle de Paris) và được thưởng thức âm nhạc cổ
truyền Việt Nam do giàn nhạc Đại Nội Triều Đình Huế sang đây trình tấu.
NS Claude Debussy thời trẻ.
Ở thời kỳ hậu bán thế kỷ 20 ấy, (có lẽ nhà in đã in lộn 19
thành 20) đã đánh dấu sự mở đầu của nền cai trị của người Pháp tại các xứ Đông
Dương trong đó có đất nước ta và kể từ năm 1885 khi vua Tự Đức băng hà, chủ quyền
dân tộc coi như đã mất vào tay thực dân Pháp. Năm 1890 nói ở đây theo tài liệu
sử sách ghi thì triều đình Huế được Pháp giao cho vua Đồng Khánh để có nhiệm vụ
thi hành chính sách cai trị của họ mà chủ yếu lúc đó là công việc bình định đối
phó với phong trào Cần Vương còn hoạt động chống Pháp. Nói chung tình hình đã tạm
ổn định trên các xứ Đông Dương và bên chính quốc có tổ chức một Hội chợ Quốc Tế
tại thủ đô Paris nhằm phô trương với thế giới những sản phẩm tiểu công nghệ địa
phương. Nhân dịp này, vua Đồng Khánh được họ cho qua Pháp cùng với giàn nhạc đại
nội trình tấu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Nhà soạn nhạc nổi tiếng DEBUSSY năm
đó mới 28 tuổi đã được nghe những bản nhạc triều đường của chúng ta cùng với
ban nhạc đảo JAVA thuộc Nam Dương quần đảo mang tính chất Á Đông lúc ấy rất mới
lạ và độc đáo đối với thế giới .
Trong cuốn “Tự điển âm nhạc hiện đại” (Dictionaire de la
Musique Contemporaine) do nhà xuất bản LAROUSSE của Pháp ấn hành năm 1976, khi
viết về DEBUSSY có đoạn ghi rõ ràng những chi tiết nêu trên, theo đó đã khẳng định
động lực khiến ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều hướng sáng tác của ông trong việc
khai phá âm nhạc Đông Phương để mở đầu cho trường phái ORIENTALISM trong thế kỷ
20 vừa qua. Ngoài ra, trong cuốn sách mang tựa đề “Nhạc giao hưởng” (Symphonic
music) do nhóm nghiên cứu trường Đại Học CORNELL xuất bản cũng có nhận xét
tương tự về những chất liệu sáng tác của DEBUSSY đã chịu ảnh hưởng sâu xa sau
khi ông được thưởng thức các bản nhạc do giàn nhạc triều đường Việt Nam cũng
như JAVA trình tấu tại Hội chợ quốc tế Paris năm 1980 (nhà in đã in lộn 1890
thành 1980) ở cuối thế kỷ 19. Điều quan trọng ở đây là nội dung cuốn “Tự điển
âm nhạc hiện đại” của nhà xuất bản LAROUSSE ấn hành nói trên do CLAUDE ROSTAND
nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng thế giới phụ trách phần biên soạn, cho nên những
nhận định của ông về DEBUSSY mang tính vô tư đáng tin cậy và đem lại một dữ kiện
tôn vinh âm nhạc cổ truyền Việt Nam mà ít người được biết đến.
Trong cuốn “Tự Điển âm nhạc hiện đại” Larousse đó, có in bức
hí họa vẽ chân dung DEBUSSY mô tả ông như một chiến sĩ cách mạng về âm nhạc có
công lao phá ngục BASTILLE là thành trì của truyền thống nhạc cổ điển thường
dùng làm khuôn mẫu sáng tác . Bức hí họa do GEORGES VILLA vẽ phác bằng bút chì
và được tô màu lưu giữ trong sưu tập của A. MAYER hiện nay . Điểm đặc biệt đáng
chú ý không ai ngờ tới là cuộc cách mạng âm nhạc trong thập niên cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 do DEBUSSY đề xướng lại bắt nguồn từ động lực ông được nghe âm nhạc
cổ truyền Á Đông của Việt Nam và JAVA trình tấu khiến ông chuyển hướng sáng
tác.
Để kết thúc bài này, người viết liên tưởng đến lớp nhà nho xã
hội ta dưới thời Pháp thuộc thường quan tâm lo lắng trước ảnh hưởng văn minh Âu
Tây xâm nhập trên đất nước ta, điển hình là nhà thơ TÚ XƯƠNG ở đầu thế kỷ 20 từng
than vãn:
“Văn minh Đông Á trời thâu sạch,
Này lúc cương thường đảo ngược ru ?”
Này lúc cương thường đảo ngược ru ?”
Đến ngày nay, qua bao biến thiên lịch sử, nền văn hóa giòng
giống Lạc Hồng vẫn còn tồn tại sau gần 5 ngàn năm Đức Tổ Hùng Vương dựng nước
và mãi mãi vẫn sáng ngời trong cõi trời Á Đông cũng như trên khắp năm châu thế
giới vậy.
Trả lờiXóaeva airline vietnam
gia ve may bay eva di my
korean airline
mua ve may bay di my hang korea
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich