Phùng Nguyễn, chiếc lá thu bay…
Thật bàng hoàng khi nghe tin nhà văn Phùng Nguyễn vừa giã từ
cuộc chơi văn chương và người thân để đi vào cõi vĩnh hằng. Mới đây thôi,
bạn bè văn nghệ gặp mặt đông đủ ở phòng tranh của họa sĩ Trương Vũ, anh còn ký
tặng tôi và Elena tập truyện “Đêm Oakland và những truyện ngắn khác”. Nét
mực hãy còn hôi hổi, thế mà…
Biết anh qua vài truyện ngắn đăng trên tập san vhnt Văn Học
(do nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên)… từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước nhưng
mãi đến 2011 mới gặp anh lần đầu ở quán cà phê Điểm Mới (Phú Nhuận) cùng anh Nguyễn Hòa (chủ biên vanchuongviet.org) và một số văn hữu khác.
Bạn bè ngồi kín quanh mấy chiếc bàn cà phê kê sát nhau nên
không tiện nói chuyện nhiều. Chỉ quanh quẩn chuyện thời tiết, cuộc sống và tình
hình văn học. Tôi nhớ có một lúc anh bảo là Sài Gòn có nhiều quán nhậu
quá, lớp thanh niên lêu lổng ăn chơi mà tại nhà văn hóa thanh niên người ta chỉ
mở các lớp dạy khiêu vũ hay luyện chữ đẹp, viết thư pháp…
Tôi gật đầu và mở màn hình điện thoại cho anh xem bức ảnh chụp
tấm bích chương quảng cáo trên đường phố: Người ta đang hồ hởi thông tin là sẽ
cố gắng phấn đấu để VN tiêu thụ… 3 tỷ lít bia một năm. Anh chỉ kêu lên một tiếng
“trời!” rồi im lặng.
Không nói gì thêm nhưng tôi thấy nét ưu tư qua ánh mắt anh
như của bất cứ trí thức nào còn trăn trở về hiện tình đất nước. Tôi sực nhớ hai
câu thơ của Phạm Cao Hoàng viết về những kẻ ở xa:
Khi về thăm lại cố hương
Thấy quê nhà nghĩ càng thương quê nhà. “Kỷ niệm” của chúng tôi chỉ có thế. Lần gặp đâu chỉ chừng hơn
30 phút vì sau đó anh có việc phải đi, nhưng hơn bốn năm sau, trong lần gặp ở
nhà nhà văn/họa sĩ Trương Vũ ở Virginia, giữa nhiều người anh vẫn nhận ra tôi.
Sau cái bắt tay thân tình anh ký tặng tôi tập truyện ngắn và
quyển kỷ yếu về buổi triển lãm và hội thảo về một tờ báo thời tiền chiến.
Anh còn nhờ tôi chuyển một tập sách của nhà văn Đặng Thơ Thơ cho nhà văn Trần
Thị Nguyệt Hồng ở SG. Tôi từ Mỹ mới về lại Việt Nam, chưa kịp giao sách thì
trái tim của anh đã ngừng đập.
Sự ra đi đột ngột và bất ngờ của Phùng Nguyễn làm anh em và bạn
hữu sững sờ. Họa sĩ Đinh Cường nghẹn ngào, nửa tin nửa ngờ, rồi cuối
cùng kêu lên, thảng thốt :
rồi đập lại không Phùng? Chúng tôi, bốn anh em trong nhóm Quán Văn đến Virginia vào giữa mùa thu.
Những chiếc lá trên cành từng ngày khoe sắc xanh vàng tím đỏ. Khi chúng tôi
chia tay nhau để bay về lại San Jose thì lá đã bắt đầu rơi.
Buổi sáng đó trời mưa. Nhè nhẹ. Nhưng vẫn thấy lòng mình se lạnh.
Chia tay với những người bạn thân tình, chia sẻ với nhau bằng tấm lòng cùng
tình yêu văn chương và những khát khao về cuộc đời và quê mẹ… thật chẳng chút dễ
dàng. Vì nói như họa sĩ Đinh Cường thì" Chúng ta chỉ còn chừng đó niềm
vui”.
Ngồi trên xe mà nhà thơ Nguyễn Minh Nữu (*) đưa ra sân
bay, tôi nhìn qua khung kính những chiếc lá đầy màu sắc đang lìa cành. Lảo đảo.
Khác với cách rơi tự nhiên, thong thả, nhẹ nhàng tự tại như khi trời yên, gió lặng.
Mưa tuy không lớn, nhưng những chiếc lá đang rơi như thể bị
cuộc đời vùi dập. Trước khi trở về với hư vô. Khi xe dừng ở cột đèn đỏ,
tôi chăm chăm nhìn vào một chiếc lá vẫn còn xanh đang rơi bên lề đừng, chưa chạm
đất thì được gió thốc lên, rồi như bị những giọt nước mưa rơi trúng, nặng
nề thêm, đột ngột rớt nhanh xuống đất.
Giờ nhớ lại cảnh ấy. Nghe hung tin, tôi giật mình đánh thót.
Xương sống buốt lạnh. Chiếc lá còn xanh ấy là anh sao, Phùng Nguyễn?
Hơi ấm từ bàn tay anh như còn đọng đây mà.
Xin thắp một nén nhang tiễn anh về nơi cuối trời….
Và cầu nguyện cho linh hồn anh ra đi thanh thản, Phùng
Nguyễn ơi!.
(*)http://phamcaohoang.blogspot.com/2015/11/2102-tho-nguyen-minh-nuu-tan-mua-le-hoi.html.
Trả lờiXóavé máy bay eva airlines
Vé máy bay đi mỹ
korean airline
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch