Phạm Duy - Người làm văn hóa bằng âm nhạc
Tài năng của Phạm Duy, nhạc sĩ duy nhất thời kỳ đầu của Tân nhạc Việt Nam còn sống và vẫn làm việc, sáng tác cho đến nay, tưởng không cần chứng minh nữa.
Kể
từ khi hồi hương năm 2005 và nhất là từ thời kỳ 2008-2010, các tác phẩm của ông
đã chiếm lĩnh thị trường âm nhạc sang trọng miền Nam, những live show của Phạm
Duy đều bán sạch vé và còn tạo nên hiện tượng là chương trình quy tụ hầu hết
các ca sĩ nổi tiếng nhất, có học thức nhất của Việt Nam. Theo như tôi được
biết, tất cả các ca sĩ đó đều lấy làm vinh dự khi lọt vào mắt xanh của Phạm Duy
và ê-kíp thực hiện.
Phạm
Duy thường được biết đến như một người không bao giờ lẩn tránh bản thân. Ông
không chối việc đã từng yêu rất nhiều: những người phụ nữ đáng yêu được ông tôn
thờ bằng những thành quả âm thanh đẹp đẽ, bằng sự tìm tòi và phát hiện vẻ đẹp
của từng người (“Ngày xưa Hoàng Thị”, “Cỏ hồng”…) .
Và,
bất cứ cảm xúc nào của ông cũng đều bộc lộ ra ngoài thành tác phẩm âm nhạc với
những sắc thái yêu, giận, nhớ, hoài nghi (“Đường em đi”, “Còn gì nữa đâu”…) và
nhiều khi, cảm xúc tình yêu được nâng lên thành những tia chiếu về đời, về nhân
sinh quan và sự cứu rỗi (“Chiều về trên sông”, “Đừng xa nhau”…).
Nếu
chỉ nghe một mảng nhạc tình ca của Phạm Duy, đọc một vài bài báo viết về những
cuộc tình vô tiền khoán hậu của ông, người ta thường nhầm rằng Phạm Duy là một
nhạc sĩ buông thả, yêu đương bạt mạng, coi thường dư luận… như ấn tượng mà một
số nghệ sĩ khác đã tạo ra. Tuy nhiên, nếu chịu khó lục tìm trong kho tàng
âm nhạc của người nhạc sĩ lớn này, chúng ta sẽ thấy tình yêu là một mảng lớn,
nhưng hoàn toàn không phải là chủ đề duy nhất mà Phạm Duy đã thành công.
Giá
trị những tác phẩm âm nhạc rất đa dạng của Phạm Duy hiển hiện lồ lộ ở lượng fan
khổng lồ ở mọi lứa tuổi, thành phần xuất thân. Càng nghe nhạc của ông, người ta
càng nhận ra một người nhạc sĩ tài năng, làm việc không biết mệt mỏi, đồng
thời, đó là một nhà hoạch định kế hoạch rất xuất sắc.
Phạm
Duy chia tác phẩm của mình ra nhiều mảng khác nhau và sáng tác theo chủ đề đã
vạch ra rất cụ thể. Có thể nói, không một nhạc sĩ Việt Nam nào có lượng tác
phẩm lớn và thuộc nhiều thể loại, đề tài như Phạm Duy. Ngoài vài trăm tình khúc
hay được biết tới, ông còn là tác giả của nhiều chủ đề âm nhạc khác, mỗi đề tài
ít nhất 10 bài như Mười bài Tâm ca, Mười bài Bình ca, Mười bài Bé ca, Mười bài
Rong ca, Mười bài Nữ ca, Mười bài Tục ca, Mười bài Đạo ca, Mười bài Thiền ca…
(*)
Trong
một cấu trúc tổng thể mạch lạc về đề tài và mục đích sáng tác, mỗi tác phẩm của
Phạm Duy lại có cấu trúc riêng chặt chẽ, thường là ở thể hai đoạn đơn hoặc hai
đoạn phức, thảng hoặc có bài ở thể ba đoạn nhưng tất cả đều sáng sủa và không
bao giờ thấy những lỗi sáng tác về hòa thanh, nhịp phách, ngược dấu… mà các
nhạc sĩ thời kỳ Tân nhạc hay mắc phải.
Nghe
bất cứ tác phẩm nào của Phạm Duy, ta thấy âm nhạc của ông không chỉ thể hiện
một tâm hồn khoáng đạt, kỹ năng sáng tác chuyên nghiệp mà còn ở tầm cao trí tuệ
khi xông xáo vào những đề tài khó như Đạo, Thiền, Công dân…
Ngoài
ra, ông còn ghi lại rất nhiều kiến thức sáng tác, phân tích tâm nguyện của
chính bản thân, tạo sự giao hòa giữa nhu cầu thể hiện cảm quan cá nhân và tính
tương tác với thế giới xung quanh ở nhiều đề tài.
Cộng
với việc chính mình tự khám phá cuộc sống qua bạn bè, gia đình, người yêu thông
qua sự quan sát chi tiết và có sức khái quát lớn nên mặc dù sống ở nước ngoài
trong nhiều năm nhưng Phạm Duy đã làm được công việc của một Nhà văn hóa Việt
Nam: đưa những cá tính dân tộc, phẩm chất dân tộc, suy tư dân tộc, nỗi buồn và
niềm vui dân tộc vào ngôn ngữ âm nhạc.
Hát
nhạc của Phạm Duy là đích thực hát về tình yêu của người Việt, trong đó, có lúc
tình yêu ấy là của tuổi hoa, tuổi trưởng thành, của đời người lúc li loạn, đời
người lúc bất lực trước biến cố lịch sử và rồi là tình yêu thiền định của người
đã kinh qua tất cả.
Có
người “chê” con người Phạm Duy không nhất quán, tình cảm thay đổi nhanh… Riêng
tôi lại thấy, cảm xúc của Phạm Duy thăng trầm và trung thực theo sự thăng trầm
của thời thế. Yêu thì nói là yêu, đau khổ và phẫn uất thì hét lớn, hết yêu thì
rời bỏ. Đó là sự trung thực với chính mình trong mỗi khoảnh khắc của cuộc đời.
Chiến
thắng những ảo tưởng, trung thực với chính mình và làm nên một sự nghiệp âm
nhạc đồ sộ. Đó chính là lão nghệ sĩ Phạm Duy, tượng đài sống của làng âm nhạc
Việt Nam. Năm nay ông tròn 90 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, vẫn còn cảm hứng
sáng tạo. Đó là niềm hạnh phúc chung của những ai yêu thích, cảm phục sức sáng
tạo của ông.
(*) Có thể xem chi tiết sự phân loại và phân tích của chính nhạc
sĩ Phạm Duy trên website cá nhân của ông.
vé máy bay eva air
cách mua vé máy bay đi mỹ
hang may bay korean air tai tphcm
cách mua vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich