Tản mạn nghĩ về thơ
“Bây giờ đôi khi đọc một số
bài thơ “đang nổi” của các thi sĩ “đang mốt” khi viết về ái ân tôi cảm thấy ghê
ghê đến lợm giọng. Ðiều này khiến tôi liên tưởng đến sự so sánh khi xem
“Playboy” và phim sex rẻ tiền”.
Vi Thùy Linh - người từng được
coi là hiện tượng của thi đàn
Việt Nam với những vần thơ táo bạo, cuồng nhiệt
Việt Nam với những vần thơ táo bạo, cuồng nhiệt
trong một buổi trình diễn thơ cùng nghệ sĩ Đào Anh Khánh
Có lẽ đây là việc của người
làm nghiên cứu văn học chuyên nghiệp. Nhưng tôi nghĩ bất cứ người nào yêu thơ
hay ít nhất là đọc thơ đều có những phút suy ngẫm về những vần thơ mình đọc.
Thơ theo tôi là sự kết hợp giữa âm nhạc và văn học. Trong thơ nói ít mà cần hiểu
nhiều, sau mỗi vần, mỗi từ là cả nhân sinh quan của người viết. Bên cạnh đó, mỗi
bài thơ còn là một bản nhạc, âm điệu của nó ngân nga, đọng lại trong tâm tưởng
của người đọc. Cũng như văn học, thơ có những dòng thơ khác nhau. Cũng như âm
nhạc, thơ có các thể loại khác nhau.
Các dòng thơ thì thường theo trào lưu của xã hội, nói cách đơn giản hơn là theo “mốt”. Trong thời chiến thì nhiều thơ cách mạng, tình yêu trong thơ cũng cách mạng. Thời mở cửa thì thơ hay viết về kinh tế thị trường, tình yêu trong thơ cũng tự do, thực dụng. Ðiều đó cũng dễ hiểu, ai viết thơ cũng muốn nhiều người đọc thơ mình, nói về mình, không muốn mình bị lạc hậu với thời cuộc.
Nhưng tôi nghĩ con người bao giờ cũng là con người, tình yêu vẫn là tình yêu. Mà thơ thì gắn liền với tình yêu. Bây giờ khi đọc những dòng thơ của Pushkin tôi vẫn thấy Tatiana trong mối tình với Oneghin cũng dằn vặt và dám chủ động không kém gì các cô gái hiện đại mặc dù Pushkin dùng ngôn ngữ thật mộc mạc và dễ hiểu chứ không cần tới những từ mạnh, rắc rối, khó hiểu như một số nhà thơ đương đại.
Hiện nay, có “mốt” viết về tình yêu là phải phơi trần cái yếu tố xác thịt của nó. Hơn nửa thế kỷ trước Xuân Diệu đã viết:
Các dòng thơ thì thường theo trào lưu của xã hội, nói cách đơn giản hơn là theo “mốt”. Trong thời chiến thì nhiều thơ cách mạng, tình yêu trong thơ cũng cách mạng. Thời mở cửa thì thơ hay viết về kinh tế thị trường, tình yêu trong thơ cũng tự do, thực dụng. Ðiều đó cũng dễ hiểu, ai viết thơ cũng muốn nhiều người đọc thơ mình, nói về mình, không muốn mình bị lạc hậu với thời cuộc.
Nhưng tôi nghĩ con người bao giờ cũng là con người, tình yêu vẫn là tình yêu. Mà thơ thì gắn liền với tình yêu. Bây giờ khi đọc những dòng thơ của Pushkin tôi vẫn thấy Tatiana trong mối tình với Oneghin cũng dằn vặt và dám chủ động không kém gì các cô gái hiện đại mặc dù Pushkin dùng ngôn ngữ thật mộc mạc và dễ hiểu chứ không cần tới những từ mạnh, rắc rối, khó hiểu như một số nhà thơ đương đại.
Hiện nay, có “mốt” viết về tình yêu là phải phơi trần cái yếu tố xác thịt của nó. Hơn nửa thế kỷ trước Xuân Diệu đã viết:
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi
ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài...
Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng
Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng
“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài...
Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng
Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng
“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”
Cái đam mê đời thường trong tình yêu đã được miêu tả rất sát mà vẫn rất thơ. Hoặc
ai còn vẽ đẹp hơn cảnh đôi lứa đợi chờ ái ân như trong thơ Hàn Mạc Tử:
Trăng nằm sóng soãi trên
cành liễu
Ðợi gió đông về để lả lơi...
Ðợi gió đông về để lả lơi...
Bây giờ đôi khi đọc một số bài thơ “đang nổi” của các thi sĩ “đang mốt” khi viết
về ái ân tôi cảm thấy ghê ghê đến lợm giọng. Ðiều này khiến tôi liên tưởng đến
sự so sánh khi xem “Playboy” và phim sex rẻ tiền. Xem “Playboy” cũng là cô gái
khỏa thân nhưng ta thấy sự hấp dẫn của cái đẹp, của nghệ thuật trong từng đường
nét. Còn xem loại phim rẻ tiền thì cũng khỏa thân nhưng sao thô tục và nhiều
khi có cảm giác bẩn thỉu.
Tôi vẫn nhớ ấn tượng khi đọc bài “Ðêm chuyển mùa” của nhà thơ Giáp Văn Chung đăng trên báo NCTG. Tình yêu đấy, ái ân đấy rất hiện thực nhưng đồng thời cũng rất lãng mạn, rất đẹp. Hoặc nữ thi sĩ Phạm Thị Ngọc Liên có viết những dòng rất gợi tình mà cũng rất nghệ thuật:
Tôi vẫn nhớ ấn tượng khi đọc bài “Ðêm chuyển mùa” của nhà thơ Giáp Văn Chung đăng trên báo NCTG. Tình yêu đấy, ái ân đấy rất hiện thực nhưng đồng thời cũng rất lãng mạn, rất đẹp. Hoặc nữ thi sĩ Phạm Thị Ngọc Liên có viết những dòng rất gợi tình mà cũng rất nghệ thuật:
Vẻ trễ tràng bộ ngực
Vẻ kiêu hãnh bờ vai
Vẻ thầm kín hoa sen
Vẻ lả lơi bướm bạc
Vẻ kiêu hãnh bờ vai
Vẻ thầm kín hoa sen
Vẻ lả lơi bướm bạc
Tôi có may mắn được đọc bản thảo chưa được xuất bản của một nữ thi sĩ đang khá
nổi bây giờ. Có lẽ cô đã đạt được nguyện vọng của bất cứ người nào dấn thân vào
con đường thơ ca - đó là sự nổi tiếng. Nhưng mấy chục năm sau có ai nhớ đến thơ
của cô không thì theo tôi còn là dấu hỏi.
Thơ là tâm hồn của người viết. Thời cuộc thì thay đổi, nhưng “làm người” thì vẫn là “làm người”. Do vậy dù “mốt” hay “lạc hậu” nhưng thơ vẫn không thể đánh mất bản năng hướng tới cái đẹp của tâm hồn con người. Thơ là phải đẹp. Những người đọc thơ là những người muốn tìm đến cái đẹp. Thơ không thể thô thiển, thậm chí khi viết về những gì sống sượng nhất. Ðiều đó được nữ thi sĩ Tuyết Ba thể hiện thành công khi viết những câu đọng lại lòng người:
Thơ là tâm hồn của người viết. Thời cuộc thì thay đổi, nhưng “làm người” thì vẫn là “làm người”. Do vậy dù “mốt” hay “lạc hậu” nhưng thơ vẫn không thể đánh mất bản năng hướng tới cái đẹp của tâm hồn con người. Thơ là phải đẹp. Những người đọc thơ là những người muốn tìm đến cái đẹp. Thơ không thể thô thiển, thậm chí khi viết về những gì sống sượng nhất. Ðiều đó được nữ thi sĩ Tuyết Ba thể hiện thành công khi viết những câu đọng lại lòng người:
Mây đã trôi đi
Mưa cũng trôi rồi
Chỉ còn đứa con mới sinh thôi
Mưa cũng trôi rồi
Chỉ còn đứa con mới sinh thôi
Trong nghệ thuật, người ta hay nói đến sự tìm tòi, khám phá cái mới. Nhưng suy
cho cùng ở thế kỷ XXI này, những buổi hòa nhạc cổ điển, hay thậm chí nhạc nhà
thờ vẫn tìm được đông đúc khán giả. Hoặc đơn giản như tôi (vẫn tự cho mình chưa
phải là già) thì không thể chịu nổi loại nhạc Metal hoặc Rap. Có lẽ mỗi thể loại
âm nhạc đều tìm được tầng lớp hâm mộ của mình. Tôi nghĩ trong thơ cũng vậy. Người
mê lục bát, người khoái thơ bảy chữ...
Bây giờ các nhà thơ hay bàn đến sự đổi mới để khỏi nhàm chán trong thơ. Nhiều lúc tôi nghĩ thế nào là thơ mới. Có người nói là loại thơ văn xuôi. Nhưng cũng chẳng phải, ví dụ như Chế Lan Viên đã viết kiểu đó từ những năm 50 thế kỷ trước. Người khác coi phải là lối thơ thả chữ, nhưng Nguyễn Vỹ đã viết với phong cách này thật tuyệt vời trong bài “Sương rơi” (1935).
Nghĩ đến đây tôi nhớ tới sự so sánh khi viết về chuyện đổi mới trong thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà tôi rất thích: “Thơ là đàn bà. Mà đàn bà thì lạch bạch”. Thật là chính xác. Ðàn bà thì khó mà đổi mới. Nhưng ngay cả khi chưa đổi mới họ vẫn rất đẹp, chỉ cần phải nhìn thấy cái đẹp đó thôi.
Ðối với tôi, một người yêu thơ thì cái quan trọng trong thơ có lẽ không phải là hiện đại hay cổ điển, mốt hay không mốt mà là sự phong phú của tâm hồn, sinh động của ngôn ngữ và cái đẹp. Trong người đọc chỉ đọng lại những vần thơ đẹp.
Bây giờ các nhà thơ hay bàn đến sự đổi mới để khỏi nhàm chán trong thơ. Nhiều lúc tôi nghĩ thế nào là thơ mới. Có người nói là loại thơ văn xuôi. Nhưng cũng chẳng phải, ví dụ như Chế Lan Viên đã viết kiểu đó từ những năm 50 thế kỷ trước. Người khác coi phải là lối thơ thả chữ, nhưng Nguyễn Vỹ đã viết với phong cách này thật tuyệt vời trong bài “Sương rơi” (1935).
Nghĩ đến đây tôi nhớ tới sự so sánh khi viết về chuyện đổi mới trong thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà tôi rất thích: “Thơ là đàn bà. Mà đàn bà thì lạch bạch”. Thật là chính xác. Ðàn bà thì khó mà đổi mới. Nhưng ngay cả khi chưa đổi mới họ vẫn rất đẹp, chỉ cần phải nhìn thấy cái đẹp đó thôi.
Ðối với tôi, một người yêu thơ thì cái quan trọng trong thơ có lẽ không phải là hiện đại hay cổ điển, mốt hay không mốt mà là sự phong phú của tâm hồn, sinh động của ngôn ngữ và cái đẹp. Trong người đọc chỉ đọng lại những vần thơ đẹp.
Phan Bích Thiện
LẠI TẢN MẠN VỀ THƠ
“Bản thân người viết những
dòng này cho rằng “thơ đẹp” quan trọng lắm, nhưng thơ sẽ đẹp hơn nữa, nếu nó được
phát triển, được làm khác đi những giá trị đã được khẳng định, bởi những con
người dám làm, và dám chấp nhận những gì họ chưa làm được trong quá trình đổi mới...”.
Khương Hà Bùi, một cây bút
trẻ có nhiều sáng tác bức phá
rất đáng kể trên thi đàn Việt Nam những năm gần
đây
Khi được đọc “Tản mạn nghĩ về thơ” của tác giả Phan Bích Thiện
(PBT) trên NCTG, tôi đã thật vui vì đây là lần đầu tiên, NCTG có được một bài
viết nhẹ nhàng mang tính nghiên cứu, phê bình, hơn nữa, lại là bài viết của một
nhà thơ về thơ! Vẫn biết NCTG không phải là một tờ báo chuyên ngành, vì thế,
đáng tiếc là nó đã phải bỏ qua rất nhiều đề tài hay và thú vị nhưng ít nhiều
mang hơi hướng “chuyên môn” trong các ngành nghệ thuật.
Tuy nhiên, nhắc đến một cách hơi “bếp núc” về thơ - là thể loại mà nhiều người cho rằng Việt Nam đặc biệt sở trường, rằng ở Việt Nam “đứa trẻ lên năm cũng có thể làm thơ”, đến mức một nhà phê bình văn học có tiếng ở hải ngoại phải thốt lên rằng đó là “một xứ sở thơ” - thì có lẽ quý độc giả cũng sẽ lượng thứ mà không coi là NCTG đã “gái góa lo phận triều đình”. Cho nên, tôi cho rằng NCTG đã đăng “Tản mạn nghĩ về thơ” của thi sĩ PBT như ý kiến của một người làm thơ về công việc và đam mê của mình; hẳn là khi viết bài này, nhà thơ cũng ít nhiều bộc lộ quan niệm sáng tác của chị, kèm lời nhắn gửi đến người yêu thơ và người đọc.
“Tản mạn nghĩ về thơ” của PBT thực ra là những suy nghĩ của tác giả về thơ tình, một mảng thơ có lẽ luôn chiếm được thiện cảm của đại đa số người yêu thơ, mà không đòi hỏi độc giả nhất thiết phải có một trình độ hoặc khả năng thẩm thơ thật cao siêu. Trên NCTG, cùng một số cây bút của cộng đồng Việt Nam tại Hungary và trên thế giới như Nguyễn Hưng, Nguyễn Thụ, Giáp Văn Chung, Giang Tuấn Ðạt, Cỏ May, Thi Nhi, Khê Thủy..., thi sĩ PBT đã có những vần thơ thật đẹp, thật đằm, để miêu tả tình yêu, một nhu cầu thiết yếu “cũ xưa như Trái đất” mà luôn mới, luôn chứa đựng những bất ngờ, của nhân loại.
Trong bài viết, thông qua một vài ví dụ về thơ tình, tựu trung, PBT đề xuất ý kiến cho rằng “đối với người yêu thơ thì cái quan trọng trong thơ có lẽ không phải là hiện đại hay cổ điển, mốt hay không mốt mà là sự phong phú của tâm hồn, sinh động của ngôn ngữ và cái đẹp”, và “trong người đọc chỉ đọng lại những vần thơ đẹp”. Và, nhắc đến “một số bài thơ “đang nổi” của các thi sĩ “đang mốt” khi viết về ái ân”, PBT khẳng định: “Dù “mốt” hay “lạc hậu”, nhưng thơ vẫn không thể đánh mất bản năng hướng tới cái đẹp của tâm hồn con người. Thơ là phải đẹp. Những người đọc thơ là những người muốn tìm đến cái đẹp. Thơ không thể thô thiển, thậm chí khi viết về những gì sống sượng nhất”.
Ðây là những suy nghĩ, theo tôi, không thể phủ nhận, đơn giản vì không có gì có thể tranh luận trong đó. Tuy nhiên, ta hẵng cứ thử xem...
Tuy nhiên, nhắc đến một cách hơi “bếp núc” về thơ - là thể loại mà nhiều người cho rằng Việt Nam đặc biệt sở trường, rằng ở Việt Nam “đứa trẻ lên năm cũng có thể làm thơ”, đến mức một nhà phê bình văn học có tiếng ở hải ngoại phải thốt lên rằng đó là “một xứ sở thơ” - thì có lẽ quý độc giả cũng sẽ lượng thứ mà không coi là NCTG đã “gái góa lo phận triều đình”. Cho nên, tôi cho rằng NCTG đã đăng “Tản mạn nghĩ về thơ” của thi sĩ PBT như ý kiến của một người làm thơ về công việc và đam mê của mình; hẳn là khi viết bài này, nhà thơ cũng ít nhiều bộc lộ quan niệm sáng tác của chị, kèm lời nhắn gửi đến người yêu thơ và người đọc.
“Tản mạn nghĩ về thơ” của PBT thực ra là những suy nghĩ của tác giả về thơ tình, một mảng thơ có lẽ luôn chiếm được thiện cảm của đại đa số người yêu thơ, mà không đòi hỏi độc giả nhất thiết phải có một trình độ hoặc khả năng thẩm thơ thật cao siêu. Trên NCTG, cùng một số cây bút của cộng đồng Việt Nam tại Hungary và trên thế giới như Nguyễn Hưng, Nguyễn Thụ, Giáp Văn Chung, Giang Tuấn Ðạt, Cỏ May, Thi Nhi, Khê Thủy..., thi sĩ PBT đã có những vần thơ thật đẹp, thật đằm, để miêu tả tình yêu, một nhu cầu thiết yếu “cũ xưa như Trái đất” mà luôn mới, luôn chứa đựng những bất ngờ, của nhân loại.
Trong bài viết, thông qua một vài ví dụ về thơ tình, tựu trung, PBT đề xuất ý kiến cho rằng “đối với người yêu thơ thì cái quan trọng trong thơ có lẽ không phải là hiện đại hay cổ điển, mốt hay không mốt mà là sự phong phú của tâm hồn, sinh động của ngôn ngữ và cái đẹp”, và “trong người đọc chỉ đọng lại những vần thơ đẹp”. Và, nhắc đến “một số bài thơ “đang nổi” của các thi sĩ “đang mốt” khi viết về ái ân”, PBT khẳng định: “Dù “mốt” hay “lạc hậu”, nhưng thơ vẫn không thể đánh mất bản năng hướng tới cái đẹp của tâm hồn con người. Thơ là phải đẹp. Những người đọc thơ là những người muốn tìm đến cái đẹp. Thơ không thể thô thiển, thậm chí khi viết về những gì sống sượng nhất”.
Ðây là những suy nghĩ, theo tôi, không thể phủ nhận, đơn giản vì không có gì có thể tranh luận trong đó. Tuy nhiên, ta hẵng cứ thử xem...
Trong vòng gần chục năm trở lại đây, thi đàn trong và ngoài nước đã sôi nổi hẳn
lên với những cuộc tranh luận, đôi khi rất gay gắt, về thơ trẻ, về nhu cầu cách
tân trong thơ Việt Nam, cùng những cái “được” và “chưa được” trong thơ đương đại
của Việt Nam. Vô vàn ý kiến đã được đưa ra, nhằm vào những câu hỏi như “thế nào
là cái đẹp trong thơ?”, “biểu hiện những sắc thái của tình yêu một cách “trần
trụi” như một số tác giả hiện nay, nên hay không?”, “thơ đương đại có hướng thiện
và hướng đến cái đẹp?”...
Và, sau những cuộc tranh luận đó - mà thành phần tham gia thì vô cùng phong phú, từ những giáo sư văn học, những bậc “lão trượng” trên thi đàn và trong giới lý luận phê bình, đến những nhà thơ trẻ (nếu ngày xưa thì hẳn đã bị một câu phán xanh rờn “trẻ con nứt mắt biết gì mà nói”) và cả rất nhiều độc giả “bình dân”, có sự quan tâm và tâm huyết đến thi ca nước nhà -, tất nhiên mỗi người đều rút ra được một kết luận cho bản thân, nhưng tựu trung, có lẽ đa số đều thống nhất rằng thơ Việt Nam đã đến hồi phải đổi mới.
Cái đẹp không phải là một khái niệm bất di bất địch. Tiêu chuẩn “đẹp” của người phụ nữ cũng thay đổi liên hồi với thời gian, với từng hoàn cảnh sống. Những “siêu mỹ nữ” thời hiện đại, với các số đo 3 vòng vô cùng “chuẩn”, nhưng cơ thể thật eo oắt (như Kate Moss), hẳn không bao giờ được để mắt tới trong những cuộc thi hoa hậu thời Trung cổ (nếu có), khi mà một phụ nữ đẹp phải là người đẫy đà, có da có thịt ở mức cao nhất. Như thế, tại sao thơ không cần thay đổi, và ngay những khái niệm về cái đẹp, về sự biểu hiện các sắc thái tình cảm trong thơ, cũng có thể - và nhiều khi, cần - thay đổi.
Nói về thơ tình, có lẽ mãi mãi, những Xuân Diệu, Xuân Quỳnh... sẽ là một chuẩn mực mà đời sau khó vượt qua trong thể loại mà họ đã làm. Tuy nhiên, khó vượt qua, chỉ trong chừng mực các thi sĩ thời nay rập khuôn họ, bắt chước họ; hẳn ít ai muốn làm thơ lục bát theo kiểu truyền thống để mong “vượt mặt” Nguyễn Du, trừ... Phạm Thiên Thư! Chúng ta hãy nhớ lại, thơ Xuân Diệu bây giờ đọc, thấy... truyền thống là thế, cổ điển là vậy, mà vào thời “Thơ mới”, tình yêu đam mê và đượm màu xác thịt trong thơ tình của ông đã làm chấn động văn đàn đương thời như thế nào.
Mà riêng gì ông, sự thể hiện tình yêu - cũng như những cách tân về nghệ thuật - trong các thi phẩm của các nhà “Thơ mới” giai đoạn 1932-1945 đã thực sự là một cuộc cách mạng trong thơ, so với tác phẩm của các nhà “thơ cũ” trước đó. Trường hợp Xuân Quỳnh cũng vậy: vào thời của chị, hiếm có người phụ nữ nào lại nói về tình yêu đằm thắm, trữ tình và cả mạnh bạo, như chị. Trong thơ Xuân Quỳnh, nỗi khao khát yêu và được yêu được bộc lộ không giấu giếm, và điều đáng nói là nó được thể hiện rất đẹp, rất đằm và có lẽ ít nhà thơ nữ nào dám theo chị trên con đường mà chị đã đi, vì một sự thật dễ nhận ra là khó vượt được chị (trong phong cách thơ của chị).
Nói như thế, không có nghĩa là giới làm thơ đương đại không nên đi theo những con đường khác. Ước vọng đổi mới thơ ca, thực ra không hẳn là vì người viết muốn thu hút sự chú ý, muốn theo “mốt” để không bị lạc hậu với thời cuộc, hay muốn nhiều người đọc mình (cho dù, bản thân những mong muốn ấy cũng không có gì là xấu). Tôi nghĩ rằng các tác giả trẻ (khái niệm “trẻ” ở đây xin được dùng một cách tương đối, có khi không nhằm vào những người có tuổi đời trẻ, mà nhằm vào những cây bút “trẻ” trong sáng tạo), khi muốn cách tân, là họ muốn bứt phá, muốn vượt khỏi những khuôn vàng thước ngọc, có thể hay và “vượt thời gian” thật đấy, nhưng đã là chật hẹp đối với họ.
Bản chất của thơ là tự do và một khi, những ý tưởng thơ cần sự “phá rào”, thì nó sẽ tìm cách vượt ra; một lời tỏ tình, dĩ nhiên có thể được “thi hóa” theo lối của Xuân Quỳnh hay “Nguyễn Bính”, hay lắm chứ, nhưng trong cách thể hiện tự do và có phần “phá cách” - hiểu là phá những “chuẩn mực” từ trước đến nay của thơ, có sao, chuẩn mực là thứ do con người đặt ra và có thể thay đổi theo nhận thức và thời thế! - của Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Thế Hoàng Linh hay Vi Thùy Linh chẳng hạn, cũng không kém phần thi vị. Chỉ nội những vần thơ đã đăng trên NCTG trong mấy số báo gần đây, tôi cho rằng
Và, sau những cuộc tranh luận đó - mà thành phần tham gia thì vô cùng phong phú, từ những giáo sư văn học, những bậc “lão trượng” trên thi đàn và trong giới lý luận phê bình, đến những nhà thơ trẻ (nếu ngày xưa thì hẳn đã bị một câu phán xanh rờn “trẻ con nứt mắt biết gì mà nói”) và cả rất nhiều độc giả “bình dân”, có sự quan tâm và tâm huyết đến thi ca nước nhà -, tất nhiên mỗi người đều rút ra được một kết luận cho bản thân, nhưng tựu trung, có lẽ đa số đều thống nhất rằng thơ Việt Nam đã đến hồi phải đổi mới.
Cái đẹp không phải là một khái niệm bất di bất địch. Tiêu chuẩn “đẹp” của người phụ nữ cũng thay đổi liên hồi với thời gian, với từng hoàn cảnh sống. Những “siêu mỹ nữ” thời hiện đại, với các số đo 3 vòng vô cùng “chuẩn”, nhưng cơ thể thật eo oắt (như Kate Moss), hẳn không bao giờ được để mắt tới trong những cuộc thi hoa hậu thời Trung cổ (nếu có), khi mà một phụ nữ đẹp phải là người đẫy đà, có da có thịt ở mức cao nhất. Như thế, tại sao thơ không cần thay đổi, và ngay những khái niệm về cái đẹp, về sự biểu hiện các sắc thái tình cảm trong thơ, cũng có thể - và nhiều khi, cần - thay đổi.
Nói về thơ tình, có lẽ mãi mãi, những Xuân Diệu, Xuân Quỳnh... sẽ là một chuẩn mực mà đời sau khó vượt qua trong thể loại mà họ đã làm. Tuy nhiên, khó vượt qua, chỉ trong chừng mực các thi sĩ thời nay rập khuôn họ, bắt chước họ; hẳn ít ai muốn làm thơ lục bát theo kiểu truyền thống để mong “vượt mặt” Nguyễn Du, trừ... Phạm Thiên Thư! Chúng ta hãy nhớ lại, thơ Xuân Diệu bây giờ đọc, thấy... truyền thống là thế, cổ điển là vậy, mà vào thời “Thơ mới”, tình yêu đam mê và đượm màu xác thịt trong thơ tình của ông đã làm chấn động văn đàn đương thời như thế nào.
Mà riêng gì ông, sự thể hiện tình yêu - cũng như những cách tân về nghệ thuật - trong các thi phẩm của các nhà “Thơ mới” giai đoạn 1932-1945 đã thực sự là một cuộc cách mạng trong thơ, so với tác phẩm của các nhà “thơ cũ” trước đó. Trường hợp Xuân Quỳnh cũng vậy: vào thời của chị, hiếm có người phụ nữ nào lại nói về tình yêu đằm thắm, trữ tình và cả mạnh bạo, như chị. Trong thơ Xuân Quỳnh, nỗi khao khát yêu và được yêu được bộc lộ không giấu giếm, và điều đáng nói là nó được thể hiện rất đẹp, rất đằm và có lẽ ít nhà thơ nữ nào dám theo chị trên con đường mà chị đã đi, vì một sự thật dễ nhận ra là khó vượt được chị (trong phong cách thơ của chị).
Nói như thế, không có nghĩa là giới làm thơ đương đại không nên đi theo những con đường khác. Ước vọng đổi mới thơ ca, thực ra không hẳn là vì người viết muốn thu hút sự chú ý, muốn theo “mốt” để không bị lạc hậu với thời cuộc, hay muốn nhiều người đọc mình (cho dù, bản thân những mong muốn ấy cũng không có gì là xấu). Tôi nghĩ rằng các tác giả trẻ (khái niệm “trẻ” ở đây xin được dùng một cách tương đối, có khi không nhằm vào những người có tuổi đời trẻ, mà nhằm vào những cây bút “trẻ” trong sáng tạo), khi muốn cách tân, là họ muốn bứt phá, muốn vượt khỏi những khuôn vàng thước ngọc, có thể hay và “vượt thời gian” thật đấy, nhưng đã là chật hẹp đối với họ.
Bản chất của thơ là tự do và một khi, những ý tưởng thơ cần sự “phá rào”, thì nó sẽ tìm cách vượt ra; một lời tỏ tình, dĩ nhiên có thể được “thi hóa” theo lối của Xuân Quỳnh hay “Nguyễn Bính”, hay lắm chứ, nhưng trong cách thể hiện tự do và có phần “phá cách” - hiểu là phá những “chuẩn mực” từ trước đến nay của thơ, có sao, chuẩn mực là thứ do con người đặt ra và có thể thay đổi theo nhận thức và thời thế! - của Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Thế Hoàng Linh hay Vi Thùy Linh chẳng hạn, cũng không kém phần thi vị. Chỉ nội những vần thơ đã đăng trên NCTG trong mấy số báo gần đây, tôi cho rằng
Anh khát khao khát khao
Tình yêu giữa gió gào
Khi nụ cười vỡ vào nước mặt
Một dòng sông chảy ngược vào anh.
(“Dòng sông không trở lại” - Vi Thùy Linh)
... Em nghe thấy nhịp cánh êm ái ân
Một làn gió thổi sương thao thác
Ðêm run theo tiếng nấc
Về đi anh!
Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh
Ðưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những
đêm chập chờn trĩu nặng
Ngày nối ngày bằng hi vọng
Em là người dệt tầm gai...
(“Người dệt tầm gai” - Vi Thùy Linh)
Tình yêu giữa gió gào
Khi nụ cười vỡ vào nước mặt
Một dòng sông chảy ngược vào anh.
(“Dòng sông không trở lại” - Vi Thùy Linh)
... Em nghe thấy nhịp cánh êm ái ân
Một làn gió thổi sương thao thác
Ðêm run theo tiếng nấc
Về đi anh!
Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh
Ðưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những
đêm chập chờn trĩu nặng
Ngày nối ngày bằng hi vọng
Em là người dệt tầm gai...
(“Người dệt tầm gai” - Vi Thùy Linh)
cũng hay không kém gì
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió, bám đầy áo em.
(“Hoa cỏ may” - Nguyễn Bính)
Một chiều cả gió, bám đầy áo em.
(“Hoa cỏ may” - Nguyễn Bính)
Sở dĩ tôi trích dẫn Vi Thùy Linh hơi nhiều, vì cá nhân cô và thơ cô thường bị
nhiều người cho là điển hình của sự tha hóa trong lớp trẻ Việt Nam hiện tại.
Thơ của cô, dù đã được in ấn, nhưng khi Ngọc Ðại phổ nhạc và Trần Thu Hà hát
trong album “Nhật thực”, thì đã bị đánh lên đánh xuống bởi nhiều người chưa
từng đọc (thơ), chưa từng nghe (nhạc), mà chỉ nghe những lời đàm
tiếu, hù dọa trước những câu thơ của họ Vi như “Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng...”,
“Chỉ cần anh gối lên đùi” và “Mình ôm lấy anh ôm mình” (mà nhà thơ Nguyễn Trọng
Tạo, dù tuổi đời không còn trẻ, vẫn nhận xét là “những ám ảnh trong khát vọng
tình yêu, đôi khi tưởng như trần tục, nhưng trong hệ thống ngôn từ và thi ảnh
nó đã nhuốm màu triết học, và nhờ thế nó mở ra một hệ thống thẩm mỹ mới, khác với
quan niệm đạo đức mà không ít người nhầm tưởng. [...] cũng chỉ là vì một khao
khát yên bình”.
Bản thân tác giả những vần thơ ấy cũng đã phát biểu như sau: “Người ta nói là tôi thiếu đức hạnh, và người ta trích câu ''thèm chồng'' ra để minh chứng. Nhưng tôi thấy ngược lại, câu ấy rất đức hạnh, bởi vì bản thân chữ thèm chồng đã là sự quy phạm của pháp luật, tôi có ''thèm bồ'' đâu. Bản thân sự thèm chồng đã là đức hạnh, và ở bên trong pháp luật” - một câu trả lời ngang tàng, nhưng không phải không có lý, và ít nhiều mang dáng dấp, khẩu khí của cái gọi là “thế hệ A-còng” [@], năng động, bứt phá, dám sống thật với mình và với những điều mình làm, mình tâm đắc).
Có lẽ cũng nên nhìn khao khát đổi mới trong thi ca trong quá trình vươn mình của mọi loại hình nghệ thuật ở Việt Nam trong thời gian hơn một thập niên rưỡi qua. Có lẽ chỉ có thời gian mới đánh giá được hết những cái “được”, cái “chưa được” của sự cách tân ấy, nhưng điều đáng nói là đã có một thế hệ muốn đi, và dám đi tiếp. Thật cảm phục biết bao khi cố thi sĩ Trần Dần đã cho biết là thế hệ ông, những Lê Ðạt, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm, Phùng Quán..., đã có một ước vọng có thể gọi là ngông cuồng, là “chôn Tiền chiến”, với nghĩa làm khác và vượt qua những gì mà thế hệ Thơ mới và Tự lực Văn đoàn đã làm (một cách xuất sắc).
Thế hệ “thơ trẻ” ngày nay thì hình như chưa ai có tuyên ngôn gì, đơn thuần họ chỉ muốn sống hết mình với thi ca, và với những gì họ suy nghĩ và tâm niệm.
Trịnh Công Sơn, khi được nhà thơ Hoàng Hưng hỏi nhận xét về cách trình diễn
năng động của Hồng Nhung đối với các ca khúc cũ của ông, có nói một câu, đại
khái đúng là Hồng Nhung hát khác Khánh Ly thật, nhưng thời buổi bây giờ ê a như
Khánh Ly, ai nghe? Có lẽ người nhạc sĩ đã quá lời: Khánh Ly và những bản nhạc họ
Trịnh đã là những khái niệm, những giá trị “để đời”, mà bây giờ và mãi mãi, sẽ
vẫn được tôn vinh. Nhưng phải chăng, vì thế, mà không nên, không được làm khác
đi?
Bản thân người viết những dòng này cho rằng “thơ đẹp” quan trọng lắm, nhưng thơ sẽ đẹp hơn nữa, nếu nó được phát triển, được làm khác đi những giá trị đã được khẳng định, bởi những con người dám làm, và dám chấp nhận những gì họ chưa làm được trong quá trình đổi mới...
Bản thân tác giả những vần thơ ấy cũng đã phát biểu như sau: “Người ta nói là tôi thiếu đức hạnh, và người ta trích câu ''thèm chồng'' ra để minh chứng. Nhưng tôi thấy ngược lại, câu ấy rất đức hạnh, bởi vì bản thân chữ thèm chồng đã là sự quy phạm của pháp luật, tôi có ''thèm bồ'' đâu. Bản thân sự thèm chồng đã là đức hạnh, và ở bên trong pháp luật” - một câu trả lời ngang tàng, nhưng không phải không có lý, và ít nhiều mang dáng dấp, khẩu khí của cái gọi là “thế hệ A-còng” [@], năng động, bứt phá, dám sống thật với mình và với những điều mình làm, mình tâm đắc).
Có lẽ cũng nên nhìn khao khát đổi mới trong thi ca trong quá trình vươn mình của mọi loại hình nghệ thuật ở Việt Nam trong thời gian hơn một thập niên rưỡi qua. Có lẽ chỉ có thời gian mới đánh giá được hết những cái “được”, cái “chưa được” của sự cách tân ấy, nhưng điều đáng nói là đã có một thế hệ muốn đi, và dám đi tiếp. Thật cảm phục biết bao khi cố thi sĩ Trần Dần đã cho biết là thế hệ ông, những Lê Ðạt, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm, Phùng Quán..., đã có một ước vọng có thể gọi là ngông cuồng, là “chôn Tiền chiến”, với nghĩa làm khác và vượt qua những gì mà thế hệ Thơ mới và Tự lực Văn đoàn đã làm (một cách xuất sắc).
Thế hệ “thơ trẻ” ngày nay thì hình như chưa ai có tuyên ngôn gì, đơn thuần họ chỉ muốn sống hết mình với thi ca, và với những gì họ suy nghĩ và tâm niệm.
Bản thân người viết những dòng này cho rằng “thơ đẹp” quan trọng lắm, nhưng thơ sẽ đẹp hơn nữa, nếu nó được phát triển, được làm khác đi những giá trị đã được khẳng định, bởi những con người dám làm, và dám chấp nhận những gì họ chưa làm được trong quá trình đổi mới...
Trần Lê
Trả lờiXóađặt vé máy bay eva air
gia ve may bay eva di my
korean air
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich