Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Nghe nhạc của Johann Sebastian Bach

Nghe nhạc của Johann Sebastian Bach
Johann Sebastian Bach
(21/3/1685 -28/6/1750 thọ 65 tuổi)
Johann Sebastian Bach (21 tháng 3, 1685 - 28 tháng 7, 1750) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600 - 1750). Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm, và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc nước ngoài, nhất là từ Ý, và Pháp, Bach đã góp phần làm giàu nền âm nhạc Đức. Nhiều sáng tác của Bach vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay như Brandeburg Concertos, Mass cung Si thứ, The Well-Tempered Calvier, những bản cantata, những bài hợp xướng, những partita, passion, và những bản nhạc dành cho organ. Âm nhạc của Bach được xem là có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật.
Bach chào đời ở Eisenach, Saxe-Eisenach, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc; thân phụ ông, Johann Ambrosius Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, tất cả chú bác của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Cậu bé Bach được bố dạy chơi vĩ cầm, harpsichord, chú Johann Christoph Bach dạy chơi clavichord và giới thiệu về âm nhạc đương đại.[2][3] Bach đến học ở Trường St Michael tại Lüneburg nhờ khả năng xướng âm của cậu. Sau khi tốt nghiệp, Bach giữ một vài vị trí chuyên trách âm nhạc trên nước Đức: giám đốc âm nhạc cho Leopold, Hoàng tử Anhalt- Köthen; nhạc trưởng ở nhà thờ St Thomas tại Leipzig; và nhà soạn nhạc cung đình cho August III.Từ năm 1749, sức khỏe và thị lực của Bach bị suy giảm, đến ngày 28 tháng 7, 1750, ông từ trần. Các sử gia đương đại tin rằng Bach chết do biến chứng của cơn đột quị và do bệnh phổi.
Sinh thời, dù được trọng vọng khắp Âu châu như là một nghệ sĩ organ tài năng, mãi đến nửa đầu thế kỷ 19 Bach mới được nhìn nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại khi người ta bắt đầu quan tâm đến tài năng âm nhạc của ông. Ngày nay, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất của thời kỳ Baroque, và là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từ trước đến nay.
(Bách Khoa Tự Điển mở Wikipedia)
NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN TÂY PHƯƠNG 
VỚI SOẠN NHẠC GIA:HANDEL
George Frideric Handel
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGÀY SINH23 tháng 2 1685  Halle (Saale), Brandenburg, Phổ.
NGÀY MẤT: 14 tháng 4, 1759(74 tuổi) Luân Đôn, Anh Quốc 
NGHỀ NGHIỆPNhạc công, soạn nhạc hòa tấu, viết nhạc kịch.
GEORGE FRIDERIC HANDEL (TIẾNG ĐỨC: GEORG FRIEDRICH HÄNDEL; PHÁT ÂM [ˈHƐNDƏL]) (23 THÁNG 2, 1685 – 14 THÁNG 4, 1759) LÀ NHÀ SOẠN NHẠC NGƯỜI ANH GỐC ĐỨC THUỘC THỜI KỲ BAROQUE, NỔI TIẾNG VỚI NHỮNG DÒNG NHẠC OPERA, ORATORIO, ANTHEM, VÀ CONCERTO ORGAN. HANDEL SINH NĂM 1685, TRONG MỘT GIA ĐÌNH KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN ÂM NHẠC. ÔNG ĐƯỢC ĐÀO TẠO ÂM NHẠC TẠI HALLE, HAMBURG, VÀ Ý TRƯỚC KHI ĐẾN ĐỊNH CƯ TẠI LUÂN ĐÔN NĂM 1712, RỒI NHẬP QUỐC TỊCH ANH NĂM 1727.[1] LÚC ẤY, ÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU ĐẬM TỪ NHỮNG NHÀ SOẠN NHẠC VĨ ĐẠI THỜI KỲ BAROQUE Ý, VÀ TRUYỀN THỐNG HỢP XƯỚNG ĐỐI ÂM TỪ MIỀN TRUNG NƯỚC ĐỨC.
Trong vòng 15 năm, Handel khởi lập ba công ty opera thương mại nhằm cung ứng âm nhạc opera Ý cho giới quý tộc Anh, nhưng công chúng tìm đến chỉ để thưởng thức giọng hát của các ca sĩ thay vì quan tâm đến âm nhạc. Năm 1737, sau khi bị khánh tận, ông chuyển hướng nhắm vào giới trung lưu. Trong năm 1736, khi Alexander’s Feastđược đón nhận, Handel quyết định sáng tác những bản hợp xướng tiếng Anh. Sau khi thành công với Trường ca Messiah (1742), ông ngưng trình diễn nhạc opera Ý. Dù những bản oratorio theo chủ đề Kinh Thánh liên tục ra mắt công chúng, tài năng âm nhạc của Handel vẫn chưa được công nhận đầy đủ cho đến buổi trình diễn Trường ca Messiah gây quỹ cho Bênh viện Foundling (1750), và mọi chỉ trích nhắm vào Handel đều im tiếng. Cũng có nhận xét cho rằng cảm hứng chủ đạo thể hiện trong những bản oratorio của Handel thuộc phạm trù đạo đức, được thăng hoa không phải bởi sự uy nghiêm của nghi thức tôn giáo nhưng bởi những lý tưởng cao cả của nhân loại.[2] Sống ở Anh gần đủ năm mươi năm, và hầu như khiếm thị khi cuối đời, Handel từ trần năm 1759 trong giàu có và danh vọng.
Handel được nhìn nhận như là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại. Các sáng tác của ông như Water Music, Music for the Royal Fireworks, và Trường ca Messiah vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay. Trong hơn ba mươi năm, ông viết hơn bốn mươi vở opera. Kể từ cuối thập niên 1960, khi nền âm nhạc baroque và trào lưu trình diễn âm nhạc theo phong cách nguyên thủy được phục sinh, những vở opera của Handel ngày càng được ưa chuộng. Chúng đầy tính nhân bản, thể hiện được những đặc điểm nổi trội của bản chất con người; điều này là đặc biệt, nhất là đối với nhà soạn nhạc chưa bao giờ được biết đến như là một nghệ sĩ đa tình đa mang.
Nhạc sĩ của các nhạc sĩ
Tượng Handel tại Luân Đôn 
của Luis-Francois Roubiliac (1738)
Trong giới soạn nhạc, Handel là một tên tuổi được trọng vọng. Khi đến Halle, Bach đã tìm cách gặp Handel nhưng không thành công. Mozart được cho là đã nhận xét, “Handel hiểu biết cách khơi mở cảm xúc tốt hơn hết thảy chúng ta. Một khi chọn đúng thời điểm, tác động của ông mạnh như sấm sét.” Đối với Beethoven, Handel là “bậc thầy của tất cả chúng ta… nhà soạn nhạc vĩ đại nhất. Tôi phải ngả mũ cúi chào và cúi quỳ trước phần mộ ông”. Beethoven chỉ ra những tính cách đã làm nên một nghệ sĩ vĩ đại, “Hãy đến để học nơi ông cách tạo ra hiệu quả lớn lao bằng những phương tiện đơn giản.”
Sau khi qua đời, âm nhạc của Handel gợi cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc. Động thái đầu tiên khởi phát từ Symphony No. 6, Op. 116, “The Age of Bach and Handel”, mang âm hưởng hai ca khúc của Trường ca Messiah. Năm 1979, Ludwig van Beethoven cho xuất bản 12 Variations in G major on “See the conqu’ring hero comes’ from Judas Maccabaeus by Handel”, viết cho cello và piano. Danh cầm guitar Mauro Giuliani viết Variations on a Theme by Handel, Op. 107 cho guitar dựa trên Suite No. 5 in E major, HWV 430 của Handel, cho đàn harpsichord. Năm 1861, sử dụng một chủ đề từ suite harpsichord thứ hai của Handel, Johannes Brahms viếtVariations and Fugue on a Theme by Handel, Op. 24, một trong những sáng tác thành công nhất của Brahms (được Richard Wagnerca ngợi). Một số tác phẩm của nhà soạn nhạc người Pháp Félix- Alexandre Guimant gợi cảm hứng từ âm nhạc Handel, thí dụ như March on a Theme by Handel đã sử dụng một chủ đề từ Trường ca Messiah. Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ sáo người Pháp Philippe Gaubert viết Petite marche cho sáo và piano dựa trên phần 4 của Trio Sonata, Op. 5, No. 2, HWV 397 của Handel. Nhà soạn nhạc Argentina Luis Gianneo sáng tác Variations on a Theme by Handel cho piano. Năm 1911, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm sinh tại Úc Percy Grainger viết tác phẩm nổi tiếng nhất của ông dựa trên phần cuối của Suite No. 5 in E major của Handel (giống Giuliani). Lúc đầu ông viết một số biến tấu dựa trên chủ đề này mà ông gọi là Variations on Handel’s ‘The Harmonious Blacksmith’. Kế đó ông sử dụng 16 nhịp đầu của những biến tấu ấy để để tạo nên Handel in the Strand, một trong những sáng tác được yêu thích nhất của ông, với một số phiên bản (thí dụ như phiên bản độc tấu piano từ 1930). Concerto for String Quartet and Orchestra in B flat major (1933) của Arnold Schoenberg lập nền trên Concerton Grosso, Op. 6/7 của Handel.



 Theo http://kontumquetoi.com/

1 nhận xét:

  Chùm thơ của Lưu Lãng Khách 15 Tháng Hai, 2023 Ngoài kia xuân đang qua rồi sao!/ Thềm hoa hanh hao – trên trời cao/ Chim non ca vang n...