Tiếp nhận di sản lý luận Văn
học của Hải Triều
Từ những năm 30 của thế kỷ
XX, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908-1954) được xem là nhà báo, nhà lý luận
phê bình văn học tiên phong và xuất sắc. Dấn thân vào con đường khó khăn và
gian khổ này, ngay khi tuổi đời còn rất trẻ, Hải Triều đã định hình cho mình ba
tâm thế, cũng là ba tư cách cần thiết của người cầm bút: có tài, có tâm và
có đức. Tài xuất phát từ tư chất thông minh và sự học hỏi, tích lũy tri thức
vững chắc; Tâm xuất phát từ lòng yêu nghề và sự dấn thân đến cùng vì sự nghiệp;
Đức xuất phát từ mục tiêu, chân lý nghệ thuật và sự phụng sự cho sự nghiệp cách
mạng chân chính của nhân dân.
Hải Triều có 46 tuổi đời với 26 tuổi nghề trải dài và tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử đặc biệt: Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp. Ở thời kỳ nào, Hải Triều cũng thể hiện nhất quán lập trường, quan điểm nghệ thuật của mình một cách sáng rõ trước mọi thử thách và thực tiễn của đời sống báo chí, đặc biệt là đời sống văn chương dân tộc để bảo vệ chân lý, bảo vệ sự tiến bộ và sự thắng lợi của nền văn nghệ mới dựa trên nền tảng ba tâm thế - ba tư cách tương hỗ nói trên.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật, đợt I năm 1996 do Nhà nước tặng cho Hải Triều là chứng chỉ thời gian cho những di sản lý luận văn học xuất sắc của ông. Với độ lùi thời gian và bước tiến của Khoa nghiên cứu văn chương, của Lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại, những trang sách của Hải Triều - nếu đặt trong bối cảnh chung của lý luận - phê bình những năm 30 của thế kỷ XX và cho đến ngày nay, vẫn tỏ rõ sức sống, sức trẻ và quy luật bản chất của nó, nói theo nghĩa có khẳng định, kế thừa và có phát triển, bổ sung xuất phát từ sự vận động của hiện thực đời sống và thực tiễn sáng tạo.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông tuy ngắn những để lại nhiều thành tựu giá trị, bao gồm nhiều lĩnh vực: báo chí, văn học, lý luận văn học, dịch thuật triết học, phê bình văn học trong nước và thế giới, tranh luận học thuật, làm công tác văn hóa, vận động quần chúng… Một cuộc đời và sự nghiệp như thế quả là đáng trân quý và đáng lưu danh hậu thế. Trong bài viết ngắn này, tôi muốn tiếp nhận Hải Triều ở bình diện sự nghiệp lý luận văn học xuất sắc của ông.
Hải Triều có 46 tuổi đời với 26 tuổi nghề trải dài và tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử đặc biệt: Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp. Ở thời kỳ nào, Hải Triều cũng thể hiện nhất quán lập trường, quan điểm nghệ thuật của mình một cách sáng rõ trước mọi thử thách và thực tiễn của đời sống báo chí, đặc biệt là đời sống văn chương dân tộc để bảo vệ chân lý, bảo vệ sự tiến bộ và sự thắng lợi của nền văn nghệ mới dựa trên nền tảng ba tâm thế - ba tư cách tương hỗ nói trên.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật, đợt I năm 1996 do Nhà nước tặng cho Hải Triều là chứng chỉ thời gian cho những di sản lý luận văn học xuất sắc của ông. Với độ lùi thời gian và bước tiến của Khoa nghiên cứu văn chương, của Lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại, những trang sách của Hải Triều - nếu đặt trong bối cảnh chung của lý luận - phê bình những năm 30 của thế kỷ XX và cho đến ngày nay, vẫn tỏ rõ sức sống, sức trẻ và quy luật bản chất của nó, nói theo nghĩa có khẳng định, kế thừa và có phát triển, bổ sung xuất phát từ sự vận động của hiện thực đời sống và thực tiễn sáng tạo.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông tuy ngắn những để lại nhiều thành tựu giá trị, bao gồm nhiều lĩnh vực: báo chí, văn học, lý luận văn học, dịch thuật triết học, phê bình văn học trong nước và thế giới, tranh luận học thuật, làm công tác văn hóa, vận động quần chúng… Một cuộc đời và sự nghiệp như thế quả là đáng trân quý và đáng lưu danh hậu thế. Trong bài viết ngắn này, tôi muốn tiếp nhận Hải Triều ở bình diện sự nghiệp lý luận văn học xuất sắc của ông.
Với nhiều bài viết, trong đó
có 9 bài bàn luận và tranh luận trực tiếp về văn học từ 1935 đến 1939 (*), Hải
Triều đã triển khai những nền tảng cơ bản của lý luận văn học theo hệ thống lý
luận Marsist một cách có hệ thống, từ các yếu tố cấu trúc nên chỉnh thể
tác phẩm đến những mối quan hệ biện chứng của quá trình sáng tạo nghệ
thuật: tác giả - tác phẩm - độc giả. Cũng từ những bài viết này, đã tạo ra
cuộc tranh luận văn nghệ rất sôi nổi và thu hút được nhiều người tham gia để
hình thành “hai chiến tuyến” mà qua bài viết của Hải Triều (Nghệ thuật vị nghệ
thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (Đời mới, ngày 24-3-1935 và ngày
7-4-1935), mọi người gọi là cuộc tranh luận văn học giữa “phái nghệ thuật vị
nghệ thuật và phái nghệ thuật vị nhân sinh”. Và ông đã thực sự “xây dựng cho nền
văn nghệ mới, một nền văn nghệ trực tiếp gắn vào các tầng lớp lao khổ, phục vụ
trực tiếp cho công cuộc cách mạng” (Phong Lê).
Cũng cần nói thêm là, trước khi dẫn đến cuộc tranh luận nói trên, Hải Triều đã có các bài viết như:Sự tiến hóa của văn học và sự tiến hóa của nhân sinh (Đông phương, số 872, ngày 12-8-1933 và số 873, ngày 19-8-1933), Cụ Sào Nam giải thích chữ văn học thế là sai lắm (Đông phương, số 893, ngày 1-11-1933). Ở bài viết trước, Hải Triều đã trực tiếp và gián tiếp giới thiệu những kiến thức và khái niệm căn bản của triết học Marx, trong đó, có mối quan hệ tương quan giữa đời sống xã hội và văn học theo phép biện chứng duy vật: “Nhân loại có tiến hóa và sự tiến hóa ấy có quan hệ cùng với sự tiến hóa của văn học”. Từ tương quan này, Hải Triều đề cập đến những mâu thuẫn dẫn đến phát triển của tự nhiên và xã hội, cũng như văn học. “Nền kinh tế của xã hội biến đổi thì nền văn học cũng biến đổi theo. Nền kinh tế vì mâu thuẫn mà tiến hóa thì nền văn học cũng vì mâu thuẫn mà tiến hóa theo”. Vì vậy mà “Mỗi chế độ kinh tế, có một nền văn học tương đương và nền văn học nào thì bênh vực chế độ kinh tế ấy”. Cũng từ đó mà sinh ra văn học tiến bộ và văn học phản tiến bộ. Những điều này đúng với quan điểm và tư tưởng của triết học duy vật biện chứng và của Lênin. Ở bài viết sau, Hải Triều đối thoại chân thành mà đanh thép với định nghĩa về văn học của Phan Bội Châu. Hải Triều đã chỉ ra sự chưa xác đáng, nếu không muốn nói là sai và không có điểm tựa của Phan Sào Nam về văn học, khi ông chia văn thành 3 loại: “Văn của trời là thiên văn, văn của đất là địa văn”, rồi con người “mô phỏng văn trời, văn đất mà thành ra văn người là nhân văn”. Hải Triều cho rằng văn người sinh ra từ cuộc sống xã hội con người chứ không mô phỏng đất trời nào cả: “Văn học chính là cái biểu hiện của tư tưởng mà nhất là tình cảm của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh. Phô diễn cái tình cảm, cái tư tưởng ấy trên tấm đá, trong lóng tre, trên mặt giấy...”. Vậy là, qua đây, ông đã xác lập rất biện chứng mối quan hệ giữa đời sống và văn học theo quan điểm duy vật: “Tôi muốn văn học tẩy sạch cái tính siêu nhiên bạt tục đi, tôi mong cho văn học gần người hơn gần trời. Tôi phản đối hẳn cái thuyết ‘lấy nghệ thuật vị nghệ thuật’”. Chính từ những quan niệm ban đầu này đã dẫn đến cuộc tranh luận lớn - cuộc tranh luận về “nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh” giữa ông với Phan Khôi, Thiếu Sơn và Hoài Thanh. Từ đó, dấu hiệu của sự hiện đại hoá trong các lĩnh vực: văn học nghệ thuật, báo chí, ngôn ngữ và lý luận, phê bình, khảo cứu văn học... được Hải Triều đề xuất và định hình theo xu hướng ngày càng giải quyết tốt các so le vốn tồn tại lâu dài trước đó giữa chúng với hiện thực đời sống chính trị - xã hội. Có nghĩa là qua cuộc tranh luận trên, quá trình hiện đại hoá văn chương được khẳng định từng bước cùng với yêu cầu hướng văn chương vào những nỗ lực lớn của đời sống cách mạng bức thiết của dân tộc, dựa trên cơ sở tư tưởng là chủ nghiã Mác - Lênin. Dẫu biết rằng con đường hiện đại hóa văn học nước nhà lúc bấy giờ nhất thiết phải theo thành tựu Tây phương, nhưng Hải Triều cảnh báo, đề phòng xu hướng văn học thoát ly thực tại, nhất là thực tại Việt Nam đang đấu tranh bức thiết với kẻ thù lúc bấy giờ. Những bài tranh luận với các bài viết của Thiếu Sơn trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hai cái quan niệm về văn học, số 38, ngày 16-2-1935, Nghệ thuật với đời người, số 41, ngày 9-3-1935, Văn học bình dân, số 43, ngày 23-3-1935) và Hoài Thanh cũng trên Tiểu thuyết thứ bảy (Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình, số 35, ngày 26-1-1935, Cần phải có một thứ văn chương mạnh mẽ hơn, số 39, ngày 23-1-1935) càng chứng tỏ lập trường nhất quán và hệ thống lý luận vững vàng của ông, khiến đối phương phải lúng túng, thừa nhận và thay đổi ít nhiều quan điểm bổ sung của họ.
Cũng cần liên hệ sự phản đối quyết liệt của Hải Triều năm 1933 với thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của Phan Khôi. Ông cho rằng thuyết ấy thực ra là phản tiến hoá, “nó cũng chẳng giúp gì cho sự tiến hoá của nhân sinh”, nó chỉ là thứ nghệ thuật cho một số hạng người nhàn nhã mà thôi. Sau này, tiến thêm một bước, nhân bài viết Hai cái quan niệm về văn học của Thiếu Sơn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (số 38, ngày 16-2-1935), Hải Triều đã phản bác lại chủ trương “lấy nghệ thuật làm cứu cánh cho nghệ thuật” của Thiếu Sơn “mà ông cho là gàn dở” để thay vào đó bằng chủ trương “nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội”, “nghệ thuật là một phương pháp để mà xã hội hoá tình cảm” (Boukharine) trong bài viết của mình: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh(Đời mới, số 3, ngày 24-3-1935 và ngày 7-4-1935). Bên cạnh ấy, Hải Triều đề cao nền văn nghệ mới, vì nó “tự nhận lấy cái trách nhiệm diễn tả tình cảm, tư tưởng của quần chúng và đề cao sự sinh hoạt của xã hội về tất cả mọi phương diện vật chất và tinh thần”. Rõ ràng quan niệm của Thiếu Sơn cho rằng “Tôi không biết cải tạo xã hội là cái gì nhưng sự sống của tôi, tôi không cần các ông phải tô điểm” bị sụp đổ. Vậy là, Hải Triều, ngay từ bài viết đầu tiên đã xác định các quan niệm nền tảng của mình về nghệ thuật rất sáng rõ hơn Thiếu Sơn và Hoài Thanh. Ông cho rằng: “Nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội”, “Nghệ thuật là một phương pháp để xã hội hóa tình cảm”, “Nghệ thuật là cái phương pháp để truyền nhiễm về tình cảm. Nghệ thuật xã hội hóa tình cảm của loài người, lại đem đến cái tình cảm đấy mà truyền nhiễm lại cho loài người, như thế cái phát nguyên nghệ thuật là ở trong xã hội mà cái cứu cánh của nó cũng ở trong xã hội”, “Nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn ra thành hình ảnh”… Những quan niệm này xuất phát từ cơ sở lý luận chặt chẽ và biện chứng, nhiều nội dung khác với quan niệm theo kinh nghiệm riêng của Hoài Thanh : “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” và Thiếu Sơn: “Hầu hết văn học nước nào cũng đều lấy nghệ thuật làm gốc”, “nhà văn học quý ở sự trau dồi cái đẹp”, “danh tiếng của một nhà trứ thuật là nhờ ở văn hơn là ở học, nhờ ở trí sáng tạo hơn là ở việc khảo cứu”.
Cuộc tranh luận đến thời khoảng này (1935 - 1939) có thêm tính chất mới, hình thành 2 chiến tuyến, một bên là Hải Triều, Hải Khách, Hải Vân, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng…, một bên là: Thiếu Sơn, Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều... dẫn đến bài viết Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội của Hải Triều trên Tin văn (số 6, ngày 1-9-1935) đáp lại bài Văn chương là văn chương của Hoài Thanh trên báo Tràng An (ngày 11-8-1935) “công kích” bài bình của Hải Triều về cuốn Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan. Hải Triều, sau khi phân tích với lời lẽ hùng hồn những quan niệm phiến diện của Hoài Thanh về cái đẹp trong nghệ thuật, đã nêu ra quan niệm của mình rằng: “Khi nói đến nghệ thuật phải chú ý đến cả hai phần: hình thức (forme) và nội dung (fond), chúng cùng đắp đổi, bồi bổ cho nhau, không cái nào là thực thụ, cái nào là phụ thuộc”. Rõ ràng, điều này trái với sự chú trọng ở hình thức tác phẩm nhiều hơn ở nội dung của phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Và để chứng minh cho quan niệm của mình, Hải Triều đã không ngừng phát hiện từ thực tiễn sáng tạo những tác phẩm có nội dung tiến bộ trong và ngoài nước để bình giá và khẳng định. Kép Tư Bềncủa Nguyễn Công Hoan là tác phẩm đầu tiên mà Hải Triều cho là “thuộc về cái trào lưu nghệ thuật vị dân sinh ở nước ta” được “biểu hiện bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn sĩ Nguyễn Công Hoan” mà ông gọi là “nhà văn của hạng người khốn nạn”. Tiếp theo là hàng loạt bài phê bình, giới thiệu của Hải Triều về các nhà văn tiến bộ nước ngoài như: Macxim Gocki, Henri Barbusse, Romain Rolland... và hàng loạt bài tựa, bài giới thiệu, tiểu luận về nghệ thuật như: Văn học và chủ nghĩa duy vật, Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương, Bức thư thay lời tựa, "Lầm than"- một tác phẩm của nền văn chương tả thực xã hội ở nước ta, Lời giới thiệu "Trả lời cho một nhà trí thức" của M. Gorki, và những bài sau 1945 như: Tựa cuốn sách “Ngược đường số 9” của Hồng Chương, Nói chuyện thơ... được viết trong cảm hứng sáng tạo say mê và tư duy lý luận sắc sảo và nhất quán của ông.
Trong bài Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội, đối thoại với Hoài Thanh về tác phẩm Kép Tư Bền, Hải Triều đề cập lại nhiều vấn đề quan trong, trong đó, có vấn đề giai cấp: “trong cái xã hội có giai cấp thì chưa mấy khi người ta thấy ai đã vượt khỏi giai cấp mình”; rồi vấn đề ảnh hưởng tất yếu của nghệ thuật đối với xã hội: “cái ảnh hưởng ấy không thể nói là tình cờ được”; vấn đề nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật: “khi nói đến nghệ thuật, ông phải chú ý đến cả hai phần: hình thức (forme) và nội dung (fond). Hai cái phân tích ấy nó đắp đổi, nó bồi bổ cho nhau, không cái nào là thực thụ, cái nào là tạm thời, cái nào là chính thức, cái nào là phụ thuộc”; vấn đề đặc trưng tình cảm và hình tượng: “nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn thành ra hình ảnh”. Trong bài viết, ông chưa có điều kiện để nói kỹ hơn về đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật bên cạnh đặc trưng “tình cảm” và “hình ảnh” như các bài viết sau này, nhưng cũng giúp người đọc ngầm hiểu rằng để những hệ thống “tình cảm” và “hình ảnh” ấy đến được với người đọc, ắt phải nhờ đến hình thức nghệ thuật đẹp, phù hợp với nội dung. Đề cập vấn đề mối quan hệ giữa đời sống và văn học, nhiều lần Hải Triều nhấn mạnh luận điểm: “Cái giá trị của nghệ thuật trong xã hội này chỉ tương đối và hữu hạn thôi. Vì tác phẩm đối với giai cấp này, thời đại này, xứ sở này thì cho là có giá trị, mà đối với giai cấp khác, thời đại khác, xứ sở khác thì chả ra gì”. Đây cũng là những vấn đề thuộc về đặc trưng, nguyên lý và thuộc tính của văn học, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Và về mặt này thì phái nghệ thuật vị nghệ thuật mà đại diện là Hoài Thanh cũng không phủ nhận cuộc sống là nguồn chất liệu của nghệ thuật, nhưng ông nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tâm linh hơn. Hải Triều nhấn mạnh đến tính chất cội nguồn và tính chất xã hội trong quan hệ với nền tảng kinh tế và đấu tranh giai cấp trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược lúc bấy giờ. Phải nói là Hải Triều rất nhạy cảm và biện chứng, khoa học.
Cũng cần thấy rằng Hải Triều là người coi trọng phép biện chứng. Ông luôn biết điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những quan niệm và luận điểm của mình theo thực tiễn sáng tạo văn học và thực tiễn đời sống, chứ ông không cứng nhắc và bảo thủ. Những luận điểm bổ sung của Hải Triều qua bài viết về Kép Tư Bền cuả Nguyễn Công Hoan như sau. Theo ông, loại văn nghệ tiến bộ cần phải có hai đặc điểm “1. Về hình thức (forme) khuynh hướng về tả thực, 2. Về nội dung (fond) khuynh hướng về xã hội. Ông viết: “xem văn của Kép Tư Bền chúng ta thấy rõ tác giả đứng về mặt tả thực chủ nghĩa (résalisme)… Nhưng về phương diện xã hội thì chưa thật hoàn toàn; rồi kết luận: “Kép Tư Bền có thể nói rằng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cái tư triều văn nghệ tả thiệt và xã hội ở nước ta”. Những bài viết về sau sau, không trực tiếp trong cuộc tranh luận, nhưng cũng chung một ý hướng tính để chứng minh cho quan niệm nghệ thuật của mình. Ngay cả những bài viết ngắn, có tính giới thiệu hoặc thư từ trao đổi với đồng nghiệp, Hải Triều cũng cố gắng phát biểu, làm sáng tỏ hơn nữa những nguyên lý của nền văn nghệ mới, có bổ sung, nói rộng những điều trước đây chưa có dịp nói như giá trị chỉnh thể của tác phẩm, sự tự do sáng tạo của nhà văn, dĩ nhiên là theo quan niệm marxist nhất quán của ông. Trong bài viết “Lầm than”, một tác phẩm đầu tiên của nền nền văn học tả thực xã hội ở nước ta, ông viết: “tôi thiết tưởng bao giờ hay ở đâu cũng thế, nên để cho nhà văn được tự do, không nên buộc họ phải uốn nắn theo những khuôn khổ của mình. Nhà văn cần có tự do thì mới sáng tạo ra được những công trình bất hủ. Nhưng có một cái tự do mà nhà văn cần phải tránh, tránh như tránh dịch, là cái tự do tán dương những cái phẩn động hiện thời”. Lần khác, ông viết: “Bao giờ và ở đâu cũng thế, nhà văn cần phải có tự do mới có thể sáng tạo được những công trình bất hủ. Vạch ra một con đường buộc họ phải theo là một sự điên cuồng. Mặc dù họ có gây dựng một tác phẩm đúng như cái khuôn khổ đã định, thì tác phẩm ấy phần nhiều cũng có vẻ ngượng nghịu, cơ giới, không có gì sanh sắc”.
Trong bài viết có tính học thuật và lý luận chặt chẽ: Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết, Hải Triều cũng xác định khuynh hướng và khái niệm tả thực xã hội chủ nghĩa trong tầm đón nhận của văn học và công chúng lúc bấy giờ là làm sao cho tác phẩm có giá trị nội tại chỉnh thể độc đáo, nó phải là “điệu đàn đã thoát tiếng tơ”, nó phải hay trong sự đa dạng của đời sống cách mạng. Ông viết: “Chủ nghĩa tả thực xã hội vẫn luôn luôn thừa nhận mỗi tác phẩm đều có một khuynh hướng nhưng chủ nghĩa tả thực xã hội lại hét sức kiêng kị những xu hướng chủ quan độc đoán, cơ giới, những tư tưởng cố định, những tín điều bất dịch mà tác giả đã vụng về ấn ghép vào câu chuyện”, chẳng hạn như văn chương luận đề mà Tự lực văn đoàn thường mắc phải. Ông đề cao những yếu tố quan trọng của tác phẩm như hình tượng, nhân vật (quan niệm nghệ thuật về con người), không gian và thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ… mà ngày nay lý thuyết Thi pháp học yêu cầu: “Một tác phẩm hay (tôi dùng chữ hay trong vòng tương đối) không những vì nó đã đi đúng với các thị hiếu đương thời của độc giả, mà còn hay ở nơi xếp cảnh xếp tình của tác giả nhẹ nhàng kín đáo, đẹp đẽ. Quan niệm của tác giả bộc lộ ra trong sự hoạt động của các vai chính và vai phụ cùng sự bố trí và kết thúc tác phẩm chớ tác giả không cần phải tuyên bố ra”. Bàn về tính khuynh hướng tả thực trong văn chương, Hải Triều viết: “Một nhà văn khuynh hướng về chủ nghĩa tả thực xã hội chỉ nên phụng sự sự thật, chớ không nên buộc sự thật phải phụng sự mình. Trong khi đem hết văn tài, đem hết tình ý để diễn tả cuộc đời một cách tinh vi linh hoạt, như thế nhà văn đã giữ kín cho văn chương ít nhiều xu hướng rồi. Nhưng cái xu hướng ấy không phải là xu hướng chủ quan của tác giả, mà chính là xu hướng khách quan của sự vật ở đời”. Trong bài bình về Tấn trò đời của Balzac, Hải Triều đã có sự linh hoạt và nói rõ rằng tư tưởng chính trị của tác phẩm cũng phải chân thật, toát lên từ hiện thực cuộc sống, từ đáy lòng nhà văn thì mới giá trị và cảm động lòng người. Ông đề cao tính thẩm mỹ, tức là tính nghệ thuật của tác phẩm: “Trong lúc các bạn nghe một nghệ sĩ đánh đàn, cái đoạn mà họ đánh hay nhất chính là lúc họ đã thoát tiếng tơ tiếng đồng mà chỉ còn buông ra giữa không trung những âm điệu nhẹ nhàng êm ái hay mãnh liệt hùng hồn… Tôi nghĩ một thiên tiểu thuyết hay cũng giống như cái điệu đàn đã thoát tiếng tơ, mà nhà văn sĩ biết trọng nghệ thuật chắc không bao giờ lại đi bắt chước thằng cha nhắc tuồng, vọt ra ngồi chõm ngõm giữa sân khấu”.
Tất cả những bài viết trực tiếp tranh luận với phái nghệ thuật vị nghệ thuật và những bài viết về sau này của Hải Triều đều thống nhất ở cách đánh giá cũng như nguyên tắc cắt nghĩa hiện thực và quan niệm nghệ thuật về con người, về hình thức và nội dung... mà sau này, trong bài Nói chyện thơ đăng trên báo Thép Mới số ngày 10-1-1949, ông nói: "Sống phải sống cái sống vĩ đại của nhân dân, phải cảm cái cảm sâu sắc của quần chúng, phải chiến đấu trong cái chiến đấu anh dũng của dân tộc mới nảy ra những vấn đề nóng hổi ấy". Nếu không phải là người có bản lĩnh, tiên phong; không phải là người có trí tuệ và tình cảm công dân tích cực thì không thể kiên trì đấu tranh và chứng minh cho những chân lý nghệ thuật đó.
Từ những nhiệt tâm chủ trương xây dựng nền văn chương mới của nước nhà dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi như trên, mà kết cục của nó là lẽ phải, chân lý thuộc về Hải Triều và đồng nghiệp cùng chiến tuyến của ông. Dù không phải mọi lý lẽ của phải Nghệ thuật vị nhân sinh trong hoàn cảnh bấy giờ đã giải quyết triệt để và linh hoạt những vấn đề đặt ra; và không phải mọi lý lẽ của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật tất cả đều không có yếu tố hợp lý và chấp nhận được (trong bài viết này, chúng tôi chưa có dịp đê nói những khả thủ của phái này - xét trong hoàn cảnh bấy giờ). Nhưng rõ ràng, tư tưởng đổi mới và nhiệt tình xây dựng nền văn nghệ mới theo quan niệm cách mạng và tư tưởng Marxist một cách hệ thống và biện chứng và khái quát, thì Hải Triều là người tiên phong, giàu tâm đức và trí tuệ. Và ông đã chiến thắng bằng cả lý thuyết lẫn thực tiễn.
Nếu ông không qua đời sớm thì những quan niệm và hệ thống lý luận văn học của ông sẽ được ông bổ sung, hoàn thiện với một tinh thần khoa học cao hơn nữa, hiện đại hơn nữa, phù hợp với sự vận động và phát triển của lý luận văn học, tương ứng với từng tầm đón đợi của tiến trình sáng tạo văn học và tiếp nhận văn học của thế giới và ở Việt Nam.
Cũng cần nói thêm là, trước khi dẫn đến cuộc tranh luận nói trên, Hải Triều đã có các bài viết như:Sự tiến hóa của văn học và sự tiến hóa của nhân sinh (Đông phương, số 872, ngày 12-8-1933 và số 873, ngày 19-8-1933), Cụ Sào Nam giải thích chữ văn học thế là sai lắm (Đông phương, số 893, ngày 1-11-1933). Ở bài viết trước, Hải Triều đã trực tiếp và gián tiếp giới thiệu những kiến thức và khái niệm căn bản của triết học Marx, trong đó, có mối quan hệ tương quan giữa đời sống xã hội và văn học theo phép biện chứng duy vật: “Nhân loại có tiến hóa và sự tiến hóa ấy có quan hệ cùng với sự tiến hóa của văn học”. Từ tương quan này, Hải Triều đề cập đến những mâu thuẫn dẫn đến phát triển của tự nhiên và xã hội, cũng như văn học. “Nền kinh tế của xã hội biến đổi thì nền văn học cũng biến đổi theo. Nền kinh tế vì mâu thuẫn mà tiến hóa thì nền văn học cũng vì mâu thuẫn mà tiến hóa theo”. Vì vậy mà “Mỗi chế độ kinh tế, có một nền văn học tương đương và nền văn học nào thì bênh vực chế độ kinh tế ấy”. Cũng từ đó mà sinh ra văn học tiến bộ và văn học phản tiến bộ. Những điều này đúng với quan điểm và tư tưởng của triết học duy vật biện chứng và của Lênin. Ở bài viết sau, Hải Triều đối thoại chân thành mà đanh thép với định nghĩa về văn học của Phan Bội Châu. Hải Triều đã chỉ ra sự chưa xác đáng, nếu không muốn nói là sai và không có điểm tựa của Phan Sào Nam về văn học, khi ông chia văn thành 3 loại: “Văn của trời là thiên văn, văn của đất là địa văn”, rồi con người “mô phỏng văn trời, văn đất mà thành ra văn người là nhân văn”. Hải Triều cho rằng văn người sinh ra từ cuộc sống xã hội con người chứ không mô phỏng đất trời nào cả: “Văn học chính là cái biểu hiện của tư tưởng mà nhất là tình cảm của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh. Phô diễn cái tình cảm, cái tư tưởng ấy trên tấm đá, trong lóng tre, trên mặt giấy...”. Vậy là, qua đây, ông đã xác lập rất biện chứng mối quan hệ giữa đời sống và văn học theo quan điểm duy vật: “Tôi muốn văn học tẩy sạch cái tính siêu nhiên bạt tục đi, tôi mong cho văn học gần người hơn gần trời. Tôi phản đối hẳn cái thuyết ‘lấy nghệ thuật vị nghệ thuật’”. Chính từ những quan niệm ban đầu này đã dẫn đến cuộc tranh luận lớn - cuộc tranh luận về “nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh” giữa ông với Phan Khôi, Thiếu Sơn và Hoài Thanh. Từ đó, dấu hiệu của sự hiện đại hoá trong các lĩnh vực: văn học nghệ thuật, báo chí, ngôn ngữ và lý luận, phê bình, khảo cứu văn học... được Hải Triều đề xuất và định hình theo xu hướng ngày càng giải quyết tốt các so le vốn tồn tại lâu dài trước đó giữa chúng với hiện thực đời sống chính trị - xã hội. Có nghĩa là qua cuộc tranh luận trên, quá trình hiện đại hoá văn chương được khẳng định từng bước cùng với yêu cầu hướng văn chương vào những nỗ lực lớn của đời sống cách mạng bức thiết của dân tộc, dựa trên cơ sở tư tưởng là chủ nghiã Mác - Lênin. Dẫu biết rằng con đường hiện đại hóa văn học nước nhà lúc bấy giờ nhất thiết phải theo thành tựu Tây phương, nhưng Hải Triều cảnh báo, đề phòng xu hướng văn học thoát ly thực tại, nhất là thực tại Việt Nam đang đấu tranh bức thiết với kẻ thù lúc bấy giờ. Những bài tranh luận với các bài viết của Thiếu Sơn trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hai cái quan niệm về văn học, số 38, ngày 16-2-1935, Nghệ thuật với đời người, số 41, ngày 9-3-1935, Văn học bình dân, số 43, ngày 23-3-1935) và Hoài Thanh cũng trên Tiểu thuyết thứ bảy (Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình, số 35, ngày 26-1-1935, Cần phải có một thứ văn chương mạnh mẽ hơn, số 39, ngày 23-1-1935) càng chứng tỏ lập trường nhất quán và hệ thống lý luận vững vàng của ông, khiến đối phương phải lúng túng, thừa nhận và thay đổi ít nhiều quan điểm bổ sung của họ.
Cũng cần liên hệ sự phản đối quyết liệt của Hải Triều năm 1933 với thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của Phan Khôi. Ông cho rằng thuyết ấy thực ra là phản tiến hoá, “nó cũng chẳng giúp gì cho sự tiến hoá của nhân sinh”, nó chỉ là thứ nghệ thuật cho một số hạng người nhàn nhã mà thôi. Sau này, tiến thêm một bước, nhân bài viết Hai cái quan niệm về văn học của Thiếu Sơn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (số 38, ngày 16-2-1935), Hải Triều đã phản bác lại chủ trương “lấy nghệ thuật làm cứu cánh cho nghệ thuật” của Thiếu Sơn “mà ông cho là gàn dở” để thay vào đó bằng chủ trương “nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội”, “nghệ thuật là một phương pháp để mà xã hội hoá tình cảm” (Boukharine) trong bài viết của mình: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh(Đời mới, số 3, ngày 24-3-1935 và ngày 7-4-1935). Bên cạnh ấy, Hải Triều đề cao nền văn nghệ mới, vì nó “tự nhận lấy cái trách nhiệm diễn tả tình cảm, tư tưởng của quần chúng và đề cao sự sinh hoạt của xã hội về tất cả mọi phương diện vật chất và tinh thần”. Rõ ràng quan niệm của Thiếu Sơn cho rằng “Tôi không biết cải tạo xã hội là cái gì nhưng sự sống của tôi, tôi không cần các ông phải tô điểm” bị sụp đổ. Vậy là, Hải Triều, ngay từ bài viết đầu tiên đã xác định các quan niệm nền tảng của mình về nghệ thuật rất sáng rõ hơn Thiếu Sơn và Hoài Thanh. Ông cho rằng: “Nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội”, “Nghệ thuật là một phương pháp để xã hội hóa tình cảm”, “Nghệ thuật là cái phương pháp để truyền nhiễm về tình cảm. Nghệ thuật xã hội hóa tình cảm của loài người, lại đem đến cái tình cảm đấy mà truyền nhiễm lại cho loài người, như thế cái phát nguyên nghệ thuật là ở trong xã hội mà cái cứu cánh của nó cũng ở trong xã hội”, “Nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn ra thành hình ảnh”… Những quan niệm này xuất phát từ cơ sở lý luận chặt chẽ và biện chứng, nhiều nội dung khác với quan niệm theo kinh nghiệm riêng của Hoài Thanh : “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” và Thiếu Sơn: “Hầu hết văn học nước nào cũng đều lấy nghệ thuật làm gốc”, “nhà văn học quý ở sự trau dồi cái đẹp”, “danh tiếng của một nhà trứ thuật là nhờ ở văn hơn là ở học, nhờ ở trí sáng tạo hơn là ở việc khảo cứu”.
Cuộc tranh luận đến thời khoảng này (1935 - 1939) có thêm tính chất mới, hình thành 2 chiến tuyến, một bên là Hải Triều, Hải Khách, Hải Vân, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng…, một bên là: Thiếu Sơn, Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều... dẫn đến bài viết Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội của Hải Triều trên Tin văn (số 6, ngày 1-9-1935) đáp lại bài Văn chương là văn chương của Hoài Thanh trên báo Tràng An (ngày 11-8-1935) “công kích” bài bình của Hải Triều về cuốn Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan. Hải Triều, sau khi phân tích với lời lẽ hùng hồn những quan niệm phiến diện của Hoài Thanh về cái đẹp trong nghệ thuật, đã nêu ra quan niệm của mình rằng: “Khi nói đến nghệ thuật phải chú ý đến cả hai phần: hình thức (forme) và nội dung (fond), chúng cùng đắp đổi, bồi bổ cho nhau, không cái nào là thực thụ, cái nào là phụ thuộc”. Rõ ràng, điều này trái với sự chú trọng ở hình thức tác phẩm nhiều hơn ở nội dung của phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Và để chứng minh cho quan niệm của mình, Hải Triều đã không ngừng phát hiện từ thực tiễn sáng tạo những tác phẩm có nội dung tiến bộ trong và ngoài nước để bình giá và khẳng định. Kép Tư Bềncủa Nguyễn Công Hoan là tác phẩm đầu tiên mà Hải Triều cho là “thuộc về cái trào lưu nghệ thuật vị dân sinh ở nước ta” được “biểu hiện bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn sĩ Nguyễn Công Hoan” mà ông gọi là “nhà văn của hạng người khốn nạn”. Tiếp theo là hàng loạt bài phê bình, giới thiệu của Hải Triều về các nhà văn tiến bộ nước ngoài như: Macxim Gocki, Henri Barbusse, Romain Rolland... và hàng loạt bài tựa, bài giới thiệu, tiểu luận về nghệ thuật như: Văn học và chủ nghĩa duy vật, Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương, Bức thư thay lời tựa, "Lầm than"- một tác phẩm của nền văn chương tả thực xã hội ở nước ta, Lời giới thiệu "Trả lời cho một nhà trí thức" của M. Gorki, và những bài sau 1945 như: Tựa cuốn sách “Ngược đường số 9” của Hồng Chương, Nói chuyện thơ... được viết trong cảm hứng sáng tạo say mê và tư duy lý luận sắc sảo và nhất quán của ông.
Trong bài Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội, đối thoại với Hoài Thanh về tác phẩm Kép Tư Bền, Hải Triều đề cập lại nhiều vấn đề quan trong, trong đó, có vấn đề giai cấp: “trong cái xã hội có giai cấp thì chưa mấy khi người ta thấy ai đã vượt khỏi giai cấp mình”; rồi vấn đề ảnh hưởng tất yếu của nghệ thuật đối với xã hội: “cái ảnh hưởng ấy không thể nói là tình cờ được”; vấn đề nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật: “khi nói đến nghệ thuật, ông phải chú ý đến cả hai phần: hình thức (forme) và nội dung (fond). Hai cái phân tích ấy nó đắp đổi, nó bồi bổ cho nhau, không cái nào là thực thụ, cái nào là tạm thời, cái nào là chính thức, cái nào là phụ thuộc”; vấn đề đặc trưng tình cảm và hình tượng: “nghệ thuật là cái hệ thống của tình cảm diễn thành ra hình ảnh”. Trong bài viết, ông chưa có điều kiện để nói kỹ hơn về đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật bên cạnh đặc trưng “tình cảm” và “hình ảnh” như các bài viết sau này, nhưng cũng giúp người đọc ngầm hiểu rằng để những hệ thống “tình cảm” và “hình ảnh” ấy đến được với người đọc, ắt phải nhờ đến hình thức nghệ thuật đẹp, phù hợp với nội dung. Đề cập vấn đề mối quan hệ giữa đời sống và văn học, nhiều lần Hải Triều nhấn mạnh luận điểm: “Cái giá trị của nghệ thuật trong xã hội này chỉ tương đối và hữu hạn thôi. Vì tác phẩm đối với giai cấp này, thời đại này, xứ sở này thì cho là có giá trị, mà đối với giai cấp khác, thời đại khác, xứ sở khác thì chả ra gì”. Đây cũng là những vấn đề thuộc về đặc trưng, nguyên lý và thuộc tính của văn học, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Và về mặt này thì phái nghệ thuật vị nghệ thuật mà đại diện là Hoài Thanh cũng không phủ nhận cuộc sống là nguồn chất liệu của nghệ thuật, nhưng ông nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tâm linh hơn. Hải Triều nhấn mạnh đến tính chất cội nguồn và tính chất xã hội trong quan hệ với nền tảng kinh tế và đấu tranh giai cấp trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược lúc bấy giờ. Phải nói là Hải Triều rất nhạy cảm và biện chứng, khoa học.
Cũng cần thấy rằng Hải Triều là người coi trọng phép biện chứng. Ông luôn biết điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những quan niệm và luận điểm của mình theo thực tiễn sáng tạo văn học và thực tiễn đời sống, chứ ông không cứng nhắc và bảo thủ. Những luận điểm bổ sung của Hải Triều qua bài viết về Kép Tư Bền cuả Nguyễn Công Hoan như sau. Theo ông, loại văn nghệ tiến bộ cần phải có hai đặc điểm “1. Về hình thức (forme) khuynh hướng về tả thực, 2. Về nội dung (fond) khuynh hướng về xã hội. Ông viết: “xem văn của Kép Tư Bền chúng ta thấy rõ tác giả đứng về mặt tả thực chủ nghĩa (résalisme)… Nhưng về phương diện xã hội thì chưa thật hoàn toàn; rồi kết luận: “Kép Tư Bền có thể nói rằng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cái tư triều văn nghệ tả thiệt và xã hội ở nước ta”. Những bài viết về sau sau, không trực tiếp trong cuộc tranh luận, nhưng cũng chung một ý hướng tính để chứng minh cho quan niệm nghệ thuật của mình. Ngay cả những bài viết ngắn, có tính giới thiệu hoặc thư từ trao đổi với đồng nghiệp, Hải Triều cũng cố gắng phát biểu, làm sáng tỏ hơn nữa những nguyên lý của nền văn nghệ mới, có bổ sung, nói rộng những điều trước đây chưa có dịp nói như giá trị chỉnh thể của tác phẩm, sự tự do sáng tạo của nhà văn, dĩ nhiên là theo quan niệm marxist nhất quán của ông. Trong bài viết “Lầm than”, một tác phẩm đầu tiên của nền nền văn học tả thực xã hội ở nước ta, ông viết: “tôi thiết tưởng bao giờ hay ở đâu cũng thế, nên để cho nhà văn được tự do, không nên buộc họ phải uốn nắn theo những khuôn khổ của mình. Nhà văn cần có tự do thì mới sáng tạo ra được những công trình bất hủ. Nhưng có một cái tự do mà nhà văn cần phải tránh, tránh như tránh dịch, là cái tự do tán dương những cái phẩn động hiện thời”. Lần khác, ông viết: “Bao giờ và ở đâu cũng thế, nhà văn cần phải có tự do mới có thể sáng tạo được những công trình bất hủ. Vạch ra một con đường buộc họ phải theo là một sự điên cuồng. Mặc dù họ có gây dựng một tác phẩm đúng như cái khuôn khổ đã định, thì tác phẩm ấy phần nhiều cũng có vẻ ngượng nghịu, cơ giới, không có gì sanh sắc”.
Trong bài viết có tính học thuật và lý luận chặt chẽ: Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết, Hải Triều cũng xác định khuynh hướng và khái niệm tả thực xã hội chủ nghĩa trong tầm đón nhận của văn học và công chúng lúc bấy giờ là làm sao cho tác phẩm có giá trị nội tại chỉnh thể độc đáo, nó phải là “điệu đàn đã thoát tiếng tơ”, nó phải hay trong sự đa dạng của đời sống cách mạng. Ông viết: “Chủ nghĩa tả thực xã hội vẫn luôn luôn thừa nhận mỗi tác phẩm đều có một khuynh hướng nhưng chủ nghĩa tả thực xã hội lại hét sức kiêng kị những xu hướng chủ quan độc đoán, cơ giới, những tư tưởng cố định, những tín điều bất dịch mà tác giả đã vụng về ấn ghép vào câu chuyện”, chẳng hạn như văn chương luận đề mà Tự lực văn đoàn thường mắc phải. Ông đề cao những yếu tố quan trọng của tác phẩm như hình tượng, nhân vật (quan niệm nghệ thuật về con người), không gian và thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ… mà ngày nay lý thuyết Thi pháp học yêu cầu: “Một tác phẩm hay (tôi dùng chữ hay trong vòng tương đối) không những vì nó đã đi đúng với các thị hiếu đương thời của độc giả, mà còn hay ở nơi xếp cảnh xếp tình của tác giả nhẹ nhàng kín đáo, đẹp đẽ. Quan niệm của tác giả bộc lộ ra trong sự hoạt động của các vai chính và vai phụ cùng sự bố trí và kết thúc tác phẩm chớ tác giả không cần phải tuyên bố ra”. Bàn về tính khuynh hướng tả thực trong văn chương, Hải Triều viết: “Một nhà văn khuynh hướng về chủ nghĩa tả thực xã hội chỉ nên phụng sự sự thật, chớ không nên buộc sự thật phải phụng sự mình. Trong khi đem hết văn tài, đem hết tình ý để diễn tả cuộc đời một cách tinh vi linh hoạt, như thế nhà văn đã giữ kín cho văn chương ít nhiều xu hướng rồi. Nhưng cái xu hướng ấy không phải là xu hướng chủ quan của tác giả, mà chính là xu hướng khách quan của sự vật ở đời”. Trong bài bình về Tấn trò đời của Balzac, Hải Triều đã có sự linh hoạt và nói rõ rằng tư tưởng chính trị của tác phẩm cũng phải chân thật, toát lên từ hiện thực cuộc sống, từ đáy lòng nhà văn thì mới giá trị và cảm động lòng người. Ông đề cao tính thẩm mỹ, tức là tính nghệ thuật của tác phẩm: “Trong lúc các bạn nghe một nghệ sĩ đánh đàn, cái đoạn mà họ đánh hay nhất chính là lúc họ đã thoát tiếng tơ tiếng đồng mà chỉ còn buông ra giữa không trung những âm điệu nhẹ nhàng êm ái hay mãnh liệt hùng hồn… Tôi nghĩ một thiên tiểu thuyết hay cũng giống như cái điệu đàn đã thoát tiếng tơ, mà nhà văn sĩ biết trọng nghệ thuật chắc không bao giờ lại đi bắt chước thằng cha nhắc tuồng, vọt ra ngồi chõm ngõm giữa sân khấu”.
Tất cả những bài viết trực tiếp tranh luận với phái nghệ thuật vị nghệ thuật và những bài viết về sau này của Hải Triều đều thống nhất ở cách đánh giá cũng như nguyên tắc cắt nghĩa hiện thực và quan niệm nghệ thuật về con người, về hình thức và nội dung... mà sau này, trong bài Nói chyện thơ đăng trên báo Thép Mới số ngày 10-1-1949, ông nói: "Sống phải sống cái sống vĩ đại của nhân dân, phải cảm cái cảm sâu sắc của quần chúng, phải chiến đấu trong cái chiến đấu anh dũng của dân tộc mới nảy ra những vấn đề nóng hổi ấy". Nếu không phải là người có bản lĩnh, tiên phong; không phải là người có trí tuệ và tình cảm công dân tích cực thì không thể kiên trì đấu tranh và chứng minh cho những chân lý nghệ thuật đó.
Từ những nhiệt tâm chủ trương xây dựng nền văn chương mới của nước nhà dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi như trên, mà kết cục của nó là lẽ phải, chân lý thuộc về Hải Triều và đồng nghiệp cùng chiến tuyến của ông. Dù không phải mọi lý lẽ của phải Nghệ thuật vị nhân sinh trong hoàn cảnh bấy giờ đã giải quyết triệt để và linh hoạt những vấn đề đặt ra; và không phải mọi lý lẽ của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật tất cả đều không có yếu tố hợp lý và chấp nhận được (trong bài viết này, chúng tôi chưa có dịp đê nói những khả thủ của phái này - xét trong hoàn cảnh bấy giờ). Nhưng rõ ràng, tư tưởng đổi mới và nhiệt tình xây dựng nền văn nghệ mới theo quan niệm cách mạng và tư tưởng Marxist một cách hệ thống và biện chứng và khái quát, thì Hải Triều là người tiên phong, giàu tâm đức và trí tuệ. Và ông đã chiến thắng bằng cả lý thuyết lẫn thực tiễn.
Nếu ông không qua đời sớm thì những quan niệm và hệ thống lý luận văn học của ông sẽ được ông bổ sung, hoàn thiện với một tinh thần khoa học cao hơn nữa, hiện đại hơn nữa, phù hợp với sự vận động và phát triển của lý luận văn học, tương ứng với từng tầm đón đợi của tiến trình sáng tạo văn học và tiếp nhận văn học của thế giới và ở Việt Nam.
Ngày nay, nhìn lại những gì
mà Hải Triều - nhà báo và Hải Triều - nhà lý luận, phê bình văn học đã đề xuất
và giải quyết - xét ở những vấn đề cốt lõi và bản chất của chúng - rõ ràng, Hải
Triều xứng đáng nhận danh hiệu Nhà báo tiên phong, Nhà lý luận phê bình
văn học xuất sắc mà trong tác phẩmChủ nghĩa Mác và Văn hoá Việt Nam, ông
Trường Chinh đã nhận xét: “Đồng chí Hải Triều đã làm cho chủ nghĩa duy vật thắng
chủ nghĩa duy tâm, quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh đánh bại quan điểm nghệ
thuật vị nghệ thuật?”. Còn với chúng ta, chúng ta yêu kính một con người, một sự
nghiệp mà đến khi từ giã cõi đời này vẫn gắng viết cho đồng nghiệp của mình những
lời “tuyệt mệnh” đầy trách nhiệm và hoài bão: Đời tôi chiến đấu cho nghệ
thuật và văn chương cách mạng. Chú thích
(*) Những bài viết chủ yếu
có liên quan đến cuộc tranh luận văn học: Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật
vị nhân sinh.
1. Sự tiến hóa của văn học và sự tiến hóa của nhân sinh (Đông phương, số 872, ngày 12-8-1933 và số 873, ngày 19-8-1933).
2. Cụ Sào Nam giải thích chữ văn học thế là sai lắm (Đông phương, số 893, ngày 1-11-1933).
3. Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (Đời mới, ngày 24-3-1935 và ngày 7-4-1935).
4. Kép Tư Bền, một tác phẩm thuộc về cái triều lưu “nghệ thuật vị nhân sinh” ở nước ta (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 62, tháng 8-1935).
5. Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội (Tin văn, số 6, ngày 01-9-1935).
6. Nghệ thuật với nhấn sinh (Trung Kỳ, số 1, ngày 9-10-1935 và số 4, ngày 6-11-1935).
7. Từ quyển duy tâm hay duy vật đến thuyết biến đổi không dứt (Tiếng Dân, số 888, ngày 26-3-1936 và số 891, ngày 2-4-1936).
8. “Biện chứng pháp với bình dân Việt Nam” cùng ông Thúc Tề ở báo Dân Quyền (Mai, số 23, ngày 1-8-1936).
9. Văn học và chủ nghĩa duy vật (Sông Hương tục bản, số 8, ngày 26-8-1937, số 9, ngày 2-9-1937 và số 10, ngày 11-9-1937).
10. “Lầm than”, một tác phẩm đầu tiên của nền nền văn học tả thực xã hội ở nước ta (Dân tiến, số 1, ngày 27-10-1938).
11. Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết (Tao đàn, số 2, ngày 16-3-1939).
1. Sự tiến hóa của văn học và sự tiến hóa của nhân sinh (Đông phương, số 872, ngày 12-8-1933 và số 873, ngày 19-8-1933).
2. Cụ Sào Nam giải thích chữ văn học thế là sai lắm (Đông phương, số 893, ngày 1-11-1933).
3. Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (Đời mới, ngày 24-3-1935 và ngày 7-4-1935).
4. Kép Tư Bền, một tác phẩm thuộc về cái triều lưu “nghệ thuật vị nhân sinh” ở nước ta (Tiểu thuyết thứ Bảy, số 62, tháng 8-1935).
5. Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội (Tin văn, số 6, ngày 01-9-1935).
6. Nghệ thuật với nhấn sinh (Trung Kỳ, số 1, ngày 9-10-1935 và số 4, ngày 6-11-1935).
7. Từ quyển duy tâm hay duy vật đến thuyết biến đổi không dứt (Tiếng Dân, số 888, ngày 26-3-1936 và số 891, ngày 2-4-1936).
8. “Biện chứng pháp với bình dân Việt Nam” cùng ông Thúc Tề ở báo Dân Quyền (Mai, số 23, ngày 1-8-1936).
9. Văn học và chủ nghĩa duy vật (Sông Hương tục bản, số 8, ngày 26-8-1937, số 9, ngày 2-9-1937 và số 10, ngày 11-9-1937).
10. “Lầm than”, một tác phẩm đầu tiên của nền nền văn học tả thực xã hội ở nước ta (Dân tiến, số 1, ngày 27-10-1938).
11. Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết (Tao đàn, số 2, ngày 16-3-1939).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thế Hà (1014), Tiếp
nhận cấu trúc văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Mã Giang Lân (2005), Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Lã Nguyên (2014), “Nghĩ về quan điểm tiếp cận vấn đề xây dựng định hướng cho sự phát triển của lý luận văn nghệ Việt Nam”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật, số 23.
4. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2004), Hải Triều - Nhà lý luận tiên phong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hải Triều (1014), Hải Triều toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Thi Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945), Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Mã Giang Lân (2005), Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Lã Nguyên (2014), “Nghĩ về quan điểm tiếp cận vấn đề xây dựng định hướng cho sự phát triển của lý luận văn nghệ Việt Nam”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật, số 23.
4. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2004), Hải Triều - Nhà lý luận tiên phong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hải Triều (1014), Hải Triều toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Thi Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945), Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Hồ Thế Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét