Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Phổ nhạc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương “Tháng bảy về“

Phổ nhạc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương “Tháng bảy về“
Do một sự tình cờ và do cái duyên văn nghệ, người viết đã gặp gở một nhạc sĩ ẩn danh tại nơi mà người viết tạm dừng chân trong hành trình “trả cho đời chút ơn” (theo tâm nguyện).
Đó là nhạc sĩ Lê Trung Tín (cũng như nhạc sĩ “nghiệp dư ” Huỳnh Trọng Tâm của Kontum chúng ta) đã sáng tác và phổ nhạc nhiều bài thơ hay, trong đó có những bài thơ của Bà Tôn Nữ Hỷ Khương mà donghuongkontum đã có dịp giới thiệu khi còn ở nhà cũ (donghuongkontum.com).
Mỗi nhạc sĩ có một sắc thái riêng khi sáng tác hay phổ nhạc (ngoài trừ Ô. Phạm Duy là bậc thầy trong lãnh vực nầy, nhờ vậy mà nhiều bài thơ đã được nỗi tiếng như Ngày xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng… của Phạm Thiên Thư, ”Còn chút gì để nhớ để quên” của Vũ Hửu Định. ”Áo anh sứt chỉ đường tà (những đồi Hoa Sim của Hửu Loan). v..v
Nếu Huỳnh Trọng Tâm “chuyên trị ” nhịp điệu Tango, Valse, Bolero... và sau nầy thể điệu dân ca thì nhạc của Lê Trung Tín lại có âm hưởng của nhạc cổ điển Tây phương, nhạc thính phòng, và thánh ca.
Nhạc phẩm phổ bài thơ “THÁNG BẢY VỀ ” của Bà Tôn Nử Hỷ Khương (người làm thơ chỉ để ca tụng cha mẹ và tình người, tình bằng hửu) đã được Lê Trung Tín phổ nhạc theo âm hưởng đặc trưng như đã viết ở trên.
Nhạc phẩm đã được Bùi Đức Thịnh (đã trãi qua gần 10 năm du học về âm nhạc tại Pháp), một nhạc sĩ ẩn danh khác, soạn hòa âm.
Xin trân trọng mời đồng hương và bạn đọc thưởng thức bản nhạc đầu tiên được đưa lên trang nhà trong số nhiều sáng tác mà nhạc sĩ Lê Trung Tín đã có nhã ý tặng cho cho chúng ta.
Xin cám ơn bạn Lê Trung Tín.
Theo http://kontumquetoi.com/
Âm nhạc vang lên từ phố chợ!

Nhạc sĩ ẩn danh (tại Chợ Bàn Cờ) Lê Trung Tín
Buổi sáng, lại một ngày mới bắt đầu với sự sôi động, ồn ã của một phố chợ đông người qua kẻ lại – chợ Bàn Cờ. Cũng ở góc chợ ấy, âm thanh từ một máy đĩa trong căn nhà nhỏ được vang lên vừa đủ nghe mà chung quanh là những chồng tạp hóa ngổn ngang, lỉnh kỉnh… Những giai điệu nhẹ nhàng, lắng đọng đang êm đềm tuôn chảy như nói với thời gian, vang lên từ tâm hồn tác giả – nhạc sĩ Lê Trung Tín.
Với cây đàn violon sờn cũ, anh nắn nót những cung bậc âm thanh trầm bổng từ trong tâm hồn sâu lắng của giai điệu đã được thoát thai, định hình trên bản thảo. Lúc ấy, sự tĩnh lặng, cái chiều sâu tâm hồn đã lấn át mọi sự ồn ào của phố chợ vây quanh. Rồi cứ thế, những ca khúc của anh lần lượt ra đời, đó là: Tụng ca cỏ, Góc nhớ Hà Nội (thơ Trương Nam Hương), Sang thu, Hỏi (thơ Hữu Thỉnh), Chiều thu Hà Nội (thơ Cao Quảng Văn), Heo may nắng vàng (thơ Huệ Triệu), Bóc đi nỗi nhớ mùa (thơ Nguyễn Trọng Tạo), Hà Nội em xa (thơ Lê Thị Kim), Hà Nội có đêm trong ngày (thơ Nguyễn Thụy Kha)… qua tiếng hát truyền cảm của nhiều ca sĩ: Quang Minh, Thu Giang, Diệu Hiền, Duy Linh, Dzoãn Minh, Quỳnh Như… với dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh vang lên từ chiếc máy cassette lạc mốt, được thu thanh rất công phu. Giai điệu bài hát không chỉ dừng lại ở nốt nhạc mà lời thơ cũng được anh gìn giữ hết sức trân trọng vì anh là một nhạc sĩ chuyên phổ thơ.
Nhiều nhà thơ đã đồng hành với anh trong sáng tạo, bay bổng vào không gian giai điệu. Sự vương vấn, buồn vui của cuộc đời đều được anh thể hiện trên tác phẩm rất riêng, lạ, mang sự bùng phá về khúc thức. Cách thể hiện trong sáng tác của Lê Trung Tín không trùng lắp. Anh viết với cái tạng riêng của anh mà không phải ai cũng có được. Anh không lặp lại nhưng cũng không lạc lối, anh sử dụng ly điệu, chuyển điệu để có cái cá biệt chủ thể. Muốn hát đạt các bài hát của anh, đòi hỏi người hát phải được đào tạo một cách cẩn thận.
Nhạc sĩ Lê Trung Tín. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Nhạc của Lê Trung Tín cũng đòi hỏi người nghe phải có sự am hiểu để giúp việc thưởng thức được trọn vẹn hơn.
Những cái tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ và ngược lại. Lê Trung Tín đã ươm mầm cho một loại hoa trong vườn hoa âm nhạc. Điều đó thật đáng quý và trân trọng dù cuộc hành trình sáng tạo của anh còn nhiều thử thách ở phía trước.
Buổi chiều, khi tất cả đã dần lắng xuống, riêng âm thanh nồng nàn, mê đắm vẫn vang lên trong căn nhà góc phố nhỏ nhưng thật hạnh phúc. Hạnh phúc vì anh đã viết xong một bài mới, hạnh phúc nữa là cùng bạn bè gần xa đang thưởng thức bài hát của mình bằng cả tâm huyết, yêu thương…
Với nhạc sĩ Lê Trung Tín, âm nhạc có thể bùng phát ở bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào.
 NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐƠN ĐỘC-NHẠC LÊ TRUNG TÍN
Như đã có lần viết trước đây, do một tình cờ và do cái “duyên văn nghệ”, người viết đã  gặp gở và quen biết người nhạc sĩ ẩn danh này giữa “chợ đời ” (và cũng là ngôi chợ nhỏ thật sự tại Saigon vì anh là chủ một cửa hàng “chạp phô” mà người viết thường ngày vẫn giao dịch mua sắm cho cuộc sống cá nhân mỗi khi trở lại Saigon sau những chuyến lang thang ở ĐBSCL hay Miền Trung thực hiện tâm nguyện “trả cho đời chút ơn“.
Tuy sống giữa tiếng ồn ào, huyên náo của “chợ búa” nhưng tâm hồn nghệ sĩ của anh vẫn không bị thui chột hay bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn ào mưu sinh của người chung quanh trong xã hội “chụp giật” hôm nay.
Những sáng tác của anh phần lớn là phổ nhạc thơ của các văn nghệ sĩ còn ở lại như thơ của Bà Tôn Nữ Hỷ Khương và nhiều người làm thơ khác.
Nhạc của anh mang một sắc thái đặc biệt và có âm hưởng của nhạc thính phòng,nhạc nhẹ được các ca sĩ Diệu Hiền, Uyên Di…ở nhạc viện trình bày với phần hòa âm cũng khác biệt và chuyên nghiệp của người bạn văn nghệ khác Bùi Đức Thịnh.
Kể cũng lạ là anh vừa sáng tác nhạc vừa phải trao đổi mua bán những món hàng thường nhật với mọi người chung quanh. Và nhạc của anh vẫn giữ được một sắc thái riêng không như những nhạc phẩm thương mãi, không hồn và ồn ào lai căng của những nhạc sĩ của thời đổi mới hội nhâp hôm nay .
Người viết sễ lần lượt giới thiệu với đồng hương và độc giả yêu nhạc những sáng tác của anh (như đã làm).
Dưới đây là một trong những sáng tác mới nhất của anh phổ thơ của nhà thơ  nữ có cái tên rất nam nhi “Trương Nam Chi ” với tựa đề “NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐƠN ĐỘC “do ca sĩ Diệu Hiền trình bày với phần hòa âm như thường lệ của nghê sĩ vốn là một nhà tu có nhiều năm du học ở Pháp Bùi Đức Thịnh.
Xin mời đồng hương và bạn đọc thưởng thức. Người viết sẽ xin bổ túc phần lời nhạc lần tới.
NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐƠN ĐỘC

Theo http://kontumquetoi.com/

1 nhận xét:

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị Đèo Prenn ngun ngút sắc trời// Hờ hững ngang chiều dải lụa nàng tiên rơi mùa hội trẩy/ Lả lướt theo ...