Phạm Duy, đóa hoa lòng thênh thang
Năm ấy, tôi đến thăm nhạc sĩ
Phạm Duy vào một chiều đầu tháng 12. Nằm ngoài sự náo nhiệt, bận rộn của hầu
như tất thảy mọi nhà, mọi cơ quan đoàn thể khi cuối năm ập đến, căn hộ của tác
giả hơn một nghìn ca khúc thật yên bình, lặng lẽ.
Nhà báo, BTV Âm nhạc Đài
Truyền hình
Việt Nam (VTV) Đăng Hương và nhạc sĩ Phạm Duy
Tiếp tôi với nụ cười thường trực trên môi, nhạc sĩ khoe rằng ông mới kết thúc
chuyến lưu diễn tại Đà Lạt, Nha Trang, ông vui vì có nhiều bạn trẻ đã bắt đầu
thuộc nhạc của ông, vui vì thấy mình còn mạnh khỏe để có thể đi diễn bằng ôtô
đường dài. Niềm vui giản dị nhưng là một kỳ tích của ông lão hơn 90 tuổi tóc bạc
phơ đang ung dung mỉm cười trước mặt tôi.
- Cháu mới đọc một bài báo rất hay về bác, không biết bác đã biết chưa?
- Ồ, giờ tôi không quan tâm người ta ca ngợi hay chê bai gì nữa - vừa nói, Phạm Duy vừa khua tay như muốn gạt bài báo kia sang một bên. Ông nhìn tôi trìu mến nói tiếp: - Cô có khỏe không?
- Dạ, cháu thường thôi ạ. Cảm ơn bác. Vậy điều gì bác quan tâm nhất hiện nay?
- Giờ tôi chỉ muốn phổ biến nhạc của tôi, đi xa lâu quá, khá nhiều người không biết tôi có những gì, viết những gì.
- Cháu cũng muốn như vậy. Kho tác phẩm của bác thật phong phú. Cháu vừa quay 3 ca khúc của bác. Thế là Tết này trên sóng của VTV sẽ có 3 ca khúc của bác được phát sóng ạ.
- Thế hả? Tốt quá! Để tôi email vài bức ảnh chuyến đi diễn vừa rồi cho cô. Chuyến đi thú vị lắm. Có Duy Quang, Đức Tuấn... đi cùng.
Nói xong ông nhấc người đứng dậy, kéo tay tôi sang phòng bên để khoe mấy tấm ảnh vừa chụp. Nhạc sĩ hôm ấy mặc đồ bà ba màu xám, dáng vóc thật cao lớn. Ông đi lại không còn nhanh nhẹn nữa nhưng giọng nói thì vẫn sang sảng.
- Người xem hôm ấy đông lắm, tôi thích khán giả Đà Lạt nhất. Họ làm tôi nhớ lại thời trẻ với cuộc sống lãng mạn, nhẹ nhõm, thanh bình. Cô vào Đà Lạt rồi chứ?
- Dạ, cháu vào mấy lần rồi ạ.
Rồi Phạm Duy hỏi tôi vừa từ Hà Nội vào phải không. Tôi đáp vâng, và hỏi ông thích nhất quà gì từ Hà Nội. Biết thêm được sở thích bánh đậu xanh của nhạc sĩ, nhưng bận đó tôi lại mang cốm làng Vòng. Tôi xin phép vào bếp làm cốm xào cho ông, nhưng ông lịch sự cám ơn, và nói cứ để người giúp việc làm.
- Cháu mới đọc một bài báo rất hay về bác, không biết bác đã biết chưa?
- Ồ, giờ tôi không quan tâm người ta ca ngợi hay chê bai gì nữa - vừa nói, Phạm Duy vừa khua tay như muốn gạt bài báo kia sang một bên. Ông nhìn tôi trìu mến nói tiếp: - Cô có khỏe không?
- Dạ, cháu thường thôi ạ. Cảm ơn bác. Vậy điều gì bác quan tâm nhất hiện nay?
- Giờ tôi chỉ muốn phổ biến nhạc của tôi, đi xa lâu quá, khá nhiều người không biết tôi có những gì, viết những gì.
- Cháu cũng muốn như vậy. Kho tác phẩm của bác thật phong phú. Cháu vừa quay 3 ca khúc của bác. Thế là Tết này trên sóng của VTV sẽ có 3 ca khúc của bác được phát sóng ạ.
- Thế hả? Tốt quá! Để tôi email vài bức ảnh chuyến đi diễn vừa rồi cho cô. Chuyến đi thú vị lắm. Có Duy Quang, Đức Tuấn... đi cùng.
Nói xong ông nhấc người đứng dậy, kéo tay tôi sang phòng bên để khoe mấy tấm ảnh vừa chụp. Nhạc sĩ hôm ấy mặc đồ bà ba màu xám, dáng vóc thật cao lớn. Ông đi lại không còn nhanh nhẹn nữa nhưng giọng nói thì vẫn sang sảng.
- Người xem hôm ấy đông lắm, tôi thích khán giả Đà Lạt nhất. Họ làm tôi nhớ lại thời trẻ với cuộc sống lãng mạn, nhẹ nhõm, thanh bình. Cô vào Đà Lạt rồi chứ?
- Dạ, cháu vào mấy lần rồi ạ.
Rồi Phạm Duy hỏi tôi vừa từ Hà Nội vào phải không. Tôi đáp vâng, và hỏi ông thích nhất quà gì từ Hà Nội. Biết thêm được sở thích bánh đậu xanh của nhạc sĩ, nhưng bận đó tôi lại mang cốm làng Vòng. Tôi xin phép vào bếp làm cốm xào cho ông, nhưng ông lịch sự cám ơn, và nói cứ để người giúp việc làm.
Trong lúc chờ tôi, Phạm Duy tranh thủ sửa lại mấy trang hồi ký và chỉnh nhạc của
các bài mới nữa. Trả lời nhận xét của tôi, rằng dạo này trông ông rất phong độ,
Phạm Duy đáp cảm ơn trời, ông đi lại tốt rồi và cũng không ngờ mình có thể đi
được nhiều như thế.
- Bác còn đi được thì khán giả còn dược nghe bác nói về tác phẩm. Đó là điều rất nhiều người mong ngóng.
- Tôi cũng mong những người trẻ nghe nhạc của tôi nhiều hơn, vừa rồi đi Nha Trang, Đà Lạt, Phú Yên thấy vui khi nhiều bạn trẻ ủng hộ, người trẻ đến xem nhiều hơn người già, như vậy là rất vui đấy cô ạ.
- Nhạc của bác càng nghe sẽ càng thấy Việt Nam, càng thấy tự hào là người Việt hơn.
- Thực ra , tôi không mong làm được điều quá to tát, chỉ mong viết ra những gì tôi cảm nhận được từ xung quanh, mong âm nhạc mang lại nguồn vui chính trực, nguồn vui đa chiều cho người nghe.
- Lâu nay, giấc ngủ của bác có tốt không ạ?
- Tôi không ngủ được nhiều nữa cô ạ. Già rồi nên chỉ ngủ được 4 tiếng một ngày là may. Thời gian còn lại tôi đọc sách và làm việc. Tôi mới viết xong chục bài “Hương Ca”, phổ toàn thơ Bích Khê cô ạ.
Rồi ông lại đứng dậy tiến tới mấy tủ kính rất đẹp trong phòng khách. Ánh mắt ông chợt sinh động hơn khi nói về căn phòng trưng bày kỷ vật của gia đình, dòng họ, những tư liệu ông viết và sưu tầm về cha, chú, ông nội mình. Ông run run lần giở những trang tư liệu, giọng ông linh hoạt và cuốn hút kể vài kỷ niệm.
Tôi cảm nhận được rằng người nhạc sĩ hơn 90 tuổi vẫn ham viết và muốn chia sẻ rất nhiều điều với những ai mà ông tâm đắc. Phạm Duy nói tiếp:
- Tôi muốn tập hợp, phổ biến và in thành sách những gì là sự thật về dòng họ mình. Không mai sau thông tin thất thiệt, sẽ khó khăn cho thế hệ sau cô ạ.
- Thật kính phục bác. Bác chinh phục hết đề tài này sang đề tài khác!
- Đó là việc cần thiết phải làm thôi mà, cô.
Phạm Duy làm việc không ngừng nghỉ. Kể từ khi hồi hương cho tới lúc chạm ngưỡng 90, ông đã sáng tác hơn 40 tác phẩm ca khúc mới và cho ấn hành hàng trăm trang hồi ký, hồi tưởng. Tuy thỉnh thoảng phải nhập viện vì một số căn bệnh tuổi già nhưng Phạm Duy vẫn thường xuyên trao đổi email với giới truyền thông và các bạn hữu thân thiết. Không có điều kiện ra ngoài nhiều nữa nhưng ông vẫn kết nối, cập nhật những hình ảnh bên giường bệnh, hay bên người thân khi vừa xuất viện với những lời bình hài hước và rất duyên.
- Bác còn đi được thì khán giả còn dược nghe bác nói về tác phẩm. Đó là điều rất nhiều người mong ngóng.
- Tôi cũng mong những người trẻ nghe nhạc của tôi nhiều hơn, vừa rồi đi Nha Trang, Đà Lạt, Phú Yên thấy vui khi nhiều bạn trẻ ủng hộ, người trẻ đến xem nhiều hơn người già, như vậy là rất vui đấy cô ạ.
- Nhạc của bác càng nghe sẽ càng thấy Việt Nam, càng thấy tự hào là người Việt hơn.
- Thực ra , tôi không mong làm được điều quá to tát, chỉ mong viết ra những gì tôi cảm nhận được từ xung quanh, mong âm nhạc mang lại nguồn vui chính trực, nguồn vui đa chiều cho người nghe.
- Lâu nay, giấc ngủ của bác có tốt không ạ?
- Tôi không ngủ được nhiều nữa cô ạ. Già rồi nên chỉ ngủ được 4 tiếng một ngày là may. Thời gian còn lại tôi đọc sách và làm việc. Tôi mới viết xong chục bài “Hương Ca”, phổ toàn thơ Bích Khê cô ạ.
Rồi ông lại đứng dậy tiến tới mấy tủ kính rất đẹp trong phòng khách. Ánh mắt ông chợt sinh động hơn khi nói về căn phòng trưng bày kỷ vật của gia đình, dòng họ, những tư liệu ông viết và sưu tầm về cha, chú, ông nội mình. Ông run run lần giở những trang tư liệu, giọng ông linh hoạt và cuốn hút kể vài kỷ niệm.
Tôi cảm nhận được rằng người nhạc sĩ hơn 90 tuổi vẫn ham viết và muốn chia sẻ rất nhiều điều với những ai mà ông tâm đắc. Phạm Duy nói tiếp:
- Tôi muốn tập hợp, phổ biến và in thành sách những gì là sự thật về dòng họ mình. Không mai sau thông tin thất thiệt, sẽ khó khăn cho thế hệ sau cô ạ.
- Thật kính phục bác. Bác chinh phục hết đề tài này sang đề tài khác!
- Đó là việc cần thiết phải làm thôi mà, cô.
Phạm Duy làm việc không ngừng nghỉ. Kể từ khi hồi hương cho tới lúc chạm ngưỡng 90, ông đã sáng tác hơn 40 tác phẩm ca khúc mới và cho ấn hành hàng trăm trang hồi ký, hồi tưởng. Tuy thỉnh thoảng phải nhập viện vì một số căn bệnh tuổi già nhưng Phạm Duy vẫn thường xuyên trao đổi email với giới truyền thông và các bạn hữu thân thiết. Không có điều kiện ra ngoài nhiều nữa nhưng ông vẫn kết nối, cập nhật những hình ảnh bên giường bệnh, hay bên người thân khi vừa xuất viện với những lời bình hài hước và rất duyên.
Cảm giác của riêng tôi khi thường xuyên được cập nhật thông tin của nhạc sĩ thật
xúc động. Đây không đơn thuần là một cách tiếp cận truyền thông nhanh, hiệu quả
và thông minh mà còn thể hiện sức sống mãnh liệt của tình cảm con người với
nhau. Phạm Duy quá thừa sự nổi tiếng, quá thừa người hâm mộ nhưng ông vẫn không
ngừng muốn chia sẻ, gần gũi với công chúng bằng cách không giấu giếm tình hình
sức khỏe, không tỏ ra bí ẩn, khó gần.
Ngược lại, khi được chứng kiến sức làm việc, tinh thần bền bỉ chống lại bệnh tật, khả năng chinh phục những đỉnh cao không ngừng của người nhạc sĩ tiền bối, chúng tôi càng khâm phục ông. Cá nhân tôi coi ông như một tấm gương và hơn thế, có thể ông biết hay không, nhưng ở tuổi gần bách niên, nhạc sĩ vẫn là ngọn đuốc sáng rực rỡ, dẫn đường cho những người trẻ tuổi như tôi trên con đường nghệ thuật không bằng phẳng nhưng tràn đầy cảm xúc nhân văn.
Buổi gặp gỡ với Phạm Duy hôm đó, rốt cục, là dịp cuối cùng tôi được tới thăm và trò chuyện với người nhạc sĩ lớn. Trong vòng hơn 1 năm sau, tôi có trao đổi, hoặc đơn thuần được biết tới tình hình sức khỏe và sinh hoạt nghệ thuật của ông qua email. Ghi lại cuộc diện kiến cuối cùng với Phạm Duy, tôi muốn gìn giữ nó như một kỷ niệm trong đời mà tôi sẽ luôn nghĩ tới với sự trân trọng.
Trong những ngày giáp tết này, những người yêu quý Phạm Duy và sự nghiệp âm nhạc kỳ vĩ của ông thật bàng hoàng khi hay tin dữ. Nhưng với tôi, ông không hề ra đi. Dường như đâu đây vẫn vang lên tiếng cười sảng khoái, giọng nói truyền cảm, chắc nịch, điệu bộ khoát tay duyên dáng của bác Phạm Duy, như tôi vẫn thường xưng hô với ông:
Ngược lại, khi được chứng kiến sức làm việc, tinh thần bền bỉ chống lại bệnh tật, khả năng chinh phục những đỉnh cao không ngừng của người nhạc sĩ tiền bối, chúng tôi càng khâm phục ông. Cá nhân tôi coi ông như một tấm gương và hơn thế, có thể ông biết hay không, nhưng ở tuổi gần bách niên, nhạc sĩ vẫn là ngọn đuốc sáng rực rỡ, dẫn đường cho những người trẻ tuổi như tôi trên con đường nghệ thuật không bằng phẳng nhưng tràn đầy cảm xúc nhân văn.
Buổi gặp gỡ với Phạm Duy hôm đó, rốt cục, là dịp cuối cùng tôi được tới thăm và trò chuyện với người nhạc sĩ lớn. Trong vòng hơn 1 năm sau, tôi có trao đổi, hoặc đơn thuần được biết tới tình hình sức khỏe và sinh hoạt nghệ thuật của ông qua email. Ghi lại cuộc diện kiến cuối cùng với Phạm Duy, tôi muốn gìn giữ nó như một kỷ niệm trong đời mà tôi sẽ luôn nghĩ tới với sự trân trọng.
Trong những ngày giáp tết này, những người yêu quý Phạm Duy và sự nghiệp âm nhạc kỳ vĩ của ông thật bàng hoàng khi hay tin dữ. Nhưng với tôi, ông không hề ra đi. Dường như đâu đây vẫn vang lên tiếng cười sảng khoái, giọng nói truyền cảm, chắc nịch, điệu bộ khoát tay duyên dáng của bác Phạm Duy, như tôi vẫn thường xưng hô với ông:
Vì yêu, yêu nước, yêu nòi,
Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca.
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà,
Lòng tôi đã nở như là đóa hoa... (*)
Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca.
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà,
Lòng tôi đã nở như là đóa hoa... (*)
Với tôi, tiếng hát của ông vẫn vang vang, khàn khàn, ấm áp đâu đây. Mùa xuân
đang về trên khắp Việt Nam yêu dấu của Phạm Duy. Tôi tin, người nhạc sĩ tài hoa
và yêu đời ấy chỉ tạm ngừng một chặng đường sáng tác này để chuyển sang một chặng
mới, quyến rũ và thênh thang hơn...
(*) Nhạc phẩm “Tình ca” của Phạm Duy.
(*) Nhạc phẩm “Tình ca” của Phạm Duy.
Bài và ảnh: Đăng Hương, từ
Hà Nội - Ngày 28-1-2013
eva air booking
vé máy bay từ mỹ đi việt nam
vé máy bay korean airlines
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich