Ở Thanh Thủy Thượng có nhiều người làm thơ, viết văn. Tuy
nhiên trong góc Văn, Thơ này chúng tôi chỉ sưu tầm những bài thơ, bài văn đã
được phát hành trên những Tạp chí.
NGÔ VĂN HẢI
VỀ VỚI BIỂN
Đến bao giờ ta trở lại Hoàng Sa
Với tư thế như ông cha thuớ trước
Sóng vẫy gọi mang bao điều hẹn ước
Và bao điều đảo muốn nói cùng ta
Với tư thế như ông cha thuớ trước
Sóng vẫy gọi mang bao điều hẹn ước
Và bao điều đảo muốn nói cùng ta
Biển mãi còn lưu dấu Đội Hoàng Sa
Những trai tráng từ thời vua chúa Nguyễn
Vượt giông bão năm đi về mấy bận
Chở đầy thuyền tôm ,yến,ngoc trai
Những trai tráng từ thời vua chúa Nguyễn
Vượt giông bão năm đi về mấy bận
Chở đầy thuyền tôm ,yến,ngoc trai
Những hải trình của buổi đầu mở nước
Vẫn còn nguyên trong sử sách Đại Nam
Ngôi miếu nhỏ xây từ thời Minh Mạng
Thờ phụng người tử nạn giữa gian nan
Vẫn còn nguyên trong sử sách Đại Nam
Ngôi miếu nhỏ xây từ thời Minh Mạng
Thờ phụng người tử nạn giữa gian nan
Đảo nổi ,đảo chìm thành trang cổ tích
Chép chuyện ngày xưa, nói chuyện bây giờ
Mùi trầm hương thoảng trong chiều gió cát
Là nỗi lòng ai gởi đảo hoang sơ
Chép chuyện ngày xưa, nói chuyện bây giờ
Mùi trầm hương thoảng trong chiều gió cát
Là nỗi lòng ai gởi đảo hoang sơ
Hồn mang nặng trang sử hồng dân Việt
Tấc biển, tấc vàng thấm máu ông cha
Về với biển nghe biển Đông dậy sóng
Nhịp tim bây giờ nhịp đập Hoang Sa.
Tấc biển, tấc vàng thấm máu ông cha
Về với biển nghe biển Đông dậy sóng
Nhịp tim bây giờ nhịp đập Hoang Sa.
TIẾN THẢO
2014
Ngày cuối năm đất trời trở rét
Ngọn bắc phong thổi phía Hoàng Sa
Đem sức trẻ anh người tiếp bước
Giữa dặm dài như thuở ông cha.
Ngọn bắc phong thổi phía Hoàng Sa
Đem sức trẻ anh người tiếp bước
Giữa dặm dài như thuở ông cha.
Anh gác trên Trường Sơn heo hút
Hay canh ngoài bờ bãi Trường Sa
Bao tháng ngày nhọc nhằn gian khổ
Trải mấy mùa nắng lửa ,mưa qua.
Hay canh ngoài bờ bãi Trường Sa
Bao tháng ngày nhọc nhằn gian khổ
Trải mấy mùa nắng lửa ,mưa qua.
Kể từ lúc vua Hùng dựng nước
Thoát xâm lăng ,lớn dậy không ngừng
Tổ quốc thiêng liêng là hơi thở
Là tình yêu son sắc thuỷ chung.
Thoát xâm lăng ,lớn dậy không ngừng
Tổ quốc thiêng liêng là hơi thở
Là tình yêu son sắc thuỷ chung.
Chín mươi triệu trái tim dân Việt
Vẫn đỏ tươi dòng máu Lạc Hồng
Lời vua Lê khắc vào vách đá
Quyết giữ từng tấc đất núi sông.
Vẫn đỏ tươi dòng máu Lạc Hồng
Lời vua Lê khắc vào vách đá
Quyết giữ từng tấc đất núi sông.
Khu vườn cũ mai đào chớm nở
Tết đang về rộn rã quê hương
Nhớ bước chân người đi giữ nước
Còn gian nan trên vạn nẻo đường.
Tết đang về rộn rã quê hương
Nhớ bước chân người đi giữ nước
Còn gian nan trên vạn nẻo đường.
Tiến Thảo
HỘI LẠP QUÊ TÔI
Nằm sát cửa ngõ phía nam đi vào thành phố Huế, Thanh Thủy là
một vùng đất rất trữ tình, có núi Sầm mang dáng hình Voi phục quanh năm cây cối
tốt tươi, có ruộng đồng hai mùa xanh ngát, có dòng sông Lợi Nông chảy qua mang
về phù sa màu mỡ.
Đây cũng là một miềm đất có bề dày lịch sử và văn hóa đã được
xác định biên địa trong “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An viết năm 1553, trong
“Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết lúc làm Hiệp Trấn Thanh Hóa (1788) và
sau này trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Nếu nói rộng hơn một chút, trải qua thời gian, trước khi mang
tên Thanh Thủy, làng đã có các tên: Ôn Tuyền, Thanh Tuyền, Thanh Toàn; đến đời
Thiệu Trị, Toàn là tện Húy của vua nên đổi lại như tên ngày nay.
Hiện nay, làng cũ chia thành 2 gồm Thanh Thủy Chánh thuộc xã
Thủy Thanh, Thanh Thủy Thượng thuộc phường Thủy Dương, nhưng trong tâm thức của
dân làng thì tình cảm và tế tự vẫn còn in đậm nét, vẫn còn mối liên hệ chặt chẽ.
Bản sắc văn hóa của làng trước hết là tế tự cho nên cũng như
các làng khác, trong một năm làng tôi tổ chức nhiều cuộc tế lễ như tế xuân thu
nhị kỳ, giỗ các ngài khai canh (Phần lớn là các Ngài Thủy Tổ của các họ), cúng
hàng ấp tại các miễu thờ trong phạm vi thôn ấp của mình… nhưng đối với tôi thì
gây ấn tượng hơn cả là dịp “Hội hạp” vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng
năm.
“Hội hạp” là lễ cúng tại nghĩa địa của làng, mang ý nghĩa là
cúng ông thần cai quản sông núi của làng mong cho bình yên, no ấm, đồng thời
cúng những người đã khuất, những oan hồn vất vưởng không nơi nương tựa, chết vì
nhiều lý do khác nhau như chiến tranh, dịch bệnh.
“Lạp” theo nguyên nghĩa chữ hán là tháng chạp (Décembre), như
vậy đáng lẽ ra Hội Hạp làng tôi phải diễn ra vào tháng chạp mới đúng nhưng đây
lại là đầu tháng 2 (âm lịch), có lẽ cũng vì lý do do những ngày cuối năm bận rộn
công việc làm ăn, còn phải chuẩn bị Tết Nguyên Đán hoặc do thời tiết lúc này
thường mưa dầm gió bấc, không thuận tiện cho việc cúng tế giữa trời. Cũng có thể
bắt nguồn từ “Hội Đạp Thanh” vào tiết tháng 3, có sửa đổi cho phù hợp với địa
phương của mình.
Lễ cúng Hội Lạp tổ chức tại Đình Môn, đó là một khoản đất rộng
nằm giữa nghĩa địa, có xây sẵn năm bệ thờ, bệ thờ chính giữa là của làng, bốn bệ
nằm kề hai bên là của bốn ấp, thôn.
Hội Lạp diễn ra trong hai ngày đêm do các trưởng ấp điều động
và lo liệu bằng nguồn tài chính trích từ phần ruộng tế tự (thường là được cấp
hai sào) và bằng các mâm lễ vật do dân làng mang đến.
Dân làng thường chuẩn bị cho lễ cúng này trước cả mấy ngày,
như cử người làm rạp tại Đình Môn, tại các thôn, mua sắm lễ vật. Dân làng làm đủ
các thứ bánh cổ truyền như bánh tét, bánh dày, bánh chưng, bánh ít, bánh in bột
nếp, bánh thuẩn, có nhà giành thời gian dài rang nếp đúc bánh khô, lúc vào
khuôn tiếng chày vang khắp xóm nghe thật rộn ràng, vui thích.
Đêm mồng hai là đêm chính thức tế lễ. Các lễ vật của làng và
của thôn ấp được đặt lên các bệ tờ từ lúc xế chiều. Thường thường lễ vật của
làng ngoài hoa quả là một con bò thui, lễ vật của mỗi thôn ấp là một con heo
quay cộng thêm xôi, cháo.vv..v Đối với dân làng thì từ chập tối, ai nấy
áo quần nghiêm chỉnh, phụ nữ mặc áo dài quần trắng, còn các cụ thì mặc áo dài
đen, đội khăn đóng, trông rất nghiêm chỉnh.
Các ngã đường dẫn về Đình Môn đèn đuốc bập bùng. Người ta đi
từng đoàn dài, đầu đội mâm bánh, hoa quả, hương đèn. Không khí thật tưng bừng,
rộn ràng, thiêng liêng. Mẹ tôi cũng là người rất chí tâm, chí thành trong việc
này. Năm nào cũng vậy. Mẹ tôi chuẩn bị một mâm lớn bánh trái, hương đèn. Từ chiều,
bà mở rương lấy ra cho mỗi đứa một bộ quần áo mới, bộ quần áo này chỉ mặc lúc
có giỗ chạp hoặc các dịp đi về nội, ngoại. Anh em em chúng thay quần áo xong,
chải tóc gọn gàng, mang guốc mộc, đi lên cùng bà.
Lúc nào cũng thế, các bàn thờ dài hàng chục mét, rộng mấy
mét, bánh sắp đặt nhiều tầng cao quá đầu người, mâm của người nào có ghi tên của
người ấy để khi cúng xong biết mà nhận lại.
Mâm lễ vật gồm khoai, sắn, đậu phụng, cháo thánh, muối gạo.
Khi cúng xong, các thứ này được tung vãi tứ phía, trẻ con tranh giành nhau để
lượm, la hét, xô đẩy, không khí thật là náo nhiệt.
Khu vực Đình Môn đèn đuốc sáng trưng, những cây nêu cao lớn
như ống lồ ô. Cuộc lễ được tổ chức rất trang nghiêm, hương khói
nghi ngút, có cả ban cổ nhạc.
Những người chủ lễ măc áo rộng xanh, đầu đội khăn xếp nhiễu,
đứng thành hàng ngang, cúng bái nhịp nhàng.
Dân làng, người lớn cũng như trẻ con thức suốt đêm, đến rạng
sáng cũng là lúc cuộc lễ đã xong, ai nấy nhận lại mâm quả của mình để mang về
nhà.
Phần lễ vật, bánh trái của tập thể thì mang về các ấp, nơi mà
hôm trước đã có làm rạp sẵn để cùng ăn uống, hát hò vui vẻ. Lúc này trẻ con thường
được ưu tiên ăn uống no nê, quà bánh đầy đủ. Đến trưa khi đã dọn dẹp xong xuôi
thì ai về nhà ấy.
Tổ chức Hội Lạp hoàn toàn với tinh thần tự nguyện, thể
hiện mối đoàn kết nhất trí, củng cố tình làng nghĩa xóm, xây dựng tính cộng đồng
trách nhiệm. Ngoài ra, còn thể hiện mối giao hòa tâm linh giữa người sồng và kẻ
chết, không những thương yêu người sống mà còn muốn cứu vớt, giúp đỡ cho cả những
oan hồn không nơi nương tựa. Thật là nhân bản biết chùng nào!
Sau năm 1975, nghĩa địa của làng được di dời sâu vào trong
núi, lấy đất để xây nhà máy sợi-khu vực Đình Môn sau đó không còn dấu vết và với
nhiều lý do khác nhau, việc tổ chức cúng Hội Lạp không còn nữa.
Nay nhân mùa xuân sắp về, mùa của nhiều lễ hội, ngồi nhớ lại
ngày Hội Lạp với bao kỷ niệm của thời thơ ấu.
Trong lúc chúng ta đang ra sức giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa
dân tộc, chấn hưng và phát huy nền văn hóa làng xã, không biết dân
làng quê tôi có còn ai nhớ đến ngày Hội Lạp của quê mình???
Tiến Thảo – Ngô Văn Hải
Ghi chú: Trích từ giai phẩm Phú Xuân
Theo LÊ BÁ KỲ
tập “SỐNG Ở LÀNG”
(Đôi nét về Thanh Thuỷ Thượng)
Thanh Thuỷ 1990, Sài Gòn 1994.
Vui
chơi
… Chỉ có những cuộc chơi tuổi nhỏ là luôn hào hứng, mới mẻ.
Theo mùa, chúng tôi đánh bi, đánh đáo, chơi căng hoặc bắt chim, tìm ong hái quả.
Lớn thêm ít tuổi lại có các trò hấp dẫn hơn: bắt chước ông Lê Quý Đôn chúng tôi
nặn đất sét thành con voi biết đi nhưng không bao giờ làm được. Chế cái vòi,
con đỉa cứ lúc giựt lúc thụt không tài nào giữ nổi. Được mấy con đam làm chân,
ghép chân này thì chân kia…chạy; voi chưa thành đã bể đầu sứt tai, đành bỏ.
Rẫy nhiều lồ ô, chúng tôi cắt từng ống ở phần ngọn làm ống bắn;
một loạt súng nén hơi, bắn bằng đạn bời lời. Đầu hè, trái bời lời bắt đầu cứng
hạt, to tày đầu đũa, có khắp nơi trong rẫy; hái làm đạn bắn nhau suốt ngày
không biết mệt; áo quần bằng vải bột mì thâm đen hàng trăm vết đạn bời lời.
Chơi chán, chúng tôi bày trò đi lục sạo, tìm hái trái rừng. Hồi
ấy, từ Bàn Đinh chạy qua hố Ông Lộc, vào tới tận Xuân Sơn; Phường Chánh đổ lên
Thanh Dạ,…rú bạt ngàn nào móc, sim…Cuối hè, những trái sim chín mọng màu lông
chuột ngọt ngào, thơm phúc. Đứa gùi, đứa cái bị… chúng tôi mải miết bươn vào
rú, có khi lạc lối về, kêu réo ỏm tỏi.
Trâu nghé thì đã có đám con gái trông giúp; con gái thì suốt
ngày túm tụm nhau bắt chí hoặc quanh quẩn đâu đó chơi trò đi chợ về chợ. Có đứa
đi cùng chúng tôi vào các lùm rú cắt những rễ dứa dại về đập dập thành sợi, rồi
đánh tết lại thành những sợi dây ràm, chạt mũi, chạt dắt…
Chúng tôi luôn mải chơi không thiết đến ăn uống. Lúc xót bụng
thì ghé các rẫy xin vài củ sắn đem vào một ụ mối nào đó đang cháy âm ỷ, vùi một
lát là chín, củ sắn nứt dọc dài, khói bốc nghi ngút, một mùi thơm hấp dẫn.
Thú đồng quê
Nhà nông vất vả nhưng cũng có lúc rảnh rỗi. Buổi nông nhàn,
người ta biết kết hợp làm với chơi, sao cho cuộc sống vẫn đượm vẻ thú vị mà
công việc đang làm vẫn đem lại chút ít cái lợi kinh tế. Ra đồng thăm lúa thì kiếm
con tôm, con cá; vào rẫy un khoai lại được rổ nấm, con chim, có khi cũng săn bắt
hái lượm như một kẻ chuyên nghề.
Ra đồng
Vào Hè là lúc cao điểm làm đất vụ mùa; trẻ mục đồng phải ở lại
theo trâu cày tại những lán trại đóng tạm dọc Lợi Nông. Ở đó, chúng tôi tất bật
với công việc chăm sóc trâu nghé, có lúc nào rảnh lại tát đìa, xăm hôn, săn chuột.
Thịt chuột là một nguồn đạm phong phú mà hấp dẫn, lại dễ kiếm,
ngon không kém thịt một loài động vật nào! Sau khi lột da rửa sạch, chúng tôi
xâu thành chùm treo vào sừng trâu, đến trưa về, thịt ráo nước, săn chắc, đem
rô-ti – là một món mồi nhậu đồng quê hết… biết! Mỗi ngày, kiếm một xâu chuột
bán được vài mươi đồng cũng bằng giá chục lon gạo; đuôi chuột lại gom bán cho
làng để lấy thành tích thi đua bảo vệ mùa màng…
Chuột đồng “ tổ chức” nơi cư ngụ-hang ổ- rất “khoa học”. Mỗi
hang có nhiều lỗ nghẽ (ngách) là lối thoát khẩn cấp được che kín bởi một lùm cỏ,
một gốc rạ hay góc bờ ruộng ở xa cửa hang, nghẽ không bao giờ bỏ lại dấu đất mới
lúc chuột đào!
Từ cửa hang, vào một đoạn ngắn là nơi nghỉ của chú chuột canh
hang- chúng tôi đoán thế – từ đây, hang mới trổ đi nhiều ngóc ngách, nhiều
nhánh. Một ổ, ngoài đôi vợ chồng chuột bố mẹ, có ít nhất 2 lứa chuột con, như vậy
một gia đình nhà chuột, “nhân số” trên cả tá.
Chuột có biệt tài ếm quân. Bị đánh động, chúng nín kỹ trong
hang, phải đào bới, hun khói, đổ nước… chúng chịu hết nổi mới chui ra các nghẽ.
Mùa lụt, nước ngập trắng đồng, chuột di tản lên hai bờ Lợi
Nông hoặc lên làm ổ trên các ngọn tre, chúng bơi lội rất giỏi, xuống nước,
chúng tôi đành thua lũ chuột.
Tháng năm, những đợt gió Lào tràn xuống mang theo cái nóng
ghê người; nước sông hói cạn dần. Giữa trưa, nước sông hâm hấp là lúc các chú
hôn (ba ba) đi tránh nóng. Cách mớn nước chừng vài gang tay, chúng vùi mình
trong bùn, đầu giướng vào phía bờ, dưới bóng râm của những lùm cỏ lùng bò lan
ra che kín mặt nước. Dùng một cái chĩa hai vừa lội vừa xăm vào phần-bùn-nghi-có
hôn- nằm đấy, ta dễ dàng thọc trúng lưng của nó, lúc ấy ấn mạnh xăm, hôn sẽ thụt
đầu vào mai, nhè nhẹ cúi xuống thò tay từ ngoài lòng hói mò vào phía bờ, tới
xăm là phần phía đuôi hôn, không sợ bị nó đớp.
Chịu khó lội hói khoảng vài giờ ban trưa cũng kiếm cả chục
con. Ở làng, vùng hói đạt Bát, vùng quanh Thượng Bạc.. có nhiều hôn.
Hôn thuộc họ rùa, có “ chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn”
như tuổi nhỏ thường mô tả ngây ngô. Thịt hôn xào măng, xào bánh tráng, bún
tàu…hay xé phay bóp rau răm…, nghe kể bộ đồ lòng rất độc, không ai dám ăn cả!
Dạo tháng Năm, tháng Tư, hôn lên bờ đẻ trứng, một ổ chừng chục
cái to chừng hòn bi trẻ con thường chơi, được vùi sâu dưới cát, hôn mẹ ngày
ngày lên che nắng để điều hoà nhiệt cho ổ trứng. Trứng hôn màu trắng, nửa trong
nửa ngà, tròn chứ không dài như trứng rắn. Trứng ăn rất ngon, toàn tròng đỏ.
Ếch được mệnh danh là gà đồng, có khắp nơi. Đồng Thanh Thuỷ
cũng khá nhiều ếch. Hè, ếch tránh nắng trong các bụi bờ gần nước; bắt bằng cách
câu rê-là nghề chuyên môn của một số dân quê. Cột chừng một mét chỉ gai thật chắc
vào đầu cần câu, đầu kia buộc một cục giẻ đen, kéo rê cục giẻ dọc theo bờ nước;
ở trong lùm, ếch trông thấy mồi phóng ra chụp ngay. Thật nhẹ nhàng, khéo léo nhấc
cần câu lên, bị hỏng giò sợ rớt, ếch ta bám chắc vào cục giẻ, ta cứ việc tóm bỏ
giỏ. Nhớ đứng chỗ khuất, tránh cho ếch khỏi trông thấy bóng người, nó sợ!
Cuối Hè, sau những đợt sấm hầm hè râm ran kéo dài nhiều ngày
liền, trời nóng đến cực điểm. Rồi một đêm nào đó đầu tháng bảy, trận mưa đầu
mùa cũng trút xuống hối hả, mãnh liệt. Đã quen, trong những ngày trông chờ cơn
mưa ấy, nhà nông đã cụ bị sẵn các vật dụng cần thiết như đèn bão, oi vịt, tơi
nón…từ cả tuần lễ trước, để đi bắt ếch.
Ánh chớp chốc chốc loé lên sáng rực, trong tiếng sét xé trời,
mưa như ném cơn giận của trời đất xuống cánh đồng khô cháy nứt nẻ. Thấy được
qua thứ ánh sáng chói chang ấy những màn nước đan chéo nhau hất tung bọt trắng
xoá không gian. Ngoài đồng, tiếng ếch nhái ồn ào râm ran như réo gọi, thúc giục
chúng tôi ra… đồng; nhưng chưa gì mà vội; hãy để yên tất cả, làm một giấc cho
no mắt đã, đợi đến khuya, khi những tiếng kêu hấp dẫn ấy đã gần như chìm hẳn
vào cơn mưa, ta hãy mang tơi vào trận!
Lúc này, mưa đã nhẹ hột, những đám ruộng xăm xắp nước, từng cặp
ếch ôm chặt nhau, con cái cõng con đực, làm cái việc duy trì nòi giống nhà ếch.
Trông thấy đèn, chúng nhắm mắt cúi đầu, quên mất cú nhảy xa truyền thống của chủng
loại và chúng đã bị tóm.
Cũng vào đêm ấy, khi trời đã quang tạnh, oi của bạn đã không
còn chỗ chứa thêm, thì trên đường về, bạn gặp ở chân ruộng cao, cá rô ở dưới
các ao hồ, sông hói theo đường nước róc rách chảy từ các chỗ nứt trên cao xuống,
chúng trườn lên, những chú rô mề phơi trần chiếc lưng đen bóng mập ú- chúng
đang vượt vũ môn đấy!- Để khỏi tốn công đi soi, chỉ cần chọn một vị trí thích hợp
có độ chênh vừa phải giữa hai đám ruộng tạo một lỗ chảy từ cao xuống sao cho luôn
luôn có tiếng nước róc rách. Giữa khoảng dốc chênh ấy, đào một hố thật sâu, miệng
thoa bùn trơn láng như mỡ, cá trườn lên đó vì trơn tuột xuống hố. Tiếng nước
róc rách ấy hấp dẫn cá rô tới để tìm đường trườn lên ngược nguồn đến chỗ nước
mát. Bắt được khá nhiều cá trong một hố như thế.
Ở những nơi nước xối mạnh, các hố được đào sâu và lớn hơn; cá
tràu nghe tiếng nước réo, tìm tới nhưng không có đường bơi lên, chúng phóng
mình vượt qua xối nước và dễ dàng lọt vào hố.
Sau những trận mưa kéo dài, cánh đồng ngập lênh láng. Đêm, đứng
đường bến ngó ra đồng, có vô số ánh đèn cần mẫn chấp choá lia ngang quét dọc
như những vì sao xẹt: người ta đi soi. Cá tràu thường có thói quen đi ăn đêm
vào lúc mát nước, nhất là về khuya. Thấy ánh đèn, cá loá mắt đứng ngay đơ, rất
dễ chơm bắt. Chơm là nghề vất vả, nhất là chơm đêm, nhưng thu nhập khá hơn các
nghề khác.
Về chơm phải nghĩ trước đến chơm mò. Ở ấp 3, một dạo có một đội
quân chơm mò gồm các bà. Những con cá trắng, đặc biệt là họ nhà gáy (chép) như
diếc, chẻn, trôi, dầy…thường rúc vào dấu chân người, trâu vừa lội qua trong bùn
còn đục nước để kiếm ăn; lợi dụng điểm này, dân chơm mò giăng hàng ngang, lội
sau đàn trâu để chơm; các loại cá khác vì bị khuấy động, bơi lội lung tung cũng
dễ bị chơm trúng. Với động tác nhanh, chắc vừa phóng chơm xuống nước, một tay hờ
đầu chơm, tay kia thò vào trong khuấy một vòng, có cá lọt chơm là họ bắt gọn rất
tài tình. Cá được bỏ vào cái oi thả nổi lưng chừng nhờ hai ống tre làm phao, cột
nối với sợi dây ở bụng.
Đầu thu, vào giữa chiều, trời trở nồm se se lạnh, là lúc
buông câu thích hợp. Chúng tôi tay cần câu, tay oi đi dọc các bờ đìa giật lia lịa
những chú cá rô, cá lát háu ăn. Mồi câu là thứ nhộng ong hay nhộng kiến nướng
vàng thơm lựng; mua của các em chăn trâu; hoặc chỉ cần một buổi lên độn Sầm sục
sạo là có ngay.
Có khi ra vũng xoáy, thả phao sâu vài mét, giật được không ít
cá ngạnh vàng hươm, lên khỏi mặt nước chúng kêu éc éc vui tai.
Vào cùng lúc ấy, ở hồ làng, những tay câu phong lưu ngồi hóng
mát dưới bóng dừa, thả vài cần câu xuống hồ Đình Làng, chốc chốc lại giật được
những chú phác lát to tướng. Có người mang theo cái trang, thọc xuống hồ quậy
bùn lên làm đục một vùng rộng chừng vài mét vuông để câu cá trê. Cá trê ở hồ
khá to, có con 5-7 lạng. Mồi là những chú trùn nước có nhiều ở các chân ruộng dọc
bến. Câu cá trê thường phá hoại sen làng nên bị cấm. Đây đó vài kẻ câu quăng,
hoạt động luôn tay với cái suốt chỉ cước, cả ngày chỉ bắt được vài con cá tràu,
không bỏ công lặn lội từ xa đến.
Câu cá tràu ở các ổ lòng tong là việc nhà nghề, thường gọi là
câu vịt. Ven bờ, chỉ cần nhìn dấu vết của đọt cỏ ở mớn nước là tay có nghề biết
nơi cá đánh ổ đẻ; thả một con vịt nhỏ cột chân với một đoạn dây nối đầu con sào
cho lội vào ổ cá, đồng thời với một lưỡi câu móc sẵn chú nhái bén còn sống hay
một miếng thịt ốc; bị phá; cá lóc mẹ giận dữ đớp loạn xạ và dễ dàng mắc câu.
Không lâu sau, cá bố cũng mắc câu rốt.
Nước triều cường, vào khoảng cuối chiều, lúc ấy các tay
chuyên nghề lội dọc hói đi cắm câu, khoảng mươi bước lại cắm một cần. Qua
đêm, vừa tờ mờ sáng là anh ta ra dỡ câu; với chừng trăm cần câu cặm như thế,
cũng giúp tăng thu nhập khá cho gia đình.
Dọc các con hói, những em bé lên bảy, lên mười đặt những cái
rớ bằng vải mùng vuông vức khoảng 5 tấc, thả một ít cám rang vào, chốc lát giở
lên cũng được dăm chú cá cấn, cá mại, tôm tép. Luân phiên với chục cái rớ, các
cháu cũng kiếm được rồi cá kho khô nhỏ cho bữa cơm chiều.
Vào đầu các trận lụt tháng năm, tháng mười, khi con nước bạc
đang đổ ầm ào, gào réo dữ dội, ở các ngã ba, ngã tư sông hói, người ta
cay giàn rớ chài- có người vội vã đem cái rớ chao – năm ba phút giở một mẻ, thỉnh
thoảng bắt được cá gáy to, thiên hạ đứng coi, bu quanh la hò cổ vũ hào hứng.
Nước lụt hằng năm tràn lên đường bến, các nơi ở ấp 3, ấp 4, ấp
1 quanh cống cao…đất thấp, rước vào tới trên 100m vài ba hôm mới rút. Lúc đó,
cá lúi theo nứơc lụt tràn vào tìm nơi đẻ trứng, bơi từng đàn men theo các đường
ao bị người ta đặt chẹp bắt hết.
Giàn rớ chài là đồ nghề bắt cá của nhiều tay chuyên nghiệp
trong làng; quanh năm họ đóng rớ tại một địa điểm nhất định ngày làm ruộng, đêm
lại ra kéo rớ. Các tay đi rớ chao dùng giàn rớ của mình chôm xuống hói rồi đi
mò, các thứ cá bị đè dưới lưới không thoát ra được, nằm chờ bị bắt.
Dọc sông Lợi Nông, các gia đình có người chuyên đi mò ốc bắt
hến, hoặc đi nhũi- đánh dậm- trừ những lúc cao điểm các vụ cấy gặt, hầu như
ngày nào họ cũng dầm mình dưới nước.
Ở các ngã ba, ngã tư hói mở rộng, theo thế nước, người ta
dăng những trộ nò- đóng đáy- bắt đủ loại tôm cá, dạng này thường được làng cho
phép, mỗi năm đóng thuế cho làng. Trong các tẹt, người ta chiếm những khoảng rộng
để đặt trộ chuôm cho cá ở, một năm vài ba bận hợp đồng với dân chài đi dỡ
chuôm, ăn chia với họ các thứ cá bắt được.
Quanh năm, đồng của làng luôn vang tiếng lanh canh của các
tay bủa lưới gõ vào một cái đòn sanh trên ghe, tròng, đánh động khiến cá tôm hoảng
sợ, phóng lung tung và bị mắc lưới.
Sau trận lụt tháng mười, cánh đồng chìm sâu dưới làn nước
mênh mông, trong vắt, thấy tận đáy; đây đó chỉ thấy vài mảng xanh lơ thơ những
đám lúa chét cố vươn lên giành sự sống. Trâu nghé trong làng được lùa thả tự do
ra đồng, chẳng có ai trông coi; đến chiều, chúng tự tìm về, không khi nào đi lạc;
ấy là lúc lũ chăn trâu chúng tôi tìm đến các cửa đìa cửa ruộng đặt lừ, đặt chẹp,
ngày dỡ 2 cử sáng chiều, bắt đủ thứ cá trắng.
Tuy gọi là cái thú đồng quê, nhưng để kiếm được cái ăn cũng lắm
vất vả. Tát đìa là một ví dụ. Ngày trước, khi chưa có máy móc, phải tát bằng xe
đạp nước, một cái đìa chừng 30 m2 bề mặt; phải đạp luôn chân một buổi,
có khi đến giữa chiều mới cạn; lúc tát phải be bờ, chống cửa đìa thật kỹ mới
mong ăn được.
Lâu lâu, vài ba năm, làng lại cho tát hồ; hay các xóm rủ nhau
tát hói để vét, là những lúc trẻ chúng tôi có cơ hội trổ tài bắt …hôi; cũng
không có là bao nhưng đây là những kỷ niệm tuổi nhỏ không mấy ai đã từng bị gai
sen hồ làng cứa vào vai ứa máu mà lại không một lần nhắc nhớ, không mấy ai đã
dám quên một cú nẻ nhức nhối đến mấy đêm mất ngủ khi bị một chú cá trê ở bến
quan chích vào tay mà không khắc sâu hình ảnh ấy vào tâm khảm để những lúc xa
quê bồi hồi nhớ lại, da diết nhớ thương…
BÁNH CANH THỦY DƯƠNG
TÌM TRONG NĂM THÁNG
HOÀNG THU THỦY
Trở lại Thuỷ Dương vào một buổi sáng chớm đông se lạnh và
mưa, ghé một hàng bánh canh bên đường, tận hưởng hơi ấm từ bếp lửa hồng, bên nồi
nước xáo thơm lừng đang bốc khói…cái lạnh đầu đông như chỉ còn có thể ở đâu đó
xa xôi lắm. Là một món ăn đậm chất đồng nội; lại tiềm ẩn trong mình cái dư vị
ngọt ngào, thanh đạm của thôn quê Việt Nam, bánh canh cá lóc Thuỷ Dương xưa nay
đã được nhiều cây bút ca ngợi, giới thiệu với mọi miền đất nước. Có lẽ, mỗi lần
được thưởng thức tô bánh canh cá lóc đang bốc khói đầy hấp dẫn, trong chúng ta
ít ai tự hỏi “Từ đâu và từ bao giờ, bánh canh Thuỷ Dương đã trở thành một nét
văn hoá không thể thay thế trong văn hoá ẩm thực xứ Huế ? ”
Thời chưa là một làng bánh canh nổi tiếng như bây giờ, người
Thuỷ Dương chỉ dùng bánh canh trong những bữa ăn gia đình, trong các buổi hội
làng, đám cưới, đám giỗ, đám kỵ. Đặc biệt, trong ngày năm tháng năm âm lịch hằng
năm, bên cạnh món thịt vịt, nếu nhà ai thiếu nồi bánh canh thì cứ như chưa đầy
đủ hương vị của ngày Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, càng về sau, thói quen đưa bánh
canh vào trong bữa ăn các ngày lễ, đám giỗ…của người Thuỷ Dương càng ít dần, và
nay thì không còn nữa. So với các làng bánh canh nổi tiếng ở Huế, bánh canh cá
lóc Thuỷ Dương bước vào thị trường tương đối trễ. Phải đến giữa những năm 40 của
thế kỷ 20, người Thuỷ Dương mới bắt đầu kinh doanh bánh canh như hôm nay. Với
hương vị thơm ngon, thanh đạm của món ăn này, ngoài những truyền thống vốn có,
Thuỷ Dương bắt đầu được mọi miền biết đến là quê hương của món bánh canh cá
lóc. Ban đầu, trong làng chỉ lác đác một vài gia đình mở hàng quán bán bánh
canh dọc theo quốc lộ. Bấy giờ, người bán ít, nguồn nguyên liệu rẻ và phong phú
ngay tại chỗ, khách ăn lại ngày càng đông nên thu nhập của người dân cũng không
ít. Dần dần, từ khát vọng muốn thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn cơ cực
quanh năm, người Thuỷ Dương đã chuyển qua bán bánh canh tương đối nhiều. Nhiều
hàng quán lâu năm, uy tín…khai thác kinh tế gia đình chủ yếu từ bánh canh. Và
đây thực sự là một thế mạnh. Vượt ra khỏi giới hạn địa lý địa phương. Ngày nay,
bánh canh Thuỷ Dương đã theo chân những người con trong làng vươn xa khắp mọi
miền đất nước. Từ thành phố Huế, Đà Nẵng cho đến trung tâm kinh tế lớn như Sài
Gòn, chúng ta đều có thể bắt gặp những quán bánh canh cá lóc Thuỷ Dương. Theo thời
gian và không gian, có nơi “Bánh canh cá lóc Thuỷ Dương” đã thiên nhiều về ý niệm
bảng hiệu. Điều đó càng cho thấy, món ăn này đã được khẳng định như một nét văn
hoá ẩm thực độc đáo của địa phương.
Trước kia, người Thuỷ Dương nấu bánh canh không công phu như
trong các hàng quán bây giờ. Ngày nay, bánh canh chủ yếu được nấu theo kiểu
bánh canh vớt, nghĩa là khi có khách gọi, chủ quán mới cắt bánh bột đã được cán
sẵn trên các ống nhựa thành từng sợi, chao bột trong nước sôi cho đến chín rồi
bỏ vào tô, sau đó gắp cá lóc, múc nước dùng đã chế biến sẵn rưới lên…Ngày xưa
thì đơn giản hơn nhiều, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu…người ta bỏ
bột vào nấu chung một lần. Có khách, cứ thế múc ra phục vụ. Người đầu tiên nấu
bán bánh canh ở Thuỷ Dương là bà Phùng Thị Dỏ, người làng vẫn thân mật gọi là mệ
Ruồi. Mặc cho thực khách ưa chuộng theo kiểu bánh canh vớt, bên bếp lò mệ vẫn
là nồi bánh canh được nấu theo kiểu truyền thống. Với cách nấu này, bột thấm
nhuần nước cá, ngọt lừ…nhưng người ta không thích vì để lâu bột sẽ bị rền, nở
to trong nước. Tuy nhiên, bánh canh của mệ Ruồi vẫn chẳng bao giờ bị ế. Bởi,
khách của mệ chủ yếu là những người lao động nghèo quanh xóm cần “ăn chắc mặc bền”
để làm việc tay chân nặng nhọc. Với họ, một tô bánh canh vớt 2000đồng tuy ngon
nhưng không đủ no, không chắc bụng. Trong khi, bánh canh mệ Ruồi chỉ 1000đồng một
tô, vừa rẻ lại vừa yên bụng cho đến bữa chính. Thêm nữa, khách đến với bánh
canh mệ Ruồi không chỉ có những người lao động cần sự chắc bụng mà ngay cả người
đau, người ốm trong xóm vẫn thường tìm đến mệ mua tô cháo những khi sức khoẻ
không được tốt. Chẳng vậy, mà cho đến hôm nay,người dân thôn xóm Thuỷ Dương vẫn
truyền nhau câu ca:
Đau lương ương thì tới bà Ruồi.
Theo chân những người đi trước về thăm lại người đầu tiên bán
bánh canh trong làng. Mệ Ruồi đã mất cách đây 6 năm. Người kế nghiệp mệ hôm nay
là con gái mệ- người trong xóm gọi là mệ Ruồi Con. Mệ Ruồi Con kể, tên Ruồi của
ngoại chỉ mới có từ khi mệ bán bánh canh. Ngày trước ruồi nhiều, hễ tô bánh
canh được múc ra là chẳng biết từ đâu ruồi cứ thi nhau bay đến. Khách ăn cứ chỉ
ruồi kêu: “Mệ, ruồi này, ruồi này…” Dần dà, cái tên Ruồi của mệ được khai sinh
từ đó. Về thôn 2 hôm nay, chúng tôi còn được nghe người làng gợi lại hình ảnh một
cụ bà đã ngoài 90, ngồi trên bậc thềm cao, dẫm hai chân lên tai cối đá và giã bột
nấu bánh canh. Người xưa đã khuất, nhưng trước mắt chúng tôi vẫn còn đó chiếc cối
đá hơn trăm tuổi như thể đang thách thức với thời gian theo từng nhịp chày giã
bột của mệ Ruồi Con.
Từ lâu, bánh canh cá lóc Thuỷ Dương đã được liệt vào danh
sách các món ăn dân dã trong văn hoá ẩm thực xứ Huế. Có thể, so với bánh canh
Nam Phổ, An Cựu…bánh canh Thuỷ Dương tuy được biết đến sau, nhưng dấu ấn của nó
để lại trong lòng thực khách quả không hề thua kém. Nếu nói “Các món ăn dân dã
độc đáo của xứ Huế là một trong những thành tựu đặc sắc của văn hoá dân gian Việt
Nam…” thì hôm nay, người Thuỷ Dương có quyền tự hào rằng những tinh hoa thiên
nhiên trong món bánh canh cá lóc cha ông xưa để lại chính là một trong những cội
rễ sâu xa của những thành tựu văn hoá đặc sắc ấy.
DÒNG SÔNG VÀ CHIẾC CẦU
Tùy bút của NHÂN VĂN-LÊ BÁ NHÂN
Hạnh phúc thay cho những ai có tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm bên
chiếc cầu và dòng sông.
Quê hương lớn của tôi có dòng Hương và cầu Tràng Tiền mãi mãi
ghi dấu ấn trong lòng người dân xa Huế . Quê nhỏ Thủy Dương của tôi tuy
không được trời phú nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, nhưng nhờ ơn tiên tổ lại
được có con sông Lợi Nông chảy ngang qua. Tưởng tượng nếu không có con sông đào
này thì quê tôi buồn biết mấy .
Chẳng biết con sông này có tự bao giờ và cây cầu cũng vậy. Chỉ
biết tuổi thơ chúng tôi lớn lên và bơi lội trong dòng sông ấy. Nghe người ta
nói rằng con sông này được đào bằng tay con người thời vua Minh Mạng nghĩa là
cách đây gần hai trăm năm với mục đích làm lợi cho nông nghiệp như cái tên mà
nó đã mang . Nhưng người nông dân chúng tôi vẫn quen gọi nó với cái tên mộc mạc: Rào. Chắc có lẽ từ “ Rào “ là tiếng địa phương để chỉ con sông nhỏ được
con người tự đào lấy chứ không phải của thiên nhiên ban tặng.
Chiếc cầu cũng được mang tên dân dã ấy: Cầu rào .
Đó là chiếc cầu được làm bằng bê tông có dáng cong
cong, hai bên có những thanh lan can rất thanh. Thuở ấy chúng tôi thường thi
nhau nhảy từ những thanh này xuống nước, có đứa bé gan không dám nhảy chỉ leo
xuống theo chân trụ cầu, có đứa tội nghiệp phải lội từ bờ ra. Những ngày hè tiếng
gọi nhau đi tắm rào đã trở thành thân thuộc. Dòng sông nhỏ sôi động hẳn lên.
Người lớn đi gặt về, trẻ con đi bức tót, trẻ đánh trâu về nhà, cha con từ
trong làng ra….Tất cả đều gặp nhau trong một khúc sông dưới chân cầu. Người
tập bơi, người tập “đụt”, kẻ bơi chó, người bơi ếch …. Không cần thầy dạy,
không phao bảo hiểm, tất cả chúng tôi thi nhau bơi lặn trong dòng sông ấy. Có đứa
nôn nóng muốn biết bơi trong giây lát thì cho ngay con chuồn chuồn cắn lỗ rún.
Không biết hiệu nghiệm hay không nhưng sau đó tất cả chúng tôi đều bơi được, lặn
được dù ít dù nhiều. Có đứa bơi lên tận xóm rào, có đứa bơi qua, bơi về
vài ba vòng.
Dòng nước thuở ấy trong xanh hơn bây giờ nhiều lắm. Có những
năm hạn hán nặng người trong làng thường mang ghe ra rào lấy nước về dùng. Bây
giờ còn rất ít người tắm rào. Một phần cũng do nước quá nhớp, một phần do có nước
máy. Trẻ con bây giờ quá sướng, còn rất ít đứa đi chăn trâu, cắt cỏ. Nhiều khi
cả năm chúng chẳng ra đồng làm gì. Còn tập bơi tập lặn chúng đã có anh chị, bố
mẹ chiều chiều chở lên bể bơi trên phố, chỉ cần một vài tháng, tốn một số tiền
nhỏ là biết bơi. Ở đây chúng có thầy dạy, có phao bảo hiểm, nhưng làm sao có được
hạnh phúc như chúng tôi thuở ấy.
Chiều nay, ra nhà người thân ở xóm rào, tôi mới được có dịp
đi qua dòng sông và chiếc cầu ấy. Tôi cố gắng đi thật chậm như những kẻ đang thiền
hành. Dòng sông và chiếc cầu vẫn còn đó nhưng đổi thay cũng nhiều. Chiếc cầu
bây giờ bắc qua sông như một tấm ván dài và cong, những lan can hai bên mà
chúng tôi thi nhau nhảy ngày nào không còn nữa, nhũng kẻ yếu gan không
dám đi xe qua . Nghe người ta nói rằng, có một thời người ta cho phá bỏ nó đi để
dễ vận chuyển lúa và từ đó những thanh lan can biến mất vĩnh viễn.
Trên đường về nhà, muốn tìm lại kỷ niệm của ngày xưa còn bé,
tôi định nhảy ùm xuống để được bơi lội như thuở nào. Nhưng văng vẳng bên
tôi câu nói của một nhà hiền triết rằng không ai có thể tắm hai lần trên
một dòng sông. Từ bỏ ý định tắm, tôi ngồi xuống bên bờ sông nhìn nước trôi và
xa xa mặt trời đang lặn dần xuống núi Ngự.
Thủy Dương, mùa Hạ 2005
Dẫn từ TRƯỜNG LÀNG TÔI do Hội Cựu Học sinh Thanh Thủy Thượng - Thủy Dương ấn hành năm 2005.
PHẠM ĐÌNH TRUNG
KHOẢNG TRẮNG
Ngô Văn Phố
(Đoạt giải tư cuộc thi hồi ký về Tôn Sư Trọng
Đạo do Hội Cựu Giáo Chức Việt Nam tổ chức năm 2012).
Huế vào những ngày cuối tháng năm, trời bắt đầu oi ả. Con đường
Lê Lợi hàng ngày lặng lẽ nép mình bên bờ sông Hương, hôm ấy đông nghịt phụ
huynh, thí sinh của hai hội đồng thi Hai Bà Trưng và Quốc Học. Đó là ngày thứ
hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm học 1997-1998.
Buổi sáng hôm ấy thi môn lịch sử. Chủ tịch hội đồng thi
Quốc Học quán triệt tinh thần chỉ đạo việc coi thi: Các giám thị phải hết sức
nghiêm túc, không để cho thí sinh quay cóp, sử dụng tài liệu.Tuy nhiên giám thị
không nên tạo không khí căng thẳng làm thí sinh mất bình tĩnh ảnh hưởng chất lượng
làm bài .
Các thầy cô được phân công làm giám thị hai và ba lần lượt bốc
thăm chọn phòng, nhận hồ sơ về các phòng thi. Tôi được phân công làm giám thị một. Chủ tịch Hội đồng thi làm thủ tục mở phong bì đề thi còn nguyên dấu niêm. Ông
cẩn thận cắt phong bì rồi lấy ra một tập đề thi dày cộm. Chúng tôi được phân
công kiểm tra lại số lượng đề của từng tập. Mỗi tập có 25 đề, phù hợp với số lượng
thí sinh từng phòng thi.
Trong tâm trạng hồi hộp của một giáo viên dạy môn lịch sử lớp
12, tôi vừa đếm, vừa lướt qua đề thi. Đề 1: Những hoạt động chính của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925…Đề 2:“Chiến lược Việt Nam hóa chiến
tranh…” Sử Thế giới: Nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân
dân Ấn Độ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950. Đọc qua đề thi, tôi
mừng thầm vì trong quá trình ôn tập, những phần này được giảng rất kỹ.
Giám thị một bốc thăm chọn phòng.Tôi bốc nhằm phòng thi số
57.Vào phòng thi, cả 25 cặp mắt nhìn tôi như dò hỏi, tôi mỉm cười rồi đi kiểm
tra lại những việc giám thị hai đã làm.Ba tiếng trống vang lên, tôi khẩn trương
phát đề. Thí sinh bắt đầu làm bài. Không gian trầm lắng bao trùm cả phòng thi.
Ngồi vị trí của giám thị một ở bàn giáo viên đối mặt với thí
sinh, tôi lần lượt quan sát thái độ của từng em. Hầu hết các em tập trung làm
bài. Tôi đọc được trên những khuôn mặt rạng rỡ với dấu hiệu làm được bài. Một niềm
vui nhẹ lan tỏa giữa thầy và trò. Chỉ có một thí sinh cứ ngồi quay qua, quay lại.
Tôi nhìn vào sơ đồ: số báo danh 1406. Tôi nhắc nhở em ngồi đúng vị trí của mình, nghiêm túc làm bài. Thấy em ngồi yên, tôi hướng chú ý sang các em khác. Một
lúc sau, giám thị ba xuất hiện trước cửa phòng thi.Tôi vội ra đón. Giám thị ba
khẽ nói:
– Số báo danh 1406 có dấu hiệu sử dụng tài liệu.
Tôi đến bàn của em, đảo mắt kiểm tra, chẳng thấy có tài liệu
nào.Phần giấy làm bài còn trắng không có một chữ. Mặt em tái xanh, run rẩy.Tôi
nhẹ nhàng bảo:
– Nếu có tài liệu em đưa cho thầy.
Em im lặng cúi đầu. Tôi thấy hai giọt nước ở khóe mắt em. Tôi
bảo:
– Thôi, em hãy bình tĩnh làm bài đi.
Tôi thấy sắc mặt em chuyển từ trắng sang đỏ. Em bần thần một
lúc rồi cúi mặt xuống bàn. Lát sau em lấy giấy nháp ra viết. Trở về bàn giáo
viên, tôi lật hồ sơ phòng thi 57: SBD 1406 Nguyễn Thị Bảo Tr. Sinh 1980 Xếp loại
Học lực: Khá. Hạnh kiểm: Tốt.
Hồi trống vang lên báo hiệu hết giờ làm bài. Tôi lần lượt thu
bài thi. Thí sinh 1406 nộp tờ giấy thi với phần bài làm là khoảng trắng. Tôi ngước
nhìn em. Em mỉm cười, đưa cho tôi tờ giấy nháp của phòng thi gấp lại. Khi tôi
nhận, em nói: “Cám ơn thầy” rồi ra về. Tôi gật đầu chào em, tiếp tục thu bài.
Về phòng Hội đồng, nộp xong bài thi, tôi về góc phòng mở tờ giấy ra. Đó là những
dòng chữ em viết cho tôi:
Huế, 30 tháng 5. 1998.
Con không biết phải viết như thế nào và cũng không biết có
nên viết hay không, vì tâm trạng của con lúc này buồn vui lẫn lộn.
Thật lòng mà nói, không hiểu sao lần đầu tiên gặp thầy
con thấy rất mến thầy! Có lẽ dáng vẻ của thầy giống Ba của con. Nhưng điều
khác và là lý do chính là do thầy quan tâm đến chúng con. Dù thầy nghiêm, nhưng
thái độ ân cần của thầy không làm chúng con phải sợ. Con rất cảm động vì thầy
đã không trách phạt mà còn an ủi con: “Hãy bình tĩnh làm bài đi!”. Chính
lúc ấy, một khoảng trắng đã mở ra trong đầu con. Đó là khoảng cách nằm giữa cái
Đúng - Sai, giữa Thành công và Thất bại. Khoảng trắng ấy đã chỉ cho con thấy rằng
thành công của cuộc đời không phải chỉ có bằng cấp mới là cứu cánh, mà còn có
cái cao hơn, đó là nhân cách con người. Bác Hồ chẳng có học hàm, học vị gì mà với
nhân cách lớn, Bác được công nhận là Danh nhân Văn hóa của thế giới đó sao?
Con quyết định hãy đứng thẳng đi vào cuộc đời.
Con không biết chắc là thầy dạy môn gì. Nhưng theo con có lẽ
là môn Sử. Nếu đúng như vậy thì chắc thầy buồn vì sự học “lệch” của tụi con.
Con thấy thầy không vui nên mới mạo muội viết những dòng chữ này. Con biết con
không làm được bài môn Sử con sẽ thi rớt đợt này, sẽ làm cho ba mẹ con ưu phiền
và những thầy cô tâm huyết với môn lịch sử thất vọng. Nhưng con xin hứa sẽ cố gắng
ở kỳ thi sau bằng nỗ lực của chính mình.
Con xin chân thành xin lỗi thầy và mong thầy hiểu cho con.
Thí sinh 1406. Phòng 57.
Tôi giữ bức thư như là một kỷ niệm đẹp của những tháng ngày
làm người thầy giáo.
Mùa hè năm 2009 tôi được tham dự hội thảo khoa học về “Trào
lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX”. Báo cáo viên
là những nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng. Buổi hội thảo đã cung cấp những
thông tin hết sức cần thiết cho những người đang dạy môn lịch sử ở trường phổ
thông như chúng tôi.
Đến giờ giải lao, tôi đang đứng uống nước ngoài hành lang, một
cô gái trong phòng đi ra nhìn tôi:
– Xin lỗi, thầy có phải là thầy Ph. không ạ ?
– Vâng tôi đây. Nhưng xin lỗi, tôi chưa nhận ra cô là ai.
– Chắc là thầy không còn nhớ em đâu. Em là thí sinh phòng 57
hội đồng Quốc Học đây. Sau ngày thi ấy, thỉnh thoảng em vẫn thấy thầy đi qua
nhà em để đến trường .
– Thế em hiện nay làm gì, gia đình thế nào?
– Sau khi rớt kỳ thi đầu của năm ấy, em tập trung ôn tập cho
kỳ thi đợt hai. Môn em đầu tư nhất là môn sử. Khi mình chú tâm vào môn học, mới
nhận được cái hay của từng sự kiện lịch sử. Những bài học kinh nghiệm quý giá của
người xưa đã làm cho em thích môn lịch sử lúc nào không hay. Từ đó em chuyển
sang học các môn xã hội. Năm sau em đỗ vào trường Đại Học Khoa học Xã Hội và
Nhân Văn. Tốt nghiệp loại giỏi em được trường giữ lại và học tiếp…
Chuông báo hiệu giờ giải lao đã hết. Chúng tôi vào phòng hội.Tiếng
loa giới thiệu kính mời Tiến sĩ Nguyễn Thị Bảo Tr. lên báo cáo đề tài…Bản báo
cáo thật súc tích, cả hội trường im lặng lắng nghe. Tôi bị cuốn hút vào những
phân tích sắc sảo. Chỉ khi tràng pháo tay giòn giã vang lên tôi mới nhận ra bài
thuyết trình đã chấm dứt.
Ánh mắt hướng về hội trường, cô khẽ mỉm cười cúi đầu chào. Một
niềm hạnh phúc trào dâng trong tôi: Xin cám ơn cuộc đời!
Huế, 9.4.2012.
NGÔ VĂN PHỐ
Hội CGC Thủy Dương
Dẫn từ: “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” Nxb Giáo Dục Việt Nam - Hà
Nội 2012 trang 39-43.
vé máy bay eva air khuyến mãi
vé máy bay đi mỹ một chiều
korean air vietnam
tìm vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich