Về tính sáng tạo độc đáo của thơ Thúy Nguyễn
Tôi có một cảm nhận chung là một số nhà thơ nữ có tố chất thi
ca mà những người làm thơ là nam giới và những người làm thơ nói chung không có
được. Chẳng hạn, như hai nhà thơ nữ Nhã Cầm và Đặng Hà My mà tôi tôi quen biết.Tôi
đã viết khá nhiều bài giới thiệu thơ của hai nhà thơ nữ này.
Tương tự, tôi cũng đã viết nhiều bài về thơ Thúy Nguyễn, tuy nhiên chưa thật đủ và sâu về thơ chị.
Bài viết này hy vọng nói đủ và sâu hơn, đặc biệt là về tính sáng tạo độc đáo của thơ Thúy Nguyễn. Thiết nghĩ, đó cũng là trách nhiệm của người làm phê bình văn học mà các tác giả thi ca và đông đảo bạn đọc yêu thơ đòi hỏi.
Tương tự, tôi cũng đã viết nhiều bài về thơ Thúy Nguyễn, tuy nhiên chưa thật đủ và sâu về thơ chị.
Bài viết này hy vọng nói đủ và sâu hơn, đặc biệt là về tính sáng tạo độc đáo của thơ Thúy Nguyễn. Thiết nghĩ, đó cũng là trách nhiệm của người làm phê bình văn học mà các tác giả thi ca và đông đảo bạn đọc yêu thơ đòi hỏi.
1. Về ý tưởng - nội dung, khỏi phải nói về tính phong phú -
đa dạng của thơ Thúy Nguyễn, bởi đó là tình hình khá phổ biến trên diễn đàn thi
ca.
Sự độc đáo, trước hết là Thúy Nguyễn phát hiện ý tưởng mới lạ so với người khác. Một ví vụ, đó là trường hợp bài thơ “Cổng làng” – một bài thơ “đinh” trong tập thơ “Cổng làng” của chị. Đã có đến nhiều chục bài thơ viết về cái cổng làng. Song, hầu hết đều nói theo cách nhìn bề nổi của cái cổng này như là “kỷ niệm tuổi ấu thơ”, là “chốn đi về của người làng”, hoặc miêu tả cổng làng như là một “kỳ quan” làng xã vậy…
Khác với hầu hết những bài thơ viết về cổng làng, “Cổng làng” của Thúy Nguyễn trước hết là kết quả của tư duy và cảm xúc song trùng ý tưởng (còn gọi là nghĩa đôi – gồm nghĩa chìm và nghĩa nổi). Đã rõ, dĩ nhiên, đó là cái cổng để mọi người ra vào, nhưng cái cổng này được ngầm ẩn như là cái “cửa” của người mẹ đưa những đứa con của mình ra đời: “Phất phơ hoa cỏ rìa nền/Lối đi nho nhỏ vào bên trong làng”. Một danh nhân nào đó đã nói, đại ý: “Các vĩ nhân đều từ lòng mẹ mà ra!”, thì những câu thơ cuối bài thơ “Cổng làng” đã nêu ý ấy:
Khen chê cũng một nẻo đường
Con Hồng, cháu Lạc đã từng đi qua
Mỹ nhân nơi ấy đi ra
Anh hùng hào kiệt cũng qua lối này.
Thì ra, lối tư duy và cảm xúc ý đôi này đã đưa “Cổng làng” lên tầm cao vời vợi trong vai trò của nó. Nhiều người cảm nhận bài thơ “Cổng làng” còn có dáng dấp thơ phồn ái của Hồ Xuân Hương quả thật không ngoa.
Thật ra , cũng có những bài thơ song trùng ý tưởng, nhưng rất hiếm gặp, chỉ riêng Thúy Nguyễn theo đuổi ý tưởng song trùng một cách phổ biến và thường xuyên.
Một dạng khác của ý tưởng song trùng trong thơ Thúy Nguyễn là lối ví von – so sánh theo cách của tu từ ẩn dụ - mời xem ở phần sau – phần về hình tượng thơ Thúy Nguyễn.
Tính độc đáo của thơ Thúy Nguyễn còn thể hiện ở chỗ, chị nhìn nhận trạng thái-sự vật không phiến diện một chiều. Chỉ cần đọc mảng thơ tình của nữ thi nhân, đủ thấy điều đó. Khi viết thơ tình, ngay từ "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu cũng chỉ với cảm xúc nồng nàn, ngây ngất: “Yêu đi chứ, vội vàng lên với chứ/Em ơi em tình non đã già rồi!”, qua các thế hệ thơ tình, rồi đến các nhà thơ hiện nay cũng chỉ với những lời yêu, những từ ngữ đắm đuối thiết tha, đến mức ẽo ợt, nhàm chán. Thúy Nguyễn không vậy, thơ tình của chị, ngoài những bài thơ nồng nàn say đắm ( “Hồ thu”, “Lời tự tình”, “Thuyền tình”…), còn nhiều bài thể hiện cảm xúc theo khía cạnh khác: Tình yêu trao cho nhau trí tuệ sáng ngời (“Chân trời sáng”,“Ánh sáng tình yêu”), tình yêu bất hảo dối lừa (“Chuyện tình thuyền và biển”, "Lời tỏ tình có cánh” ), lời khuyên chân thành đối với tình yêu (“ Đợi đò”; “Khát khao”)…
Sự độc đáo, trước hết là Thúy Nguyễn phát hiện ý tưởng mới lạ so với người khác. Một ví vụ, đó là trường hợp bài thơ “Cổng làng” – một bài thơ “đinh” trong tập thơ “Cổng làng” của chị. Đã có đến nhiều chục bài thơ viết về cái cổng làng. Song, hầu hết đều nói theo cách nhìn bề nổi của cái cổng này như là “kỷ niệm tuổi ấu thơ”, là “chốn đi về của người làng”, hoặc miêu tả cổng làng như là một “kỳ quan” làng xã vậy…
Khác với hầu hết những bài thơ viết về cổng làng, “Cổng làng” của Thúy Nguyễn trước hết là kết quả của tư duy và cảm xúc song trùng ý tưởng (còn gọi là nghĩa đôi – gồm nghĩa chìm và nghĩa nổi). Đã rõ, dĩ nhiên, đó là cái cổng để mọi người ra vào, nhưng cái cổng này được ngầm ẩn như là cái “cửa” của người mẹ đưa những đứa con của mình ra đời: “Phất phơ hoa cỏ rìa nền/Lối đi nho nhỏ vào bên trong làng”. Một danh nhân nào đó đã nói, đại ý: “Các vĩ nhân đều từ lòng mẹ mà ra!”, thì những câu thơ cuối bài thơ “Cổng làng” đã nêu ý ấy:
Khen chê cũng một nẻo đường
Con Hồng, cháu Lạc đã từng đi qua
Mỹ nhân nơi ấy đi ra
Anh hùng hào kiệt cũng qua lối này.
Thì ra, lối tư duy và cảm xúc ý đôi này đã đưa “Cổng làng” lên tầm cao vời vợi trong vai trò của nó. Nhiều người cảm nhận bài thơ “Cổng làng” còn có dáng dấp thơ phồn ái của Hồ Xuân Hương quả thật không ngoa.
Thật ra , cũng có những bài thơ song trùng ý tưởng, nhưng rất hiếm gặp, chỉ riêng Thúy Nguyễn theo đuổi ý tưởng song trùng một cách phổ biến và thường xuyên.
Một dạng khác của ý tưởng song trùng trong thơ Thúy Nguyễn là lối ví von – so sánh theo cách của tu từ ẩn dụ - mời xem ở phần sau – phần về hình tượng thơ Thúy Nguyễn.
Tính độc đáo của thơ Thúy Nguyễn còn thể hiện ở chỗ, chị nhìn nhận trạng thái-sự vật không phiến diện một chiều. Chỉ cần đọc mảng thơ tình của nữ thi nhân, đủ thấy điều đó. Khi viết thơ tình, ngay từ "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu cũng chỉ với cảm xúc nồng nàn, ngây ngất: “Yêu đi chứ, vội vàng lên với chứ/Em ơi em tình non đã già rồi!”, qua các thế hệ thơ tình, rồi đến các nhà thơ hiện nay cũng chỉ với những lời yêu, những từ ngữ đắm đuối thiết tha, đến mức ẽo ợt, nhàm chán. Thúy Nguyễn không vậy, thơ tình của chị, ngoài những bài thơ nồng nàn say đắm ( “Hồ thu”, “Lời tự tình”, “Thuyền tình”…), còn nhiều bài thể hiện cảm xúc theo khía cạnh khác: Tình yêu trao cho nhau trí tuệ sáng ngời (“Chân trời sáng”,“Ánh sáng tình yêu”), tình yêu bất hảo dối lừa (“Chuyện tình thuyền và biển”, "Lời tỏ tình có cánh” ), lời khuyên chân thành đối với tình yêu (“ Đợi đò”; “Khát khao”)…
2. Về hình tượng hiển thị ý tưởng - nội dung, thường đó là những
con vật hoặc đối tượng thiên nhiên như ong - bướm, chim – cá, biển – đảo, dòng
sông- con đò, cơn gió - ánh trăng… với lối cảm niệm, cảm kể, cảm tả hoặc cảm luận
tạo nên hình tượng đẹp của bài thơ. Đó là: “Chuyện tình đảo xa” với hình tượng
đảo và bờ đất kể về một câu chuyện bạc tình; bài thơ “Em mãi là con sóng” với
hình tượng sóng và đảo cảm niệm về mối tình trắc trở không bén được duyên nhau;
“Cầu ải” với hình tượng chiếc cầu mục ải cảm luận về ý tưởng hủy bỏ những cái xấu
xa không thương tiếc; bài thơ “Răng số 8” không phải để nói về chuyện cái răng
hỏng, mà là nói về con người hỏng quyết phải rời bỏ – có thể đó là người bạn
ích kỷ, là người tình bần tiện, thậm chí là người chồng vũ phu; bài thơ “Thuyền
tình” qua hình tượng con thuyền với hình thức nghệ thuật kết hợp cảm tả với cảm
niệm về tình yêu nâng đỡ cho nhau để đạt tới hạnh phúc lứa đôi…
Tóm lại, đó là nét độc đáo trong hình tượng thơ của Thúy Nguyễn mà ta hiếm gặp ở các nhà thơ khác. Cũng cần nói thêm rằng, về hình tượng “thuyền” (và biển), nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã sử dụng, nhưng là để phục vụ ý tưởng tình yêu gắn bó, không thể rời nhau, trong khi Thúy Nguyễn cũng với hình tượng "thuyền" (thuyền tình) trong bài thơ "Thuyền tình" lại nói về tình yêu nâng đỡ nhau, làm đẹp cho nhau. Đây là một bài thơ đẹp theo nghĩa đầy đủ của từ này đã được phổ nhạc - tiếc rằng ca khúc "Thuyền tình" chưa được phối khí để trình diễn công khai. Đó cũng là cách độc đáo của thơ Thúy Nguyễn.
Tóm lại, đó là nét độc đáo trong hình tượng thơ của Thúy Nguyễn mà ta hiếm gặp ở các nhà thơ khác. Cũng cần nói thêm rằng, về hình tượng “thuyền” (và biển), nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã sử dụng, nhưng là để phục vụ ý tưởng tình yêu gắn bó, không thể rời nhau, trong khi Thúy Nguyễn cũng với hình tượng "thuyền" (thuyền tình) trong bài thơ "Thuyền tình" lại nói về tình yêu nâng đỡ nhau, làm đẹp cho nhau. Đây là một bài thơ đẹp theo nghĩa đầy đủ của từ này đã được phổ nhạc - tiếc rằng ca khúc "Thuyền tình" chưa được phối khí để trình diễn công khai. Đó cũng là cách độc đáo của thơ Thúy Nguyễn.
3. Về ngôn từ, có dạng chân mộc, có dạng hàm ẩn – mỗi dạng
phù hợp với thi cảnh đều là hay cả! Trong bài thơ “Dọn về làng”, nhà thơ người
Tày Nông Quốc Chấn viết “Người đông như kiến, súng nhiều như củi” – nghe ra có
vẻ không thơ lắm, nhưng lại rất thơ, thậm chí thơ rất hay là đằng khác: Kiến và
củi là hai thứ rất gần gũi với người dân tộc thiểu số, mà được ví với người và
súng, thì quả là quá "đắt" trong thi cảnh này. Với Thúy Nguyễn, trong
bài “Cầu ải” - để ví cầu ải như người hư hỏng, sau đoạn thơ nói về tình trang mục
ải của chiếc cầu “Mảnh gỗ cầu kia bị mục rồi/Thôi đừng nuối tiếc nữa người
ơi/Chớ dùng gỗ ấy làm cầu nối/Sợ đến một ngày gẫy thành đôi”, nhà thơ nữ của
chúng ta hạ câu: “Hãy loại bỏ đi … thế là xong!”. Đừng vội kết luận đó là câu
thơ thô ráp! Mà đó, chính là câu thơ thể hiện ngôn ngữ dân gian: Bỏ đi cho
xong!”, “vứt đi cho rồi!”. Rất hay với cái “thô ráp” ấy chứ! Nếu viết bay bướm
hơn, chẳng hạn, “Giã từ thôi nhé, cầu ơi!”, thì mất hết điều cần có trong thi cảnh
này! Đó cũng là cách độc đáo trong ngôn từ thi ca Thúy Nguyễn!
Với tinh thần đó, ngôn từ thi ca Thúy Nguyễn rất “đắt” và “độc”. Chữ “nợ” trong bài thơ “Nợ nhau” mới đắt giá làm sao! Nữ thi nhân nói đến nhiều loại nợ, để rồi nói đến: “Trời sinh ra luật nợ nhau/Nợ tình càng nặng càng sâu mới bền”. Ngôn từ dùng cho các bài thơ phồn ái cũng rất gợi… tình, như “Cần tre giương cứng” trong “Câu cá đêm trăng”; “Một lần ngây ngất đam mê suốt đời” trong “Hút điếu cầy”. Các bài “Vịnh củ khoai, “Vịnh quả bưởi”… đều được sử dụng ngôn ngữ thi ca rất gợi tình như vậy! Rất đáng chú ý là nữ thi sĩ Thúy Nguyễn trong sáng tạo từ mới thật sáng giá, như các từ: “không gian” trong bài thơ “Không gian tôi” không đơn thuần là nơi làm việc của nữ tác giả mà là một không gian rộng lớn, ở đó, con người sống và hoạt động trong không khí cộng đồng ấm áp với không gian tràn đầy văn hóa; “mảnh thơ” trong bài “Thơ nhặt” gợi ý tưởng về sự gẫy vỡ mà nữ thi nhân là người lượm lại để hàn gắn; “tri tình” trong bài thơ “Một chút” – ta mới chỉ nghe “tri âm”, “tri kỷ”, nay Thúy Nguyễn có thêm nữa chữ tri tình; “huyễn ma” trong “Phép thuật tình yêu” lần đầu tiên được nữ sĩ dùng bao chứa ý tưởng huyễn hoặc-ma quỷ…
Rất đáng chú ý là từ “chuông hót” trong bài thơ “Tiếng thơ – tiếng lòng”. Đã có chuông ngân, chuông reo, chuông vọng, chuông rền…, nhưng chuông hót là của Thúy Nguyễn. Nhiều người không có khả năng cảm nhận thi ca nói chung và không am hiểu về ngôn ngữ thi ca nói riêng, đã vội lên tiếng chê bai thi từ này. Song, thực ra, đó là một từ sáng tạo vô cùng sáng giá – một thi từ ẩn dụ sinh vật hóa tiếng chuông với âm thanh trong trẻo của con chim vậy đó!
Vậy là, thẩm thụ thơ không hề dễ dàng chút nào. Ai không có khả năng thẩm thụ nghệ thuật thi ca, thì không thể hiểu được thơ Thúy Nguyễn!
Với tinh thần đó, ngôn từ thi ca Thúy Nguyễn rất “đắt” và “độc”. Chữ “nợ” trong bài thơ “Nợ nhau” mới đắt giá làm sao! Nữ thi nhân nói đến nhiều loại nợ, để rồi nói đến: “Trời sinh ra luật nợ nhau/Nợ tình càng nặng càng sâu mới bền”. Ngôn từ dùng cho các bài thơ phồn ái cũng rất gợi… tình, như “Cần tre giương cứng” trong “Câu cá đêm trăng”; “Một lần ngây ngất đam mê suốt đời” trong “Hút điếu cầy”. Các bài “Vịnh củ khoai, “Vịnh quả bưởi”… đều được sử dụng ngôn ngữ thi ca rất gợi tình như vậy! Rất đáng chú ý là nữ thi sĩ Thúy Nguyễn trong sáng tạo từ mới thật sáng giá, như các từ: “không gian” trong bài thơ “Không gian tôi” không đơn thuần là nơi làm việc của nữ tác giả mà là một không gian rộng lớn, ở đó, con người sống và hoạt động trong không khí cộng đồng ấm áp với không gian tràn đầy văn hóa; “mảnh thơ” trong bài “Thơ nhặt” gợi ý tưởng về sự gẫy vỡ mà nữ thi nhân là người lượm lại để hàn gắn; “tri tình” trong bài thơ “Một chút” – ta mới chỉ nghe “tri âm”, “tri kỷ”, nay Thúy Nguyễn có thêm nữa chữ tri tình; “huyễn ma” trong “Phép thuật tình yêu” lần đầu tiên được nữ sĩ dùng bao chứa ý tưởng huyễn hoặc-ma quỷ…
Rất đáng chú ý là từ “chuông hót” trong bài thơ “Tiếng thơ – tiếng lòng”. Đã có chuông ngân, chuông reo, chuông vọng, chuông rền…, nhưng chuông hót là của Thúy Nguyễn. Nhiều người không có khả năng cảm nhận thi ca nói chung và không am hiểu về ngôn ngữ thi ca nói riêng, đã vội lên tiếng chê bai thi từ này. Song, thực ra, đó là một từ sáng tạo vô cùng sáng giá – một thi từ ẩn dụ sinh vật hóa tiếng chuông với âm thanh trong trẻo của con chim vậy đó!
Vậy là, thẩm thụ thơ không hề dễ dàng chút nào. Ai không có khả năng thẩm thụ nghệ thuật thi ca, thì không thể hiểu được thơ Thúy Nguyễn!
4. Về vần điệu, thơ Thúy Nguyễn phần lớn là thơ lục bát nghiêm
chuẩn và mượt mà. Một số câu thơ cách tân, nhưng cũng với những người ít sành
sõi thi ca đã vội coi đó là thất niêm - thất luật và đã được tranh luận trên diễn
đàn thi ca mạng cách nay không lâu, cuối cùng chân lý thuộc về nữ thi nhân.
Ngoài thơ lục bát, Thúy Nguyễn còn gieo vần theo thể thơ khổ (với dòng có số chữ
khác nhau) và cả thơ tự do nữa.
Những gì viết trên đây có lẽ đã vừa đủ cho những gì cần bổ
sung cho các bài đã viết của tôi về thơ Thúy Nguyễn.
Những gì tôi viết về thơ Thúy Nguyễn hôm nay cũng như tôi đã viết về thơ Nhã Cầm và thơ Đặng Hà My trước đây không phải là tôi thiên kiến bênh vực Thúy Nguyễn, Nhã Cầm hay Đặng Hà My, mà tôi bảo vệ chân lý nghệ thuật, đồng nghĩa với tự bảo về danh dự và trách nhiệm của một người làm phê bình văn học.
Những gì tôi viết về thơ Thúy Nguyễn hôm nay cũng như tôi đã viết về thơ Nhã Cầm và thơ Đặng Hà My trước đây không phải là tôi thiên kiến bênh vực Thúy Nguyễn, Nhã Cầm hay Đặng Hà My, mà tôi bảo vệ chân lý nghệ thuật, đồng nghĩa với tự bảo về danh dự và trách nhiệm của một người làm phê bình văn học.
Cảm ơn và chúc mừng nữ thi sĩ Thúy Nguyễn về thành tựu thi ca
của chị và mong chị đạt được nhiều thành công hơn nữa trong sáng tạo thi
ca.
Chân thành cảm ơn độc giả về sự quan tâm bằng mọi hình thức đối với thơ ca Thúy Nguyễn!.
Chân thành cảm ơn độc giả về sự quan tâm bằng mọi hình thức đối với thơ ca Thúy Nguyễn!.
Hà Nội, 11/2015
Mai Thanh
Trả lờiXóađại lý vé eva air
giá vé máy bay eva đi mỹ
hãng korean air
đặt vé máy bay đi mỹ online
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich