Duy Trác có giọng trầm điêu luyện và quyến rũ nhất
Duy Trác tên thật Khuất Duy Trác, là một ca sĩ nổi tiếng,
thành danh ở Sài Gòn từ những năm trước 1975. Tuy chỉ là một ca sĩ nghiệp dư,
nhưng nhiều người xem Duy Trác như một trong những giọng ca nam lớn nhất của
tân nhạc Việt Nam.
Duy Trác quê ở Sơn Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo
truyền thống. Nghề nghiệp chính của ông là luật sư, theo một vài tài liệu thì
ông còn là thẩm phán. Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và cũng là một dịch giả.
Duy Trác bắt đầu đi hát từ những năm còn là sinh viên, khoảnh cuối thập niên
1950, đầu thập niên 1960 nhờ sự giới thiệu của ca sĩ Quách Đàm với nhạc sĩ
Dương Thiệu Tước. Tuy giọng ca của ông được rất nhiều người mến mộ, nhưng trước
1975 ở Sài Gòn, Duy Trác gần như không bao giờ trình diễn ở phòng trà hay các
chương trình nhạc hội. Ông chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm cho các hãng
băng đĩa, vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh “chàng ca sĩ cấm
cung”. Duy Trác cũng có sáng tác một vài bài hát như Tiếng hát đêm Noel, Sài
Gòn chỉ vui khi các anh về…
Sau 1992 ông rời Việt Nam định cư tại Houston, Hoa Kỳ. Tại đây ông có tham gia
trình diễn ở một vài chường trình ca nhạc và phát hành hai CD riêng Còn tiếng
hát gửi người và Giã từ. Trong CD Giã từ ông đã nói lời từ biệt với âm nhạc. Từ
đó Duy Trác không còn hát và hiện nay ông hợp tác với đài phát thanh VOVN – Tiếng
nói Việt Nam tại Houston phụ trách một vài chương trình.
Tôi đã nghe tiếng hát Duy Trác sau một vài năm thành lập nền
Đệ Nhất Cộng Hoà ở miền Nam Việt Nam. Cũng có thể trước đó, anh đã có hát trên
làn sóng điện đài Sài Gòn.
Thuở đó, Duy Trác đã cộng tác với nhiều ban nhạc. Những giọng
hát bên nam giới mà tôi thích gồm có: Anh Ngọc, Ngọc Long, Ngọc Quang, Ngọc Giao,
Đỗ Tuấn, Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn Khanh), Nhật Bằng, Hồng Phúc và Duy Trác. Anh
Ngọc có giọng hát điêu luyện vào bậc nhất.
Trần Ngọc có giọng nhẹ như khói tỏa sương lan. Ngọc Quang hát
dân ca cực kỳ truyền cảm. Nhật Bằng hát nhạc biệt thể có phong độ. Hồng
Phúc có giọng mềm như mây, đẹp như ráng chiều. Ngọc Long và Duy Trác có giọng
trầm gợi cảm tuyệt vời.
Thuở còn là học sinh, sinh viên, Duy Trác có một âm sắc đẹp
và trầm hùng trong giọng hát, không phải là ở những lúc ông hát những bài hành khúc
mà ngay lúc ông hát những bài tình cảm.
Âm sắc trầm rền và dội sâu đó cùng với làn hơi phong phú của
ông làm cho người nghe có cảm tưởng đó là tiếng âm u huyền bí của miền thâm sơn
hoang dã.
Nó như vọng mang mang khắp bãi sú bờ hoang của dãi Trường Giang,
hay dội bập bùng vào hang thẳm hay trên vách đá dựng, vách cổ thành. Và ta cũng
cảm tưởng đó là tiếng trống từ một thế giới vào thời thái cổ hồng hoang nào vọng
lại.
Tiếng hát ông chứa một tiềm lực bền bỉ, một sinh lực dồi dào.
Chuỗi ngân của ông rõ nét sóng thu, không nhỏ mức như chuỗi hạt cườm, mà cũng
không nhọn sắc răng cưa. Duy Trác không xấu không đẹp. Vầng trán ông sáng sủa,
sóng mủi không thanh mà cũng không thô.
Khuôn mặt ông tràn vẻ nam tính, hơi khắc khổ một chút làm hiển
lộ tràn đầy cái nghị lực bẫm sinh của ông. Cái defaut trên khuôn mặt ông là hàm
răng trên hơi vẩu, cặp răng nanh khi ông lớn tuổi hơi dài nên môi trên không
che kín miệng ông một cách tự nhiên.
Cho nên khi ông ngậm miệng thì cặp môi ông có vẻ buồn bã,
không được thoải mái. Song cái nhìn tự tin của ông, khuôn mặt trí thức của ông
tạo cho ông một vẻ thư thái, nhàn tĩnh.
Nhưng tiếng hát Duy Trác chẳng những không phải là tiếng hát
tài tử mà là tiếng hát nhà nghề cực kỳ điêu luyện, một giọng tinh túy được gạn
lọc hết những cái tạp chất giữa một số đông giọng danh tiếng đương thời hoặc đi
sau ông.
Nếu Duy Trác hát ở một thính phòng ấm cúng hoặc ở phòng trà
nho nhỏ, dù giàn nhạc không có cây đại hồ cầm (contrebasse), tiếng hát ông vẫn
có thể gợi dư âm dư hưỡng của tiếng đại hồ cầm ấy.
Tiếng hát trầm của ông càng xuống thấp càng chắc nịch, như vọng
âm rền rền vào những ngõ ngách kín đáo của trái tim của thính giả, vào những hẽm
hóc huyền bí của tâm hồn thính giả.
Những bài có chổ xuống trầm như “Nhắn Gió Chiều” của Nguyễn
Thiện Tơ, “Chung Thủy” của Văn Phụng, “Đừng Xa Nhau” của Phạm Duy là những chổ
để ông biểu diễn cái thiên phú, cái mê hoặc, cái quyến rũ trong giọng hát ông.
Và từ đó, chúng ta có cảm tưởng mình đứng trên chiếc thạch kiều
cong vòng và cao vút ngó xuống dòng sông huyền ảo chảy thiêm thiếp dưới chân cầu.
Sông trải mặt nước đen lóng lánh như mực Long Tể mới mài
trong nghiên đá và in bóng viền trăng mỏng cùng muôn ngàn tinh tú lấp lánh.
Cứ mổi tiếng trầm trong câu hát của ông như bốc ra một làn u
hương ngây ngất đậm đà như hương dạ lý ở bờ rào, như hương nguyệt quý trong khu
vườn chập chùng bóng lá.
Nhiều ca sĩ tài tử tưởng bở rằng khi hát bằng giọng ngực uồm
uồm như trâu gầm bò rống là mình có giọng trầm như Duy Trác. Nhưng giọng ngực
chỉ có khàn mà không rền xa, không dội sâu như giọng trầm. Lại nữa, ai đó xài
giọng ngực nhiều quá chỉ tổ làm cho thính giả cảm thấy ran ran ở ngực họ.
Giọng trầm tự nó có chất ngọt đậm, chất nồng nàn, càng nghe
thính giả càng thấy dễ chịu, còn giọng ngực khi xuống trầm chằng những không
thông mà còn làm cho thính giả cảm thấy nghèn nghẹt ở cổ. Ở trong ca trường nhạc
giới của chúng ta xưa giờ chỉ có bốn ca sĩ có giọng trầm là Ngọc Long, Hòai Bắc,
Sĩ Phú và Duy Trác.
Nhưng trong bốn ca sĩ ấy, Duy Trác có giọng trầm điêu luyện
và quyến rũ nhất.
Vài kỷ niệm với Duy Trác
Phạm Anh Dũng
Phạm Anh Dũng
Duy Trác thuộc vào thế hệ đàn anh của tôi, độ hơn một thập
niên. Ngày xưa và mãi đến lúc gần đây, mỗi lần nghĩ đến Duy Trác, tôi có những
cảm nghĩ lẫn lộn về anh, vừa gần gũi và vừa xa vắng.
Giọng hát Duy Trác, tiếng hát tuyệt vời, bất diệt qua mấy thế
hệ, đã đi vào lòng người từ bao nhiêu lâu, qua hàng trăm bản nhạc tình ca Việt
Nam tuyệt diệu. Có thể nói trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, ít ra theo ý riêng
tôi, anh là người hát tình ca nhiều nhất và hay nhất.
Hàng chục năm, hầu như ngày nào tôi cũng nghe Duy Trác hát,
không qua những chương trình đài phát thanh như Nhạc Chủ Đề của Nguyễn Đình
Toàn, thì cũng qua rất nhiều băng nhạc phổ biến trước 1975 và còn được lưu lại
mãi đến thời gian dài về sau.
Nghe Duy Trác hát mãi thành có cảm giác rất gần gũi, rất quen
thuộc, cái cảm giác không rõ rệt và rồi một lúc nào đó chợt nhận thấy như vậỵ
Không giống như các ca sĩ Việt Nam nổi tiếng khác xuất hiện
thường xuyên trên sân khấu hay đài truyền hình, Duy Trác không trình diễn trước
khán giả cho mãi đến lúc gần đây sau khi anh đã định cư ở Hoa Kỳ. Hình như ngày
xưa khi mới nổi tiếng, anh cũng có hát ở những Đại Nhạc Hội do Học Sinh Sinh
Viên tổ chức. Nhưng từ ngày thế hệ tôi mới lớn, bắt đầu thích và biết nghe nhạc,
không bao giờ thấy hình dáng của “Chàng Ca Sĩ Cấm Cung”, tên của nhà văn Duyên
Anh đặt cho Duy Trác.
Thành ra mỗi lần nghe Duy Trác hát, tôi cũng có cảm giác vừa
gần gũi vừa xa vắng.
Duy Trác là một người thật đặc biệt, vừa là ca sĩ hạng nhất,
vừa là luật sư chuyện nghiệp, còn là ký giả và lại còn là dịch giả nữa.
Tôi còn nhớ một chiều thu nắng nhẹ. Ngày đó đang học đệ ngũ
hay đệ tứ trường trung học. Ba bốn đứa hứng tình rủ nhau “cúp cua” bỏ học, vào
ngồi ở sân quán cà phê Thu Hương ở Tân Định, góc đường Hai Bà Trưng và Hiền
Vương. Ngồi nhìn những giọt cà phê phin đen lóng lánh nhỏ xuống, vừa nghe nhạc
qua máy phát thanh, vừa chuyện trò. Tình cờ, tất cả cùng tự nhiên yên lặng sửng
sốt lắng nghe tiếng hát của một nam ca sĩ trình bày một bản nhạc thật hay:
Thưở ban đầu - Duy Trác
Sao không thấy em lại
Để cùng anh thẩn thơ
Trước sân trăng vòi vọi
Để rồi cùng ước mơ
Nhưng chưa thấy em lại
Hàng dừa nghiêng thương nhớ
Và khúc ân tình biết đưa về đâu...
(Thuở Ban Đầu/ nhạc và lời Phạm Đình Chương)
Tiếng hát sao mà truyền cảm, đầm ấm, tha thiết, nồng nàn, ân
cần…. Thời gian như muốn ngừng lại trong giây phút đó. Bản nhạc chấm dứt, mấy đứa
ngơ ngác nhìn nhau!
Đó là kỷ niệm lần đầu tiên nghe Duy Trác hát. Kể từ đó tôi say
mê giọng hát này, và kể từ đó tôi đi tìm nghe cho bằng được những bài Duy Trác
hát.
Những ca khúc hay nhất của Duy Trác
Duy Trác hát thật hay, không chỉ những loại nhạc đòi hỏi kỹ
thuật trình diễn của người hát và trình độ thưởng thức của người nghe như Nguyệt
Cầm (thơ Xuân Diệu, nhạc Cung Tiến), Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng, nhạc
Phạm Đình Chương), Đường Em Đi (nhạc và lời Phạm Duy)… mà ngay cả những bản nhạc
giản dị, nhậy cảm như Người Em Nhỏ (thơ Thiệu Giang, nhạc Nguyễn Hiền), Tôi Sẽ
Đưa Em Về (nhạc và lời Y Vân), Áo Lụa Hà Đông (thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy
Miên)… Duy Trác cũng làm người nghe rung động một cách kỳ lạ.
Kỷ niệm đáng nhớ thứ hai với Duy Trác là ngày đã định cư ở
Hoa Kỳ khá lâu, bất ngờ đọc một tờ báo tiếng Việt thấy tin anh đã qua đời, tôi
đã lặng người đi một lúc khá lâu. Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác xót xa, nhạt
nhòa của mình, tưởng như vừa mất đi một cái gì quý giá nhất trong đời. Dĩ
nhiên, về sau, tôi được biết đó là một tin không đúng sự thật.
Mùa Thu năm 1992, tôi nghĩ, anh không còn giọng hát ngày xưa. Nhưng tôi đã lầm. Thật không còn gì hạnh
phúc hơn được nghe lại tiếng hát Duy Trác, không có gì khác ngày trước, qua một
băng nhạc anh gửi đến:
Tôi đã gặp em bỡ ngỡ tình cờ
Đôi mắt ngây thơ đến từ thành phố
Ngục tù tăm tối nói với cuộc đời:
“Sài Gòn có vui, Sài Gòn có vui ?”
Em ngước mắt nhìn tôi cúi đầu nói nhỏ:
“Còn gì nữa đâu thành phố mộng mơ
Thành phố đớn đau vẫn còn nhắn nhủ
Sài Gòn chỉ vui khi các anh về”...
(Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về / nhạc và lời Duy Trác)
Những bài hát do chính anh sáng tác cả lời lẫn nhạc: “Sài Gòn
Chỉ Vui Khi Các Anh Về”, “Ở Lại”, “Trả Lời Thư Em”, “Còn Tiếng Hát Gửi Người”,
“Hãy Mời Tôi Bạn Nhé”, “Tình Khúc Áo Dài”, “Muôn Trùng Có Nhớ”… theo ý tôi đã
diễn tả hoàn toàn được nỗi đắng cay, “loay hoay”, gần như có thể nói là tuyệt vọng, mà tôi
chưa thấy nhạc sĩ nào ghi lại được như vậỵ
Trả lời thư em - Hoài Nam
Gặp anh Duy Trác cảm động vì lần đầu trong đời
gặp anh. Đưa anh đi phòng thu thanh hát:
Tôi xa người, như xa núi sông
Em bên kia suốỉ- Bên kia rừng
Em bên kia nắng?- Bên kia gió
Tôi một giòng: sương lên mênh mông
Tôi xa người, như xa biển Đông
Chiều dâng lênh láng, chiều giăng hàng
Những cây ghi dấu ngày em đến
Đã chết từ đêm mưa không sang…
Mộng dưới hoa - Duy Trác
Chiều vàng - Nguyễn Văn Khánh - Duy Trác
Gọi mùa thu mơ - Nhạc Phạm Anh Dũng - Duy Trác
Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa
Nhạc Ngô Thụy Miên - Duy Trác
Tôi xa người - thơ Du Tử Lê
Nhạc Phạm Anh Dũng - Duy Trác
Và vẫn tiếng hát ngày xưa, vẫn truyền cảm, đầm ấm, tha thiết,
nồng nàn, ân cần…
vé máy bay eva air khuyến mãi
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
đại lý vé máy bay korean air
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich