Dậm Thuông - Điệu nhảy kỳ ảo
của dân tộc Tày
Thời gian gần đây, các màn nhảy tập thể, nhảy đường phố (flatmost) được những
người trẻ (quốc tế và trong nước) du nhập vào Việt Nam đã ngày càng trở nên thịnh
hành. Ít ai biết rằng, ở nơi thâm sơn cùng cốc, giữa sự trùng điệp của núi rừng
Tây Bắc, một điệu nhảy tập thể như thế đã tồn tại hàng trăm năm nay. Và, nó được
gọi với một cái tên dân gian là tục Dậm Thuông, của đồng bào dân tộc Tày ở xã
Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.Điệu nhảy của thần linh?
Chuyện xưa kể lại rằng, xa xưa, từ thuở núi rừng còn hoang sơ, con người chưa
biết làm ruộng, chưa biết nuôi lợn nuôi gà, các vị thần linh thường bay từ trên
trời xuống cùng dân bản cuốc đất làm ruộng, dạy con người các nghi lễ ăn, ở. Về
sau thần linh bay về trời, không xuống nữa, từ đó cứ vào các dịp quan trọng như
ma chay, cưới hỏi hoặc các dịp lễ hội, dân bản lại tổ chức nhảy gọi là Dậm
Thuông để mời các vị thần linh xuống cùng nhảy múa. Người dân nhảy múa như thể
là hình thức mời thần linh chứng giám cho nghi lễ, vừa là để cảm tạ các vị thần
linh và cầu xin sự no ấm, may mắn cho một năm mới an lành, một mùa canh tác bội
thu.
Dậm Thuông, trước hết là một nghi lễ, bởi nó thường được tổ chức trước điện thờ thần linh hoặc bàn thờ tổ tiên. Sau khi "bà mo" (thầy cúng) kết thúc phần cúng, ba đến bảy người được "bà mo" chọn sẽ tham gia Dậm Thuông cùng với "bà mo". Dậm Thuông có sáu điệu gồm Dậm Khăn, Dậm Chèo Thuyền, Dậm Tính, Dậm Quạt, Quét Sân Rồng, Dậm Téo Kéo. Mỗi một điệu dậm là một bài hát khác nhau với các loại nhạc cụ khác nhau như đàn tính; một loại nhạc cụ làm từ nhiều quả lục lạc nhỏ kết lại cộng với âm thanh của các loại bát, đĩa, xoong, nồi.Các dụng cụ đi kèm mỗi điệu nhảy cũng không giống nhau và quy định khá nghiêm ngặt, ngoài quạt, khăn, khi thực hiện điệu nhảy, người ta còn sử dụng cả kiếm gỗ, chân hương, đèn. Tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà sử dụng một phần hoặc toàn bộ sáu điệu nhảy trong "bữa tiệc" nhảy của sự kiện đó. Điều làm cho Dậm Thuông trở thành thứ nghi lễ mang đầy màu sắc kì ảo của tâm linh là nó có thể khiến cho mọi người xung quanh cùng tham gia, cùng nhảy múa với trạng thái háo hức giống như trong trạng thái lên đồng, như một thứ men say chứa đựng sự hoang dã, bí ẩn của núi rừng. Theo nhịp của tiếng hát then, tiếng đàn trong ánh sáng của đèn nến, khói hương, từng điệu nhảy cứ thế diễn ra tuần tự, khi uyển chuyển khoan thai, khi mạnh mẽ, dồn dập và đỉnh điểm là ở điệu dậm cuối cùng Dậm Téo Kéo, những người tham gia sẽ nhảy như bị nhập đồng - đó là lúc thần linh và con người hòa làm một, mọi mong muốn, ước nguyện của con người đã được thần linh chứng dám.
Dậm Thuông, trước hết là một nghi lễ, bởi nó thường được tổ chức trước điện thờ thần linh hoặc bàn thờ tổ tiên. Sau khi "bà mo" (thầy cúng) kết thúc phần cúng, ba đến bảy người được "bà mo" chọn sẽ tham gia Dậm Thuông cùng với "bà mo". Dậm Thuông có sáu điệu gồm Dậm Khăn, Dậm Chèo Thuyền, Dậm Tính, Dậm Quạt, Quét Sân Rồng, Dậm Téo Kéo. Mỗi một điệu dậm là một bài hát khác nhau với các loại nhạc cụ khác nhau như đàn tính; một loại nhạc cụ làm từ nhiều quả lục lạc nhỏ kết lại cộng với âm thanh của các loại bát, đĩa, xoong, nồi.Các dụng cụ đi kèm mỗi điệu nhảy cũng không giống nhau và quy định khá nghiêm ngặt, ngoài quạt, khăn, khi thực hiện điệu nhảy, người ta còn sử dụng cả kiếm gỗ, chân hương, đèn. Tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà sử dụng một phần hoặc toàn bộ sáu điệu nhảy trong "bữa tiệc" nhảy của sự kiện đó. Điều làm cho Dậm Thuông trở thành thứ nghi lễ mang đầy màu sắc kì ảo của tâm linh là nó có thể khiến cho mọi người xung quanh cùng tham gia, cùng nhảy múa với trạng thái háo hức giống như trong trạng thái lên đồng, như một thứ men say chứa đựng sự hoang dã, bí ẩn của núi rừng. Theo nhịp của tiếng hát then, tiếng đàn trong ánh sáng của đèn nến, khói hương, từng điệu nhảy cứ thế diễn ra tuần tự, khi uyển chuyển khoan thai, khi mạnh mẽ, dồn dập và đỉnh điểm là ở điệu dậm cuối cùng Dậm Téo Kéo, những người tham gia sẽ nhảy như bị nhập đồng - đó là lúc thần linh và con người hòa làm một, mọi mong muốn, ước nguyện của con người đã được thần linh chứng dám.
Đây là một trong sáu điệu nhảy
của Dậm Thuông.
Chứng thực cho điều kì lạ
này, nghệ nhân hát then, "bà mo" Hà Thị Luật, 83 tuổi ở xã Thượng Bằng
La cho biết: "Những người tham gia Dậm Thuông sẽ cứ thế nhảy mãi cho đến
khi trong người có người có cảm giác lâng lâng, nhảy không còn biết mệt, không
còn ngượng ngịu. Nhảy say tới mức, âm nhạc và động tác hòa làm một. "Bà
mo" Luật còn cho biết thêm rằng, có một số dân tộc cũng có kiểu nhảy như bị
ai đó điều khiển như điệu nhảy lửa của người Pà Thẻn. Tìm hiểu thêm, được biết
nhảy lửa là nghi lễ nhảy truyền thống của dân tộc Pà Thẻn vào đầu năm mới. Tham
gia nhảy là các chàng trai trẻ, trong tiếng khấn, tiếng gõ của thầy cúng, các
chàng trai từng người một sẽ bỗng dưng đứng bật dậy cứ thế chân trần nhảy qua,
nhảy lại trên một đống lửa to đang cháy bừng bừng, hơi than đỏ rực, thậm chí họ
còn bới tro tàn lửa bay lên người để được may mắn mà không hề hấn gì.
Giống như nhảy lửa, Dậm Thuông có lẽ cũng là một nghi lễ đầy bí ẩn, chứa đựng trong đó những hoang dã, kì diệu của núi rừng.Vũ điệu của cộng đồng Tuy nhiên, theo bà Luật, Dậm Thuông không chỉ là một nghi lễ đơn thuần. Không giống nhảy lửa, người nhảy nhảy một cách hoàn toàn tự nhiên, tự phát giống như chơi một trò chơi trong trạng thái không tỉnh táo. Dậm Thuông phải qua quá trình tập luyện với nhiều động tác bài bản và khi đạt đến đỉnh điểm, dù người nhảy không còn ở thực tại nhưng động tác càng uyển chuyển, khéo léo, phối hợp với nhau càng nhịp nhàng, ăn khớp hơn. Từ một nghi lễ hoang sơ, Dậm Thuông trở thành một hoạt động mang giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa cộng đồng. Thông thường, Dậm Thuông được tổ chức trên nhà sàn với từ ba đến bảy người. Nhà nào tổ chức đám cưới, có Dậm Thưông là dân bản đến đứng chật cả nhà, tràn ra cả ngoài đường. Nhưng có lẽ vui nhất là khi dân bản mở hội Caau Loog Toong (lễ hội xuống đồng) vào tháng 1 Âm lịch, sau dịp Tết Nguyên đán. Dân bản sẽ tổ chức Dậm Thuông nhiều người. Màn đại Dậm này có từ 300 đến 500 người tham gia và không giới hạn người cho đến cuối buổi dậm. Người già kể rằng trước đây, khi tổ chức nhảy nhiều người, cả bản sẽ kéo nhau đi xem không thiếu một ai từ người già đến trẻ nhỏ và cả người từ vùng khác cũng rủ nhau đến.Ban đầu, đội nhảy hàng trăm người trong trang phục truyền thống của người Tày sẽ xếp thành một đội ở chính giữa, sau khi thầy cúng kết thúc phần lễ khấn, tiếng nhạc, tiếng hát nổi lên, cả trăm người này sẽ cùng nhau Dậm Thuông. Trong Dậm, nhiều người thường sử dụng điệu Dậm Quạt, Dậm Khăn và Dậm Téo Kéo. Lúc đầu là dậm theo từng nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ làm thành những vòng tròn nhỏ rồi các vòng tròn nhỏ hợp thành vòng tròn lớn và đến điệu Dậm Téo Kéo thì vòng tròn cứ mở rộng mãi ra cho đến lúc tất cả mọi người lúc đầu chỉ đứng xem cũng đều say theo từng bước nhảy. Việc này biểu hiện cho sự hòa hợp, chung sống lẫn nhau trong cộng đồng người Tày ở Tây Bắc. Vẫn những động tác cần sự chính xác, khéo léo, phối hợp giữa tay chân nhịp nhàng, một điều mà không phải ai mới bắt đầu cũng làm được. Nhưng không hiểu bằng cách nào đó, Dậm Thuông mặc dù có rất nhiều động tác phức tạp, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm nhưng nó vẫn thu hút được tất cả mọi người cùng tham gia, cùng nhảy cho đến khi tất cả cứ thế quay tròn trở thành một khối thống nhất. Lúc này, người nhảy sẽ trở nên say như bị thôi miên, cảm thấy tiếng đàn tính tẩu, tiếng then réo rắt như từ cõi nào đó vọng về. Bà Luật giải thích: Với nhiều điệu nhảy phức tạp như thế, nhiều dân tộc chỉ nhảy một người hoặc nhiều lắm là năm đến mười người như như múa khèn của người Mông, múa sạp của người Mường. Để trở thành một điệu nhảy cộng đồng, nhiều người có thể nhảy được thì xòe Thái từ đầu đến cuối, chỉ có duy nhất một điệu nhún, mọi người chỉ cần nắm tay nối vào vòng là có thể tham gia. Dậm Thuông có thể nhảy tập thể bởi nó là bài nhảy có kết cấu chặt chẽ, được kể tuần tự như một câu chuyện. Các động tác được cách điệu hóa cao, đẹp mắt nhưng vẫn nhận ra là các động tác lao động, làm việc trong cuộc sống hàng ngày. Với tiếng then có nhịp nên mặc dù nhiều động tác phức tạp, điệu nhảy này vẫn nhanh chóng được tất cả người dân nhận ra quy luật, đặc biệt khi dồn lên đỉnh điểm ở Dậm Téo Kéo, người tham gia nhảy cảm nhận được sự say mê, hào hứng nên điệu nhảy rất hòa nhịp, rất đều nhau như thể họ đã từng tập luyện lâu ngày trước đó. Được biết, qua hai cuộc chiến tranh ác liệt và những năm đời sống khó khăn, tục Dậm Thuông và lễ hội Caau Loog Tong của người dân tộc Tày đã bị mai một. Thời gian gần đây, do xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao nên ý thức về cội nguồn văn hóa dân tộc đã chuyển biến rõ rệt. Người ta đã nhận thấy, đó là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ và phát triển. Năm 2008 chính quyền và nhân dân xã Thượng Bằng La đã khôi phục lại lễ hội Caau Loog Toog và điệu nhảy Dậm Thuông. Từ đó đến nay cứ hai năm lễ hội được tổ chức một lần, thu hút đông đảo bà con nhiều thế hệ, nhiều thành phần dân tộc tham gia.
Giống như nhảy lửa, Dậm Thuông có lẽ cũng là một nghi lễ đầy bí ẩn, chứa đựng trong đó những hoang dã, kì diệu của núi rừng.Vũ điệu của cộng đồng Tuy nhiên, theo bà Luật, Dậm Thuông không chỉ là một nghi lễ đơn thuần. Không giống nhảy lửa, người nhảy nhảy một cách hoàn toàn tự nhiên, tự phát giống như chơi một trò chơi trong trạng thái không tỉnh táo. Dậm Thuông phải qua quá trình tập luyện với nhiều động tác bài bản và khi đạt đến đỉnh điểm, dù người nhảy không còn ở thực tại nhưng động tác càng uyển chuyển, khéo léo, phối hợp với nhau càng nhịp nhàng, ăn khớp hơn. Từ một nghi lễ hoang sơ, Dậm Thuông trở thành một hoạt động mang giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa cộng đồng. Thông thường, Dậm Thuông được tổ chức trên nhà sàn với từ ba đến bảy người. Nhà nào tổ chức đám cưới, có Dậm Thưông là dân bản đến đứng chật cả nhà, tràn ra cả ngoài đường. Nhưng có lẽ vui nhất là khi dân bản mở hội Caau Loog Toong (lễ hội xuống đồng) vào tháng 1 Âm lịch, sau dịp Tết Nguyên đán. Dân bản sẽ tổ chức Dậm Thuông nhiều người. Màn đại Dậm này có từ 300 đến 500 người tham gia và không giới hạn người cho đến cuối buổi dậm. Người già kể rằng trước đây, khi tổ chức nhảy nhiều người, cả bản sẽ kéo nhau đi xem không thiếu một ai từ người già đến trẻ nhỏ và cả người từ vùng khác cũng rủ nhau đến.Ban đầu, đội nhảy hàng trăm người trong trang phục truyền thống của người Tày sẽ xếp thành một đội ở chính giữa, sau khi thầy cúng kết thúc phần lễ khấn, tiếng nhạc, tiếng hát nổi lên, cả trăm người này sẽ cùng nhau Dậm Thuông. Trong Dậm, nhiều người thường sử dụng điệu Dậm Quạt, Dậm Khăn và Dậm Téo Kéo. Lúc đầu là dậm theo từng nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ làm thành những vòng tròn nhỏ rồi các vòng tròn nhỏ hợp thành vòng tròn lớn và đến điệu Dậm Téo Kéo thì vòng tròn cứ mở rộng mãi ra cho đến lúc tất cả mọi người lúc đầu chỉ đứng xem cũng đều say theo từng bước nhảy. Việc này biểu hiện cho sự hòa hợp, chung sống lẫn nhau trong cộng đồng người Tày ở Tây Bắc. Vẫn những động tác cần sự chính xác, khéo léo, phối hợp giữa tay chân nhịp nhàng, một điều mà không phải ai mới bắt đầu cũng làm được. Nhưng không hiểu bằng cách nào đó, Dậm Thuông mặc dù có rất nhiều động tác phức tạp, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm nhưng nó vẫn thu hút được tất cả mọi người cùng tham gia, cùng nhảy cho đến khi tất cả cứ thế quay tròn trở thành một khối thống nhất. Lúc này, người nhảy sẽ trở nên say như bị thôi miên, cảm thấy tiếng đàn tính tẩu, tiếng then réo rắt như từ cõi nào đó vọng về. Bà Luật giải thích: Với nhiều điệu nhảy phức tạp như thế, nhiều dân tộc chỉ nhảy một người hoặc nhiều lắm là năm đến mười người như như múa khèn của người Mông, múa sạp của người Mường. Để trở thành một điệu nhảy cộng đồng, nhiều người có thể nhảy được thì xòe Thái từ đầu đến cuối, chỉ có duy nhất một điệu nhún, mọi người chỉ cần nắm tay nối vào vòng là có thể tham gia. Dậm Thuông có thể nhảy tập thể bởi nó là bài nhảy có kết cấu chặt chẽ, được kể tuần tự như một câu chuyện. Các động tác được cách điệu hóa cao, đẹp mắt nhưng vẫn nhận ra là các động tác lao động, làm việc trong cuộc sống hàng ngày. Với tiếng then có nhịp nên mặc dù nhiều động tác phức tạp, điệu nhảy này vẫn nhanh chóng được tất cả người dân nhận ra quy luật, đặc biệt khi dồn lên đỉnh điểm ở Dậm Téo Kéo, người tham gia nhảy cảm nhận được sự say mê, hào hứng nên điệu nhảy rất hòa nhịp, rất đều nhau như thể họ đã từng tập luyện lâu ngày trước đó. Được biết, qua hai cuộc chiến tranh ác liệt và những năm đời sống khó khăn, tục Dậm Thuông và lễ hội Caau Loog Tong của người dân tộc Tày đã bị mai một. Thời gian gần đây, do xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao nên ý thức về cội nguồn văn hóa dân tộc đã chuyển biến rõ rệt. Người ta đã nhận thấy, đó là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ và phát triển. Năm 2008 chính quyền và nhân dân xã Thượng Bằng La đã khôi phục lại lễ hội Caau Loog Toog và điệu nhảy Dậm Thuông. Từ đó đến nay cứ hai năm lễ hội được tổ chức một lần, thu hút đông đảo bà con nhiều thế hệ, nhiều thành phần dân tộc tham gia.
Phương Thảo
Nguồn Nguoiduatin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét